Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

đề tài THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP KINH tế CHO nền NÔNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.38 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

Khoa Kinh tế vận tải

Tên đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO
NỀN NƠNG SẢN VIỆT NAM
Nhóm: Stornadorevival

Thành viên:
1. Nguyễn Ngọc Khánh Linh
2. Phạm Thị Thanh Trà
3. Hồ Ngọc Ngân
4. Hà Bội Trân

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


MỞ ĐẦU

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG SẢN VIỆT NAM.

6

1. Tổng quan về thực trạng thị trường nông sản hiện nay:

6


1.1.Sự cần thiết từ thực tiễn đặt ra.

6

1.2. Đánh giá về những giải pháp cho nông sản Việt Nam hiện nay.

8

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.
1. Thực trạng và những mặt hạn chế
1.1. Nông sản vẫn chủ yếu xuất thô:

9
9
9

1.2. Luôn phải phụ thuộc vào những thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc.
10
2. Nguyên nhân:
2.1. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, năng suất lao động thấp.

11
11

2.2. Không chú trọng việc nghiên cứu thị trường trước khi sản xuất, kinh
doanh.
12
2.3. Thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản.

12


2.4. Ít ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng, chế biến sản
phẩm nông nghiệp.
13
2.5. Chưa xây dựng được thương hiệu, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu
dùng trong nước.
13
2.6. Thị trường vẫn chưa được mở rộng, tập trung nhiều vào thị trường
Trung Quốc.
14
2.7. Thiên tai.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM

14
15

1. Các hộ nông dân liên kết với các công ty chuyên về các mặt hàng nông sản:
15
1.1. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác:

15

1.2. Tập huấn đào tạo chuyên sâu vào kỹ thuật, cách sử dụng phân bón hợp
lý:
16
1.3.Tạo lập ra những phần mềm quản lý các dữ liệu nông trại:

16

1.4. Đảm bảo đầu ra của sản phẩm


17

2. Tận dụng nông sản dư thừa để sản xuất hay tạo ra những lợi ích đáp ứng
nhu cầu đời sống:
17
2.1. Làm thực phẩm hằng ngày, nước uống giải khát:

17

2.2.Làm phân bón, thức ăn cho các gia súc gia cầm:

18


2.3. Có thể tận dụng làm mở rộng quy mơ khu tham quan sinh thái tích hợp
với việc tạo ra những đặc sản cho vùng miền:
18
2.4 . Tạo ra những sản phẩm xanh sạch từ những loại nông sản dư thừa:19
2.4.1. Tạo ra loại da được làm bằng những nông sản dư thừa:

19

2.4.2.Tạo ra giấy bọc thức ăn bằng các loại trái cây dư thừa:

19

CHƯƠNG IV: VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG NHƯ THẾ NÀO VÀ LIỆU RẰNG
TRONG TƯƠNG LAI SẼ RA SAO ?
20

KẾT LUẬN

22

Tài liệu tham khảo

23

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.
Nông nghiệp là 1 trong 2 ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân với 80% dân số sống ở nông thôn, gần 70% lao động làm
việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cịn là quốc gia nằm trong
vành đai nội chí tuyến, có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông sản
mang bản sắc riêng của các tiểu vùng sinh thái đất thấp, đồi núi , cao nguyên và ven
biển. Phát huy lợi thế này, sau hơn 30 năm đổi mới,nông nghiệp Việt Nam luôn giữ
mức tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung,
khu vực Đơng Nam Á nói riêng.Trong hai giai đoạn suy thối kinh tế, năm 1989, khối
Ðơng Âu và Liên Xô (trước đây) tan vỡ, và năm 1999, khủng hoảng kinh tế tài chính
châu Á, tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ đều giảm nhưng nhờ nông nghiệp
tăng trưởng cao nên mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế được duy trì, góp
phần quan trọng bảo đảm ổn định xã hội và chính trị đất nước. Nền nông nghiệp Việt
Nam cơ bản đã trải qua quá trình chủ yếu sản xuất để đáp ứng nhu cầu lương thực
trong nước. Giờ đây nước ta đã có đủ điều kiện để chủ động thúc đẩy mạnh mẽ hơn
quá trình phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng hướng tới việc tạo ra nhiều
việc làm và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân.
Tuy nhiên, đến nay, những hạn chế về chất lượng, tính bền vững, sự sáng tạo và
cách thức phát triển, cùng những yêu cầu mới đã và đang địi hỏi ngành nơng nghiệp

Việt Nam cần có những bước chuyển mới mang tính đột phá hơn.
Theo VNEconomy.vn, sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, mức xuất khẩu của
nông sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 lại tiếp tục giảm 10,5%. Đến đầu năm
2021, thị trường lại chứng kiến hàng loạt cuộc “giải cứu” nông sản ùn ứ, dư thừa với
số lượng lớn. Điều này dẫn đến việc người nông dân phải bán với mức giá rất thấp, có
những nơng sản chỉ bán từ 500-1000 đồng/kg, thậm chí nhiều q khơng bán hết phải
đổ bỏ. Tác động từ dịch Covid19 chỉ là yếu tố khách quan, nguyên nhân chính vẫn từ
điệp khúc “được mùa mất giá”, thương lái hết ép giá lại bỏ mặc, người nông dân
không liên kết được với thị trường tiêu thụ, thừa nguồn cung.
Là một nước sản xuất nông nghiệp và có một số mặt hàng xuất khẩu nơng sản
đứng hàng đầu thế giới, song điệp khúc “giải cứu” sao lại cứ đằng đẵng từ năm này
sang năm khác? Đây là thực tế đã diễn ra nhiều năm qua, như một bài tốn cũ mà
chúng ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm ra giải pháp cho tình hình trên,
nhóm chúng tôi đã chọn đề tài
“ Thực trạng và giải pháp kinh tế cho nền nông sản Việt Nam”.
Trang 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích của đề tài là phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của nơng sản Việt
Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp để thay đổi, đổi mới và đưa nền nơng sản Việt
Nam phần nào thốt khỏi vấn đề “ được mùa mất giá”, đồng thời cải thiện chất lượng
sống của người nông dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:


Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: từ năm 1986 đến nay.
Đối tượng: Vấn đề nông sản ở phạm vi toàn đất nước Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận.
Quá trình nghiên cứu của tiểu luận được thực hiện tuần tự, theo một quy trình từ phân
tích đánh giá thực trạng và trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp, định hướng để thay
đổi, cải thiện và tìm ra câu trả lời cho bài tốn nan giải chưa có lời giải đáp của nền
nơng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thu thập các dữ liệu khoa học, thông tin để
đưa ra kết quả nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: tra cứu, tổng hợp và phân tích dữ liệu để đưa ra
những nhận xét, đánh giá.
5. Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan nền nông sản Việt Nam
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân
Chương III: Giải pháp cho nông sản Việt Nam
Chương IV: Việt Nam đã và đang như thế nào và liệu rằng trong tương lai sẽ ra
sao?

