Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

DẪN ĐỀ TIẾNG VIỆT HOÀN CHỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.97 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

----------

Đề tài: DẪN ĐỀ TIẾNG VIỆT

Giảng viên: PGS. TS Trịnh Sâm
Nhóm thực hiện: 13

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017

DANH SÁCH NHĨM


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Phùng Dương Hạnh
Hồ Thị Mỹ Duyên
Phạm Hoàng Lâm
Sơn Thanh Thảo
Trần Hoàng Tú Trân


Nguyễn Trần Phương Đài
Trần Thị Ngọc Chi
Nguyễn Thị Huệ
Vũ Kim Tiến

K40.601.036
K40.601.019
K40.601.058
K40.601.121
K40.601.135
K40.601.024
K40.601.014
K40.601.040

2


MỤC LỤC

3


1. Khái niệm

Dẫn đề (chapeau) có thể được xem là một phần mở đầu được đánh dấu, phần đứng
giữa tiêu đề và đầu bài báo, thường có kiểu chữ đậm, nghiêng hoặc đóng khung và có cả
màu sắc để phân biệt.
Xét văn bản trong tính chỉnh thể, dẫn đề đảm nhiệm vai trị vơ cùng quan trọng trong
hệ thống các thành phần cấu thành văn bản. Dẫn đề nằm ở vị trí sau tiêu đề, có chức năng
dẫn dắt độc giả đi vào tác phẩm. Theo cấu trúc thông tin, dẫn đề thường đóng vai trị là

thơng tin hạt nhân của văn bản, phần thân của văn bản đóng vai trị là những thơng tin vệ
tinh, phát triển ý cho chủ đề nêu ở dẫn đề.
Ví dụ 1:
“ NGƯỜI KHOA VĂN”
DẠY VĂN, TRỒNG NGƯỜI
30 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Ngữ Văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã
trở thành một “thương hiệu” mạnh của ngành giáo dục cả nước
(NLĐ – 17/11/2006)
Trong kiểu bài phỏng vấn, sa – pô là phần mở đầu bắt buộc, là phần đề dẫn giới thiệu nội
dung và nhân vật được phỏng vấn.
Ví dụ 2:
NGHE DÂN NÓI, THẤU HIỂU DÂN
Nhân 80 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo, bà NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM
- ủy viên Ban thường vụ, trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM – dành cho
Tuổi trẻ cuộc trao đổi.
(TT – 30/7/2010)
2. Đặc điểm
2.1. Về nội dung
- Tóm tắt nội dung: Dẫn đề có thể tóm tắt những thơng tin nổi bật rải khắp bài báo, người
đọc có thể hồn tồn nắm được nội dung trọng tâm nhưng cách triển khai và thông tin chi
tiết như thế nào phải xem xét ở phần thân báo. Đây là dẫn đề thường gặp cho các bài báo
dài kì, phóng sự,...
4


- Nêu chủ đề của bài: Dẫn đề thông báo ngay vấn đề mà bài báo hướng đến để dẫn dắt
người đọc. Đây là kiểu dẫn đề thường gặp, đáp ứng được “tâm lí cơng nghiệp” nhanh,
gọn, lẹ hiện nay.
- Trích ngun một phần thơng tin: Dẫn đề trích ngun văn một phần thuộc phần thân
báo, phần thông tin được trích này phải quan trọng, có ý nghĩa, có sức gợi hứng thú cho

người đọc. Tuy đơn giản nhưng cách dẫn đề này đòi hỏi người viết phải chọn được thơng
tin có tính chất tiêu biểu.
- Dẫn lời một nhân vật: Dẫn đề trích dẫn một phát biểu, một ý kiến của một nhân vật quan
trọng, có tầm ảnh hưởng đến vấn đề bài báo đề cập hoặc những ý kiến trái chiều, phát
ngơn gây sự tị mị,... Loại dẫn đề này thường được sử dụng trong các bài phỏng vấn,
tường thuật các hội nghị, sự kiện có ý kiến chỉ đạo.
2.2. Về hình thức
Về mặt hình thức, dẫn đề cũng như tiêu đề được tách riêng ra phần thân văn
bản báo. Bên cạnh đó dẫn đề cũng được in với co chữ, kiểu chữ và màu sắc chữ khác
hẳn so với các phần còn lại. Dẫn đề thường được in kiểu chữ đứng đậm, đơi khi
nghiêng đậm. Qua đó ít nhiều thấy được vị trí của dẫn đề trong văn bản báo, xét tính
hệ thống của văn bản.
2.2.1. Cấu trúc đoạn văn
Khảo sát đặc điểm phần dẫn đề của 120 bài báo Tiếng Việt (báo điện tử: báo Giáo
dục, báo Lao động, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ)
Phần dẫn đề các bài báo điện tử Tiếng
Các dạng

Đoạn văn chỉ có một câu
Đoạn văn có hai câu
Đoạn văn có ba câu

Việt
Tần số xuất hiện/120
bài báo
81
35
4

Tỷ lệ (%)

67,500
29,167
3,333

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 81/120 bài báo có phần dẫn đề gói gọn trong một
câu, chiếm một tỉ lệ rất lớn: 67,5%.

