Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu RÈN LỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.65 KB, 10 trang )



RÈN LỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH
Phương pháp dạy nghe
Kĩ năng nghe là một trong những kĩ năng ngôn ngữ khó nhất cho học sinh
học tiếng Anh. Kĩ năng này được coi là khó vì học sinh cảm thấy luôn luôn chụi áp
lực không cần thiết để hiểu từng từ trong nội dung bài nghe.
ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KĨ NĂNG NGHE
NGƯỜI GIÁO VIÊN ĐÓNG RẤT QUAN TRỌNG

1/ Trước hết, giáo viên cần phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi cho
các em nghe. GV phải đảm bảo rằng:
 Học sinh phải hiểu được yêu cầu (bằng tiếng Anh) để hoàn thành
nhiệm vụ nghe được giao;
 Các em phải biết chính xác yêu cầu mình phải làm gì;
 HS cần phải xác định rằng các em không cần thiết phải nghe tất cả
các từ có trong bài nghe.
2/ Bước quan trọng tiếp theo là GV cần khuyến khích HS đoán trước những
gì các em chuẩn bị nghe:
 GV cần giới thiệu chủ đề theo tình huống/ khung cảnh của bài học;
 Hoạt động này sẽ giúp HS có thể đoán biết được nội dung của các
câu trả lời;


 GV có thể giúp các em bằng cách:
- Đặt một số câu hỏi có liên quan tới nội dung chủ đề của bài nghe;
- Sử dụng tranh ảnh để gợi cho HS có thể đoán được các câu trả lời, thậm
chí trước khi các em được nghe nội dung bài nghe.
3/ Trong khi nghe, HS cần tập trung vào việc nghe để hiểu thông tin từ nội
dung bài nghe; HS không nên kết hợp vừa nghe vừa đọc, vẽ và viết cùng một lúc.
GV nên thường xuyên cho HS cơ hội nghe lần thứ hai, đặc biệt đối với


những em chưa có khả năng thực hiện được nhiệm vụ nghe trước đó. (chưa nghe
và hiểu được bài để hoàn thành nhiệm vụ được giao).
4/ Cuối cùng, Khi HS hoàn thành bài tập nghe, GV nên kiểm tra lại việc nghe
hiểu bằng cách yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi:
Lưu ý rằng:
 GV không nên bắt ép cá nhân HS trả lời khi các em chưa sẵn sàng.
 GV cần đảm bảo rằng một câu trả lời dù có đúng hay sai cần được
kiểm tra bằng cách cho HS nghe lại băng cát-sét.
 GV liệt kê tất cả các câu trả lời của HS lên bảng, sau đó bật máy
cho cả lớp nghe lại để chọn câu trả lời đúng.
 Thậm chí, nếu tất cả HS đều trả lời đúng các câu hỏi thì GV vẫn
nên khuyến khích HS nghe lại toàn bài để các em tự kiểm tra lại các câu trả lời
của mình.



MỘT SỐ KỸ THUẬT
GIÚP HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH NGHE
1/ GV cần hướng dẫn các nguyên tắc của hoạt động nghe:
a. HS chưa biết cách nghe bao giờ thì đương nhiên cần được hướng
dẫn để biết nghe thực tế bao gồm những hoạt động gì.
b. Nhiều HS không thể tập trung vào người nói đang nói gì vì các em
rất dễ bị “gây nhiễu” bởi các sự việc khác diễn ra xung quanh.
c. Các em không biết rằng khi tập trung nghe thì phải tách mình ra
khỏi các yếu tố gây nhiễu xung quanh.
d. GV cần hướng dẫn cụ thể (trình bày, liệt kê vào giấy khổ to) các
nguyên tắc chính của hoạt động nghe.
e. Các yếu tố cần thiết cho người nghe tốt là:
 Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp;
 Cố gắng giữ im lặng;

 Tập trung nghe người nói đang nói gì;
 Suy nghĩ về những gì ngưòi nói đang nói;
 Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu;
 Coi trọng và biết đánh giá những gì người nói phải
nói.
f. Mỗi lần, cần tập trung vào một nguyên tắc. Thảo luận nguyên tắc đó có


ý nghĩa gì và tại sao nó quan trọng.
g. Vận dụng ngay nguyên tắc đó để thực hành theo cặp (Ví dụ: “Thay nhau
hỏi xem bạn mình đã làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần trước” và báo cáo kết quả
cho cả lớp nghe sau khi trao đổi với bạn)
2/ GV thử làm mẫu vai một người nghe tốt.
3/ Tổ chức trò chơi luyện nghe.
4/ GV đọc cho HS nghe:
 GV tránh đọc trực tiếp nội dung từ SGK có tranh minh hoạ. HS
cần có cơ hội để “ tự tưởng tượng các bức tranh đó trong đầu” trong khi các em
nghe một bài thơ hay một câu chuyện.
 GV bắt đầu bằng một bài thơ/đoạn văn vần, sau đó mới nói về
những “bức tranh” giúp các em hiểu rõ thêm nội dung nghe được.
5/ Sử dụng âm nhạc và bài hát
 Âm nhạc giúp rèn luyện chất lượng âm thanh theo mẫu chuẩn.
 Bài hát đặc biệt quan trọng, vì nhịp điệu bài hát giúp HS dễ ghi
nhớ từ.
6/ Sử dụng băng/đĩa CD
 Sử dụng băng /đĩa CD trong lớp cần ghi âm nhiều giọng khác nhau
 Thỉng thoảng lưu ý trước cho HS biết rằng các em sẽ không được
nghe lại băng (chỉ nghe một lần)



 Nếu HS biết được nghe đi nghe lại băng thì sẽ không tập trung
nghe cẩn thận ngay từ lần đầu.
7/ Sử dụng chính tả
 Chính tả giúp luyện cho HS ngữ âm, đánh vần đúng và luyện chữ
viết.
 Chính tả cho phép HS chỉ tập trung vào nghe từ (lời) và viết lại
trên giấy.
 Bài chính tả nên ngắn, đơn giản theo nội dung chủ đề bài học.

==========================
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH
( KẾT HỢP VỚI KỸ NĂNG NÓI )

 Tổ chức cho HS tham gia hội thoại hàng ngày.
 Khi đọc to cho HS nghe, cần khuyến khích các em:
- đoán xem sự việc sẽ xẩy ra trong câu chuyện sắp nghe;
- nghe và cho ý kiến về câu chuyện nghe được;
- Liên hệ nội dung câu chuyện nghe được với kinh nghiệm cá
nhân.

×