Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Chuong I Bai 1 Nguoi ban moi cua em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.25 KB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lịch báo giảng tuần 1(24/8/2015—28/8/2015) Ngày 24/8 27/8. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. Nước Trong Rau má. 3. 3,4 (c). Bài 1 : Người bạn mới của em. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ND: 24-27/9/15 Tiết 1,2 Chương I: Làm quen với máy tính Bài 1: Người bạn mới của em. I – Mục tiêu: - HS biết được khái niệm máy vi tính, các lọai vi tính thường gặp. - Nhận biết được các bộ phận quan trọng nhất của một máy vi tính để bàn. - Hình thành cho HS kỹ năng tiếp thu những thuật ngữ mới. II - Chuẩn bị đồ dung: - GV: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu. - HS: SGK. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Họat động của trò Tiết 1. 1/ HĐ 1: Giới thiệu máy tính. - Gv giới thiệu về người bạn mới – chiếc máy tính - Gv nói lên những đức tính quý của người bạn này ( chiếc máy tính) - Em hãy nêu lên những tiện ích của máy tính? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Gv nhắc lại những tiện ích của máy tính, cho HS ghi bài. - Các em hãy quan sát máy vi tính để trước mặt và hãy cho biết máy tính có bao nhiêu bộ phận cơ bản? - Nhận xét điều chỉnh câu trả lời của HS. - Gv giới thiệu từng bộ phận của máy tính: + Màn hình + Thân máy + Bàn phím + Chuột. - Lắng nghe. - Lắng nghe - Hs trả lời - Hs lắng nghe, ghi bài. Hs trả lời. Có 4 phần: màn hình, bàn phím, chuột, thân máy. - Hs lắng nghe - HS quan sát. - HS ghi bài.. Tiết 2 2/ HĐ 2: Làm việc với máy tính. a/ Bật máy:. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Để làm việc với máy tính đầu tiên ta phải bật máy lên. Để bật máy ta làm theo 2 bước sau: + Bật công tắc màn hình. + Bật công tắc trên thân máy. - Chỉ cho HS biết công tắc màn hình và công tắc trên thân máy. - Cho HS ghi bài. b/ Tư thế ngồi: - Tư thế ngồi rất quan trọng vì nếu em không ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy, dễ làm các em bị mệt mỏi, đau mình. - Tư thế ngồi đúng là ngồi thẳng lưng, thỏai mái, tay đặt ngang tầm bàn phím, chuột đặt bên tay thuận. - Cho HS ghi bài. c/ Ánh sáng: - Máy tính em nên đặt ở những chỗ ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt em, vào màn hình. Để bảo vệ mắt không bị ảnh hưởng về sau. - Cho HS ghi bài. d/ Tắt máy: - Khi các em không dùng đến máy nữa chúng ta tắt máy. - Để tắt máy các em vào Start\turn off computer\chọn Turn Off. Thực hành cho HS quan sát. - Cho HS ghi bài. 3/ HĐ 3: Củng cố - Dặn dò - Các em về xem lại bài. - Xem trước bài mới: “Thông tin xung quanh ta”.. - HS lắng nghe. - HS ghi bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và quan sát. - HS ghi bài. - HS lắng nghe và quan sát.. - HS ghi bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và quan sát. - HS ghi bài. - HS lắng nghe.. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Lịch báo giảng tuần 2(31/8/2015- 4/9/2015). Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 31/8 3/9. Rau Má Nước Trong. 3. 1,2 (c) 3,4 (s). Bài 2 : Thông tin xung quanh ta. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ND: 31/8- 3/9/2015. Tiết 3,4 Bài 2: Thông tin xung quanh ta I - Mục tiêu: - Cho HS nắm các dạng thông tin cơ bản, phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. - Có nhận thức ban đầu về các dạng thông tin. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Họat động của trò Tiết 3. - Kiểm tra bài cũ. - Máy vi tính có mấy phần, kể tên? - Cách khởi động máy như thế nào? - Gv nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài mới. 1/ HĐ 1: Thông tin dạng văn bản - Gv giới thiệu thông tin dạng văn bản là gi? - Gọi hs cho ví dụ về thông tin dạng văn bản - Lắng nghe và nhận xét câu trả lời của HS. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Thông tin dạng âm thanh: - Gv giới thiệu thông tin dạng âm thanh là gi? - Gọi hs cho ví dụ về thông tin dạng âm thanh - Lắng nghe và nhận xét câu trả lời của HS. - Cho HS ghi bài.. - Hs trả bài. - Lắng nghe. - Hs nêu ví dụ. - HS ghi bài. - Lắng nghe. - Hs nêu ví dụ. - HS ghi bài.. Tiết 4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3/ HĐ 3: Thông tin dạng hình ảnh - Gv giới thiệu thông tin dạng hình ảnh là gi? - Gọi hs cho ví dụ về thông tin dạng hình ảnh - Lắng nghe và nhận xét câu trả lời của HS. - Cho HS ghi bài. 4/ HĐ 4: Củng cố - Dặn dò: - Cho hs làm bài tập trong SGK - Các em về xem lại bài, xem trước bài mới: “Bàn phím máy tính”.. - Lắng nghe. - Hs nêu ví dụ. - HS ghi bài. - Hs làm BT - Hs lắng nghe. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Lịch báo giảng tuần 3(7/9/2015- 11/9/2015). Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 7/9 10/9. Rau Má Nước Trong. 3. 1,2 (c) 3,4 (s). Bài 3 : Bàn phím máy tính. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ND: 7 – 10 /9/2015 Tiết 5,6 Bài 3: Bàn phím máy tính I - Mục tiêu: - Cho HS làm quen với bàn phím máy tính, một bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy vi tính. - HS nắm được sơ đồ bàn phím và cách đặt tay. - Bồi dưỡng cho HS thái độ đúng khi đánh máy vi tính. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Họat động của trò Tiết 5. Kiểm tra bài cũ. 1/ Thông tin có mấy dạng cơ bản? Kể tên. 2/ Hãy kể tên một số dạng thông tin mà em biết? - GV nhận xét, tuyên dương Giới thiệu bài mới. 1/ HĐ 1: Bàn phím - Giới thiệu cho HS bàn phím? - Các em thấy bàn phím có hình dạng như thế nào? Trên bàn phím có những gì? - Chỉ cho HS 2 khu vực chính của bàn phím (khu vực chính và các phím mũi tên). - Yêu cầu HS chỉ lại và gọi tên các khu vực. Nhận xét câu trả lời. - Cho HS ghi bài.. - Hs trả bài. - HS lắng nghe. - Bàn phím có hình chữ nhật. Trên bàn phím có nhiều phím nhỏ. - HS quan sát. - Chỉ và gọi tên. - HS ghi bài.. Tiết 6 2/ HĐ 2: Khu vực chính của bàn phím. - Các em quan sát trên khu vực chính của - HS lắng nghe. bàn phím. Hàng đầu tiên có các con số là hang phím số, dưới hàng phím số là hàng phím trên, dưới hàng phím trên là hàng phím cơ sở, dưới hàng phím cơ sở là hàng phím dưới, cuối cùng là hàng phím có.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> phím dài nhất gọi là phím cách. Chỉ cho HS thấy và gọi tên các hàng phím. - Cho HS chỉ và gọi tên các hàng phím cho nhuần nhuyễn. - Trên hàng phím cơ sở, có 2 phím rất khác các phím còn lại. Hãy tìm và chỉ ra tên 2 phím đó và điểm khác biệt giữa 2 phím đó với những phím khác. - Nhận xét câu trả lời của HS. Cho HS ghi bài. 3/ HĐ 4: Củng cố - Dặn dò: - Cho hs làm các bài tập trong SGK - Các em về xem lại bài cũ, xem trước bài mới: “Chuột máy tính”.. - Chỉ và gọi tên. - HS quan sát. - Phím F và J. - Vì 2 phím đó có gai. - HS ghi bài. - Hs làm bài tập - Hs lắng nghe. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Lịch báo giảng tuần 4(14/9/2015- 18/9/2015). Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 14/9 18/9. Rau Má Nước Trong. 3. 1,2 (c) 3,4 (s). Bài 4 : Chuột máy tính. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ND: 14 – 17 /9/2015 Tiết 7, 8. Bài 4: Chuột máy tính I - Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo của chuột: nút trái, nút phải chuột. - Nắm được cách cầm chuột, các thao tác di chuyển chuột, kích chuột … - Tạo hứng thú học môn mới cho HS. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Họat động của trò Tiết 7. Kiểm tra bài cũ. 1/ Hãy cho biết bàn phím có mấy khu vực? Kể tên. 2/ Hãy cho biết bàn phím có mấy hàng phím cơ bản? Kể tên ra. - GV nhận xét, tuyên dương Giới thiệu bài mới. 1/ HĐ 1: Chuột máy tính. - Giới thiệu cho HS chuột máy tính. - Các em có biết chuột có tác dụng làm gì không? - Nhận xét câu trả lời của HS. Cho HS quan sát chuột. Hãy cho biết chuộn máy tính gồm có những gì? - Nhận xét câu trả lời của HS. Giới thiệu cho HS nút trái, nút phải, con lăn của chuột. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Sử dụng chuột. -Trước khi muốn sử dụng máy vi tính ta phải biết các sử dụng chuột. a/ Cách cầm chuột: - Chúng ta sẽ học cách cầm chuột. + Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột.. - Hs trả bài. - HS quan sát chuột máy tính. - Chuột giúp điều khiển máy tính được thuận tiện nhanh chóng. - Quan sát. Chuột có nút trái, nút phải và con lăn. - HS quan sát. - HS ghi bài. - HS lắng nghe. - HS quan sát..