5


Ví dụ như: “(GDVN) - Trẻ em có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội là giai đoạn
1000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai đến 24 tháng tuổi) và giai đoạn tuổi dậy
thì.”
Trích trong bài báo “Hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ”
/>Hay dẫn đề “Bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng vẫn gây mưa lớn tại
nhiều tỉnh ở nước ta.”
Trích trong bài báo "Ảnh hưởng bão số 14: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn”.
/>Như đã nói ở trên, chức năng của phần dẫn đề là truyền tải thông tin cụ thể hơn về vấn
đề được nêu ra ở phần tiêu đề, cũng có thế là tóm tắt nội dung bài báo, hoặc đặt ra một
câu hỏi cho một vấn đề sẽ được giải quyết ở phần tiếp theo của bài báo. Tính chất của tin
tức điện tử là nhanh chóng, cập nhật và vơ cùng phong phú, vì thế địi hỏi các mẩu tin
phải được viết ngắn gọn, cuốn hút ngay từ những dòng đầu tiên giúp độc giả tiết kiệm
thời gian bởi lẽ họ sẽ không dễ dàng chấp nhận phần dẫn đề có tính dài dịng hay rườm rà.
Có đến 35/120 bài báo có dẫn đề với độ dài là 2 câu. Tuy nhiên, cứ trung bình trong
120 bài báo thì chỉ có 4 mẫu dẫn đề có độ dài 3 câu và khơng có bài báo nào có dẫn đề
gồm 4 câu. Rõ ràng là người Việt khá chuộng viết những đoạn dẫn nhập với lượng câu
trung bình (2 câu) và hiếm khi viết nhiều hơn 3 câu.
Chẳng hạn như:
“(GDVN) - Để thu hút nhân tài, hãy "làm tổ" cho chắc chắn, bởi lẽ thường đất lành thì
chim đậu. Khi nào cái tổ cơ chế, chính sách thực sự hấp dẫn, nhân tài sẽ ùa về.)

Trích “Vài lời bàn về việc tiêu 12 ngàn tỷ đồng để đào tạo 9000 tiến sĩ”
/>6


Hay dẫn đề “Ngày 19.11, tại TP.Vũng Tàu đã diễn ra chương trình phát động cuộc thi
“Biến đổi khí hậu với cuộc sống” với chủ đề: Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta.
Hưởng ứng cuộc thi, gần 400 sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng
Tàu đã cùng đi bộ tuần hành và nhặt rác vì ngày mơi trường.”
Trích “TP.Vũng Tàu: 400 sinh viên đi bộ tuần hành nhặt rác vì ngày mơi trường”
/>Phần lớn các mẫu dẫn đề trong báo điện tử Tiếng Việt chứa 1 đến 2 câu và số lượng từ
trong câu tương đối nhiều, đặc biệt sử dụng chủ yếu câu ở dạng trần thuật, ít sử dụng câu
ở dạng nghi vấn, điều đó giúp cho người đọc tiếp thu thơng tin nhanh trong một khoảng
thời gian ngắn, có nhận định nhanh chóng về những vấn đề được nêu ra trong bài báo và
nhớ thông tin được lâu hơn sau khi đọc.
2.2.2. Phương tiện liên kết
Phần dẫn đề các bài báo
Tần số xuất hiện/120
Các dạng
Nối (Liên từ hoặc từ nối)

bài báo
10

Tỷ lệ (%)
8,33

Lặp từ vựng
Thế (thế đồng nghĩa hoặc thế đại

10


8,33

17

14,16

Tỉnh lược
Liên tưởng

4
4

3,33
3,33

từ)

Bảng thống kê về các phương tiện liên kết trên đây được xác định trong phạm vi
những mẩu dẫn đề có độ dài 2 câu trở lên. Tuy nhiên ta vẫn đặt tần suất xuất hiện của nó
trên 120 mẩu dẫn đề thu thập từ các bài báo điện tử để việc đối chiếu trở nên chính xác và
khách quanhơn.
Dựa vào cứ liệu khảo sát, ta thấy số lượng mẩu dẫn đề sử dụng phép thế cao gấp 1,7
lần so với dùng phép nối và lặp từ vựng; gấp 4,25 lần phép tỉnh lược và phép liên tưởng.
7


Ưu thế của phép thế (thế đồng nghĩa và thế đại từ) là nó giúp liên kết câu vững và logic
hơn so với những phương tiện liên kết từ khác, đồng thời nó cũng hạn chế sự đơn điệu,
nhàm chán của việc lặp từ.

Ví dụ như:
“(GDVN) - Tiểu đường là bệnh lý cực kỳ phổ biến cả ở Châu Á và các nước phương
Tây. Chế độ ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh
này.”
Trích “10 thực phẩm cần lưu ý đối với người mắc bệnh tiểu đường”
/>“(GDVN) - Trường Đại học Tổng hợp Heidelberg là nơi đào tạo tiến sĩ hàng đầu ở
Cộng hòa Liên bang Đức. Đây cũng là trường đại học lâu đời nhất ở châu Âu.”
Trích “Đại học Tổng hợp Heidelberg - Nơi đào tạo tinh hoa nước Đức”
/>Việc sử dụng phép thế còn chứng tỏ sự đa dạng và phong phú của từ ngữ Tiếng Việt.
Vì vậy những người viết báo đã tận dụng tối ưu phương tiện liên kết này.
Ngồi ra cịn có một số trường hợp một mẩu dẫn đề sử dụng 2 hay nhiều phương tiện
liên kết, như:
Dẫn đề “(GDVN) - Trí thức là người ln có thói quen lật lại vấn đề. Vì vậy, trí thức
thường hay có ý kiến phản biện.” vừa sử dụng phép nối, vừa sử dụng phép lặp từ.
Trích “Mong quý thầy làm chương trình sách giáo khoa mới trung thực, trách nhiệm”
/>Việc sử dụng nhiều phương tiện liên kết giúp phần đề dẫn chặt chẽ, có sức thuyết phục
và thu hút người đọc hơn.