Trang 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG SẢN VIỆT NAM.
1. Tổng quan về thực trạng thị trường nông sản hiện nay:
1.1. Sự cần thiết từ thực tiễn đặt ra.
Việt Nam là đất nước nhiệt đới với những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, cùng với chiều dài lịch sử phát triển đa dạng, nền nông nghiệp Việt Nam từ


việc chỉ đơn thuần sản xuất để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, nay đã có
những đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế, ngày càng phát triển để xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2000-2012, giá trị gia tăng nơng nghiệp Việt Nam tăng trung bình

3,7%/năm, cao hơn hầu hết các nước châu Á (trừ Trung Quốc, Mông Cổ và Cam-puchia) (Bảng 5).

Nếu như năm 1986, giá trị xuất khẩu nông
lâm thủy sản mới chỉ đạt 486,2 triệu USD
thì đến năm 2000 lên tới 4,2 tỷ USD và
đến năm 2014 vượt lên ngưỡng 30,86 tỷ
USD, gấp gần 60 lần so với năm 1986. Tốc
độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu
nơng lâm thủy sản đạt trung bình
17,31%/năm trong giai đoạn 1986-2013.
Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước đạt 30,86%, tăng 11,2% so với năm
2013.

Trang 3


Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam cũng ổn định hơn các nước trong khu vực trong
giai đoạn 1995-2013 (Hình 17).
Đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu,
sắn, rau quả, tơm, cá tra, lâm sản. Hình 27 minh họa thị phần tăng trưởng của một số
mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Đến năm 2013, Việt Nam đứng thứ nhất về xuất khẩu hồ tiêu (chiếm 14,3 % thị phần
thế giới), thứ nhất về cà phê (chiếm 40% thị phần thế giới), thứ hai về lúa gạo (chiếm
12% thị phần), thứ hai về
hạt điều (chiếm 9.5 % thị
phần thế giới). Xuất khẩu
rịng của nền nơng nghiệp
đạt 16,1 tỷ USD trong
năm 2013 và tăng lên

17,5 tỷ USD năm 2014.

Trang 4

Trong khi thương mại chung của Việt Nam thường xuyên ở mức nhập siêu, nhưng
nhờ những thành tích to lớn về xuất khẩu, nông nghiệp là ngành duy nhất luôn luôn
xuất siêu. Có thể nói, trong 30 năm đổi mới, nền nơng nghiệp Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể, đóng một vai trị quan trọng trong việc ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, ngành nông nghiệp đang phải đối mặt


với những thách thức mới về bất ổn thị trường, cạnh tranh, biến đổi khí hậu, địi hỏi
phải có những biện pháp, bước phát triển đột phá hơn để duy trì và phát triển hơn nữa
nền nơng nghiệp có nhiều ưu thế như Việt Nam.

1.2. Đánh giá về những giải pháp cho nông sản Việt Nam hiện nay.
Qua việc xem xét và đánh giá một số giải pháp được đưa ra cho nông sản Việt Nam,
cho thấy đến nay chưa có một phương pháp nào có tác động thực sự hiệu quả đến tình
hình hiện nay. Các phương pháp chỉ mới được đề xuất, tiếp cận và nghiên cứu về lý luận
chung, và cũng chỉ mới mang tính chất thí điểm tại một số rất ít các địa phương chứ
chưa thực sự mang tính đồng bộ, thống nhất để có thể áp dụng và thực hiện có hiệu quả
cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, những đề xuất, phương án và giải pháp trong nước được đề cập ở trên
có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn, đồng thời gợi mở những hướng giải quyết sáng
suốt và hiệu quả hơn, tạo cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài này.

Trang 5

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.



1. Thực trạng và những mặt hạn chế
1.1. Nông sản vẫn chủ yếu xuất thô:
Mặc dù lọt vào top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn của thế giới, thế nhưng,
nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất thơ, giá trị kinh tế thấp, thậm chí phải mang
thương hiệu của nước ngoài. Hằng năm, những lời kêu gọi giải cứu thanh long, dưa
hấu… vẫn cứ hoài tiếp diễn. Mỗi lần gặp cảnh được mùa rớt giá, thiên tai dịch bệnh,
những sản phẩm mà người nông dân ngày đêm chăm sóc lại được bày đầy trên hè phố
bán với giá “rẻ như cho”, thậm chí đổ bỏ. Có thể thấy nền nông nghiệp nước ta về cơ
bản vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, thấp về tiêu chuẩn, tiêu tốn nhiều nguồn lực,
ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa trong nơng nghiệp cịn khiêm tốn, sức cạnh
tranh với khu vực và thế giới chưa được đánh giá cao; thậm chí, ở một số lĩnh vực còn
đi sau thế giới khá xa. Đơn cử như ngành chè Việt Nam - một trong số những mặt hàng
đứng tốp đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu nhưng vì chủ yếu là xuất khẩu thơ, khó
cạnh tranh và khơng có thương hiệu. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ
năm 2019 xuất khẩu chè đạt 99,85 nghìn tấn, trị giá 175,1 triệu USD, tăng 2,7% về lượng
và tăng 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng điều đáng buồn là trong 99,85
nghìn tấn chè đã xuất khẩu thì có tới gần 90% là ngun liệu thơ. Vì vậy nhiều chun
gia trong ngành đánh giá đây là một trong những nguyên do khiến giá chè xuất khẩu của
nước ta chỉ bằng 50-60% giá bình quân thế giới, ngay cả khi xuất khẩu đạt kim ngạch
cao.

Bảng 19 đưa ra các số liệu về kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam trong
năm 2013. Có thể thấy phần trăm sản phẩm thơ trên tổng xuất khẩu lớn hơn rất nhiều so
với hàng đã qua chế biến.

Trang 6

Việc xuất khẩu sản phẩm thô không chỉ diễn ra trong ngành chè mà còn ở rất
nhiều ngành nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam như hạt tiêu, cà phê…, và điều đó

cũng mang đến những thiệt hại khơng nhỏ cho nơng nghiệp Việt Nam. Nói về thực trạng


của thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Lâm, đại diện Công ty
TNHH chế biến gia vị Nedspice (vốn đầu tư Hà Lan, trụ sở tại tỉnh Bình Dương, có dự
án cánh đồng lớn cây tiêu tại Đồng Nai) cho rằng nông sản Việt đứng đầu về sản lượng
xuất khẩu nhưng vẫn không làm chủ được thị trường do yếu thế về chất lượng.
Cụ thể, nhiều lô hồ tiêu xuất khẩu từ Việt Nam đã bị bạn hàng ép giá vì bị tiếng
xấu về nhiễm chất cấm nên chủ yếu chỉ xuất được vào các nước, khu vực dễ tính như:
Trung Quốc, Trung Đơng... Đây cũng là nguyên nhân khiến tiêu Việt Nam thường có
giá thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới. 2 năm liên tiếp, giá tiêu Việt Nam luôn
dưới giá thành sản xuất, bằng 1/4 mức giá cao kỷ lục vào năm 2015. Giá rẻ nhưng Việt
Nam vẫn đang tồn hàng chục ngàn tấn tiêu vì nguồn cung quá dồi dào. “Có một nghịch
lý là tiêu trong nước đang tồn hàng nhưng doanh nghiệp vẫn phải tăng sản lượng tiêu
nhập khẩu. Ngun nhân nhập khẩu của doanh nghiệp tăng vì có những đơn hàng xuất
khẩu đi châu Âu và các thị trường khó tính mà tiêu Việt Nam vẫn chưa đáp ứng về chất
lượng”.
Việt Nam ta là nước có số lượng xuất khẩu lúa gạo và nhiều loại nông - lâm thủy sản lớn trên thế giới, nhưng thử hỏi có bao nhiêu nhà máy tinh chế đạt tiêu chuẩn
quốc tế? Câu hỏi đó đã đặt ra từ bao lâu nay nhưng vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Nhà nước đầu tư nhiều tiền vào nông nghiệp, nông thôn và miền núi, đặt mục
tiêu nông dân sẽ sản xuất ra nhiều hàng hóa, đời sống được đổi thay nhanh chóng. Nhưng
hàng hóa đa số được các doanh nghiệp thu gom lại rồi xuất khẩu dưới dạng thô hoặc chỉ
qua sơ chế. Nguồn vốn bỏ ra đầu tư lớn nhưng khoản mà nơng dân thu về rất ít. Khơng
phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cây giống... nhưng tổng lợi nhuận doanh nghiệp nước ngoài
thu được sẽ lớn gấp nhiều lần so với nông dân nước ta.

1.2. Luôn phải phụ thuộc vào những thị trường khác, đặc biệt là Trung
Quốc.
Đa dạng thị trường luôn là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp nói riêng và mỗi nền
kinh tế nói chung muốn hướng đến, đặc biệt là nông sản Việt Nam. Thế nhưng, phải

chăng nông sản nước ta đã và đang quá phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường Trung
Quốc, khi mà thị trường này chỉ cần “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa biên giới đã khiến
cho hoạt động xuất khẩu của nước ta ùn ứ, khơng ít nơng dân “khốn đốn”, phải đổ bỏ
những sản phẩm mình ngày đêm chăm sóc?

Trang 7
Ngay sau Tết Nguyên đán, dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid - 19) lan rộng, Trung
Quốc đã tạm đóng cửa biên giới nên hoạt động xuất khẩu sang thị trường này phải tạm
dừng, nông sản ùn ứ. Cập nhật mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tại cửa khẩu
quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) tồn đọng 106 xe vận tải nơng sản, trái cây như thanh long,
mít, ớt, nhãn. Cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam còn tồn 109 xe thanh long, 10 xe nơng
sản, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm và ngưng trệ hoạt động xuất nhập khẩu. Cửa khẩu Chi Ma,


tồn đọng là 2 xe (1 xe thạch đen, 1 xe hồ tiêu); cửa khẩu Ga Đồng Đăng còn tồn 41 toa
(7 toa thanh long chờ xuất khẩu, 37 toa thép chờ nhập khẩu). Trong khi đó, tại cửa khẩu
Kim Thành II (tỉnh Lào Cai) tồn hơn 300 xe trái cây gồm thanh long, mít, dưa hấu,
chuối. Tại tỉnh Quảng Ninh, đang tồn 36.800 tấn tinh bột sắn tại cảng Vạn Gia và cảng
thủy nội địa, bên cạnh đó cịn khoảng 20.000 tấn tinh bột sắn đã ký hợp đồng và đang
trên đường vận chuyển ra Thành phố Móng Cái. Ngồi ra, tại địa bàn Thành phố Móng
Cái hiện tồn 30 xe trái cây các loại, tương đương khoảng 450 tấn chưa xuất khẩu và 500
tấn trái cây doanh nghiệp đã có hợp đồng thu mua từ các phía phía Nam, chuẩn bị vận
chuyển lên cửa khẩu.
Thực tế cho thấy việc ùn ứ nông sản xuất sang Trung Quốc đã khiến người sản
xuất, doanh nghiệp xuất khẩu “điêu đứng”. Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp
Nguyễn Hữu Dũng cho biết, các sản phẩm nông sản của địa phương xuất khẩu chủ yếu
vào thị trường Trung Quốc. Khoảng một tháng nữa, sản phẩm chủ lực của Đồng Tháp
là xoài với sản lượng khoảng hơn 90.000 tấn và 11.000 tấn khoai lang sẽ thu hoạch, nếu
Trung Quốc kéo dài thời gian đóng biên sẽ ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nông sản.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?


2. Nguyên nhân:
2.1. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, năng suất lao động thấp.
Mặc dù từ nhiều năm qua, Nhà nước đã có chủ trương dồn điền đổi thửa, tích tụ
ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, đến nay nông dân nước ta hầu hết
vẫn canh tác theo lối nhỏ lẻ. Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đóng góp nơng nghiệp lớn
nhất cả nước, bình qn chỉ có 0,14ha mỗi nơng dân. Diện tích canh tác nhỏ, mà mỗi hộ
lại sản xuất mỗi kiểu, mỗi quy trình, mỗi chủng loại, dẫn đến nơng sản làm ra có chất
lượng, quy cách không đồng nhất. Những ràng buộc của luật đất đai làm cho sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam vẫn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, khơng theo
quy hoạch từ đó khơng thích ứng được quy luật cung cầu của kinh tế thị trường.

Trang 8
Bên cạnh đó, trình độ chun mơn và tính chun nghiệp của nơng dân thấp, thể
trạng người nơng dân cịn thấp và yếu, lao động trực tiếp trên đồng ruộng chủ yếu là
người có tuổi và trẻ nhỏ. Dù trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản của Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân cao, với 5,2%/năm giai
đoạn 2011-2018, cao hơn tốc độ tăng bình qn của khu vực cơng nghiệp và xây dựng
(3%/năm) và khu vực dịch vụ (3,1%/năm), tuy nhiên khu vực này vẫn có mức năng suất
lao động thấp nhất trong các khu vực kinh tế, đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt 39,8
triệu VNĐ/lao động, chỉ bằng 38,9% năng suất lao động của toàn nền kinh tế, bằng
30,4% năng suất lao động của khu vực công nghiệp và xây dựng, bằng 33,7% khu vực


dịch vụ. Trong các nước ASEAN, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản của Malaysia cao gấp 11,9 lần; Indonesia cao gấp 2,4 lần; Thái Lan cao gấp 2,1 lần
và Philippine cao gấp 1,8 lần mức năng suất lao động của Việt Nam.

