HIV/AIDS
Bs. Nguyễn Quốc Phương
Bộ môn: Truyền nhiễm
Đối tượng: Y2 đa khoa
Thời gian: 50 phút
Mục tiêu:
1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV/AIDS
2. Giải thích được cơ chế gây nhiễm của vi rút HIV
3. Trình bày được các đường lây HIV và biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong
cộng đồng
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
- HIV (Human Immunodeficiency Virus)
+ Dùng để chỉ loại vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
+ Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể con
người mất khả năng chống lại các bệnh tật.
- AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome)
+ Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm
HIV
+ Giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm nên người nhiễm HIV dễ mắc
nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư, các bệnh này diễn biến ngày càng nặng dẫn đến tử
vong cho người bệnh.
- Tải lượng vi rút HIV: là lượng HIV trong máu, chỉ điểm mức độ HIV nhân lên và tốc
độ phá hủy tế bào CD4. Xét nghiệm tải lượng vi rút đo lường lượng ARN – HIV trong
huyết tương.
- Tế bào CD4: là một loại tế bào lympho T. Có 2 loại tế bào lympho T chính là tế bào
CD4 và tế bào CD8. Tế bào CD4 còn gọi là tế bào T hỗ trợ - tổ chức đáp ứng miễn dịch
của cơ thể với mầm bệnh. HIV gắn với các thụ thể trên tế bào CD4 để xâm nhập và gây
nhiễm tế bào này.
- Dịch tễ học là môn học nghiên cứu về đối tượng mắc bệnh, tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong,
sự phân bố của bệnh tật theo không gian, thời gian và các yếu tố ảnh hưởng để từ đó có
biện pháp dự phịng phù hợp.
DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS
- Trên thế giới
- Tại Việt Nam
TRÊN THẾ GIỚI
- HIV lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ năm 1981 ở 5 trường hợp đồng tính luyến ái
năm bị viêm phổi nặng (Califonia, Mỹ).
- Tháng 3 năm 1981 nhiều trường hợp ung thư da Kaposi được báo cáo ở New York.
Điều đặc biệt là tất cả các người bệnh bị suy giảm miễn dịch trầm trọng này đều là
những người trẻ, đồng tính luyến ái, trước đó hồn tồn khỏe mạnh.
- Năm 1982 người ta thấy căn bệnh tương tự như trên ở những người mắc bệnh ưa
chảy máu, nghiện chích ma túy, những người Haiti có quan hệ tình dục khác giới và
trên những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ trong nhóm người đã bị mắc bệnh
- Đại dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu những năm 1980 nhưng đã nhanh
chóng lan ra toàn cầu
HIV VÀ AIDS Ở VIỆT NAM
- Trường hợp HIV đầu tiên ở Việt Nam được chẩn đoán năm 1990
- Dịch HIV/AIDS bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện
chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch lây lan ra các tỉnh, thành
trong cả nước.
- 100% các tỉnh và 97% các huyện đều có trường hợp HIV (Cục PC AIDS, 2011)
- Tỷ lệ hiện mắc ở người lớn trong cả nước là 0,45% tính trên quần thể độ tuổi
15-49 ở Việt Nam (Bộ Y Tế,2011)
- HIV tập trung trong những quần thể nguy cơ cao nhất định
BÁO CÁO SỐ TÍCH LŨY CÁC TRƯỜNG HỢP HIV, AIDS
VÀ TỬ VONG Ở VIỆT NAM, THEO NĂM
*Số ca tích lũy. Số liệu tính đến 6/2012 - nguồn BYT
250000
200000
Bệnh nhân AIDS
150000
Tử vong
100000
Nhiễm HIV
50000
0
2000
2002
2004
2006
2008
2010
2012
SỐ LIỆU ƯỚC TÍNH NHIỄM HIV/AIDS
PHÂN BỐ NHIỄM HIV THEO ĐỘ TUỔI Ở VIỆT NAM
(Source: VAAC – MoH, 2010)
Báo cáo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012, BYT
XẾP LOẠI NGƯỜI NHIỄM HIV QUA ĐƯỜNG LÂY
Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012, BYT
HIV NHIỄM VÀO TẾ BÀO CỦA NGƯỜI
NHƯ THẾ NÀO?
(1). Gắn kết thông qua tương tác giữa
glycoprotein vi rút, thụ thể CD4 và đồng thụ
thể.
(2). Hòa màng và giải phóng ARN vào trong
bào tương tế bào.
(3). Sao mã ngược để sinh ra AND tiền vi rút
(enzyme sao mã ngược)
(4). Tích hợp AND tiền vi rút vào AND vật chủ
(enzyme tích hợp)
(5). Tổng hợp các protein vi rút (protease)
(6). Lắp ráp và giải phóng hạt vi rút hồn chỉnh
Vòng đời của HIV
CD4
Vòng đời của HIV
Gắn vào tế bào CD4
CD4
Đồng cảm thụ
CCR5 và CXCR4
Vòng đời của HIV
Hòa màng
Vòng đời của HIV
HIV RNA
Hạt virus xâm nhập
Vòng đời của HIV
Sao chép ngược
HIV DNA
Vòng đời của HIV
Dịch chuyển vào nhân
Vịng đời của HIV
sự tích hợp
Vòng đời của HIV
Sao chép /dịch chuyển
mRNA của HIV polyprotein