8


2.2.3. Một số mơ hình của dẫn đề
Đặt dẫn đề trong mối quan hệ của một chỉnh thể thống nhất là văn bản, trước
hết xét mối quan hệ giữa dẫn đề và tiêu đề, có rất nhiều vấn đề lý thú cần được bàn
luận. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận văn có hạn nên người viết khơng
bàn đến ở đây. Tiếp theo là mối quan hệ giữa dẫn đề và các phần còn lại của văn bản,
người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu khi tiến hành khảo sát tồn văn bản báochí.
Ở phạm vi hẹp, trước hết, xét dẫn đề trên cơ sở khảo sát bản thân dẫn đề.
Những cơ sở lý thuyết về khái niệm dẫn đề cũng như chức năng của dẫn đề, đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước bàn luận đến.

Mơ hình dẫn đề theo lý thuyết của F.Danes
Có rất nhiều lý thuyết về đề - thuyết trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt, trong đó
nổi bật hơn cả là Cao Xn Hạo. Ơng là người đầu tiên áp dụng một cách triệt để
quan hệ đề – thuyết vào việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt
Còn về quan niệm đề – thuyết của F. Danes chính là lý thuyết về mơ thức phát
triển đề. Theo đó phát triển đề là sự lựa chọn và sắp xếp đề, sự liên hoàn và phân cấp
qua lại của chúng, cũng như mối quan hệ của chúng với các siêu đề của các đơn vị
văn bản cao hơn (như đoạn, chương…) với toàn bộ văn bản và với ngữ cảnh tình
huống. Theo quan điểm của ơng thì phát triển đề có thể được xem như bộ khung của
toàn bộ văn bản.
Trên cơ sở lý thuyết của F. Danes có thể xác lập các mơ hình phát triển đề sau
đây:

- Mơ hình phát triển đề tuyến tính đơn
- Mơ hình phát triển đề cố định
- Mơ hình phát triển đề phái sinh
- Mơ hình thuyết tách
Dựa trên quan niệm của F. Danes có thể thấy các phát ngơn có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Phát ngơn mở đầu luôn là chỗ dựa cho các phát ngôn sau, và tiếp đến
phát ngôn sau lại làm chỗ dựa cho phát ngôn kế tiếp.
9


Dẫn đề có độ dài tương đối ngắn. Trung bình mỗi dẫn đề từ 2 đến 3 câu. Tuy
nhiên có những dẫn đề gồm 1 câu hoặc rất nhiều câu, tùy theo mỗi văn bản báo chí
cũng như dụng ý của phóng viên. Đây là xét về mặt hình thức.
Ở đây, chúng tôi dựa trên cơ sở lý thuyết về các mô thức phát triển đề ứng dụng
vào việc thống kê, khảo sát và miêu tả dẫn đề trên các đầu báo nhằm mục đích tìm ra
đặc trưng cơ bản của đối tượng này.
2.2.3.1.1.


Mơ hình phát triển đề tuyến tính đơn

Đặc điểm của mơ hình này là phần thuyết của phát ngôn trước sẽ trở thành phần
đề của phát ngôn sau
T1

R1

T2

T3

R2

R3

Trong đó, T2=R1, T3=R2. Mơ hình này có thể cụ thể hoá bằng văn bản là một
dẫn đề như sau:
VD:
“Các khoản đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Ấn Độ trong thế kỷ này tính đến
tháng 3.2017 chỉ đạt 1,6 tỉ USD. Nhưng thực tế con số này có thể lớn hơn ít nhất đến
năm lần.”
/>Xét ví dụ trên chúng ta thấy “này” thay thế cho “1,6 tỉ USD”. Như vậy, có thể thấy
q trình phát triển đề theo lý thuyết của F. Danes chính là việc lặp lại phần thuyết của
câu mở đầu ở câu tiếp sau. Và quá trình cứ tiếp tục diễn ra như vậy, tạo mối quan hệ
móc xích liên hồn với nhau.
10



2.2.3.1.2.

Mơ hình phát triển đề cố định

Mơ hình này có cấu trúc như sau:
T1

R1

T1

R2

T1

R3….

Trong mơ hình này, thành phần đề của các câu kế tiếp nhau không thay đổi, sự
thay đổi chỉ diễn ra ở phần thuyết. Mơ hình phát triển đề này có hai loại chuỗi đề.
Chuỗi đồng nhất gồm một chuỗi các thành tố ngôn ngữ cùng quy chiếu từ cùng
một thực thể (hoặc một sự kiện).
VD:
“(GDVN) - Trí thức là người ln có thói quen lật lại vấn đề. Vì vậy, trí thức
thường hay có ý kiến phản biện.”
/>Trong mơ hình phát triển đề cố định, có một số trường hợp đề khơng được lặp lại
hồn tồn mà chỉ lặp lại một phần ở các câu tiếp theo hoặc sử dụng chuỗi tương
đồng.
Chuỗi tương đồng là một chuỗi các thành tố ngơn ngữ có quy chiếu khơng đồng
nhất với nhau, nhưng lại cùng nằm trong cùng một nhóm hoặc nằm trong các nhóm
có quan hệ với nhau được nhận ra thơng qua trường liên tưởng. Mơ hình phát triển

đề cố định theo chuỗi tương đồng:
T1

R1

T2

R2
11


T3

R3….