2.2. Không chú trọng việc nghiên cứu thị trường trước khi sản xuất, kinh
doanh.

Tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch đã diễn ra trong nhiều năm
nay. Việc người nông dân trồng khi giá lên cao hoặc tự ý chặt bỏ cây trồng khi giá thấp,
bỏ qua các khuyến cáo của các cơ quan chức năng là thực trạng đã diễn ra ở nhiều địa
phương. Thực trạng này dễ gây nên những hệ lụy dư thừa nguồn cung khiến giá xuống
thấp, gây thiệt hại cho bà con nông dân mà việc là một minh chứng.
Thay vì tìm hiểu thơng tin thị trường, địa chỉ tiêu thụ sản phẩm rồi mới đầu tư
sản xuất, thì nơng dân thấy một loại nơng sản nào đó được giá thì tất cả đổ xơ, lao vào
sản xuất theo phong trào, dẫn đến dư thừa. Đến lúc đó vẫn khơng biết địa chỉ tiêu thụ
sản phẩm ở đâu mà chỉ ngồi chờ thương lái thu mua. Nên nông dân thường xuyên bị ép
giá, buộc phải bán tống bán tháo, thậm chí phải đổ bỏ. Đầu năm 2018, thảm cảnh hoa
ly, dưa chuột, bắp cải, su hào, củ cải… phải bán với giá rẻ như cho, thậm chí có những
nơi nơng dân buộc phải bỏ rau củ lại ruộng hoặc đổ xuống sơng là một ví dụ.
Ngồi ra, việc tự ý mở rộng các loại cây trồng còn làm mất thương hiệu cho các
sản phẩm mang tính chủ lực, được quy hoạch sản xuất. Cụ thể như việc cam Cao Phong
(Hịa Bình) vốn là sản phẩm có thương hiệu, được người tiêu dùng cả nước tin tưởng,
tuy nhiên nhiều địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh nông dân tự ý phá bỏ vải
trồng cam khiến chất lượng giống cam này kém, khi tiêu thụ tại thị trường thương lái lại
mượn mác cam Cao Phong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu sản phẩm.

Trang 9

2.3. Thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Từ trước tới nay, hầu hết nơng dân đều phó mặc việc tiêu thụ nông sản cho thương
lái và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng đầu cũng phải lệ thuộc vào nguồn
hàng do thương lái cung cấp. Có tới 83% tổng lượng gỗ nguyên liệu rừng trồng được
cung cấp cho Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là do thương lái đưa đến. Số liệu báo
cáo của Tổng công ty Lương thực miền Nam cũng cho thấy, sản lượng gạo thương lái
cung ứng cho đơn vị chiếm tới 36%.
Liên kết ngang trong sản xuất kinh doanh giữa nông dân với nơng dân (dưới dạng
tổ nhóm sản xuất, hợp tác xã) để nâng cao lợi thế chưa được phát huy do chưa thể hiện

được tính thiết thực với nơng dân, đặc biệt là hợp tác xã, dù mơ hình này đã rất thành
công ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các quốc gia được coi là ‘cường quốc’ về
nông nghiệp. Các hợp tác xã, đa phần là hợp tác xã kiểu cũ, được khoác cái áo ‘kiểu
mới’, được đánh giá là kém hiệu quả trong việc cung cấp đầu vào và lo đầu ra nên trên
thực tế khơng mấy hấp dẫn các hộ nơng dân và đóng góp vào phát triển kinh tế nơng


thơn cịn rất hạn chế. Các mơ hình kinh tế hợp tác cịn thiếu đồng bộ trong triển khai
luật, chính sách, thiếu vốn và trang thiết bị. Các mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và
nơng dân gặp khó khăn trong đàm phán và ký kết hợp đồng với nhiều hộ, rủi ro đòi lại
đất trước hạn, ‘bẻ kèo’ hợp đồng, chi phí đầu tư lớn.

2.4. Ít ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng, chế biến sản
phẩm nông nghiệp.
Do công nghệ sản xuất lạc hậu, nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, mùa vụ. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng địi hỏi quanh năm nên vào những thời
điểm chính vụ, cung tăng mà cầu không tăng, dẫn đến dư thừa, năng lực dự trữ và công
nghệ chế biến nông sản của nước ta cịn rất hạn chế. Đó cũng chính là ngun nhân dẫn
đến chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo. Vì vậy, chất lượng
nhiều nơng sản do người Việt sản xuất không chỉ người tiêu dùng các nước phát triển
mà ngay cả với người tiêu dùng trong nước vẫn rất quan ngại.
Mặt khác, do công nghệ lạc hậu nên chi phí sản xuất trong nơng nghiệp của nước
ta còn rất cao. Hơn thế nữa, việc chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là thủ
công, ít nhà máy hiện đại; chưa có nhiều mơ hình gắn kết giữa chế biến với vùng sản
xuất, nên đa phần Việt Nam phải xuất khẩu nông sản dưới dạng thơ hoặc sơ chế, giá trị
thấp, cịn lượng hàng có chế biến sâu, mang lại giá trị cao còn hạn chế. Vì vậy, sức cạnh
tranh của nơng sản Việt Nam thường yếu thế so với nông sản các nước khác không chỉ
trên thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường trong nước.

Trang 10


2.5. Chưa xây dựng được thương hiệu, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu
dùng trong nước.
Mặc dù nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nơng sản, nhưng có đến
hơn 80% lượng nơng sản của nước ta chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo,
nhãn mác... Đây chính là bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị
trường rất yếu và gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Thống kê của Cục Sở hữu
công nghiệp cho thấy, hiện mới chỉ có khoảng 15% trong hơn 90.000 thương hiệu hàng
hóa được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam là của các doanh nghiệp trong nước và có đến
hơn 80% hàng nông sản của ta được bán ra thị trường thế giới thơng qua các thương
hiệu nước ngồi. Tương tự, ở trong nước, cũng có khoảng 80% sản phẩm nơng sản được
tiêu thụ mà khơng có nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện đã quen thuộc với cụm từ “giải cứu nông sản”,
từ thịt lợn, dưa hấu, đến hành tỏi, củ cải, su hào… Tình trạng “được mùa, mất giá” đã
diễn ra nhiều năm nay, những cuộc “giải cứu” vẫn tiếp tục diễn ra. Trong khi sản xuất
nông sản dư thừa, giá xuống thấp, thì trong nước vẫn phải bỏ ra hàng tỉ USD để nhập
khẩu nông sản về tiêu thụ. Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nhập khẩu sử dụng dù
giá thành cao.


Nơng sản nội địa vì sao thua nơng sản nhập khẩu trên sân nhà khi có lợi thế về
giá thành, chi phí vận chuyển, lợi thế tiếp cận thị trường? Bên cạnh ngun nhân về chất
lượng nơng sản, đó cịn là niềm tin của người tiêu dùng với những sản phẩm nơng sản,
độ an tồn của các sản phẩm nơng sản sạch. Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc nông
sản ở Việt Nam mới làm được một phần nhỏ, đại đa số nông sản không rõ nguồn gốc.
Trong siêu thị hay các cửa hàng bán nơng sản có thể nói sản phẩm đến từ những địa chỉ
sản xuất an toàn nhưng người tiêu dùng khơng thể kiểm chứng. Chi phí giữa các sản
phẩm có nguồn gốc rất cao so với sản phẩm sản xuất khơng có nguồn gốc.

