Chọn giống
kháng sâu bệnh
1. Chọn giống kháng sâu và côn trùng
1.1. Những thiệt hại do sâu và côn trùng
gây ra
Sâu và côn trùng có thể được chia làm
hai loại dựa trên phương thức sử dụng
thức ăn của chúng:
- Côn trùng chích hút: bọ rầy, rệp, bọ xít
- Côn trùng ăn các bộ phận khác nhau
của thực vật: đục thân, đục rễ, cuốn lá,
đục quả, ăn lá.
Tất cả các loại này đều làm giảm năng
suất và chất lượng sản phẩm. Sự mất mát
về chất lượng thường xuyên hơn và ở
mức độ cao hơn sự mất mát về sản
lượng. Một giống nhiễm sâu thường đưa
đến các hậu quả sau:
- Giảm sự phát triển của cây trồng
- Phá hủy lá, thân, cành, nụ hoa, hoa,
chồi vô tính, quả và hạt, …
- Làm gãy cây
Mức độ thiệt hại trước hết phụ thuộc vào
cường độ tấn công của côn trùng và mức
độ nhiễm của ký chủ. Côn trùng còn có
thể gây tác hại gián tiếp, rất nhiều loại
côn trùng là vật truyền bệnh virus. Sự
chấn thương do côn trùng gây ra tạo điều
kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
1.2. Cơ chế của tính kháng sâu và côn
trùng
Tính kháng sâu và côn trùng được chia
làm 4 nhóm: Không ưa thích; Kháng
sinh; Chống chịu; Cơ chế tránh.
1.2.1. Cơ chế không ưa thích
Ký chủ tạo ra sự không hấp dẫn cho sâu
và côn trùng, chính là sự không thích ứng
cho việc tạo vùng sống và vùng đẻ trứng.
Kiểu kháng này hạn chế khả năng tấn
công của sâu hại hoặc sự không chấp
nhận tấn công. Sự không chấp nhận xuất
hiện khi côn trùng không dùng thức ăn
của ký chủ hoặc ký chủ không có thức ăn
phù hợp cho côn trùng. Cơ chế không ưa
này có liên quan đến nhiều thuộc tính
hình thái sinh lý hoặc sinh hóa của cây
chủ.
1.2.2. Cơ chế kháng sinh
Các chất kháng sinh có tác dụng kháng
lại sự ăn cây chủ của sâu để bảo tồn sự
phát triển và tái sinh của cây trồng.
Trong một số trường hợp, côn trùng bị
tiêu diệt khi chúng tàn phá cây trồng.
Chất kháng sinh có liên quan đến: Thuộc
tính hình thái; đặc tính sinh lý; đặc tính
hóa sinh; có thể là tổng hợp của 3 đặc
tính trên.
1.2.3. Cơ chế tránh
Cây trồng tránh sâu cũng như tránh
bệnh, đó không phải là tính kháng thực.
Tuy vậy nó có ảnh hưởng như là tính
kháng thực trong việc bảo vệ cây trồng
khỏi sự phá hoại của côn trùng và sâu
hại. Tất cả các trường hợp tránh sâu thực
chất là hiện tượng cây chủ không ở trong
giai đoạn khi côn trùng đang ở đỉnh cao
phát triển. Ví dụ: giống bông ngắn ngày
có thể tránh được sự phá hại của sâu phá
hoại vào cuối vụ trồng. Có trường hợp,
sự phát triển trong điều kiện không phù
hợp cho sự phát triển của sâu và côn
trùng. Ví dụ: sản xuất khoai tây hạt là để
tránh sự phá hại của rệp.
1.2.4. Cơ chế chống chịu
Tính chống chịu sâu cũng như tính chống
chịu bệnh. Giống chống chịu sâu cũng bị
tấn công ở mức độ giống như giống
nhiễm nhưng giống kháng vẫn cho năng
suất cao hơn. Trong một số trường hợp,
giống kháng phục hồi nhanh hơn sau khi
bị côn trùng tàn phá.
Tính kháng côn trùng thể hiện liên quan
đến các thuộc tính hình thái, sinh lý hoặc
hóa sinh của ký chủ.
2. Chọn tạo giống kháng bệnh
2.1. Bản chất của tính chống bệnh
Tính chống bệnh của cây chủ có thể là
thật khi được hình hthành lúc cây chủ và
thể gây bệnh tiếp xúc nhau hay có thể do
một số cơ chế được gọi chung là “tránh
né”. Sự tránh né làm giảm tiếp xúc giữa
cây chủ và thể gây bệnh.
Sự chống chịu nấm có thể được hình
thành do các yếu tố vật lý như tăng độ
dày tầng cutin hoặc phân bố thêm các mô
cứng. Cũng có thể là do phản ứng cực
nhạy làm cho chỗ bị nhiễm bệnh chết đi
và cản trở bệnh lan rộng thêm. Đôi khi
tính chống chịu biểu hiện ra làm cho sinh
trưởng và sinh sản của thể bệnh bị hạn
chế một cách đáng kể so với giống hoàn
toàn mẫn cảm.
2.2. Phát hiện và đánh giá sức đề kháng
Sức đề kháng có thể được phát hiện bằng
cách đánh giá cây trồng hoặc bộ phận
cây trồng trên đồng ruộng trong điều kiện
tự nhiên khi bệnh phát triển. Sàng lọc
tính đề kháng trong điều kiện tự nhiên
thường được tiến hành khi không có
phương pháp gây nhiễm nhân tạo hoặc
với các bệnh ít quan trọng, không cần
đến phương pháp phức tạp hay tốn kém.
Người ta đưa ra các phương pháp sàng
lọc nhân tạo đối với các bệnh quan trọng
của cây trồng chủ yếu.
Một phương pháp sàng lọc tốt phải có đủ
các điều kiện sau:
+ Có thể lặp lại được
+ Có thể xác định từng mức tác động
khác nhau lên thể gây bệnh
+ Phản ánh được phản ứng của thể chủ
trong điều kiện đồng ruộng
+ Thao tác được dễ dàng
+ Ứng dụng được cho các chương trình
chọn tạo giống cây trồng
+ Có thể sàng lọc được một số lượng cây
mà không tốn nhiều chỗ và thời gian.
Các phương pháp sàng lọc nhân tạo bao
gồm:
+ Tăng liều gây nhiễm của một nòi gây
bệnh thích hợp lên thể chủ
+ gây nhiễm cho cây hay bộ phận của
cây bằng phun, tiêm, ngâm hay trộn với
đất
+ Nuôi bệnh trong điều kiện môi trường
tối ưu
+ Cần chú ý tăng liều gây nhiễm vào lúc
nuôi bệnh cho cây.
Việc sàng lọc để chọn tính đề kháng
cũng có thể thực hiện bằng cách xử lý
cây được khảo nghiệm với độc tố nòi gây
bệnh.
Môi trường chọn lọc được tạo ra bằng
cách hỗn hợp các hóa chất đặc biệt có thể
kích thích sự sinh trưởng của các loài
nấm gây bệnh thực vật thích hợp. Có thể
gây dịch bệnh nhân tạo trên đồng ruộng ở
mức độ thí nghiệm. Các kiểu gene mẫn
cảm truyền bệnh được gieo thành hàng