Vd: (Ví dụ này nằm ngồi 120 bài báo đã khảo sát)
Từ sự tận tụy, hết mình của các cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Trà
Nóc, quận Bình Thủy, cơng tác giáo dục trẻ vị thành niên (VTN) trên địa bàn ngày
càng đi vào chiều sâu, đạt nhiều hiệu quả thiết thực. Điều đáng quý là Hội đã vận động
được gia đình cùng tham gia, kết hợp với các ban ngành đoàn thể phường chăm lo cho
con em mình được tốt hơn. Hoạt động ý nghĩa này của Hội LHPN phường Trà Nóc đã
được UBND quận tuyên dương vào tháng6-2011.
Báo Cần Thơ, 11- 7- 2011
2.2.3.1.3.

Mơ hình phát triển đề phái sinh

Mơ hình này có cấu trúc như sau:
T


T1 – R1

T2 – R2

T3 – R3

Ở đây gồm một đề lớn ở câu đầu tiên. Phần đề ở những câu tiếp theo là sự phát
triển thông tin của đề lớn đó. Chẳng hạn:
VD:
“10 giáo viên Trường mầm non song ngữ Hooray (TP.HCM) đã phải nhập viện cấp
cứu ngay khi đang ăn mừng ngày 20.11 tại nhà hàng H.C. Thêm một bảo vệ trường
cũng đã phải nhập viện sau đó.”
/>
12


2.2.3.1.4.

Mơ hình thuyết tách

Đặc điểm của mơ hình này là phần Thuyết của phát ngôn trước được triển khai
bằng nhiều cấu trúc nịng cốt t - r theo mơ hình:

R1

T1

t1–r1

t2–r2 t3 – r3 ….


VD:
“Thoạt nhìn, người ta dễ nghĩ ơng là một nhà quản lý chỉn chu, mực thước, mới
tiếp xúc lại nghĩ ơng dễ tính, xuềnh xồng. Nhưng khơng hẳn thế. Vương Duy Biên là
một nghệ sĩ luôn trăn trở để tìm cái mới trong sáng tạo và là một nhà quản lý bản lĩnh
khi phải đối mặt với những vấn đề nóng.”
/>Qua khảo sát 120 dẫn đề trên ngữ liệu báo điện tử, người viết nhận thấy có sự
xuất hiện đầy đủ các mơ hình dẫn đề theo lý thuyết của F. Danes,
Tuy nhiên tần số xuất hiện của các mơ hình là khác nhau. Kết quả khảo sát được
thể hiện qua bảng sau:
Loại đề

Số liệu

Tỉ lệ %

Đề tuyến tính đơn

18

15,00

Đề cố định

4

3,33

Đề phái sinh


13

10,84

Đề thuyết tách

4

3,33

Ngoại lệ

81

67,50

Cộng

120

100

Dựa trên kết quả khảo sát tìm được, ta thấy dẫn đề trên các báo điện tử (báo Giáo
dục, báo Lao động, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ) có điểm giống nhau. Đó là việc
chuộng mơ hình phát triển đề tuyến tính đơn (chiếm 15% trong tổng số 120 dẫn đề)
13


và đề phái sinh (10,84%). Ở mơ hình phát triển đề tuyến tính đơn, người viết đưa vấn
đề cần bàn đến trong bài báo ở phần thuyết của câu mở đầu, tiếp đến nhắc lại phần

thuyết đó ở câu tiếp theo. Sử dụng kiểu mơ hình này sẽ tạo hiệu quả truyền tải thơng
tin nhanh chóng cho người đọc. Đóng vai trò là cửa ngõ đi vào mỗi tác phẩm báo
chí, dẫn đề theo mơ hình phát triển đề tuyến tính đơn cuốn hút người đọc tiếp tục tìm
hiểu nội dung bài báo sau phần dẫn đề. Loại dẫn đề theo mơ hình này thường bắt gặp
ở các dạng bài gọi chung là bài phản ánh.
Mơ hình đề phái sinh có vai trị rất quan trọng trong việc giúp người đọc tóm
lược được nội dung của bài báo, biết được bài báo sẽ đề cập đến những thông tin cụ
thể nào và góp phần quyết định độc giả lựa chọn đọc hay bỏ mẩu tin. Đa phần các
bài ở dạng thơng báo sử dụng dẫn đề mơ hình đề phái sinh.
Tiếp đến là mơ hình phát triển đề cố định. Kiểu mơ hình này chiếm tỉ lệ nhỏ
(khoảng 3,33%) trong các kiểu mơ hình theo quan niệm của F. Danes. Có thể thấy
kiểu mơ thức này thường xuất hiện ở dạng bài viết về gương điển hình. Đối tượng
của dạng bài này có thể là một con người cụ thể, một tập thể, một mơ hình làm ăn
sáng tạo, v.v… đạt hiệu quả xuất sắc đáng được biểu dương và nhân rộng, học tập.
Với dạng bài viết về gương điển hình, từ tiêu đề, dẫn đề cho đến kết thúc văn bản
báo, đối tượng được nêu gương luôn được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm mục đích
khắc họa đậm nét hình tượng nhân vật trong lịng độc giả. Chính vì vậy phần dẫn đề
cũng khơng ngoại lệ. Và trong tư duy thơng thường của con người, vấn đề gì quan
trọng, người ta thường đặt nó ở phần đề. Điều này lý giải vì sao trong những bài viết
về gương điển hình, ta bắt gặp hiện tượng tác giả sử dụng thủ pháp lặp thườngxun.
Tương tự, mơ hình đề thuyết tách có cũng có tần số xuất hiện nhỏ, chỉ chiếm
3,33% trong tổng số 120 bài báo. Việc sử dụng mơ hình nào trong việc triển khai dẫn
đề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến yếu tố cá nhân của phóng viên, yếu tố
thể loại, yếu tố tư duy và ngơn ngữ vùng miền.
Có một vấn đề quan trọng nữa trong phần nghiên cứu các mô thức phát triển đề
theo F. Danes cần được bàn luận đến. Đó là những trường hợp ngoại lệ, tức là có
nhiều trường hợp, (chiếm 67,5 % trong tổng số 120 dẫn đề được khảo sát), khơng
thuộc mơ hình nào trong 4 mơ hình được đưa ra. Như chúng ta đã biết, dẫn đề có độ
14