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ 2 bên chuột. - Thực hành cầm chuột cho Hs quan sát. - Cho HS ghi bài.. - HS ghi bài.. Tiết 8 b/ Con trỏ chuột: - Giới thiệu con trỏ chuột trên màn hình cho HS quan sát. Trên màn hình con trỏ chuột có dạng hình mũi tên. Ngòai ra còn có nhiều hình dạng khác nữa. Khi chúng ta di chuyển chuột thì dấu mũi tên đó cũng di chuyển theo. - Cho HS ghi bài. c/ Các thao tác sử dụng chuột: - Giới thiệu cho HS các thao tác: + Di chuyển chuột. + Nháy chuột. + Nháy đúp chuột. + Kéo thả chuột. - Thực hành cho HS quan sát từng thao tác. - Cho HS ghi bài. 4/ HĐ 4: Củng cố - Dặn dò - Cho hs mở máy thực hành các thao tác sử dụng chuột - GV quan sát giúp đỡ hs trong qua trình thực hành - Các em về xem lại bài. Đọc trước bài mới “ Máy tính trong đời sống”.. - HS quan sát.. - HS ghi bài. - HS lắng nghe.. - HS quan sát. - HS ghi bài. - Hs thực hành. - HS lắng nghe.. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Lịch báo giảng tuần 5(21/9/2015- 25/9/2015). Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 21/9 24/9. Rau Má Nước Trong. 3. 1,2 (c) 3,4 (s). Bài 5 : Máy tính trong đời sống. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ND: 21 – 24 /9/2015 Tiết 9, 10. Bài 5: Máy tính trong đời sống I – Mục tiêu: - Giúp các em có những hiểu biết ban đầu về các hình thức đa dạng của máy tính. - Giúp các em có những hiểu biết về những ứng dụng của máy tính trong đời sống hằng ngày. - Rèn luyện thái độ đúng cho HS học môn học mới. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 9. Kiểm tra bài cũ. 1/ Chuột máy tính có cấu tạo như thế nào? 2/ Hãy nêu các thao tác để sử dụng chuột? - Gv nhận xét, tuyên dương Giới thiệu bài mới. 1/ HĐ 1: Trong gia đình. - Em hãy kể tên thiết bị quan trọng nhất trong thân máy. - Nhận xét câu trả lời của HS. Hãy cho biết tên các vật dụng trong gia đình có sử dụng bộ xử lý. - Nhận xét câu trả lời của HS. Máy tính được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Trong tương lai máy tính sẽ thay thế con người. VD: máy rửa chén ra đời giúp con người rửa chén, máy giặt giúp giặt giũ nhanh hơn … 2/ HĐ 2: Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện. - Hãy cho biết máy tính giúp đỡ cho con người như thế nào trong cơ quan, cửa hàng,. - Hs trả bài. - Bộ xử lý. - Máy giặt, ti vi, máy rửa chén, nồi cơm điện … - HS lắng nghe.. - Giúp mượn sách ở thư vịên, soạn và in văn bản, rút tiền tự động..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> bệnh viện. - Nhận xét câu trả lời của HS. Trong tương lai máy tính sẽ giúp chúng ta tìm đường, liên lạc với mọi người một cách nhanh chóng.. - HS lắng nghe.. Tiết 10 3/ HĐ 3: Trong phòng nghiên cứu, nhà máy. - Hãy cho biết máy tính được sử dụng như - Giúp con người làm những công thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu và nhà việc nặng nhọc, nguy hiềm như lắp máy. ráp xe hơi, làm nóng chảy kim loại… - HS lắng nghe. - Nhận xét câu trả lời của HS. Ngày nay đã xuất hiện nhiều loại rôbốt hứa hẹn sẽ thay thế con người làm những công việc quan trọng như thám hiểm đáy biển, vũ trụ … 4/ HĐ 4: Mạng máy tính. - Mạng máy tính dùng để chỉ tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau. Các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin với nhau giống như ta nói chuyện bằng điện thoại. - Nhiều máy tính trên thế giới được nối với nhau tạo thành mạng lớn (internet). 4/ HĐ 4: Củng cố - Dặn dò. 1/ Hãy kể tên một số những thiết bị có gắn bộ xử lý mà em biết? - Hs trả lời - Đọc bài đọc thêm. - Hãy cho biết nếu em chế tạo ra rôbốt em sẽ cho rôbốt em có những công dụng nào? - Về nhà xem bài lại. Đọc trước bài mới “Trò chơi Blocks”. Nhận xét lớp học - Hs lắng nghe Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Lịch báo giảng tuần 6(28/9/2015— 2/10/2015) Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 28/9 1/10. Rau Má Nước Trong. 3. 11, 12. Chương 2 : Chơi cùng máy tính Bài 1 : Trò chơi Blocks. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ND: 10-12-14/11/14. Tiết 11, 12. Chương 2: Chơi cùng máy tính Bài 1: Trò chơi Blocks I – Mục tiêu: - Cho HS tập làm quen với các trò chơi học tập - Giúp HS làm quen với cách sử dụng chuột, luyện trí nhớ cho HS. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: 1/ HĐ 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. 2/ HĐ 2: Kiểm tra bài cũ. 3/ HĐ 3: Giới thiệu nội dung bài mới. Họat động của Thầy Tiết 11 1/ HĐ 1: Giới thiệu và Khởi động trò chơi. * Kiểm tra bài cũ: Gv gọi 2 hs lên kiểm tra bài cũ : 1 /Hãy cho biết máy tính có ứng dụng như thế nào trong gia đình, cơ quan, cửa hang? 2 /Hãy cho biết máy tính có ứng dụng như thế nào trong bệnh viện, phòng nghiên cứu, mạng máy tính? - Gv giới thiệu Trò chơi Blocks và lợi ích của trò chơi :giúp các em rèn luyện sử dụng chuột máy tính. Ngòai ra trò chơi còn giúp các em rèn luyện trí nhớ một cách nhẹ nhàng và bổ ích. * Khởi động trò chơi : - Để có thể chơi được trò chơi này trước hết em phải khởi động được trò chơi. - Hãy cho biết cách để khởi động trò chơi này? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Thực hành khởi động trò chơi cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Giới thiệu màn hình chính của trò chơi cho HS quan sát.. 2/ HĐ 2: Quy tắc chơi.. Họat động của trò - 2 Hs trả bài. - HS lắng nghe.. - Nháy đúp biểu tượng hình nền để khởi động.. trên màn. - HS quan sát. - HS thực hành lại. - HS quan sát và lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Dựa vào SGK hãy cho biết quy tắc chơi của Blocks: Nháy chuột lên một ô vuông, hình vẽ được lật lên, nếu lật được lien tiếp 2 ô có hình vẽ giống nhau, các ô này sẽ biến mất. - Nhận xét câu trả lời của HS. Thực hành cho HS quan sát. - Sau khi tất cả các hình đã biến mất thì sẽ xuất hiện ở góc dưới của Blocks thời gian và tổng số cặp ô em đã lật.. - hs trả lời. - HS quan sát. - HS lắng nghe.. Nếu các số này càng nhỏ thì em chơi càng giỏi.. - Trên màn hình xuất hiện hộp thọai này yêu cầu ta nhập tên vào để lưu kết quả chơi của chúng ta lại. Sau khi nhập tên vào ta nháy chuột chọn OK. - Thực hành cho HS quan sát trên màn hình. - Sau khi đã chơi xong muốn tiếp tục chơi lại em nhấn phím F2 trên bàn phím. (Lưu ý: chỉ cho HS nhận biết phím F2 trên bàn phím). - Nếu không muốn chơi nữa thì nhấp nút trên góc màn hình thóat ra. - Sau khi đã chơi tốt, em có thể tăng mức độ trò chơi lên với nhiều ô hình hơn nữa bằng cách: + Nháy chuột lên mục Skill. + Chọn Big Board để chơi với một bảng có nhiều ô và hình vẽ khác nhau hơn. - Thực hành cho HS quan sát.. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS quan sát.. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS quan sát.. Tiết 12 3/ HĐ 3 : Thực hành - Gv yêu cầu HS mở máy và chơi cùng Blocks. - Gv quan sát giúp đỡ hs trong qua trình thực hành - hs mở máy thực hành 4 / HĐ 4: Trò chơi – Củng cố: - Gv chia lớp ra làm 4 đội và cho thi đấu với nhau. Nhóm nào thực hành nhanh nhất sẽ chiến thắng. Gv nhận xét, tuyên dương - Hs thực hành trò chơi Về xem lại bài. Xem trước bài mới “Trò chơi Dots”. Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Lịch báo giảng tuần 7(5/10/2015— 9/10/2015) Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 5/10 8/10. Rau Má Nước Trong. 3. 13,14. Chương 2 : Chơi cùng máy tính Bài 1 : Trò chơi Blocks. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ND: 5 – 8 /10/2015. Tiết 13, 14. Bài 2: Trò chơi Dots I - Mục tiêu: - Giúp HS làm quen với trò chơi học tập. - Giúp HS rèn luyện các thao tác dung chuột máy tính và luyện trí thông minh. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy Tiết 13 . 1/ HĐ 1: Giới thiệu và khởi động trò chơi. Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 1 hs lên trả bài : 1/ Hãy cho biết cách khởi động trò chơi Blocks. 2/ Hãy nêu quy tắc chơi của trò chơi Blocks. - Gv giới thiệu trò chơi Dots cũng như giúp chúng ta luyện tập sử dụng chuột những ngòai ra Dots còn giúp luyện cho chúng ta thông minh hơn - Hãy cho biết cách để khởi động trò chơi Blocks? - Nhận xét câu trả lời của HS. Tương tự như vậy hãy cho biết cách để khởi động trò chơi Dots. - Nhận xét câu trả lời của HS. Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Quy tắc chơi: - Khi nháy đúp chuột vào biểu tượng Dots trên màn hình nền thì màn hình của trò chơi sẽ xuất hiện:. Gv hd qui tắc chơi : Trên màn hình của trò chơi có nhiều chấm màu đen, nhiệm vụ của các em là tô đậm các đọan thẳng nối hai điểm cạnh nhau trên lưới ô vuông. Để tô đọan thẳng nối 2 điểm, em nháy chuột trên đọan đó, mỗi. Họat động của trò. - Hs trả bài - HS lắng nghe. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng Blocks trên màn hình. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng Dots trên màn hình. - HS quan sát. - HS thực hành lại. - HS ghi bài. - HS quan sát.. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> lần chỉ được tô 1 đọan, cứ thế lần lượt xem kẽ giữa em và máy tính cho đến khi nối hết các đấu chấm như sau:. Khi đó phía dưới góc của màn hình trò chơi sẽ hiện ra: - Đó chính là kết quả các em đã chơi được. Điểm của máy tính ở bên trái (My Score), điểm của em ở bên phải (Your Score). Như vậy ở trò chơi trên em là người chiến thắng. - Thực hành chơi mẫu cho các em quan sát. - Hãy cho biết cách để bắt đầu lại trò chơi Blocks. - Nhận xét câu trả lời của HS. Tương tự ở Dots các em cũng nhấn phím F2 để bắt đầu trò chơi mới. - Các em có thể quy định là để máy bắt đầu chơi trước hay em chơi trước bằng cách nháy chuột vào Game chọn Computer Start (máy chơi trước) hay You Start (em chơi trước).. - Thực hành cho HS quan sát. - Tương tự như Blocks để tăng mức độ trò chơi lên khó hơn ta cũng vào Skill chọn Board Size.. Kích thước càng lớn càng có nhiều chấm đen. - Thực hành cho HS quan sát. - Em cũng có thể thử sức mình chơi ở mức độ khó hơn bằng cách: + Nháy chuột lên Skill. +Chọn 1 trong 5 mức từ dễ đến khó: Beginner, Intermediate, Advanced, Master, Grand Master.. - HS quan sát.. - HS quan sát. - Nhấn phím F2 trên bàn phím. - HS quan sát. - HS lắng nghe.. - HS quan sát. - HS lắng nghe.. - HS quan sát. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Thực hành cho HS quan sát thao tác chọn mức độ khó hơn của trò chơi. - Cho HS ghi bài.. - HS quan sát. - HS ghi bài.. Tiết 14 3/ HĐ 3 : Thực hành - hs mở máy thực hành - Gv yêu cầu HS mở máy và chơi cùng Dots - Gv quan sát giúp đỡ hs trong qua trình thực hành 4 / HĐ 4: Trò chơi – Củng cố: - Gv chia lớp ra làm 4 đội và cho thi đấu với nhau. Nhóm - Hs thực hành trò chơi nào thực hành nhanh nhất sẽ chiến thắng. Gv nhận xét, tuyên dương Về xem lại bài. Xem trước bài mới “Trò chơi Sticks”. Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Lịch báo giảng tuần 8(12/10/2015— 16/10/2015) Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 12/10 15/10. Rau Má Nước Trong. 3. 15,16. Chương 2 : Chơi cùng máy tính Bài 1 : Trò chơi Blocks. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ND: 12 – 15 /10/2015. Tiết 15, 16. Bài 3: Trò chơi Sticks I – Mục tiêu: - Rèn luyện cho các em thao tác nháy chuột nhanh và chính xác. II - Chuần bị đồ dùng:. - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy Tiết 15 1/ HĐ 1: Giới thiệu và khởi động trò chơi Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 1 hs lên trả bài : 1/ Hãy cho biết cách khởi động trò chơi Blocks. 2/ Hãy nêu quy tắc chơi của trò chơi Blocks. - Gv giới thiệu trò chơi Sticks cũng như lợi ích của trò chơi : trò chơi sẽ giúp em nháy chuột nhanh và chính xác hơn. - Để khởi động những trò chơi Dots em phải làm gì? - Nhận xét câu trả lời của HS. Để khởi động trò chơi Sticks em phải làm như thế nào? - Chỉ cho HS vị trí của biểu tượng Sticks trên màn hình nền. - Thực hành khởi động trò chơi Sticks cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Quy tắc chơi - Sau khi nháy đúp chuột vào biểu tượng trò chơi Sticks thì màn hình của trò chơi sẽ xuất hiện:. Hoạt động của trò. - Hs lên trả bài. - HS lắng nghe. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng Dots. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng Sticks. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS thực hành lại. - HS ghi bài. - HS lắng nghe và quan sát..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - HS quan sát và lắng nghe.. - Trên màn hình nền của trò chơi có nhiều que màu khác nhau xuất hiện với tốc độ nhanh dần, que sau đè lên que trước, nếu em nháy chuột lên que không bị que nào đè lên thì con trỏ chuột sẽ biến thành dấu +, khi đó nháy chuột thì que sẽ biến mất. Nhiệm vụ của em là nháy chuột nhanh và chính xác để làm biến mất hết que. Khi tất cả các que biến mất thì các em sẽ được máy tính chúc mừng. - Thực hành trên máy cho HS quan sát. - Cho HS ghi bài.. - HS quan sát. - HS ghi bài.. Tiết 16 3/ HĐ 3 : Thực hành - Gv yêu cầu HS mở máy và chơi cùng Sticks Tất cả hs thực hành trò chơi. - Gv quan sát giúp đỡ hs trong qua trình thực hành 4 / HĐ 4: Trò chơi – Củng cố: - Gv chia lớp ra làm 4 đội và cho thi đấu với nhau. Nhóm nào thực hành nhanh nhất sẽ chiến - Hs thực hành trò chơi thi đấu với nhau thắng. Gv nhận xét, tuyên dương Về xem lại bài. Xem trước bài mới “Trò chơi Sticks”. Nhận xét lớp học.. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Lịch báo giảng tuần 9(19/10/2015— 23/10/2015) Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 19/10 22/10. Rau Má Nước Trong. 3. 17, 18. Chương 2 : Chơi cùng máy tính Bài 1 : Trò chơi Blocks. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ND: 19 – 22 / 10/2015. Chương 3: Em tập gõ bàn phím Tiết 17, 18 Bài 1: Tập gõ các phím ở hàng cơ sở I – Mục tiêu: - HS biết được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón tay, tầm quan trọng của việc đặt ngón tay đúng trên bàn phím. - Đặt đúng ngón tay ở hàng cơ sở. - Bồi dưỡng cho HS thái độ và ý thức đúng về môn học. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 17. 1/ HĐ 1: Cách đặt tay trên bàn phím. * Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 2 hs lên thực hành thao tác mở phần mềm Sticks và thực hiện trò chơi. - Gv nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới GV hướng dẫn cho HS cách đặt tay lên bàn phím. Ở hàng cơ sở, em đặt ngón trỏ của tay trái lên phím F, các ngón còn lại đặt ở các phím tiếp theo D, S, A. Ngón trỏ tay phải đặt ở phím J, các ngón còn lại đặt ở các phím tiếp theo K, L, ; - GV thực hành để tay lên bàn phím cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Chú ý: Ngón tay được tô màu nào thì đặt lên phím có màu đó. Chúng ta gọi 8 phím A, S, D, F, J, K, L, ; là phím xuất phát.. - 2 HS lên thực hành. - HS quan sát.. - HS thực hành lại. - HS lắng nghe,quan sát. - Hs ghi bài..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Cách gõ các phím ở hàng cơ sở: - Gv hướng dẫn hs cách gõ các phím ở hàng cơ sở :mỗi ngón tay chỉ gõ các phím có màu tô tương ứng. Hai ngón cái được dùng để gõ phím cách. Chú ý: Sau khi gõ xong phím G, H thì ngón tay trỏ phải trở về phím xuất phát là F, J. - Thực hành cho HS quan sát. - Cho HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài.. - hs quan sát - hs thực hành lại - hs ghi bài. Tiết 18 3/ HĐ 3: Tập gõ với phần mềm Mario - Mario là phần mềm giúp em học cách gõ bàn phím cho đúng. -Khởi động Mario : nháy đúp chuột lên biểu tượng của nó. Sau đó chờ cho tới khi xuất hiện màn hình:. a/ Chọn bài: 1. Nháy chuột chọn mục Lessons. 2. Nháy chọn Home Row Only, để học gõ phím ở hàng cơ sở. 3. Nháy chuột lên khung tranh số 1. - Thực hành thao tác cho HS quan sát. - Cho HS ghi bài. b/ Tập gõ: - Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. Chú ý: Em phải gõ theo ngón tay được tô màu ở phía dưới màn hình. - Thực hành cho HS quan sát cách chơi. c/ Kết quả: - Sau khi gõ hết thời gian quy định (2’) màn hình sẽ hiện bảng thông báo. - hs lắng nghe - hs lắng nghe và quan sát.. - HS lắng nge theo dõi.. - HS quan sát. - HS ghi bài. - HS lắng nghe và quan sát..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS lắng nghe và quan sát. - HS lắng nghe và ghi nhớ Trong đó : Keys Typed là số phím đã gõ. Errors là số phím gõ sai. d/ Tiếp tục hoặc kết thúc: - Nháy chuột lên ô NEXT để tiếp tục. - Nháy chuột lên ô Menu để quay về màn hình chính. - Nhấn phím ESC nếu muốn dừng bài tập gõ giữa chừng. Chú ý: Khi hòan thành tốt một bài, Mario sẽ thưởng cho em một lọat pháo bông và tự động chuyển sang bài tập tiếp theo. e/ Thóat khỏi Mario: - Để thóat khỏi Mario em phải: 1/ Nháy chuột chọn Menu. 2/ Nháy chuột chọn File. 3/ Nháy chọn Quit. - Thực hành cho HS quan sát. - Cho HS ghi bài. 4/ HĐ 3: Thực hành – Củng cố Cho HS mở máy thực hành làm quen với các phím ở hàng phím cơ sở bằng phần mềm Mario. - GV quan sát, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hành cho HS. Gv nhắc lại cách gõ các phím ở hàng phím cơ sở sao cho đúng sau khi quan sát hs thực hành trên máy. - Các em về nhà xem lại bài, đọc trước bài mới “Tập gõ các phím ở hàng trên”. Nhận xét lớp học.. - Hs mở máy thực hành. - hs lắng nghe, rút kinh nghiệm.. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Lịch báo giảng tuần 10(26/10/2015— 30/10/2015) Ngày. Điểm. Lớp. Tiết. Tên bài dạy. 26/10 29/10. Rau Má Nước Trong. 3. 19, 20. Chương 2 : Chơi cùng máy tính Bài 1 : Trò chơi Blocks. Nội dung điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ND: 26 – 29 /10/2015. Tiết 19, 20. Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên I – Mục tiêu: - HS nắm được cách gõ phím ở hàng trên. - Đặt đúng ngón tay ở hàng cơ sở. - Rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 19. 1/ HĐ 1: Cách gõ các phím ở hàng phím trên:. * Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 2 hs lên thực hành thao tác mở phần mềm Mario và thực hiện gõ các phím - 2 HS lên thực hành ở hàng cơ sở. - Gv nhận xét, tuyên dương. * Bài mới - Gv hướng dẫn quy để gõ các phím ở hàng trên: Cũng tuân theo quy tắc như cách gõ ở hàng cơ sở đó là ngón tay tô màu nào sẽ gõ phím có màu đó. Nhưng điểm xuất phát vẫn là các phím ở hàng cơ sở. - Gv hướng dẫn cách gõ các phím ở hàng trên: Các ngón tay vươn ra để gõ phím ở hàng trên, sau. - HS quan sát.. - HS quan sát, lắng nghe. - HS ghi bài..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> khi gõ xong thì quay trở về vị trí xuất phát ở hàng cơ sở. - Gv đưa ra ví dụ minh họa cho hs quan sát. - Gv hướng dẫn thực hành mẫu cho hs quan sát - Yêu cầu HS thực hành gõ bằng 10 ngón. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Tập gõ với phần mềm Mario. - Gv hd hs cách chọn bài gõ các hàng phím trên: 1. Nháy chuột tại mục Lessons. 2. Nháy chuột tại mục Add Top Row để tập gõ các phím thuộc hàng cơ sở và hàng trên 3. Nháy chuột vào khung tranh số 1 4. Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. - Gv thực hành mẫu cho hs quan sát. - Gv gọi 2 hs lên thực hành lại cho cả lớp quan sát, theo dõi. - HS lắng nghe,quan sát. - Hs quan sát - Hs thực hành lại. - Hs ghi bài. - Hs quan sát lắng nghe. - Hs quan sát - 2 hs lên thực hành lại. Tiết 20 3/ HĐ 3: Cho HS mở máy thực hành làm quen - Hs mở máy thực hành với các phím ở hàng trên bằng phần mềm Mario. - GV quan sát, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hành cho HS. 4/ HĐ 4: Củng cố Gv nhắc lại cách gõ các phím ở hàng phím trên sao cho đúng sau khi quan sát hs thực hành trên - hs lắng nghe, rút kinh nghiệm. máy. - Các em về nhà xem lại bài, đọc trước bài mới “Tập gõ các phím ở hàng dưới”. Nhận xét lớp học.. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Lịch báo giảng tuần 15(15/12/2014— 19/12/2014) Ngày 15/12 17/12 19/12. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 21,22. Tên bài dạy Bài 3 : Tập gõ các phím ở hàng dưới.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> ND: 15 – 17 - 19/12/14. Tiết 21,22. Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên I – Mục tiêu: - HS nắm được cách gõ phím ở hàng dưới. - Đặt đúng ngón tay ở hàng cơ sở. - Rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 21. 1/ HĐ 1: Cách gõ các phím ở hàng phím dưới:. * Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 2 hs lên thực hành thao tác mở phần mềm Mario và thực hiện gõ các phím - 2 HS lên thực hành ở hàng phím trên. - Gv nhận xét, tuyên dương. * Bài mới - Gv hướng dẫn quy để gõ các phím ở hàng dưới: Cũng tuân theo quy tắc như cách gõ ở hàng cơ sở đó là ngón tay tô màu nào sẽ gõ phím có màu đó. - HS quan sát. Nhưng điểm xuất phát vẫn là các phím ở hàng cơ sở. - Gv hướng dẫn cách gõ các phím ở hàng dưới: Các ngón tay sẽ đưa xuống để gõ các phím ở hàng - HS quan sát, lắng nghe. - HS ghi bài. dưới. Sau khi gõ xong một phím phải đưa ngón.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> tay trở lại phím xuất phát tương ứngở hàng cơ sở. - Gv đưa ra ví dụ minh họa cho hs quan sát. - Gv hướng dẫn thực hành mẫu cho hs quan sát - Yêu cầu HS thực hành gõ bằng 10 ngón. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Tập gõ với phần mềm Mario. - Gv hd hs cách chọn bài gõ các hàng phím dưới: 1. Nháy chuột tại mục Lessons. 2. Nháy chuột tại mục Add Bottom Row để tập gõ các phím đã học và các phím thuộc hàng dưới. 3. Nháy chuột vào khung tranh số 1 4. Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. - Gv thực hành mẫu cho hs quan sát. - Gv gọi 2 hs lên thực hành lại cho cả lớp quan sát, theo dõi. - HS lắng nghe,quan sát. - Hs quan sát - Hs thực hành lại. - Hs ghi bài. - Hs quan sát lắng nghe. - Hs quan sát - 2 hs lên thực hành lại. Tiết 22 3/ HĐ 3: Cho HS mở máy thực hành làm quen - Hs mở máy thực hành với các phím ở hàng dưới bằng phần mềm Mario. - GV quan sát, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hành cho HS. 4/ HĐ 4: Củng cố Gv nhắc lại cách gõ các phím ở hàng phím dưới sao cho đúng sau khi quan sát hs thực hành trên - hs lắng nghe, rút kinh nghiệm. máy. - Các em về nhà xem lại bài, đọc trước bài mới “Tập gõ các phím ở hàng phím số”. Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Lịch báo giảng tuần 16(22/12/2014— 26/12/2014) Ngày 22/12 24/12 26/12. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 23,24. Tên bài dạy Bài 4 : Tập gõ các phím ở hàng dưới.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> ND: 22 – 24 - 26/12/14. Tiết 23,24. Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng phím số I – Mục tiêu: - HS nắm được cách gõ phím ở hàng phím số - Đặt đúng ngón tay ở hàng cơ sở. - Rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 23. 1/ HĐ 1: Cách gõ các phím ở hàng phím số:. * Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 2 hs lên thực hành thao tác mở phần mềm Mario và thực hiện gõ các phím - 2 HS lên thực hành ở hàng phím dưới. - Gv nhận xét, tuyên dương. * Bài mới - Gv hướng dẫn quy để gõ các phím ở hàng phím số: Cũng tuân theo quy tắc như cách gõ ở hàng cơ - HS quan sát. sở đó là ngón tay tô màu nào sẽ gõ phím có màu đó. Nhưng điểm xuất phát vẫn là các phím ở hàng cơ sở. - Gv hướng dẫn cách gõ các phím ở hàng phím số: - HS quan sát, lắng nghe. Mỗi ngón tay sẽ vươn ra để gõ các phím số. Sau - HS ghi bài. khi gõ xong một phím phải đưa ngón tay trở lại.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> phím xuất phát tương ứngở hàng cơ sở. - HS lắng nghe,quan sát. - Gv đưa ra ví dụ minh họa cho hs quan sát. - Gv hướng dẫn thực hành mẫu cho hs quan sát - Hs quan sát - Yêu cầu HS thực hành gõ bằng 10 ngón. - Hs thực hành lại. - Cho HS ghi bài. - Hs ghi bài. - Gv gọi 2 hs lên thực hành lại cho cả lớp quan - Hs quan sát lắng nghe sát, theo dõi 2/ HĐ 2: Thực hành gõ các hàng phím số với phần mềm soạn thảo văn bản Word . - Gv hướng dẫn hs nháy đúp chuột lên biểu tượng - Hs mở máy thực hành W để mở phần mềm soạn thảo và yêu cầu học sinh thực hành gõ các bài tập T1, T2, T3 trong SGK trang 51,52. Tiết 24 2/ HĐ 3: Tập gõ với phần mềm Mario. - Gv hd hs cách chọn bài gõ các hàng phím số: 1. Nháy chuột tại mục Lessons. - Hs mở máy thực hành 2. Nháy chuột tại mục Add Number để tập gõ các phím đã học và các phím thuộc hàng phím số. 3. Nháy chuột vào khung tranh số 1 4. Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. - Gv thực hành mẫu cho hs quan sát. 3/ HĐ 4: Cho HS mở máy thực hành làm quen với các phím ở hàng dưới bằng phần mềm Mario. - GV quan sát, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hành cho HS. * Củng cố Gv nhắc lại cách gõ các phím ở hàng phím số sao cho đúng sau khi quan sát hs thực hành trên máy. - Các em về nhà xem lại bài, đọc trước bài mới “Ôn tập gõ phím”. Nhận xét lớp học.. - hs lắng nghe, rút kinh nghiệm.. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Lịch báo giảng tuần 17(29/12/2014— 2/1/2014) Ngày 29/12 31/12 2/1. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 25,26. Tên bài dạy Bài 5 : Ôn tập gõ phím.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Tiết 25, 26. Bài 5: Ôn tập gõ phím I – Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức kiến thức về gõ bàn phím bằng mười ngón tay. - HS có khả năng gõ theo yêu cầu của GV. - Rèn luyện kỹ năng gõ, tính kiên nhẫn, siêng năng. - Phát huy tính độc lập tư duy lôgic. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 25. 1/ HĐ 1: Ôn lại kiến thức đã học về các quy tắc gõ phím.. * Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 2 hs lên thực hành thao tác mở phần mềm Mario và thực hiện gõ các phím - 2 HS lên thực hành ở hàng phím số. - Gv nhận xét, tuyên dương. * Bài mới - Gv nhắc lại cho hs cách đặt tay trên bàn phím: Các ngón tay đặt lên các phím xuất phát ở hàng cơ sở ( gv yêu cầu hs mở sgk tr.54 xem hình H.57) - Gv nhắc lại cách gõ cho hs nhớ lại: Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím. Cho hs quan sát H 58 trong sgk. Ngón tay tô màu nào thì gõ phím tương úng màu đó.. - HS quan sát.. - HS quan sát, lắng nghe. - HS ghi bài..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 2/ HĐ 2: Tập gõ với phần mềm Mario. - Gv hd hs cách chọn bài gõ tất cả các phím : 1. Nháy chuột tại mục Lessons. 