Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Giáo trình Kinh tế đầu tư Chương 9 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.79 KB, 10 trang )

Chương IX: Thẩm định các dự án đầu tư

CHƯƠNG IX
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

9.1 Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÀU TƯ
9.1.1. Khái niệm:
Các dự án đầu tư được soạn thảo xong mặc dù được nghiên cứu tính toán rất
kỹ thì cũng chỉ mới qua bước khởi đầu. Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính
khả thi của dự án và quyết định dự án có tính thực thi hay không cân phải có một
quá trình xem xét, kiểm tra, đánh giá, một cách độc lập, tách biệt vớ
i quá trình soạn
thảo dự án. Quá trình đó được gọi là thẩm định dự án. Vậy thẩm định dự án đầu tư
là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các
nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dư án
để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó đưa ra những
quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
9.1.2 Mục đích của thẩm định dự án:
- Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp
(biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng nội dung và
cách thức tính toán của dự án (hợp lý trong xác định mục tiêu, trong xác định các nội
dung của dự án, khối lượng công việc cần tiến hành, các chi phí cần thiết và các kết
quả cần đạt được)
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: bao gồm cả hiệu quả tài chính và kinh tế -
xã hội.
- Đánh giá tinh khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng trong
thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiện
hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự
án có tính khả thi. Nhưng tính
khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (xem xét kế
hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án...)


Ba mục tiêu trên đồng thời là những yêu cầu chung đối với mọi dự án đầu tư
nếu các dự án muốn được đầu tư và tài trợ. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của thẩm
định dự án đầu tư phụ thu
ộc vào chủ thể thẩm định dự án.
+ Chủ đầu tư thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư.
+ Các định chế tài chính thẩm định dự án khả thi để quyết định cho vay vốn.
+ Cơ quan quản lý Nhà nước các dự án đầu tư thẩm định dự án khả thi để xét
duyệt cấp giây phép đầu tư.
9.1.3 Ý nghĩa của thẩm định dự án
đầu tư:
Thẩm định dự án đầu tư có nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳ thuộc các chủ để khác
nhau.
KTĐT&QTDA 1/10
Chương IX: Thẩm định các dự án đầu tư

- Giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đanh giá được tính hợp lý của dự án
đứng trên giác độ hiệu quả kinh tế xã hội.
- Giúp cho các cho các chủ đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư tốt nhất
theo quan điểm hiệu quả tài chính và tính khả thi của chủ đầu tư.
- Giúp cho các định chế tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài
trợ cho dự án theo các quan điểm khác nhau.
- Giúp mọi người nhận thức và xác đị
nh rõ những cái lợi, cái hại của dự án trên
các mặt để có các biện pháp khai thác và khống chế.
- Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
9.2. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
9.2.1 Hồ sơ trình duyệt:
Về nguyên tắc thì thẩm định các dự án đã làm đúng và đầy đủ các thủ tục. Tuỳ
theo từng dự án đầu tư, từng cấp thẩm định mà hồ sơ trình duy
ệt có những quy đinh

cụ thể. Tuy nhiên hồ sơ trình duyệt thường bao hàm các loại chủ yếu sau:
- Tờ trình xin xét duyệt cho chủ đầu tư trình (kể cả đối với dự án tiền khả thi và
dự án khả thi).
- Ý kiến đề nghị của cơ quan chủ quản dự án.
- Bản dự án, báo cáo tóm tắt, bản vẽ, bản đồ và các tài liệu có liên quan khác.
- Ý kiến của cơ quan quản lý ngành, lãnh thổ.
Đố
i với đầu tư trực tiếp của nước ngoài hồ sơ gồm:
- Tờ trình xin cấp giấy phép đầu tư của chủ đầu tư gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố được phân cấp.
- Văn bản pháp lý về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của các bên đôi
tác.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh, quyết định thành lập các công ty liên quan
khác.
9.2.2 Nguyên tắc thẩ
m định dự án đầu tư:
Trên góc độ quản lý Nhà nước các dự án đầu tư, việc thẩm định các tuân thủ
các nguyên tắc sau đây:
- Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và mọi thành phần kinh tế đã
được ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư đều phải qua khâu thẩm định về hiệu
quả kinh tế xã hội, về quy hoạch xây dựng, các ph
ương án kiến trúc công nghệ mở
rộng đất đai, tài nguyên. Nguyên tắc này đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cho các
dự án đầu tư. Tránh thực hiện những dự án chỉ đơn thuần có lợi ích về hiệu quả
chính. Các cơ quan nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý Nhà nước các dự án
đầu tư trước hết phải bảo đảm sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế xã hội và lợi ích của
các chủ đầu tư.
KTĐT&QTDA 2/10
Chương IX: Thẩm định các dự án đầu tư


- Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước phải được thẩm định về
phương diện tài chính của dự án ngoài phương diện kinh tế xã hội đã nêu ở nguyên
tắc trên.
Nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự
án thực hiện cả hai chức năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là
chủ
đầu tư và quản lý dự án với chức năng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước). Thực hiện
nguyên tắc này nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất tiền vốn của Nhà nước.
Trong mọi dự án đầu tư không thể tách rời giữa lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích xã
hội.
Còn các dự án không sử dụng vốn nhà nước, các chủ
đầu tư quan tâm đặc biệt
đến hiệu quả tài chính mà ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội, Nhà nước cần
quan tâm đến phương diện kinh tế xã hội.
- Đối với những dự án sử dụng vốn ODA và vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài, khi thẩm định dự án cần chú ý đến những thông lệ quốc tế.
- Cấp nào có quyền ra quyết định cho phép và cấp giấy phép đầ
u tư thì cấp đó
có trách nhiệm thẩm định dự án. Thẩm định dự án được coi như là chức năng quan
trọng trong quản lý Nhà nước. Thẩm định đảm bảo cho các cơ quan quản lý Nhà
nước ở các cấp khác nhau ra quyết định cho phép và cấp giấy phép đầu tư được
chính xác theo thẩm quyền của mình.
- Nguyên tắc thẩm định có thời hạn. Theo nguyên tắc này các cơ quan quản lý
đầu tư của Nhà nướ
c cần nhanh chóng thẩm định, tránh những thủ tục rườm rà,
chậm trễ, gây phiền hà trong việc ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư.
9.2.3. Phân cấp thẩm định dự án đầu tư
Về nguyên tắc, tất cả các dự án đầu tư đều phải thẩm định trước khi ra quyết
định cho phép và cấp phép đầu tư. Để đảm bảo tính hiệu quả và tính linh hoạt trong
quản lý các dự

án đầu tư, các dự án được thẩm định ở những cấp khác nhau tuỳ
thuộc vào vị trí, tính chất, quy mô của chúng. Cấp thẩm định dự án thuộc vào thẩm
định quyết định cho phép và cấp giấy phép đầu tư. Các dự án thuộc cấp nào ra
quyết định, cho phép và cấp phép đầu tư phụ thuộc vào:
- Nguồn vốn của dự án: Bao gồm
+ Các dự án trong nước:
- Các dự án sử dụ
ng vốn Nhà nước
- Các dự án không sử dụng vốn Nhà nước
+ Các dự án sử dụng vốn nước ngoài:
- Các dự án ODA
- Các dự án đầu tư trực tiếp.
KTĐT&QTDA 3/10
Chương IX: Thẩm định các dự án đầu tư

- Quy mô của dự án: Những dự án có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Các dự án có quy mô
lớn do cơ quan cấp cao quyết định và ngược lại.
- Tính chất tầm quan trọng của dự án: Những dự án có quy mô nhỏ nhưng tầm quan
trọng lớn cần được các cơ quan cấp cao quyết định và cho phép đầu tư.
Ở nước ta theo quy định mới nhất các dự án trong nước kể cả dự án BOT và
ODA được chia thành 3 nhóm A, B, C và quy
định cụ thể thẩm định cho phép và cấp
giấy phép đầu tư cho từng nhóm.
9.2.4 Tổ chức thẩm định dự án đầu tư:
Các cấp ra quyết định cho phép và cấp phép đầu tư bao gồm:
- Thủ tướng chính phủ
- Bộ trưởng; Thủ tướng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ
ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các Tổng cục và cục trực thuộc các B
ộ.

- Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập ra quyết định 91/TTg ngày 7 tháng 3
năm 1994 của Thủ tướng chính phủ.
- Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Theo thẩm quyền về ra quyết định, cho phép và cấp phép đầu tư; các cấp cần tổ
chức công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định cho phép và cấp phép đầu tư.
Có các hình thức tổ chức th
ẩm định dự án như sau:
Thứ nhất, cấp có trách nhiệm thẩm định dự án tổ chức ra hội đồng thẩm định
dự án ở cấp mình. Hội đồng này có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan
thẩm định dự án giúp Thủ trưởng ra được quyết định đúng đắn. Theo hình thức này,
có thể tổ chức hội đồng thẩm định dự án cấp Trung
ương, cấp Ngành, Địa phương
và các Công ty. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam chỉ sử dụng hình thức này cho
ở cấp Trung ương, các cấp khác không thành lập hội đồng thẩm định.
Thứ hai, sử dụng các cơ quan chức năng để thẩm định dự án theo từng nội
dung và mục đích nhất định.
Thứ ba, hợp đồng các tổ chức tư vấn để thẩm định.

Việt Nam các dự án nhóm B và C được sử dụng hai hình thức sau để thẩm định;
9.3. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
9.3.1 Thẩm định các điều kiện pháp lý
Các điều kiện pháp lý để quyết định xét duyệt dự án bao gồm các văn bản và
thủ tục sau:
- Hồ sơ trình duyệt có đủ theo quy định và có hợp lệ hay không?
- Tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư bao g
ồm:
KTĐT&QTDA 4/10
Chương IX: Thẩm định các dự án đầu tư


+ Quyết định thành lập, thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước hoặc
giấy phép hoạt động đối với các thành phần kinh tế khác.
+ Người đại diện chính thức.
+ Năng lực kinh doanh: chủ yếu thẩm định các văn bản thể hiện năng lực
tài chính (biểu hiện ở khả năng về nguồn vốn tự có, điều kiện thế chấp khi vay
vốn...)
+ Địa ch
ỉ liên hệ, giao dịch.
Trong điều kiện dự án đầu tư của nước ngoài, cần có thêm các băn bản:
- Bản cam kết thực hiện dự án nếu được phê duyệt
- Bản cam kết đã cung cấp thông tin chính xác về những vấn đề liên
quan đến liên doanh.
- Một số văn bản về thoả thuận.
- Bản cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam của phía nước ngoài.
9.3.2 Thẩm định m
ục tiêu của dự án
Thẩm định mục tiêu của dự án cần xem xét trên các khía cạnh và vấn đề sau:
- Mục tiêu của dự án có phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của cả nước, vùng hay địa phương, ngành hay không ?
- Ngành nghề trong dự án có thuộc nhóm ngành nghề nhà nước cho phép hoạt
động hay không?
- Có nhóm ngành ưu tiên hay không? Nếu thuộc nhóm ngành ưu tiên thì dự án
sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi và khi xét duyệ
t sẽ thuận lợi hơn.
9.3.3 Thẩm định về thị trường dự án:
Nội dung thẩm định thị trường dự án bao gồm:
- Kiểm tra tính toán về nhu cầu hiện tại, tương lai và khả năng cạnh tranh sản
phẩm của dự án.
- Xem xét vùng thị trường của dự án.
9.3.4 Thẩm định về công nghệ kỹ thuật của dự án:

Nội dung thẩm định bao gồm:
- Ki
ểm tra công cụ sử dụng trong tính toán. Trong đó lưu ý đặc biệt đến các
định mức kinh tế - kỹ thuật. Đối với định mức kinh tế - kỹ thuật phải rà soát cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của dự án.
- Kiểm tra những sai sót trong tính toán; tính toán không đúng, không đủ không
phù hợp.
- Kiểm tra tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án. Đặc biệt trong
điề
u kiện của Việt Nam (điều kiện thời tiết, khí hậu), các mối liên hệ, các khâu trong
sản xuất, tính toán khả năng phát triển của tương lai, tỉ lệ phụ tùng thay thê và điều
kiện vận hành, bả dưỡng...
KTĐT&QTDA 5/10

×