dài tương đối ngắn, trung bình từ 2 đến 3 câu. Đề áp dụng các mô thức của F. Danes
vào dẫn đề, với độ dài như vậy là phù hợp, xét về mặt hình thức. Tuy nhiên, có
những trường hợp dẫn đề chỉ gồm câu hoặc rất nhiều câu. Ở trường hợp dẫn đề chỉ
gồm một câu thì nhất định khơng thể áp dụng các mơ hình phát triển đề. Ở trường
hợp dẫn đề gồm quá nhiều câu thì ta lại gặp khó trong việc xác định đề của dẫn đề,
đề khơng phát triển theo trật tự các mơ hình đã nêu. Cho nên những dẫn đề có 1 câu
hoặc rất nhiều câu thì xếp vào trường hợp ngoại lệ. Theo số liệu thống kê, ta thấy tần
số các trường hợp ngoại lệ rất cao). Con số này cũng có một ý nghĩa nhất định nào
đó. Có thể là do yêu cầu của dẫn đề là phải ngắn gọn, hay là do dụng ý sáng tạo của
phóng viên, bởi lẽ q trình sử dụng ngơn ngữ là một q trình sáng tạo, đặc biệt đối
tượng phục vụ của báo chí lại là đông đảo bạn đọc gần xa, thuộc mọi tầng lớp, mọi
trình độ và lứa tuổi. Ý nghĩa khác cũng có thể là do ảnh hưởng của đặc trưng thể loại
và nhiều yếu tố khác chi phối đến việc tạo dẫn đề. Vấn đề này sẽ được tìm hiểu ở
hoàn cảnh khác, do phạm vi nghiên cứu của luận văn khơng chophép.
2.2.3.2.

Mơ hình dẫn đề theo T- R-I
Dựa vào lý thuyết phân tích diễn ngơn, ta có thể khảo sát dẫn đề trên cơ sở

xem xét sự phân bố của các yếu tố nội dung trong văn bản, bao gồm 3 yếu tố:
Đề: kí hiệu là T ( theme), là chủ đề chính của văn bản, là cái được nêu lên hoặc đề
cập trong văn bản, thường nằm bên trái của phát ngơn/ văn bản.Thuyết: kí hiệu là R (
rheme), nói về cái đề, là cái giải thích và thuyết minh cho đề, thường nằm bên phải
phát ngôn/ văn bản.Thành phần giải thích: kí hiệu là I ( interpretation), nó có thể giải
thích cho T hoặc R, cũng có thể giải thích cho cả hai thành phần trên. Thành phần
này có thể do một hoặc nhiều phát ngơn đảm nhiệm.
Khảo sát dẫn đề theo 3 yếu tố T- R- I,bằng cách đảo trật tự của ba thành tố.
Lần lượt ta có 3 mơ hình sau:
2.2.3.2.1.


Mơ hình dẫn đề theo T – R - I
Qua khảo sát nguồn ngữ liệu, thấy rằng kiểu dẫn đề này có tần số xuất hiện

cao hơn hẳn so với các mơ hình khác. Ở đây phần đề và phần thuyết của dẫn đề được
nêu lên đầu tiên. Phần cịn lại chính là thành phần giải thích cho đề và thuyết đã nêu
15


trước đó. Đứng từ góc độ kết cấu của đoạn văn thì dẫn đề thuộc mơ hình này giống
việc triển khai đoạn văn theo lối diễn dịch. Xét từ góc độ cấu trúc thơng tin trong
một văn bản báo chí thì mơ hình này tương ứng mơ hình hình tháp ngược. Các yếu tố
thông tin quan trọng được đặt lên hàng đầu. Những yếu tố giải thích, chứng minh, bổ
sung nội dung cho thông tin quan trọng được triển khai tiếp sau đó nhằm làm rõ vấn
đề. Về phía người biên tập trong tịa soạn, khi muốn cắt bớt thơng tin của phóng viên
để vừa với khn báo thì biên tập viên sẽ thao tác cắt từ dưới lên. Thao tác này
không làm ảnh hưởng đến nội dung quan trọng của bài báo cũng như ý đồ của tác
giả.
Kiểu dẫn đề này đáp ứng tâm lí cơng nghiệp của độc giả thời nay. Thông
thường độc giả khi cầm một tờ báo thường đọc lướt qua các tiêu đề và dẫn đề ấn
tượng, xét cả hình thức trình bày cũng như ngơn ngữ sử dụng. Chính vì vậy, với
những tiêu đề hấp dẫn, những dẫn đề được trình bày với hình thức bắt mắt và ngôn
ngữ cô đúc, ngắn gọn nhưng chứa nhiều hàm ý dễ thu hút sự quan tâm của độc giả.
Thông tin hạt nhân được đưa lên đầu dẫn đề sẽ giúp độc giả tiếp cận vấn đề chính
một cách nhanh chóng và giúp độc giả dễ dàng đi đến quyết định có tiếp tục đọc bài
báo đó hay khơng và đọc đến đâu. Vì lẽ đó mà mơ hình dẫn đề này được ưu tiên lựa
chọn trong hầu hết thể loạibáo.
Hai thành phần T và R có thể được tạo thành từ cấu trúc t- r nhỏ hơn, cịn I có
thể được tạo thành từ chuỗi cấu trúc t- r.
Xét ví dụ sau:

