Lập trình AppleScript
Collection by traibingo
1
Xử lý chuỗi ký tự
Những bài trước bạn đã biết cách khai báo biến để lưu các giá trị, trong đó có giá
trị kiểu chuỗi ký tự (String). Hôm nay, trong bài viết này, mình giới thiệu với các
bạn những hàm (functions) chuyên để xử lý các chuỗi ký tự.
Trước tiên và cũng đơn giản nhất là toán tử &, dùng để nối hai chuỗi lại với nhau.
set #tên biến# to #chuỗi 1# & #chuỗi 2#
Đây chính là cách sử dụng hàm kết nối 2 chuỗi lại với nhau. Hãy cùng xem ví dụ
dưới đây nhé:
set ten to "Kul" & "Nova"
Kết quả của ví dụ trên là biến "ten" với giá trị là "KulNova".
Tiếp theo mình xin giới thiệu những hàm phức tạp hơn để so sánh 2 chuỗi với
nhau.
Lập trình AppleScript
Collection by traibingo
2
1. Bắt đầu với...
Kiểm tra xem có phải một chuỗi bắt đầu bằng một chuỗi khác không, ta sử dụng từ
khóa begins with
set cau to "Chào mừng bạn đến với AppleScript!"
if cau begins with "Chào" then
beep
end if
Ví dụ trên làm công việc đơn giản là kiểm tra xem biến "cau" có bắt đầu bằng chữ
"Chào" hay không. Nếu đúng thì sẽ kêu một tiếp beep.
Lưu ý là ở đây có 2 từ khóa là begins with và starts with. Và 2 công dụng của 2 từ
khóa này hoàn toàn giống nhau nhé.
2. Kết thúc bằng...
Tương tự với begins with thì AppleScript còn chúng cấp cho chúng ta từ khóa
ends with để kiểm tra xem một chuỗi này có phần cuối là một chuỗi khác không.
Hãy cùng xem ví dụ dưới đây cho dể hiểu nhé.
set cau to "Chào mừng bạn đến với AppleScript!"
if cau ends with "AppleScript!" then
beep
end if
3. Các hàm khác...
Ngoài ra chúng ta còn có các hàm sau:
is equal to: hai chuỗi có bằng nhau hay không
comes before, comes after: thực hiện việc so sánh 2 chuỗi với nhau bằng
thứ tự trong bảng chữ cái.
is in: kiểm tra xem 1 chuỗi con có nằm trong chuỗi cha hay không
contains: kiểm tra xem chuỗi cha có chứa chuỗi con hay không
4. Phủ định...
Lập trình AppleScript
Collection by traibingo
3
Như mình đã nói từ đâu, AppleScript được xây dựng hoàn toàn giống tiếng Anh.
Chúng ta có thể sử dụng hàm theo cách phủ định của các hàm trên như sau:
does not start with hoặc does not begin with
does not end with
is not equal to
does not come before
does not come after
is not in
does not contain
Mình sẽ không đưa ra ví dụ cho các hàm này mà dành phần khám phá này cho các
bạn nhé. Các bạn hãy cùng làm một số ví dụ thử nhé. Thú vị lắm đó ;)
Bài này hướng dẫn bạn một cách đơn giản nhất để thực hiện một công việc nào đó
với điều kiện nào đó. Hay nói đơn giản là trong trường hợp này, thực hiện kế
hoạch A, trong trường hợp khác, thực hiện kế hoạch B.
AppleScript cũng như các ngôn ngữ lập trình khác, cung cấp cho chúng ta một cấu
trúng gần giống như tiếng Anh để làm việc này.
if #điều kiện# then
#công việc 1#
else
Lập trình AppleScript
Collection by traibingo
4
#công việc 2#
end if
Trong cấu trúc trên thì #điều kiện# là một biểu thức nào đó, sẽ được trả về là một
kiểu luận lý. Nếu biểu thức #điều kiện# là đúng thì sẽ thực hiện #công việc 1#, nếu
không đúng thì thực hiện #công việc 2#.
Chúng ta hãy cùng nhau xem ví dụ dưới đây nhé: 2 biến a và b sẽ được gán sẵn giá
trị là các số nguyên. Đoạn script của chúng ta sẽ kiểm tra xem số nào lớn hơn và
xuất giá trị của biến đó cho người dùng biết.
Lập trình AppleScript
Collection by traibingo
5
Những bước cơ bản để Việt hóa các phần trong Leopard
Bài viết sau đây, mình giới thiệu với các bạn một số thủ thuật đơn giản để chuẩn bị
cho quá trình Việt hóa hệ điều hành Leopard.
Như các bạn cũng biết thì đây là một quá trình thay đổi các tập tin hệ thống trong
hệ điều hành, cho nên mức độ rủi ro cũng rất cao (bất kể hành động nào can thiệp
vào các thành phần của hệ thống đều không được khuyến khích bởi Apple). Do đó,
nếu không cẩn thận thì việc hệ điều hành bị lỗi là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bạn hãy lưu ý là công việc đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất là các bạn phải
sao lưu (backup) lại tất cả những tập tin trước khi bạn tác động vào. Nếu điều
kiện cho phép thì bạn nên sử dụng Time Machine của Leopard để lưu lại trạng thái
hệ thống trước khi việc thay đổi được bắt đầu.
Việc thứ hai nữa bạn nên chú ý là: các file chúng ta sẽ thay đổi đều được thiết lập
mặc định ở chế độ bảo mật, vì thế bạn không có quyền thay đổi nội dung bên
trong. Bạn phải thực hiện việc thiết lập quyền truy cập cho tập tin cần thiết.