2. Nháy chuột tại mục All Keyboar để tập gõ tất cả các phím đã học. 3. Nháy chuột vào các khung tranh 4. Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. - Gv thực hành mẫu cho hs quan sát.. - HS lắng nghe,quan sát. - Hs quan sát - Hs thực hành lại. - Hs ghi bài. - Hs quan sát lắng nghe. - Hs mở máy thực hành Tiết 26 3/ HĐ 3: Thực hành gõ với phần mềm soạn thảo văn bản Word . - Gv hướng dẫn hs nháy đúp chuột lên biểu tượng W để mở phần mềm soạn thảo và yêu cầu học sinh thực hành gõ các bài tập T1, T2, trong SGK trang 55,56 4/ HĐ 4: Củng cố Các em về nhà xem lại bài, đọc trước bài mới “Chương 4 : Em tập vẽ . Bài 1 Tập tô màu. Bài 2 : Tô màu bằng màu nền”. Nhận xét lớp học.. - Hs mở máy thực hành. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Lịch báo giảng tuần 18(5/1/2015— 9/1/2015) Ngày 5/1 7/1 9/1. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 27 28. Tên bài dạy Chương 4 : Em tập vẽ Bài 1 : Tập tô màu. Bài 2 : Tô màu bằng màu nền.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ND: 5 – 7 – 9 /1/2015. Tiết 27,28. Chương 4: Em tập vẽ Bài 1: Tập tô màu I – Mục tiêu: - HS nhận biết biểu tượng chương trình vẽ Paint trên màn hình. - Nhận biết công cụ hộp màu. - Tập làm quen tô màu đơn giản. - Rèn luyện thói quen kiên nhẫn, tỉ mỉ. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 27 1/ HĐ 1: Giới thiệu phần mềm vẽ Paint và làm - HS lắng nghe. quen với hộp màu * Giới thiệu phần mềm vẽ Paint - Paint là phần mềm vẽ hình đơn giản, giúp các em có thể học tô màu, học vẽ mà không cần giấy mực. - Để vẽ được đầu tiên phải khởi động được chương trình. - Nháy đúp chuột lên biểu tượng Paint trên - Gv giới thiệu biểu tượng phần mềm Paint cho hs màn hình nền. biết. - Hãy cho biết cách để khởi động chương trình Paint. - Yêu cầu HS khởi động chương trình Paint. - HS khởi động chương trình Paint. - Giới thiệu các thành phần chính của chương trình Paint. - HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Hộp công cụ. Trang vẽ. Hộp màu - Cho HS ghi bài. * Làm quen với hộp màu -Hộp màu nằm ở dưới màn hình của chương trình Paint. Màu vẽ. - HS ghi bài. Màu nền - Màu vẽ là màu của các nét vẽ từ các công cụ của hộp công cụ . - Màu nền là màu của phần bên ngoài hình các em vẽ. - Gv hướng dẫn hs cách chọn màu vẽ, màu nền : Để chọn màu vẽ em nháy nút trái chuột, để chọn màu nền em nháy nút phải chuột lên các ô màu trong hộp màu. - Thực hành mẫu cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Tô màu bằng màu vẽ - Giới thiệu công cụ tô màu cho HS quan sát. - Gv hd các bước thực hiện công cụ tô màu:. - HS quan sát và ghi nhớ.. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 1. Nháy chọn công cụ tô màu trong hộp công cụ. 2. Nháy chuột chọn màu tô. 3. Nháy chuột vào vùng muốn tô màu. - Thực hành từng bước thật chậm cho HS quan sát. - Chú ý: Nếu lỡ tô nhầm thì nhấn giữ phím Ctrl và gõ phím Z để lấy lại hình trước đó rồi tô lại. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài.. - HS quan sát. - HS thực hành lại. - HS ghi bài.. - HS quan sát.. - HS quan sát. - HS thực hành. - HS ghi bài. Tiết 28 3/ HĐ 3 : Tô màu bằng màu nền - Hãy cho biết cách để lấy màu nền. - Nháy nút phải chuột lên ô màu trong hộp - Nhận xét câu trả lời của HS. công cụ. - Gv hướng dẫn các bước thực hiện cách tô màu bằng màu nền: 1. Chọn công cụ tô màu. - HS lắng nghe. 2. Nháy nút phải chuột để chọn màu tô. 3. Nháy nút phải chuột vào vùng muốn tô màu. - Thực hành cho HS quan sát. - HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - HS thực hành. - Cho HS ghi bài. - HS ghi bài. 4 / HĐ 4 : Thực hành tổng hợp - Củng cố : Yêu cầu hs mở máy thực hành các bài tập T2, T3, T4, T5 SGK trang 59, 60 và BT T1, T2, T3 trang - HS thực hành 61, 62 GV quan sát hướng dẫn giúp đỡ hs trong quá trình thực hành. Các em về nhà xem lại bài, đọc trước bài mới : “ Bài 3: Vẽ đoạn thẳng” Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Lịch báo giảng tuần 19(12/1/2015— 16/1/2015) Ngày 12/1 14/1 16/1. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 29, 30. Tên bài dạy Bài 3 : Vẽ đoạn thẳng Bài 4 : Tẩy, xóa hình.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> ND: 12 – 14 –16 /1/2015. Tiết 29. Bài 3: Vẽ đoạn thẳng I – Mục tiêu: - HS biết sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ các hình đơn giản. - Rèn luyện thói quen kiên nhẫn, tỉ mỉ. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 29 - Cho HS quan sát hình một cái thang. Hãy cho - HS quan sát. biết thang được tạo thành từ gì? - Nhận xét câu trả lời của HS. Trong chương trình vẽ có 1 công cụ hỗ trợ chúng ta vẽ được những - HS lắng nghe. khúc gỗ hay nói khác đí là những đoạn thẳng. - Đó là công cụ vẽ đường thẳng, đoạn thẳng. Giới thiệu cho HS công cụ (vị trí, hình dạng) đường thẳng trên hộp công cụ. - HS quan sát. - Khi đã biết được công cụ đường thẳng thì các em chỉ việc thực hiện tuần tự theo các bước sau đây là sẽ vẽ được cái thang, cái nhà và nhiều vật dụng khác. 1. Chọn công cụ đườn thẳng trong hộp công cụ. 2. Chọn màu vẽ. 3. Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ. 4. Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đoạn thẳng. - Thực hành cho HS quan sát..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Chú ý: để vẽ đường thẳng đứng hay nằm ngang, trong lúc vẽ em nhấn giữ phím Shift trong lúc kéo thả chuột. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài. - Cho HS mở máy thực hành vẽ hình đơn giản bằng công cụ đường thẳng. - HS quan sát.. - HS thực hành lại. - HS ghi bài. - HS thực hành. Tiết 30. Bài 4: Tẩy, xóa hình I – Mục tiêu: - Giúp HS biết được cách để tẩy, xoá hình. - HS phân biệt được công cụ chọn và công cụ chọn tự do - Phân biệt được cách thực hiện giữc tẩy hình và xoá hình. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. .. III – Các họat động dạy và học: Họat động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 30 1/ HĐ 1: Tẩy một vùng trên hình: - Dùng viết xoá, dùng gôm bôi. - Để xoá thông thường các em dùng dụng cụ nào. - HS lắng nghe. - Nhận xét câu trả lời của HS. Trong Paint để xoá hình ta cũng dùng công cụ tẩy. - Tương tự các công cụ đã học để tẩy một vùng trên hình em phải thực hiện các bước sau: 1. Chọn công cụ tẩy trong hộp công cụ. 2. Chọn kích thước của tẩy ở phía dưới hộp công cụ. 3. Nháy hoặc kéo thả chuột trên phần cần tẩy. - Thực hành cho HS quan sát. - Cục gôm, viết xoá, phấn.. - Yêu cầu HS thực hành lại. - HS lắng nghe. - Nếu lỡ xoá nhầm thì chúng ta nhấn giữ phím Ctrl và gõ phím Z để phục hồi lại trạng thái trước rồi dùng công cụ xoá để xoá lại. - Thực hành cho HS quan sát. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 2: Chọn 1 phần hình vẽ: Mục tiêu: giúp hs biết cách chọn một phần hình - HS quan sát. vẽ - HS thực hành. - Mục đích của chọn 1 phần hình vẽ là để xoá hay - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> di chuyển phần hình đó. Có 2 công cụ để chọn hình: a/ Công cụ chọn: - Công cụ này dùng để chọn 1 vùng có hình chữ nhật. Để dùng công cụ này có 2 bước: 1. Chọn công cụ trong hộp công cụ. 2. Kéo thả chuột từ 1 góc của vùng cần chọn đến góc đối diện của vùng đó. Vùng sau khi được chọn sẽ được đánh dấu bằng hình chữ nhật nét đứt. - Thực hành cho HS quan sát. Phân biệt cho HS góc đối diện là như thế nào. b/ Công cụ chọn tự do: - Công cụ này chọn 1 vùng có dạng tuỳ ý. Cũng có 2 bước để sử dụng được công cụ này: 1. Chọn công cụ trong hộp công cụ. 2. Kéo thả chuột bao quanh vùng cần chọn, càng sát biên càng tốt. - Thực hành cho HS quan sát. - Cho HS ghi bài. 3/ HĐ 3: Xoá 1 vùng trên hình. Mục tiêu: giúp hs biết cách xoá 1 vùng trên hình - Để xoá 1 phần hình không cần thiết em có thể chọn cục tẩy để xoá nhưng ta cũng còn có cách khác để xoá mà không sợ xoá nhầm bằng cách thực hiện theo các bước sau: 1. Dùng công cụ chọn 1 phần hình vẽ để chọn vùng cần xoá. 2. Nhấn phím Delete. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài.. - HS ghi bài. - HS lắng nghe.. - HS quan sát. - HS lắng nghe.. - HS quan sát. - HS ghi bài. - HS lắng nghe.. - HS quan sát. - HS thực hành. - HS ghi bài. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Lịch báo giảng tuần 20(19/1/2015— 23/1/2015) Ngày 19/1 21/1 23/1. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 31,32. Tên bài dạy Bài 5: Di chuyển hình.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> ND : 19 – 21 – 23 /1/15 Tiết 41,42. Bài 5: Di chuyển hình I – Mục tiêu: - Giúp các em củng cố lại cách chọn một phần hình vẽ. - Giúp các em hiểu được di chuyển hình là như thế nào. - Giúp các em biết được cách để di chuyển được một hình vẽ đã có. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án... III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 31 *Ổn định lớp *Kiểm tra bài cũ: - Để chọn một phần hình vẽ em phải chọn - 2 HS lên trả bài và thực hành lại công cụ nào? Thực hiện như thế nào? - Để xoá một vùng trên hình mà không sử dụng cục tẩy em phải làm như thế nào? - HS nx, GV nx – tuyên dương - HS nhận xét * Bài mới 1/ HĐ1: Các bước thực hiện di chuyển hình - GV giới thiệu, hướng dẫn học sinh các bước thực hiện di chuyển hình: - HS lắng nghe 1. Dùng công cụ chọn để chọn một vùng bao quanh phần hình định di chuyển 2. Đưa con trỏ chuột vào vùng được chọn và kéo thả chuột tới vị trí mới. 3. Nháy chuột bên ngoài vùng chọn để kết thúc. - Thực hành cho HS quan sát. - HS quan sát.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Yêu cầu HS thực hành lại trên máy. Quan sát hướng dẫn HS thực hành cho đúng.. - HS thực hành lại. Tiết 32 2/ HĐ2: Thực hành – Củng cố - Yêu cầu HS vẽ hình ông mặt trời bằng một hình tròn và hình đường thẳng. - Yêu cầu HS chọn công cụ chọn hình trên hộp công cụ. - Chọn toàn bộ hình ông mặt trời. Nhấp chọn hình vừa chọn kéo thả chuột tới trí khác. Sau đó nhấp chuột ra ngoài vùng hình vừa chọn. - Hướng dẫn HS vẽ cửa sổ của ngôi nhà rồi sau đó di chuyển cửa sổ vào ngôi nhà. Rồi trang trí lên đó một ông mặt trời và vài đám mây. - GV quan sát giúp đỡ hs Các em về nhà xem lại bài. Đọc trước bài mới “Vẽ đường cong”. Nhận xét lớp học.. - Hs thực hành. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Lịch báo giảng tuần 21(26/1/2015— 30/1/2015). Ngày 26/1 28/1 30/1. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 33, 34. Tên bài dạy Bài 6: Vẽ đường cong.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> ND : 26 – 28 – 30 /1/15 Tiết 33, 34. Bài 6: Vẽ đường cong I – Mục tiêu: - Giúp các em hiểu được cách để vẽ đường cong. - Giúp các em nắm được một số lưu ý khi vẽ đường cong. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 33 *Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. *Kiểm tra bài cũ: - Hãy cho biết để di chuyển hình phải làm - Hs trả bài như thế nào? Hs nx, Gv nx – tuyên dương - Hs nhận xét *Bài mới 1/ HĐ1: Các bước thực hiện - GV hướng dẫn các bước thực hiện vẽ đường cong: - Hs lắng nghe 1. Chọn công cụ Đường cong trong hộp công cụ. 2. Chọn màu vẽ, nét vẽ. 3. Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra 4. Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thì thả nút chuột và nháy chuột lần nữa..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành.. - Hs quan sát - Hs thực hành Tiết 34. 2/ HĐ2: Thực hành – Củng cố - Hướng dẫn các em HS thực hành vẽ con cá bằng cách dùng đường cong để vẽ đường thân cá và mang cá, công cụ đường thẳng để vẽ vây cá, hình tròn để vẽ mắt. - Hướng dẫn HS vẽ lá cây, bông hoa. - Quan sát hướng dẫn HS thực hành. Các em về xem lại bài. Đọc trước bài “ Sao chép màu từ màu có sẵn”. Nhận xét lớp học.. - HS lắng nghe, quan sát - Hs thực hành. Lịch báo giảng tuần 22(2/2/2015— 6/2/2015). Ngày 2/2 4/2 6/2. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 35, 36. Tên bài dạy Bài 7: Sao chép màu từ màu có sẵn.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> ND : 2 – 4 – 6 /2/15 Tiết 35, 36. Bài 7: Sao chép màu từ màu có sẵn I – Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được khái niệm sao chép. - Giúp HS biết để sao chép màu phải sử dụng công cụ ống hút màu, và cách lấy màu từ màu có sẵn. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 35 *Ổn định lớp *Kiểm tra bài cũ: - Để vẽ đường cong em phải sử dụng công cụ -Hs trả bài nào? Các bước để vẽ đường cong? - Sau khi đã tạo được đường cong như mong - Hs nhận xét muốn em cần phải làm gì để cố định đường cong lại. Hs nx, Gv nx – tuyên dương *Bài mới: 1/ HĐ1: Các bước thực hiện sao chép màu từ màu có sẵn - GV hướng dẫn các bước thực hiện sao chép màu - Hs lắng nghe từ màu có sẵn: 1. Chọn công cụ Sao chép màu tỏng hộp công cụ 2. Nháy chuột lên phần hình vẽ có màu cần sao.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> chép 3. Chọn công cụ tô màu 4. Nháy chuột lên nơi cần tô màu vừa sao chép - GV thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài.. - Hs quan sát - HS thực hành - Hs ghi bài. Tiết 36 2 / HĐ 2: Thực hành – Củng cố - Yêu cầu HS mở máy thực hành. Vẽ hình ngôi nhà và tô màu cho ngôi nhà, chỉ tô một phần cửa - HS mở máy thực hành sổ. Sau đó sao chép màu cho khung của sổ phía bên kia. - Hướng dẫn HS thực hành, giúp đỡ HS trong quá trình thực hành. Các em về nhà xem lại bài. Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Lịch báo giảng tuần 23(9/2/2015— 13/2/2015). Ngày 9/2 11/2 13/2. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 37, 38. Tên bài dạy Chương 5: Em tập soạn thảo Bài 1: Bước đầu soạn thảo.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> ND : 9 – 11 – 13/2/15. Tiết 49,50. Chương 5: Em tập soạn thảo Bài 1: Bước đầu soạn thảo I – Mục tiêu: - Giúp các em nắm bắt những khái niệm ban đầu về soạn thảo văn bản. - Giúp các em biết chương trình Word là gì? Các phím thường hay dùng trong chương trình Word. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy vi tính, giáo án ,phần mềm word - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 37. *Ổn định lớp *Kiểm tra bài cũ: - Hãy cho biết sao chép màu từ màu có sẵn em phải dùng công cụ nào? - Các bước thực hiện để sao chép màu từ màu có sẵn? Hs nx, Gv nx – tuyên dương *Bài mới: 1/ HĐ 1: Phần mềm soạn thảo - Gv giới thiệu Biểu tượng của chương trình Word : có dạng chữ W.. -Hs trả bài - Hs nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Word. -GV hướng dẫn cách khởi động Word: Nháy đúp chuột lên biểu tượng W Sau khi khởi động Word thì màn hình soạn thảo chính của Word sẽ xuất hiện như sau:. Vùng soạn thảo. - Gv giới thiệu vùng soạn thảo, con trỏ thảo cho hs nắm. - Yêu cầu HS thực hành khởi động chương trình Word trên máy của mình. 2/ HĐ 2: Soạn thảo - Soạn thảo là các em gõ các chữ hay kí hiệu từ bàn phím. - Khi chúng ta gõ 1 phím thì kí hiệu tương ứng sẽ xuất - Hs lắng nghe hiện tại vị trí của con trỏ soạn thảo. - Yêu cầu HS thực hành gõ thử họ và tên mình trên máy vi trính (lưu ý HS gõ tên mình không dấu). - Những phím có vị trí quan trọng trong Word là: + Phím enter: để xuống dòng. (Trong Word tự xuống dòng khi con trỏ soạn thảo sát lề phải, không còn chỗ cho chữ mới được gõ vào). + Nhấn phím mũi tên để di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản (chỉ những vị trí nào con trỏ soạn thảo đi qua thì các phím mũi tên mới có tác dụng). - Hs quan sát Chú ý: Nếu có thể di chuyển con trỏ soạn thảo bằng cách nháy chuột để đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí bất kỳ trong.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> văn bản. - Cho HS thực hành gõ 1 đoạn văn bản ngắn không bỏ dấu. - Hs thực hành Tiết 38 3/ HĐ 3: Thực hành – Củng cố - Yêu cầu HS mở máy thực hành gõ bài tập 4, 5 trong SGK - Hướng dẫn và giúp đỡ HS thực hành trên máy. * Củng cố: 1/ Phần mềm soạn thảo văn bản gọi là phần mềm gì? 2/ Con trỏ soạn thảo có hình dạng như thế nào? 3/ Con trỏ soạn thảo khác con trỏ chuột như thế nào? - Các em về nhà xem lại bài. Đọc trước bài “Chữ hoa”. Nhận xét lớp học.. - Hs thực hành. - Hs trả lời - Hs lắng nghe. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Lịch báo giảng tuần 24(24/2/2015— 27/2/2015). Ngày 25/2 27/2. Điểm Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 39, 40. Tên bài dạy Bài 2: Chữ Hoa.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> ND : 25 – 27/2/15 Tiết 51, 52. Bài 2: Chữ Hoa I – Mục tiêu: - Giúp HS phân biệt được giữa chữ hoa và chữ thường. - Hướng dẫn HS biết cách gõ chữ hoa. - Giúp HS biết cách sữa lỗi trong lúc soạn thảo văn bản. II – Chuẩn bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 39. *Ổn định lớp *Kiểm tra bài cũ: - Hãy cho biết công dụng của phím Enter. - Hãy cho biết để di chuyển con trỏ soạn thảo em phải làm gì? Hs nx, Gv nx – tuyên dương *Bài mới: 1/ HĐ 1: Gõ chữ hoa - Để gõ chữ hoa em sử dụng phím có tên là Caps Lock. - Giới thiệu vị trí phím Caps Lock cho HS quan sát. Và vị trí đèn Caps Lock trên bàn phím. - GV hướng dẫn hs cách sử dụng phím Caps Lock - Yêu cầu HS thực hành lại trên máy của mình. - Ngoài ra vẫn còn 1 các khác để viết hoa đó là sử dụng phím Shift.. -Hs trả bài - Hs nhận xét. - HS quan sát và ghi nhớ. - HS quan sát. - HS ghi nhớ. - HS quan sát. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Giới thiệu vị trí phím Shift. - Khi cần viết hoa 1 chữ nào đó ta chỉ việc 1 tay đè phím Shift, 1 tay gõ phím là sẽ viết hoa được. Nếu không đè phím Shift thì chữ gõ ra vẫn chỉ là chữ thường không phải chữ hoa. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. 2/ HĐ 2: Gõ kí hiệu trên của phím - Giới thiệu cho HS 1 số phím có 2 ký hiệu. - Để lấy kí hiệu trên của phím có 2 ký hiệu em sẽ nhấn giữ phím Shift và gõ phím đó. VD: dấu !, em nhấn giữ phím Shift và gõ phím số 1. Còn lấy số 1 thì ta không cần đè phím Shift làm gì. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài.. - HS quan sát. - HS thực hành lại.. - HS quan sát. - HS thực hành. - HS ghi bài. - HS lắng nghe.. Tiết 40 3/ HĐ 3: Sửa lỗi gõ sai - Gv hướng dẫn hs cách sửa lỗi gõ sai - Để xoá chữ đã gõ sai có 2 phím để xoá. + Phím Backspace (Hay phím mũi tên trên hàng - Hs lắng nghe, quan sát phím số) để xoá chữ bên trái con trỏ soạn thảo. + Phím Delete để xoá chữ bên phải con trỏ soạn thảo. - Thực hành cho HS quan sát. - Hs thực hành - Cho HS ghi bài. - Lưu ý: khi xoá nhầm ta có thể nhấn nút undo hoặc Ctrl + Z để phục hồi lại. - Giới thiệu cho HS nút lệnh undo. - Hs quan sát, lắng nghe - Thực hành cho HS quan sát. - Hs thực hành - Cho HS ghi bài. - Hs ghi bài 4/ HĐ 4: Thực hành- Củng cố - HS mở máy thực hành các bài tập trong SGK. - Hs thực hành - Quan sát, giúp đỡ HS thực hành. Các em về xem lại bài. Đọc bài “Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư đ”. Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Lịch báo giảng tuần 25(2/3/2015— 6/3/2015). Ngày 2/3 4/3 6/3. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 41, 42. Tên bài dạy Bài 3: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> ND: 2 – 4 – 6 /03/15 Tiết 41, 42. Bài 3: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ I - Mục tiêu: - Giới thiệu với HS cách bỏ dấu trong sọan thảo văn bản. - Giúp HS làm quen bước đầu với việc bỏ dấu bằng 2 kiểu gõ thông dụng VNI và TELEX. - Rèn luyện HS thói quen quan sát văn bản trước lúc sọan thảo. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 41. *Ổn định lớp *Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy cho biết cách để gõ chữ hoa. 2/ Hãy cho biết cách để lấy kí hiệu trên của phím có 2 kí hiệu. 3/ Phân biệt sự khác nhau của việc dùng phím backspace và phím delete. Hs nx, Gv nx – tuyên dương *Bài mới: 1/ HĐ 1: Gõ kiểu VNI - Gv hướng dẫn cách gõ dấu kiểu Vni - Trong kiểu VNI để bỏ dấu các chữ ta phải kèm theo phím chữ 1 phím số. VD: a 8 ta được dấu ắ. - Muốn bỏ dấu cho chữ em phải tuân theo bảng bỏ dấu sau:. -Hs trả bài - Hs nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Để có chữ Em gõ ă a8 â a6 ê e6 ô o6 ơ o7 ư u7 đ d9 - Thực hành bỏ dấu cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Tương tự như vậy để gõ được các chữ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ. Các em cũng làm tương tự nhưng khác ở chỗ các em phải viết hoa các chữ cái. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài. 2/ HĐ 3: Thực hành - Yêu cầu HS mở máy thực hành đánh vào các từ sau đây theo đúng mẫu, kết hợp kiến thức bỏ dấu vừa học và gõ chữ hoa đã học ở tiết trước: Trung Thu Lên nương Cô Tiên Mưa xuân Thăng Long Âu Cơ - Quan sát, hướng dẫu HS trong quá trình thực hành.. - HS quan sát. - HS thực hành. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS thực hành. - HS quan sát. - HS ghi bài. - Hs thực hành. Tiết 42 3/ HĐ 3: Gõ kiểu TELEX - Tương tự như kiểu gõ VNI, muốn bỏ dấu cho chữ các em cũng phải nhờ đến 1 phím trung gian như phím này là phím chữ chứ không phải là phím số như kiểu VNI. Bảng gõ như sau: Để có chữ Em gõ ă aw â aa ê ee ô oo ơ ow ư uw đ dd - Để gõ chữ hoa cũng tương tự như kiểu VNI. - Thực hành cho HS quan sát.. - HS lắng nghe. - HS quan sát.. - HS quan sát..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Yêu cầu HS thực hành lại. - HS thực hành. - Hai kiểu gõ TELEX và VNI đề hỗ trợ cho chúng - HS lắng nghe và ghi nhớ. ta bỏ dấu, tùy theo khả năng các em sẽ chọn cách bỏ dấu cho thích hợp họăc học cả 2 cách càng tốt. - HS thực hành. 2/ HĐ 3: Thực hành - HS quan sát. - Yêu cầu HS mở máy thực hành đánh vào các từ - HS ghi bài. sau đây theo đúng mẫu, kết hợp kiến thức bỏ dấu vừa học và gõ chữ hoa đã học ở tiết trước: Trung Thu - Hs thực hành Lên nương Cô Tiên Mưa xuân Thăng Long Âu Cơ - Quan sát, hướng dẫu HS trong quá trình thực hành. Các em về xem lại bài. Đọc trước bài “dấu huyền, sắc, nặng”. Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Lịch báo giảng tuần 26(9/3/2015— 13/3/2015). Ngày 9/3 11/3 13/3. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 43, 44. Tên bài dạy Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> ND: 9 – 11 – 13 /03/15 Tiết 50, 51. Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng I – Mục tiêu: - Hướng dẫn HS biết biết cách bỏ các dấu cơ bản: dấu huyền, sắc, nặng. - Giúp HS biết cách đánh các dấu huyền, sắc, nặng bằng cả 2 kiểu Telex và Vni. - Hình thành thái độ học tập đúng cho HS. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 43. *Ổn định lớp *Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy cho biết cách để bỏ dấu các chữ ă, â, ê, ô, ư, ơ, đ bằng kiểu VNI? 2/ Hãy cho biết cách để bỏ dấu các chữ ă, â, ê, ô, ư, ơ, đ bằng kiểu TELEX? Hs nx, Gv nx – tuyên dương *Bài mới: 1/ HĐ 1: Gõ kiểu VNI * Quy tắc gõ chữ có dấu Để gõ một từ có dấu, em thực hiện theo quy tắc “Gõ chữ trước, gõ dấu sau”: 1. Gõ hết các chữ trong tù 2. Gõ dấu - Trong kiểu gõ Vni để bỏ được 3 dấu sắc, huyền, nặng em cũng tuân theo bảng dấu sau. Để có dấu Em gõ. -Hs trả bài - Hs nhận xét. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Dấu huyền 2 Dấu sắc 1 Dấu nặng 5 - Cách để bỏ dấu cũng tương tự như tiết trứơc, đầu tiên mình phải gõ chữ trong từ rồi gõ dấu: VD: Học bài mình sẽ gõ như sau: Ho5c ba2i. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài.. - HS quan sát. - HS thực hành. - HS ghi bài.. Tiết 44 2/ HĐ 2: Gõ kiểu TELEX - Tương tự như gõ kiểu VNI chỉ thay thế các con số 1, 2, 3 bằng các chữ: Để có dấu Em gõ Dấu huyền f Dấu sắc s Dấu nặng j - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài. HĐ 3: Thực hành – Củng cố - Yêu cầu HS thực hành đánh bài thực hành trong SGK - Quan sát giúp đỡ HS trong quá trình HS thực hành. Các em về xem lại bài. Đọc trước bài: “Dấu hỏi, dấu ngã”. Nhận xét lớp học.. - HS lắng nghe.. - HS quan sát. - HS thực hành. - HS ghi bài. - Hs thực hành. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Lịch báo giảng tuần 27(16/3/2015— 20/3/2015). Ngày 16/3 17/3 18/3. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 45, 46. Tên bài dạy Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> ND: 16 – 17 - 18 /03/15 Tiết 52, 53. Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã I – Mục tiêu: - Hướng dẫn HS biết cách bỏ các dấu cơ bản: dấu hỏi và dấu ngã. - Giúp HS biết cách đánh các dấu hỏi, ngã bằng cả 2 kiểu Telex và Vni. - Hình thành thái độ học tập đúng cho HS. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò Tiết 45. *Ổn định lớp -Hs trả bài *Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy cho biết cách để bỏ dấu các dấu sắc, huyền, - Hs nhận xét nặng bằng kiểu VNI? 2/ Hãy cho biết cách để bỏ dấu các dấu sắc, huyền, nặng bằng kiểu TELEX? Hs nx, Gv nx – tuyên dương *Bài mới: HĐ 1: Gõ kiểu VNI: - Trong kiểu gõ Vni để bỏ được 3 dấu hỏi và dấu - HS lắng nghe. ngã em cũng tuân theo bảng dấu sau. Để có dấu Em gõ Dấu hỏi 3 Dấu ngã 4 - Để gõ một từ có dấu em phải tuân theo nguyên tắc: “gõ chữ trước, gõ dấu sau”. - Cách để bỏ dấu cũng tương tự như tiết trứơc, đầu tiên mình phải gõ chữ trong từ rồi gõ dấu:.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> VD: Học bài mình sẽ gõ như sau: Du4ng ca3m. - Thực hành cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thực hành lại. - Cho HS ghi bài.. - HS quan sát. - HS thực hành. - HS ghi bài.. Tiết 46 HĐ 2: Gõ kiểu TELEX: - Tương tự như gõ kiểu VNI chỉ thay thế các con - HS lắng nghe. số 1, 2, 3 bằng các chữ: Để có dấu Em gõ Dấu hỏi r Dấu ngã x - HS quan sát. - Thực hành cho HS quan sát. - HS thực hành. - Yêu cầu HS thực hành lại. - HS ghi bài. - Cho HS ghi bài. HĐ 3: Thực hành: - Yêu cầu HS thực hành đánh bài thực hành trong - Hs thực hành SGK. - Quan sát giúp đỡ HS trong quá trình HS thực hành. Các em về xem lại bài. Đọc trước bài: “Luyện gõ”. Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Lịch báo giảng tuần 28(23/3/2015— 27/3/2015). Ngày 23/3 25/3 27/3. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 47, 48. Tên bài dạy Bài 6: Luyện gõ.