Cách chọn tên miền cho trang web-
ph
ần 2
Vẫn còn một số những đuôi tên miền có lượng sử dụng cao như
“.info”, “.me”… Số lượng khách truy cập bị mất do gõ tên miền
sai cũng là một lý do khiến bạn nên sử dụng những đuôi tên miền
này cho trang web của bạn. Lý do chính khiến bạn nên tránh những
đuôi tên miền tr
ên, trừ “.com” là các công cụ tìm kiếm thường đặt
vị trí ưu tiên cho các trang như examplecorporation.com hơn là
trang examplecorporation.info nếu ai đó gõ từ “example
corporation
” trong công cụ tìm kiếm. Rất dễ để có thể tìm kiếm!
Nếu tên công ty của bạn ngắn hoặc sử dụng những từ thông dụng,
lúc này sẽ khó hơn cho bạn tìm kiếm một tên miền “.com”. Trong
trường hợp n
ày, bạn có thể phải sáng tạo một chút. Ví dụ, công ty
bạn tên là Revive với sản phẩm chính là nước uống. Giả định sẽ rất
khó trong việc tìm một tên miền revive.com, bạn có thể đăng ký
revivedrinks.com (drink – nước uống). Khi thêm một từ vào tên
công ty, hãy chú ý t
ới những sản phẩm hoặc mục tiêu hướng tới
của công ty bạn. nếu công ty Revive có định hướng lấn sang lĩnh
vực đồ ăn nhanh, bạn cũng có thể đặt tên miền cho công ty là
revivefoods.com.
Ngoài ra, cách t
ốt nhất cho bạn khi băn khoăn về đăng ký tên miền
cho công ty của mình, bạn nên ghi ra tất cả những cái tên mà bạn
có thể nghĩ ra trước khi xác định một tên chính thức, hãy tìm kiếm
thử trên công cụ tìm kiếm để xem đã có ai sở hữu nó chưa và cách
liên hệ với họ nếu bạn có ý định mua lại tên miền này.
Sau khi đã có ý tưởng rõ ràng về một tên miền đáp ứng được nhu
cầu, sở thích của bạn, bước tiếp theo là tìm kiếm tên miền này và
đăng kí.
Bước đầu tiên là bạn nên tìm kiếm, kiểm tra xem tên miền bạn
đang muốn đăng kí đ
ã có hay chưa. Có rất nhiều dịch vụ có thể
giúp bạn như GoDaddy.com – với nhiều năm kinh nghiệm hoặc
Register.com hay Dotster.com. Những trang web này sẽ cho phép
bạn biết được tên miền yêu thích của bạn đã có hay chưa. Nếu
chưa có, dịch vụ đăng kiểm sẽ tư vấn cho bạn.
Thêm vào đó, rất nhiều t
ên miền được sở hữu bởi một số người
nhưng lại không hoạt động v
à bạn có thể mua lại những trang này.
Nh
ững tên miền không được sử dụng được những người được gọi
là “parked” domain, đôi khi có thể mua lại từ họ. Trong trường hợp
ứng dụng đăng kiểm không đưa ra kết quả về t
ên miền mà bạn lựa
chọn khi tìm kiếm, không vấn đề gì. Trước tiên, truy cập trực tiếp
vào miền với trình duyệt web. Nếu là một parked domain, sẽ có
một thông báo hiển thị cho bạn biết: “tên miền này là để bán”. Một
trang khác giúp bạn kiểm tra là Sedo.com, nơi có rất nhiều người
sở hữu các tên miền cũ và sẵn sàng bán. Bạn cũng có thể liên hệ
với người sở hữu tên miền bạn muốn thông qua BetterWhois.com
và gửi email trực tiếp cho họ.
Chú ý: GoDaddy.com có công cụ tìm kiếm cực kì mạnh, giúp tìm
ki
ếm từ rất nhiều loại tên miền trong danh sách của bạn chỉ trong
một bước. Rất đơn giản!