Để thu hút nhân tài, hãy "làm tổ" cho chắc chắn, bởi lẽ thường đất lành thì chim đậu.
Khi nào cái tổ cơ chế, chính sách thực sự hấp dẫn, nhân tài sẽ ùa về.
( GDVN, 17-11-2017)
Trong đó:
“Để thu hút nhân tài” : T
“hãy "làm tổ" cho chắc chắn” : R
“bởi lẽ thường đất lành thì chim đậu. Khi nào cái tổ cơ chế, chính sách thực sự hấp
16


dẫn, nhân tài sẽ ùa về.” I

2.2.3.2.2.

Mơ hình dẫn đề theo I - T - R
Nếu như mơ hình dẫn đề theo T- R- I giống kết cấu đoạn văn triển khai theo

lối diễn dịch thì mơ hình được khảo sát ở đây lại giống kết cấu đoạn văn triển khai
theo lối quy nạp. Có nghĩa là những thơng tin mang tính chất giải thích, chứng minh,
biện luận cho thơng tin chính được đặt ở đầu dẫn đề, cịn những thơng tin cơ bản
đóng vai trị đề, thuyết chính của dẫn đề thì phân bố ở vị trí cuối dẫn đề. Trong công
tác biên tập, khi muốn gọt dũa dẫn đề, biên tập viên thường cắt từ trên xuống, vừa
thực hiện được mục đích biên tập, vừa giữ được thơng tin cốt lõi của dẫn đề.
Khi sử dụng kiểu dẫn đề này, phóng viên ln phải xác định khả năng sử
dụng ngơn ngữ của mình. Bởi lẽ, những thơng tin cơ bản, điều mà phóng viên muốn
truyền đến người đọc, nằm ở vị trí cuối dẫn đề. Có nghĩa là, phải trải qua một quá
trình dẫn dắt thì người đọc mới đến đích thơng tin, tức thơng điệp của phóng viên.
Vậy làm sao giữ chân độc giả là trọng trách của tác giảbài báo mà phần dẫn đề đóng
vai trị vô cùng quan trọng. Cho nên, triển khai dẫn đề với thành phần giải thích đầu
tiên rồi mới đến phần đề và thuyết của vấn đề thì thực sự đây khơng phải là điều dễ.

Chúng ta xét ví dụ sau:
VD:
Theo dự đốn của tập đồn Boston Consulting Group (BCG), đến năm 2022,
phương tiện giao thông tại TP.HCM sẽ phải di chuyển với tốc độ 10km/h vì ùn tắc.
Dự báo này một lần nữa gióng lên hồi chng báo động về thực trạng giao thông đô
thị tại Việt Nam khi vừa phát triển kinh tếphải vừa đảm bảo an ninh trật tự ax4 hội
trên địa bàn.
(TT, 20-11-2017)
Theo dự đoán của tập đoàn Boston Consulting Group (BCG), đến năm 2022, phương
tiện giao thông tại TP.HCM sẽ phải di chuyển với tốc độ 10km/h vì ùn tắc.: I
“Dự báo này một lần nữa gióng lên hồi chng báo động về thực trạng giao thông đô
17


thị tại Việt Nam”: T
“phát triển kinh tế phải vừa đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn”: R
2.2.3.2.3.

Mơ hình dẫn đề theo T- I - R
Đứng từ góc độ phóng viên cũng như biên tập viên, mơ hình này gây khó

trong q trình biên tập. Bởi lẽ thông tin hạt nhân, thông tin cốt lõi không phân bố
tập trung mà rải ra khắp tiêu đề, khi muốn cắt gọt câu chữ, biên tập viên phải cân
nhắc nhiều lựa chọn. Về phía độc giả, do thơng tin ở dẫn đề thuộc mơ hình này thiên
về giải thích nên độc giả phải đi tìm chủ đề chính của dẫn đề. Điều này gây khó cho
độc giả trong quá trình tiếp nhận thơng tin. Muốn viết tốt dẫn đề này địi hỏi phóng
viên phải có một trình độ sử dụng ngơn ngữ nhất định.
120 ví dụ khảo sát thuộc các đầu báo đã nêu đều đa số theo mô hình dẫn đề TR-I và I-R-T, xin được dẫn một ví dụ khác từ nhật báo Cần Thơ
VD:
Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ ngày càng thể hiện vai trị quan trọng

của mình trong gia đình và ngồi xã hội. Bên cạnh vai trị “nội tướng” trong gia
đình, phụ nữ còn tham gia phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình, đóng
góp trên nhiều lĩnh vực của xã hội... Tuy nhiên, bên cạnh góc nhìn người phụ nữ
hoàn thiện phải “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, một số người quên rằng cũng như
nam giới, phụ nữ cần có nhu cầu được rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, học tập
để tiến bộ... Bên cạnh nhiều đấng mày râu biết quan tâm chia sẻ việc nhà với vợ thì
cũng cịn khơng ít phụ nữ hàng ngày phải gánh vác “hàng núi” cơng việc có tên, lẫn
khơng tên trong gia đình, khơng có được cuộc sống “hạnh phúc” theo đúng nghĩa...
CT, 15- 7- 2011
Trong đó:
“ Xã hội ngày càng phát triển… và ngoài xã hội”: T
“ Bên cạnh vai trị “nội tướng” trong gia đình… để tiến bộ”: I
18