2.6. Thị trường vẫn chưa được mở rộng, tập trung nhiều vào thị trường

Trung Quốc.
Việc tập trung vào một thị trường xuất khẩu quá lớn mang lại rất nhiều rủi ro cho
nông sản Việt Nam. Khi chính sách, quan hệ thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất,
đặc biệt khi Việt Nam chủ yếu xuất thô giá trị gia tăng không cao, rủi ro lớn, tỷ lệ sản
phẩm hư hao, kém chất lượng phát sinh trong q trình lưu thơng cao nên dễ bị ép giá.
Hơn thế nữa việc coi Trung Quốc là thị trường 'dễ tính', cộng với thói quen xuất
qua đường tiểu ngạch là chủ yếu nên phía Việt Nam nhiều năm nay không quan tâm đến
quy định, tiêu chuẩn, xuất xứ, chất lượng hàng; lại thêm

Trang 11

thích gì thì ni trồng cái đó mà khơng xem nhu cầu thị trường ra sao. Nay Trung Quốc
'khó tính' hơn, u cầu cao hơn, vận dụng những quy định cả cũ và mới thì hàng Việt
khơng đáp ứng được.

2.7. Thiên tai.
Tình hình thiên tai tại Việt Nam ngày một bất thường hơn trước những thách thức
biến đổi khí hậu, thể hiện rõ nhất ở hai khía cạnh: năng suất giảm và thu hẹp diện tích
đất canh tác. Riêng năm 2017, thiệt hại do thiên tai gây ra tới 60.000 tỉ đồng, chiếm
1,5% GDP, năm 2018 thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng. Tính đến 15/11/2020, theo ước tính
của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, thiệt hại về kinh tế do các loại
hình thiên tai là hơn 35.181 tỷ đồng cho thấy tổn thương đối với nền kinh tế nói chung
và trong đó riêng khu vực nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn sẽ đối tượng tổn thương
đầu tiên và nặng nề nhất, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID tiếp tục có những
tác động trực tiếp và to lớn đối với các chuỗi giá trị nông nghiệp, gây đứt gãy các chuỗi
cung ứng và tăng nguy cơ tái nghèo của những nông hộ quy mô nhỏ.
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng, nhưng cũng gây ra những thiệt hại
không nhỏ đối với thiên nhiên và nền nơng nghiệp, chính là việc sử dụng chế phẩm hóa
học trong nông nghiệp. Trước đây, nước ta sản xuất nông nghiệp theo hình thức truyền
thống nên tận dụng được nguồn phế phụ phẩm quay vòng ngược trở lại để làm phân bón

nên lượng rác thải ra mơi trường ít, vẫn đáp ứng được khả năng tự làm sạch của môi
trường đất. Từ những năm 1990 tới nay, do chủ trương chính sách của nhà nước đẩy


mạnh phát triển nông nghiệp, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến mới như
năng suất cây trồng tăng lên, cũng kéo theo đó là lượng phân bón hóa học, chất kích
thích sinh trưởng cây trồng thải ra môi trường quá nhiều, dẫn tới đất bị ô nhiễm, xói
mịn, khơng trả lại được dinh dưỡng nên dần thối hóa, dẫn tới năng suất cây trồng dần
kém đi. Kèm theo đó là những hậu quả đối với mơi trường là đất bị nhiễm phèn, nhiễm
mặn… Việc sử dụng chế phẩm hóa học một cách bừa bãi, khơng xử lý đúng cách cũng
có thể coi là một nguyên nhân gây nên những hệ lụy khôn lường cho nông nghiệp nước
ta.

Trang 12

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM
1. Các hộ nông dân liên kết với các công ty chuyên về các mặt hàng nông
sản:
Rủi ro khi các hộ nông dân quá phụ thuộc vào vào các thương lái Trung Quốc hay
một đơn vị nhỏ lẻ mà thiếu sự linh động trong việc tìm ra giải pháp thì sẽ gây ra hậu
quả rất nghiêm trọng vì phía bên thương lái hay đơn vị nhỏ lẻ đó sẽ khơng đảm bảo
chắc chắn đầu ra cho các hộ nông dân bên họ có thể gặp các sự cố chẳng hạn như dịch
bệnh... mà trong khi đó thị trường trong nước với sức mua rất nhiều có tiềm năng mà
lại dễ dàng cho khâu bảo quản cũng như vận chuyển nhưng chưa được khai thác
.Ngoài ra, năng suất của các trồng giảm dẫn đến việc chất lượng của sản phẩm cũng
như sản lượng bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu cũng như cung cấp sản phẩm
tiêu dùng trong nước .Vì thế việc liên doanh các hộ nông dân với các công ty chuyên
về các mặt hàng nông sản sẽ giúp các hộ nông dân giải quyết các vấn đề mặt hàng
nông sản bị tồn đọng , chất lượng sản phẩm , đảm bảo đầu ra và nguồn vốn cho hộ
nông dân mà không phải quá phụ thuộc vào thương lái dẫn đến việc nông sản bị thừa

thãi.

1.1. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác:
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng trong việc xuất khẩu các loại trái cây
nhiệt đới . Tuy nhiên, nông sản Việt Nam gặp phải những vấn đề quan trọng ảnh
hưởng tới sự phát triển lâu dài đó là chất lượng nơng sản chưa đạt được tiêu chuẩn cao
do các nông hộ nông dân đa phần canh tác và thu hái theo phương pháp truyền thống,


thiếu quy trình chuẩn cũng như áp dụng khoa học – kỹ thuật vào các khâu chăm sóc.
Vì thế diện tích cây trồng già cỗi ngày càng tăng ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng cây trồng nghiêm trọng. Để cải thiện môi trường đất cũng như tăng năng suất
cây trồng một cách hiệu quả các hộ nông dân nên thay đổi phương thức canh tác cây
trồng truyền thống bằng kỹ thuật tiên tiến chẳng hạn như kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào,
nhân giống, kỹ thuật tưới nhỏ giọt, tỉa cành, kỹ thuật thu hoạch nơng sản chín và bảo
quản sau thu hoạch.....Các kỹ thuật ghép chồi cải tạo giúp vườn cây nâng cao năng
suất, chất lượng, tỷ lệ cây ghép có thể sống trên 95%, chi phí ghép cây thấp, cây có thể
cho năng suất sau 16 tháng. Hơn thế nữa được bên phía cơng ty liên kết cung cấp cây
giống tốt với khả năng kháng bệnh, năng suất cao và thay thế các cây trồng già cỗi .
Ngồi ra, áp dụng mơ hình trồng xen canh các loại cây trồng khác chẳng hạn như cà
phê trồng xen canh với đậu phộng nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thêm thu
nhập cho các hộ nông dân.

Trang 13
Ưu điểm
Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt làm tăng năng suất cho cây trồng
cao mà với chi phí đầu tư vào dự án trồng trọt chi phí thấp nhưng thu lại sản phẩm
đạt tiêu chuẩn cao , lợi nhuận cho việc mua bán với công ty liên kết với giá rất cao mà
bền vững không phải quá phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc hay những thị trường
xuất khẩu khác . Hơn thế nữa, nông dân cịn có lợi khi trồng xen canh các loại cây

trồng giúp tăng thêm thu nhập và nhằm một phần cải thiện cuộc sống người dân, làm
giảm đi được các sản phẩm kém để tránh gây ra hiện tượng dư thừa.