Đăng ký một tên miền
Điều đầu tiên bạn phải là sau khi đã quyết định sử dụng một tên
mi
ền là mua ngay, thật nhanh trước khi có ai đó mua trước bạn.
Tất cả những trang web đã nêu ở trên (GoDaddy.com,
Register.com và Dotster.com) rất sẵn sàng hợp tác bán lại cho bạn
tên miền bạn muốn nếu nó có thể sử dụng được. Trong một số
trường hợp, họ thậm chí c
òn cung cấp cho bạn nơi lưu trữ tên miền
cũng như hạ giá bán cho bạn. Hãy nhớ rằng, tên miền chỉ là cách
để tìm thấy thông tin về công ty bạn, bạn vẫn phải lưu các file của
trang web ở một nơi nào đó trên Internet. Điều này được gọi là
webhosting –
cho thuê host. Các cơ quan, tổ chức cho phép đăng
ký và quản lý tên miền không phải nơi tốt nhất để bạn lưu lại cơ sở
dữ liệu của trang web, nếu muốn, bạn vẫn có thể nói với họ.
Hầu hết các trang web đăng kí tên miền chính đều có các thủ tục
rất đơn giản mỗi khi bạn có nhu cầu. Tuy nhiên, vì một lý do nào
đó bạn thấy quá trình này nằm ngoài khả năng của mình, bạn có
thể nhờ ai đó đăng kí hộ. Mặc dù vậy, bạn phải chắc chắn rằng
người n
ày phải thực sự đáng tin cậy và có thể giữ bí mật những
thông tin kinh doanh quan trọng.
Khi đăng kí một t
ên miền, nhà đăng kiểm sẽ yêu cầu cung cấp
thông tin liên lạc đối của 3 người: thông tin liên lạc của kỹ thuật
viên, thông tin liên lạc của người quản trị và thông tin liên lạc của
người đăng kí. Nếu bạn tự l
àm việc này, bạn có thể đăng kí thông
tin của mình cho cả 3 mục trên. Nếu ai đó làm hộ bạn, hãy nhớ
rằng bạn là người quản trị và người đăng kí còn họ là kỹ thuật
viên. Điều n
ày rất quan trọng và điều quan trọng nhất là thông tin
liên l
ạc. Nếu bạn cho phép một tổ chức thứ 3 đại diện cho cả 3 điều
trên, họ có thể kiểm soát, quản lý tên miền của bạn và thực sự điều
này không tốt chút nào cả. Điều này có thể cho phép họ kiểm soát
hoàn toàn trang web của bạn nếu có xảy ra tranh chấp. Đã có nhiều
trường hợp xảy ra như vậy, v
ì vậy bạn nên đặc biệt chú ý tới điều
này.
Cu
ối cùng, tên miền cần được làm mới làm mới hàng năm, nhưng
bạn cũng có thể nới rộng thời gian làm mới lại. Tốt nhất, bạn nên
b
ỏ ra 10 năm. Khoảng thời gian này không chỉ bảo vệ tên miền của
bạn trong vòng 10 năm mà còn khiến các công cụ tìm kiếm tin
tưởng v
à hiển thị đây là một địa chỉ tốt mỗi khi có ai đó tìm kiếm
cũng như nâng cao uy tín công ty bạn. Nhà đăng ký thường cung
cấp hợp đồng đăng ký dài hạn. Nếu khoảng thời gian 10 năm tiêu
t
ốn quá nhiều tiền của bạn, hãy rút gọn lại 5 năm hoặc 3 năm. Hơn
nữa, thời gian làm mới càng ngắn, càng ít khả năng bạn sẽ không
quên làm mới.
Hãy thoải mái trong việc lựa chọn nhưng hãy xác định kỹ mỗi tìm
ki
ếm một tên miền tốt, đẹp cho công ty bạn.