“ Bên cạnh nhiều đấng mày râu… theo đúng nghĩa…”: R
Xét ví dụ trên chúng ta thấy dẫn đề có dung lượng tương đối lớn. Muốn tìm
được chủ đề của dẫn đề trên, chúng ta phải trải qua quá trình suy luận, khái quát.
Đồng thời, chúng ta nhận thấy kiểu dẫn đề theo mơ hình trên có nhiều nét rườm, làm
giảm hiệu quả thơng tin của dẫnđề.
Ngồi 3 mơ hình vừa nêu trên, khảo sát dẫn đề trên nhật báo Cần Thơ, luận
văn cịn thấy xuất hiện mơ hình dẫn đề chỉ có hai yếu tố T – R và khơng có thành
phần giải thích.
Qua khảo sát 120 dẫn đề theo các yếu tố T, R, I, lần lượt theo các mơ hình đã
miêu tả trên, ta có bảng tỉ lệ sau:

Mơ hình

Số liệu


Tỉ lệ %

T- R- I

26

21.7

I- T- R

18

15

T- I- R

3

2.5

T-R

2

1.7

Ngoại lệ

81


59.1

Cộng

120

100%

Từ bảng thống kê chúng ta thấy mô hình T- R- I có tần số xuất hiện cao nhất,
tiếp đến là mơ hình I- T- R, mơ hình T- I- R và sau cùng là mơ hình

T - R. Kết

quả khảo sát phù hợp với phần biện giải đã nêu ra ở trên. Quá trình khảo sát dẫn đề
theo các mơ hình trên cũng cho ta nhiều nhận xét. Ở đây ta chỉ xét những dẫn đề
gồm 2 câu trở lên, dẫn đề gồm 1 câu xếp nó vào ngoại lệ.
Mơ hình T- R- I chiếm tỉ lệ cao vì nó thuận theo logic ngữ nghĩa thơng
thường: giới thiệu nhân vật hoặc vấn đề cần bàn luận trước rồi mới giải thích, diễn
giải vấn đề.
Khảo sát 120 dẫn đề cho ta nhận diện được một số đặc trưng sau: có nhiều
19


dẫn đề bắt đầu bằng cụm từ “ nói đến”, “ nhắc đến”. Đây là dấu hiệu cho những bài
báo viết về gương điển hình nhân vật hay tập thể có thành tích nổi bật. Tiếp theo là
dẫn đề bắt đầu bằng cụm từ “ thời gian qua”. Mô thức này được bắt gặp thường
xuyên, được bắt gặp ở các bài báo tổng kết một quá trình thực hiện một chương trình
hay chủ trương, chính sách nào đó của địa phương, Đảng và Nhà nước,… Kiểu dẫn
đề này nhằm nhấn mạnh thơng tin thời sự ở thì hiện tại. Ở dẫn đề, đôi khi ta bắt gặp
cái tôi của tác giả xuất hiện một cách trực tiếp. Ngồi ba mơ hình đã liệt kê, khi khảo

sát dẫn đề, ta bắt gặp một vài trường hợp ngoại lệ. Do số lượng dẫn đề được khảo sát
chỉ là con số nhỏ cho nên người viết luận văn chưa thể rút ra thành nhận xét khái
quát. Tuy nhiên cũng liệt kê ra đây một vài trường hợp ngoại lệ điển hình. Có trường
hợp bắt đầu dẫn đề là phần giải thích, tiếp đó là thành phần đề, thuyết, và sau cùng
lại là thành phần giải thích. Thiết nghĩ có thể có một hay một số mơ hình phái sinh
của dẫn đề để có thể có đầy đủ hơn nữa cơ sở lý thuyết để khảo sát bộ phận dẫn đề
một cách toàn diện, tổng thể. Ngồi ra, có trường hợp ngoại lệ là dẫn đề chỉ gồm
thành phần đề thuyết mà khơng có thành phần giải thích. Có thể kể thêm trường hợp
ngoại lệ là dẫn đề, xét về mặt ý nghĩa chỉ nêu phần đề mà không nêu phần thuyết,
nêu dẫn chứng nhưng khơng giải thích, muốn tìm hiểu cái thuyết, người đọc phải tự
mình suy ngẫm. Thêm nữa là có trường hợp có loại dẫn đề chứa nhiều chủ đề,
thường được tạo nên bởi thủ pháp đối lập.
Xét văn bản trong cấu trúc thơng tin, dẫn đề thường đóng vai trị hạt nhân của
văn bản. Chính vì vậy sai sót ở dẫn đề dễ dẫn đến sự thất bại trong hiệu quả truyền
tải thông tin của nhà báo đến bạn đọc. Bên cạnh đặc trưng cô đọng, hàm súc của dẫn
đề, đơi khi độc giả cũng bắt gặp ít nhiều hạt sạn ở dẫn đề. Những lỗi về lô gic, ngữ
nghĩa, dấu câu hoặc lỗi về việc lặp lại một mô tip từ ngữ nào đó ở dẫn đề dễ tạo hiệu
ứng khơng tốt từ phía độc giả, giảm hiệu quả thông tin của bài báo và giảm chất
lượng tờ báo.
2.2.3.3.