1.2. Tập huấn đào tạo chuyên sâu vào kỹ thuật, cách sử dụng phân bón hợp
lý:
Để người dân có kiến thức chuyên môn về việc phương thức canh tác , cách sử
dụng phân bón một cách hợp lí làm giảm tình trạng sâu bệnh, tái canh đất trồng cằn cỗi
và tăng năng suất cây trồng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu
dùng bằng cách hướng dẫn từng chi tiết nhỏ chỉ trong thời gian ngắn về cách tái tạo
đất trồng, tỉa cành và sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón cho từng loại cây một cách phù
hợp và linh hoạt tổ chức các buổi giao lưu với các chuyên gia về các chuyên đề chăm
sóc cây trồng . Thơng qua đó giúp người dân dễ tiếp cận với các kĩ thuật chăm sóc cây
và sử dụng phân bón hợp lý.

1.3. Tạo lập ra những phần mềm quản lý các dữ liệu nông trại:
Nhằm kết nối và hỗ trợ kịp thời người nông dân, các chuyên gia đã phát triển, xây
dựng công cụ quản lý Nhật ký nông hộ (Digital farmer field book - FFB) dựa trên công
nghệ số (Farm app - Farmer relationship management solution), qua đó dễ dàng quản


lý dữ liệu trực tiếp của mỗi trang trại qua app không cần tốn nhiều thời gian cho việc
cử người kiểm tra đồng thời đơn giản hóa quy trình quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Ưu điểm
Có nhiều đóng góp tích cực đến mơi trường, đơn cử như giúp tiết kiệm lượng nước
tưới, giảm lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu phế thải trong quá trình trồng trọt
− Dễ dàng quản lý dữ liệu
− Tiết kiệm thời gian cho q trình báo cáo của các hộ nơng dân về cây trồng
cho phía bên cơng ty
− Nhanh chóng giải quyết các vấn đề về dịch bệnh của cây trồng hay năng

suất của cây

Trang 14

1.4. Đảm bảo đầu ra của sản phẩm
Việc đảm bảo đầu ra cho các hộ dân giúp các sản phẩm lúc nào cũng được tiêu thụ
rộng rãi, chất lượng cao sẽ được xuất khẩu sang các nước. Tránh việc ùn tắc nông sản
ở VN và nông sản sẽ được người VN tin dùng. Không chỉ thế giúp cải thiện thu nhập
cho các hộ nông dân nhờ vào thực hành canh tác nông nghiệp bền vững, giảm tình
trạng thua lỗ do dịch bệnh hay do thương lái không thu mua.

2. Tận dụng nông sản dư thừa để sản xuất hay tạo ra những lợi ích đáp ứng
nhu cầu đời sống:
2.1. Làm thực phẩm hằng ngày, nước uống giải khát:
Trước tình trạng nhiều sản phẩm nơng sản Việt Nam bị ùn ứ do khơng xuất khẩu
được vì ảnh hưởng từ dịch Covid-19 ,để giải quyết tình trạng cấp bách đó sử dụng các
trang thiết bị hiện đại cùng với chuyên môn về thực phẩm đã sáng tạo ra những nhu
yếu phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe mà cịn góp phần giải quyết được vấn đề tồn
đọng của nơng sản như bánh mì ,thanh long hoặc những sợi phở, mì từ những loại trái
cây có thể xuất sang nước ngoài hay tiêu dùng trong nước để tránh việc đổ bỏ những
nông sản dư thừa hay đảm bảo việc nông sản bị mất giá. Sự sáng tạo và biến đổi các
hình thức sản xuất như q trình sấy khơ, ép lấy nước, biến trái cây tươi thành dạng
bột pha để sử dụng trong thời gian dài giúp tối ưu hóa trong cách giải quyết các vấn đề
thị trường nơng sản góp phần làm giảm thiệt hại kinh tế cho nước nhà nói chung và bà
con nơng dân nói riêng.
Đầu tiên, để tránh việc lãng phí các mặt hàng nơng sản cũng như có thể sử dụng
các loại nơng sản trong thời gian lâu dài và tăng giá trị của sản phẩm các hộ nông dân
nên đưa các loại nông sản qua sơ chế bằng phương pháp sấy khơ thì sẽ tạo ra nhiều
loại sản phẩm có giá trị cao như về mặt dược phẩm Đông y hay thực phẩm dùng để ăn



vặt như long nhãn, mít sấy, khoai lang sấy, vải thiều sấy khơ … có thể dễ dàng xuất
khẩu sang các thị trường châu Âu, Mĩ… thì lợi nhuận cao đáng kể
Thứ hai, tận dụng nông sản dư thừa ép lấy nước để làm nước đóng lon thay vì
phương án “giải cứu chữa cháy” thì bà con nơng dân sẽ tạo ra một loại nước uống trái
cây nguyên chất không phẩm màu tạo nên cảm giác mới lạ, độc đáo cho người tiêu
dùng đồng thời sẽ ít nhiều đảm bảo được nỗi lo tồn đọng nông sản , phần nào gồng
gánh được nỗi lo “phá giá” của bà con nông dân mỗi khi đến mùa . Ngồi ra, có thể
biến những loại nông sản dư thừa thành nước trái cây dạng bột pha với nước để xuất
khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ. Đây là thị trường tiêu thụ có tiềm năng, là các khu
vực tập trung nhiều người Việt sinh sống xa xứ tha hương, có thể thưởng thức loại trái
cây của nước nhà mà nước bạn không thể trồng thông qua nước trái cây dạng bột. Hơn
thế nữa, trái cây dạng bột có thể

Trang 15
dùng để chế biến chè hay các món ăn ngọt khi nhà thiếu đi các loại trái cây tươi.
Giá trị từ việc sản xuất ra những loại sản phẩm ấy rất cao đồng thời mang lại cho
người tiêu dùng trải nghiệm mới mẻ độc đáo khi thưởng thức, thời gian bảo quản được
lâu hơn.

2.2. Làm phân bón, thức ăn cho các gia súc gia cầm:
Đối với những loại rau củ quả bị dập hư, khơng cịn khả năng sử dụng hoặc những
bộ phận khơng dùng đến có thể làm phân bón hữu cơ tuyệt vời cho những cây trồng
khác. Đây chính là cách tận dụng lượng rau bỏ đi, không những cung cấp đầy đủ các
dưỡng chất giúp cây phát triển toàn diện mà cịn giúp đuổi một số cơn trùng có hại
đồng thời giúp các vi sinh vật có ích trong đất phát triển. Ngồi ra các hộ nơng dân có
thể tiết kiệm một số lượng tiền trong việc mua phân bón và thuốc trừ sâu. Hơn thế nữa
còn mang đến những rau củ quả organic tốt cho sức khỏe với lợi nhuận cao.
Tận dụng các loại rau củ quả hư làm thực phẩm cho gia súc gia cầm làm giảm đi
phần chi phí thức ăn của chúng và mang lại nguồn lợi lớn từ việc lấy sữa hay thịt ( sữa

có thể thơm hơn hay thịt có thể ngọt và săn chắc).