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> ND: 1/4/14. Tiết 54, 55. Bài 6: Luyện gõ I – Mục tiêu: - Hướng dẫn HS luyện tập gõ các dấu cơ bản đã học. - Hình thành thái độ học tập đúng cho HS. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 45 *Ổn định lớp -Hs trả bài *Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy cho biết cách để bỏ dấu các dấu hỏi, ngã - Hs nhận xét bằng kiểu VNI? 2/ Hãy cho biết cách để bỏ dấu các dấu hỏi, ngã bằng kiểu TELEX? Hs nx, Gv nx – tuyên dương *Bài mới: 1/ HĐ 1: Thực hành 1 Dấu hỏi, ngã, sắc, huyền, nặng, dấu ă, â, ư, đ. Bảng dấu của tiếng Việt các em đã học bao gồm những dấu nào? - Nhận xét câu trả lời của HS. Tiết này các em sẽ ôn lại cách bỏ dấu tiếng Việt bằng bài thực hành sau:.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Thực hành.. - GV quan sát, hướng dẫn, sữa chữa lỗi cho các em trong quá trình thực hành. Tiết 46 1/ HĐ 1: Thực hành 2 – Củng cố Yêu cầu học sinh thực hành bài tập T2 trong SGK trang 95 - GV quan sát, hướng dẫn, sữa chữa lỗi cho các em trong quá trình thực hành. Các em về ôn lại bài. Xem trước bài “ Ôn tập” . Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Lịch báo giảng tuần 29(30/3/2015— 3/4/2015). Ngày 30/3 1/4 3/4. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 49, 50. Tên bài dạy Bài 7: Ôn tập.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> ND: 8/04/14 Tiết 56, 57. Bài 7: Ôn tập I – Mục tiêu: - Hướng dẫn HS ôn tập gõ các dấu cơ bản đã học. - Hình thành thái độ học tập đúng cho HS. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò - GV nêu lại quy tác gõ dấu kiểu Telex và Vni - Hs lắng nghe Cho hs thực hành gõ bài T1, T2 trong SGK - HS thực hành. - GV quan sát, hướng dẫn, sữa chữa lỗi cho các em trong quá trình thực hành. Các em về ôn lại bài. Xem trước bài “ Học toán cùng phần mềm cùng học Toán 3” . Nhận xét lớp học. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Lịch báo giảng tuần 30(6/4/2015— 10/4/2015). Ngày 6/4 8/4 10/4. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 51, 52. Tên bài dạy Chương 6 : Học cùng máy tính Bài 1 : Học toán với phần mềm Cùng học toán 3.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> ND: 8/04/14. Tiết 51, 52 CHƯƠNG 6 : HỌC CÙNG MÁY TÍNH Bài 1: HỌC TOÁN VỚI PHẦN MỀM CÙNG HỌC TOÁN 3 I – Mục tiêu: - Biết cách khỏi động phần mềm học toán để tự luyện tập. - Nâng cao kĩ năng sử dụng bàn phím và chuột. Sử dụng các thao tác với bàn phím, chuột để giao tiếp với máy tính. - Sử dụng phần mềm để tự làm bài kiểm tra trên máy tính và có đánh giá kết quả đúng hay sai cho học sinh. II - Chuần bị đồ dùng: Giáo án, phòng máy, máy tính có cài đặt phần mềm Learning Math 3 (phần mềm học toán lớp 3).. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 51 1/ Hoạt động 1: Khởi động phần mềm học toán - HS lắng nghe, quan sát lớp 3 - HS lắng nghe, quan sát - Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm và các thao tác để vào được trò chơi học toán..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - HS nhắp đúp chuột vào biểu tượng trên mà hình máy tính và xuất hiện màn hình của trò chơi. - Em nhắp chuột trái vào một tấm biển nhỏ có chữ Bắt đầu ở giữa hai cánh cổng để vào chọn các bài tập nằm trên chiếc cầu vồng.. - HS lắng nghe, quan sát. - Em nhắp chuột vào các bài tập có mức độ từ khó đến dễ theo sự hướng dẫn của giáo viên, để làm bài tập và chơi. 2/ HĐ 2: Hướng dẫn các nút lệnh trên phần mềm -Gv hướng dẫn cách điền số, điền dấu, điền chữ vào phần mềm - Khi em không biết bước tiếp theo ta nên làm gì thì em có thể nhắp chuột trái vào nút để được trợ giúp em khi làm bài. Nếu em nhắp trợ - HS lắng nghe, quan sát giúp thì em sẽ bị trừ đi 1 điểm. - Sau khi em hoàn tất một bài toán, để kiểm tra kết quả thì em sẽ nhắp chuột trái vào biểu tượng để kiểm tra kết quả làm bài của em. Tiết 52 3/ HĐ 3: Hướng dẫn các nút lệnh trên phần mềm (tt) - Nếu em muốn làm lại bài tập đó từ đầu thì em sẽ - HS lắng nghe, quan sát nhắp chuột trái vào biểu tượng . - Để làm bài tiếp theo, em sẽ nhắp chuột trái vào biểu tượng theo. chính.. để chuyển sang bài làm tiếp. đóng cửa sổ bài làm trở về màn hình. - Em nhấp chuột vào biểu tượng trên góc phải của màm hình trò chơi để thoát khỏi phần mềm. 4/ HĐ 4 : Thực hành – Củng cố - GV yêu cầu hs mở máy thực hành các bài tập.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> theo yêu cầu của GV - Gv quan sát giúp đỡ hs trong quá trình thực hành - Giáo viên nhận xét tiết học - Giáo viên dặn dò học sinh về nhà cần thực hành làm bài tập với phần mềm nhiều hơn giúp cho các em nhớ các dạng bài toán và giúp em làm toán được tốt hơn. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Lịch báo giảng tuần 31(13/4/2015— 17/4/2015). Ngày 13/4 15/4 17/4. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 53, 54. Tên bài dạy Bài 2 : Học làm công việc gia đình với phần mềm Tidy Up.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> ND : 13 – 15 – 17/4/15. Tiết 53, 54 Bài 2: HỌC LÀM CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH VỚI PHẦN MỀM TIDY UP (TIẾT 1) I – Mục tiêu: Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm Thông qua phần mềm này học sinh hiểu được ý nghĩa của các phần mềm máy tính ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (ví dụ học toán, rèn luyện tư duy sáng tạo, khả năng quan sát). Từ đó học sinh biết thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích.. II - Chuần bị đồ dùng: - GV: SGK, máy chiếu, máy vi tính, giáo án. - HS: SGK.. III – Các họat động dạy và học: Hoạt động của Thầy. Hoạt động của trò. Tiết 53 1/ Hoạt động 1: Khởi động phần mềm - Khởi động phần mềm bằng cách nhắp đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình. - Em nhắp chuột tại nút Start A New Game và gõ tên em vào, sau đó chọn OK. Thực hiện nhắp - Học sinh quan sát chuột chọn lần lượt một trong các phòng để luyện - Lắng nghe và ghi bài.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> tập. + Hall : Phòng đợi (hội trường). + Living Room : Phòng khách. + Dining Room : Phòng ăn. + Kitchen : Nhà bếp. + Bathroom : Phòng tắm. + Bedroom : Phòng ngủ. - Trong mỗi phòng các đồ vật rất lộn xộn, nhiệm vụ của các em là dọn dẹp bằng cách di chuyển các đồ vật để đúng vị trí của nó. 2/ Hoạt động 2: Thực hiện công việc - Khi nhắp chuột lên đồ vật cần di chuyển nó sẽ được chuyển đến vị trí đúng. - Khi dọn xong một phòng, phần mềm sẽ yêu cầu em chuyển sang phòng tiếp theo (Click here to move to the next room). - Các đồ vật cần được dọn dẹp theo thứ tự nhất định. - Khi dọn dẹp xong phòng cuối em sẽ được 1 giấy chứng nhận có thành tích lao động. - Nhấn F2 (hoặc nhắp chọn Game  New Game) để bắt đầu 1 lượt chơi mới.. - Học sinh quan sát hình và ghi nhớ. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ - Học sinh quan sát hình. - HS ghi bài và quan sát hình. - HS ghi nhớ.. Tiết 54 3/ Hoạt động 3: Thực hành. - Hướng dẫn thực hành. * Thoát phần mềm:. - Hs thực hành. - Bấm vào dấu trên góc màn hình của phần mềm - GV quan sát giúp đỡ hs trong quá trình thực hành - Mời vài em hs nhắc lại nội dung bài học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau thực hành. - Giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Lịch báo giảng tuần 32(20/4/2015— 24/4/2015). Ngày 20/4 22/4 24/4. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 55, 56. Ôn tập cuối học kỳ II I – Mục tiêu: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở HK II. - Giúp HS giải đáp những thắc mắc trong lúc thực hành.. Tên bài dạy Ôn tập cuối học kỳ II (tt).

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Lịch báo giảng tuần 33(27/4/2015— 1/5/2015). Ngày 27/4. Điểm Voi Đình. Lớp 3. Tiết 57, 58. Ôn tập cuối học kỳ II (tt) I – Mục tiêu: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở HK II. - Giúp HS giải đáp những thắc mắc trong lúc thực hành.. Tên bài dạy Ôn tập cuối học kỳ II (tt).

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Lịch báo giảng tuần 34(4/5/2015— 8/5/2015). Ngày 4/5 6/5 8/5. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 59, 60. Ôn tập cuối học kỳ II (tt) I – Mục tiêu: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở HK II. - Giúp HS giải đáp những thắc mắc trong lúc thực hành.. Tên bài dạy Ôn tập cuối học kỳ II (tt).

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Lịch báo giảng tuần 35(11/5/2015— 15/5/2015). Ngày 11/5 13/5 15/5. Điểm Voi Đình Rau Má Nước Trong. Lớp 3. Tiết 61,62. Thi học kỳ II. Tên bài dạy Thi học kỳ II.

<span class='text_page_counter'>(90)</span>

×