2.3. Có thể tận dụng làm mở rộng quy mơ khu tham quan sinh thái tích hợp
với việc tạo ra những đặc sản cho vùng miền:
Do tác động một phần của dịch covid 19 khiến cho việc mua bán và lưu thơng
hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ngồi ra, nơng dân Việt Nam chưa có sự
hợp tác thống nhất, tập hợp với nhau trong khâu sản xuất và xuất khẩu, vận chuyển
hàng nơng sản. Bên cạnh đó thị trường nơng sản Việt Nam cịn khá là phụ thuộc vào
những thương lái Trung Quốc nên khi thương lái “đem con bỏ chợ “thì nơng dân chỉ
biết nhìn nơng sản “chết ỉm” trên đồng ruộng .Chính vì những vấn đề trên nên việc


thừa và tồn đọng nông sản là vấn đề luôn tồn tại và tiếp diễn mặc dù kêu gọi giải cứu .
Vì thế việc mở rộng quy mơ khu tham quan sinh thái vườn trái cây tích hợp với việc
sản xuất tạo ra những loại thực phẩm đặc sản cho từng vùng miền góp một phần nhỏ
trong việc tối ưu hóa vấn đề nan giải trên.
Đưa ra ý tưởng về 1 khu du lịch sinh thái tạo cảm giác mới lạ vô cùng đặc biệt cho
khách du lịch. Mỗi nhà sẽ góp một món ăn hoặc một đặc sản để phục vụ khách du lịch.
Đây được coi như là một loại hình vừa giúp khách du lịch thư giãn vừa có thể thưởng
thức nhiều loại trái cây tại vườn cũng như các món ăn đặc sản được làm từ những loại
nơng sản đó. Những món ăn độc đáo này được người dân nơi đây chế biến theo cách
đặc biệt của từng vùng miền. Ngồi ra khách du lịch có thể mua trái cây của các hộ
nông dân để làm quà biếu cho bạn bè, người thân với giá rẻ hơn so với chợ. Bên cạnh
đó, từng hộ dân trong khu vực trồng

Trang 16
được những loại nơng sản gì có thể đem tập hợp lại, cùng nhau chế biến sản xuất để tạo
ra những sản phẩm mới lạ độc đáo, làm đặc sản cho khu vực, vùng miền đó ví dụ như
sản xuất ra những loại sản phẩm ăn vặt hay nhu yếu phẩm được làm từ các loại nông
sản dư thừa như bánh tráng, kẹo, nước trái cây, mứt ..... Ngoài ra,bằng cách tạo những

nét độc đáo riêng biệt , khu vực sinh thái hòa hợp thiên nhiên với nhiều tiện nghi như
vậy có thể thu hút được nhiều khách tham quan từ nhiều vùng miền khác nhau, khách
du lịch nước ngồi, từ đó vừa có thể quảng bá thương hiệu vừa phát triển du lịch Việt
Nam.
2.4 . Tạo ra những sản phẩm xanh sạch từ những loại nông sản dư thừa:
2.4.1. Tạo ra loại da được làm bằng những nông sản dư thừa:
Việc sản xuất đã sử dụng rất nhiều tài ngun và có hại cho mơi trường. Số lượng
lớn gia súc được nuôi để tạo da làm tăng lượng khí thải và nạn phá rừng. Trong khi đó ,
khoảng một phần lớn tổng số nông sản đang bị tồn đọng. Tất nhiên, sẽ có nhiều hướng
giải pháp để giải quyết vấn đề nông sản dư thừa nhưng chỉ trong một khoảng thời gian
ngắn. Để giúp giảm nhu cầu về da động vật ,bảo vệ môi trường sống, giải quyết tối ưu
hóa vấn đề tồn đọng nơng sản của thị trường, các hộ dân, các doanh nghiệp có thể tận
dụng các loại nơng sản cịn tồn đọng, khơng thể bán được nữa hay các bộ phận không
sử dụng được như vỏ táo hay lá dứa….. để sản xuất ra các loại da dùng cho túi xách,giày
hoặc dép,...Những dạng chất thải này vẫn có thể được sử dụng khi chúng được chuyển
hóa thành các sản phẩm hữu ích - như da thuần chay .
2.4.2.Tạo ra giấy bọc thức ăn bằng các loại trái cây dư thừa:
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất trên thế
giới, trong đó các khu vực đơ thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ước tính có
khoảng 80 tấn rác thải nhựa được thải ra mơi trường mỗi ngày. Trong khi các nước khác
để giảm lượng rác thải nhựa họ đã hạn chế sử dụng đồ nhựa, thay vào đó là những sản
phẩm sinh học hay những vật dụng được làm bằng giấy. Mặc dù đã tối ưu hóa một phần
ơ nhiễm mơi trường nhưng để đạt kết quả tốt hơn, thay vì vứt bỏ những loại trái cây còn
tồn đọng trên thị trường, bằng việc tạo ra các bước sơ chế có thể tạo ra loại giấy bao bọc


thực phẩm bên ngoài được làm bằng trái cây thay vì sử dụng giấy bao bọc thức ăn bằng
nhựa giấy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi đựng những thức ăn nóng . Trong khi đó , thức
ăn được đựng bằng giấy làm từ nông sản lại dễ phân hủy hơn và nó cũng là nguồn thức
ăn cho các động vật biển.


Trang 17

CHƯƠNG IV: VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG NHƯ THẾ NÀO VÀ LIỆU
RẰNG TRONG TƯƠNG LAI SẼ RA SAO ?
“Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng…”
Có thể thấy nghề nơng hay nông nghiệp không chỉ là 1 ngành nghề để mưu sinh
mà hơn thế nó cịn là 1 nét truyền thống từ lâu đời mang đậm chất bản sắc con người
Việt Nam. Đất Nước ngày càng phát triển hội nhập quốc tế ,chất lượng sống ngày càng
tăng cao.
Theo các thống kê cho thấy nơng sản Việt Nam đã có mặt trên 160 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới kể cả các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản…và 1 số
mặt hàng chiếm vị trí xuất khẩu cao như: cà phê, gạo, điều, hồ tiêu…. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng có sự đa dạng về các nguồn nơng sản, mỗi loại nông sản là điểm đặc trưng
của từng vùng miền khác nhau trên khắp Đất Nước hình chữ S. Với những loại nông
sản khác nhau, với từng điều kiện và môi trường khác nhau, người dân biết tận dụng,
nắm bắt và phát triển, mở rộng quy mơ, kiểm sốt chất lượng sản phẩm sao cho đạt hiệu
quả tốt nhất. Hơn thế biết tận dụng linh hoạt vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu và phong
cảnh VN ngày một phát triển với ngành du lịch.
Song song với những mặt tích cực đó thì khơng thể khơng tránh khỏi những mặt
hạn chế, người dân vẫn còn lạc hậu chưa tiến sâu đến việc sử dụng công nghệ bảo quản
mới tiên tiến áp dụng vào sản xuất, ảnh hưởng lớn phần nào đến chất lượng sản
phẩm,không đạt đủ tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu ra các nước, cùng với đó thì cơng
nghệ chế biến lại là vấn đề nan giải máy móc chưa tiên tiến như các nước phát triển
mạnh Mỹ, Đức, Nhật Bản…. Điều đó dẫn đến việc chúng ta xuất khẩu nơng sản thơ
khơng có giá trị cao lại tốn khá nhiều công sức của người nông dân điển hình như hạt
cà phê thơ của VN so với cà phê đã được chế biến bằng công nghệ cao của những nước



lớn mạnh thì giá trị của chúng chênh lệch rất lớn. Khơng chỉ dừng lại ở đó, chúng ta cịn
quan tâm đến thương hiệu, 1 thương hiệu chung chứ không phải của cá nhân nào, 1
thương hiệu lớn để chứng tỏ được nơng sản VN uy tín về mặt chất lượng lẫn số lượng.

Trang 18
Nhìn chung do chính sách nhà nước còn mặt hạn chế, nên thắt chặt đưa ra những
biện pháp hiệu quả cụ thể hơn đánh sâu đánh đúng vào nền kinh tế thị trường VN. Như
tình hình hiện nay VN đã và đang trải qua 1 cuộc khủng hoảng dịch bệnh nghiêm trọng
không chỉ ảnh hưởng sức khỏe con người mà còn gây ra hậu quả mạnh cho kinh tế của
tất cả các nước trên thế giới và VN cũng không ngoại lệ, những mặt hàng xuất khẩu đã
bị tổn thất nặng, những người nông dân thiệt hại nặng nề về vấn đề nông sản chất đống
nhưng khơng có thương lái đến mua hoặc bán với giá thấp hoặc thấp hơn so với chi phí
và cơng sức họ đã bỏ ra. Nhìn nhận được những vấn đề đó thì nước ta trong tương lai
nên đương ra nhiều chính sách chú trọng. Đầu tiên, chú trọng vào người lao động, người
nơng dân sản xuất, chính họ là nguồn tạo ra những nông sản những sản phẩm chất lượng
mang đến cho người dùng và hơn thế là xuất khẩu đến những nước bạn. Thứ hai, trao
dồi - áp dụng - nâng cao những công nghệ mới để tăng giá trị nông sản, xuất khẩu mạnh
ra các nước và tăng được giá trị thu mua những nơng sản đó. Thứ ba, xây dựng được 1
thương hiệu lớn là bàn đạp để nâng cao chất lượng nông sản lên một vị thế cao trên thế
giới. Tiếp nối và phát triển mạnh, thúc đẩy các tiềm năng về con người và sản phẩm.
Đưa được bản sắc dân tộc, đặc trưng văn hóa của Đất Nước ra tồn cầu, khẳng định Việt
Nam có thế mạnh cả trong và ngoài nước.


Trang 19

KẾT LUẬN
Từ những vấn đề được đưa ra, có thể thấy điều mà nông sản Việt Nam và nền

nông nghiệp nói chung cần chính là những cải tiến mới trong khoa học công nghệ để áp
dụng trong sản xuất chế biến nông sản,linh hoạt trong khâu giải quyết nông sản tồn
đọng, đảm bảo ln có đầu ra chính là bài tốn cấp thiết cho người nơng dân, doanh
nghiệp và Chính phủ, khi mà hàng năm bài ca “giải cứu nơng sản” cứ hồi tiếp diễn.
Chúng ta đã nhìn nhận được rất nhiều vấn đề xảy ra với nền kinh tế Việt Nam
nhưng để bắt tay vào thực hiện ngay thì rất khó nên phải cần có sự chuẩn bị và phương
hướng đi cụ thể. Đã có rất nhiều giải pháp được đặt ra nhưng vấn đề đưa vào áp dụng
thì vẫn cần phải cân nhắc hơn. Những giải pháp vừa mang tính tất yếu vừa phải mang
đến hiệu quả lâu dài. Để VN hội nhập và phát triển với các nước thì cần là thời gian
cùng nhau xây dựng cùng nhau phát triển VN lớn mạnh từng ngày. Xã hội ngày càng
phát triển, Việt Nam tham gia hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới mở rộng ra nhiều
hướng đi, cơ hội những hoạt động kinh tế khẳng định được vị thế chỗ đứng cho Việt
Nam.
“Trong tơi có một niềm tin và mong ước 20 năm tới nông dân Việt Nam có thể
giàu lên từ nền kinh tế nơng nghiệp, khi đó Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu hàng
nông nghiệp đứng đầu thế giới về quy mơ sản lượng và chất lượng”. Trích 1 câu trong
bài báo “Việt Nam-cường quốc nông nghiệp”. Khẳng định niềm tin mãnh liệt vào nông
nghiệp của Việt Nam sẽ áp dụng nhiều chính sách thay đổi chất lượng về cả sản phẩm
và cuộc sống của người dân trong tương lai.
Chính Phủ nên đưa ra cụ thể những đường lối chính sách chỉ dẫn tận tình cho
người dân từng bước từng bước chậm nhưng chắc, an toàn. Việt Nam sẽ ngày càng đổi
mới, đời sống người dân sẽ ngày càng cải thiện. Hiện nay dịch COVID 19 đã ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe và nền kinh tế Việt Nam nhưng sau khi mọi thứ đã kiểm sốt thì
kinh tế Việt Nam sẽ phát triển đến mức chóng mặt, rồi nền kinh tế sẽ được đẩy mạnh
không thua kém bất cứ nước nào cả. Một Việt Nam nhỏ nhưng sức mạnh dân tộc lại rất
lớn. Cùng nhau chung sức chung lòng vượt qua khó khăn đến bước đến những vinh
quang.


Trang 20


Tài liệu tham khảo
1. Audrey Enjolie , New Designer Vegan Leather Handbags Are Made From
Mangoes, Livekindly < truy cập ngày 12/8/2021.
2. Bộ Công thương (2021), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, NXB Cơng
thương.
3. Bình Ngun, Hương Giang (15/01/2019), Hệ lụy xuất thô nông sản, Báo Đồng
Nai điện tử, < />4. Nescafe, Chương trình NESCAFÉ Plan Dự án phát triển cà phê bền vững
< truy cập ngày
12/08/2021.
5. Nestle, NESCAFÉ Plan Gắn Kết Với Nơng Dân Vì Chất Lượng Cà Phê Việt
< truy cập ngày 12/8/2021.
6. Sen Thân, Cách làm phân hữu cơ từ thức ăn thừa, TUANTU MAYLAMDAT.VN
< truy cập ngày 12/8/2021.
7. Phạm Văn Châu Em, Việt Nam - cường quốc về nông nghiệp, Tuổi trẻ online
< truy cập
ngày 13/8/2021.
8. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, GIẢI CỨU NƠNG SẢN: ĐỂ KHƠNG
CỊN “ĐẾN HẸN LẠI LÊN” < />E40W6Ho> Truy cập ngày 11/8/2021.

Trang 21




×