Mô hình dẫn đề theo cấu trúc 5W +1H
Trong quá trình tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản báo chí, các yếu tố trong

cấu trúc 5W + 1H là những yếu tố cơ bản. Mỗi văn bản chứa càng nhiều các yếu tố
20


trong cấu trúc trên càng đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên, việc xuất hiện đầy đủ hay vắng
mặt một hay nhiều yếu tố trong cấu trúc 5W + 1H cũng cịn tùy thuộc vào các thể

loại báo chí. Cịn bên trong các bộ phận cấu thành văn bản báo chí thì tùy thuộc vào
chức năng của từng bộ phận.
Khảo sát 120 dẫn đề ta được bảng thống kê tỉ lệ các mơ hình như sau:
Kiểu mơ hình

Số liệu

Tỉ lệ %

3 yếu tố

20

16.7

4 yếu tố

62

51.7

5 yếu tố

32

26.6

6 yếu tố

6


5.0

Cộng

120

100

Qua bảng thống kê ta thấy kiểu mơ hình dẫn đề gồm 4 yếu tố có tần số xuất
hiện cao nhất. Tiếp đến là mơ hình dẫn đề gồm 5 yếu tố, 3 yếu tố và sau cùng là
kiểu mơ hình chứa đầy đủ các yếu tố. Như các phần diễn giải trên đã nhắc đến độ dài
của dẫn đề, mặc dù có độ dài tương đối ngắn nhưng nội dung thông tin được nén
chặt. Dẫn đề tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng hàm súc, lời ít mà ý nhiều. Chính vì vậy,
việc xuất hiện nhiều yếu tố thông tin ở phần dẫn đề là điều dễ hiểu. Qua thống kê,
kiểu mơ hình chứa đầy đủ các yếu tố trong cấu trúc 5W + 1H tương đối thấp ( 5%).
Qua quan sát ngữ liệu, ta thấy có sự nhập nhằng giữa các yếu tố Who, What
và Where. Có khi đề là Where mà cũng chính là What.

VD:
Sau cơn gió lốc dữ dội tối qua 18.11, quận Thủ Đức bị thiệt hại nặng nề. Từ sáng sớm
hôm nay, người dân đã phải đội mưa để thu dọn đường sá, nhà cửa bị hư hại. Đây
cũng là một trong những lần hiếm hoi mà người dân TP phải chịu thiệt hại do ảnh
hưởng thời tiết.
(TN, 19-11-2017)
21


- Who ở dẫn đề có thể là “ cái tôi” của người viết.
VD:

Tôi đặc biệt quan tâm đến nền giáo dục rất phát triển ở Canada. Hệ thống
giáo dục Canada gồm các trường công lập và tư thục trải dài từ mẫu giáo đến đại
học.
Đôi khi câu trả lời cho yếu tố Why không được nêu tường minh ra câu chữ;
tuy nhiên dựa trên câu chữ ta có thể nhận ra ý nghĩa hàm ngơn của nó.
Dẫn đề chứa 3 yếu tố thường mang tính khái quát, nêu nhận định chung, đơi khi đó
cũng là những lí lẽ đời thường, ứng với tất cả mọi người chứ không nhằm chỉ một
đối tượng cụ thể nào.
VD:
Tiểu đường là bệnh lý cực kỳ phổ biến cả ở Châu Á và các nước phươngTây.
Chế độ ăn uống khơng lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh này.
(GDVN, 12-11-2017)
- Dẫn đề chứa 4 yếu tố thể hiện tính cân đối của một dẫn đề: nêu những yếu tố nòng cốt
của cấu trúc thông tin chuẩn mực. Những yếu tố khuyết sẽ được trình bày ở phần thân
bài báo.
VD:
Sáng 14.1.2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu
điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát
hại dã man ngay tại nơi làm việc. Vụ án kéo dài hơn 6 năm và đến phút chót dư luận
lại một lần bất ngờ khi ngay trước ngày thi hành án tử hình, tử tù Hồ Duy Hải được
ký quyết định tạm dừng thi hành án.
( TN, 20-12-2014)
Dẫn đề chứa đầy đủ các yếu tố thường ở dạng bài có độ dài tương đối lớn như
phóng sự, phản ánh,… Ví dụ ở một bài viết về sự kiện pháp luật, tác giả muốn trình
bày sơ lược vụ việc cho người đọc hiểu. Phần thân bài báo là việc tường trình lần
22


lượt các chi tiết liên quan đến sự kiện.


- Chủ thể Who ở dẫn đề có thể là một người, cũng có thể là một tổ chức, cơ
quan, đồn thể,..
VD:
Một năm học thật ngắn ngủi, nhưng đối với các em học sinh huyện miền núi
Tây Trà (Quảng Ngãi) nó dài đằng đẵng, bởi, cuộc hành trình đi tìm con chữ của
các em là những chuỗi ngày rét buốt, thiếu thốn, cơm rau triền miên, hoặc nhịn đói
đến trường… Năm học này, thương con, nhưng khơng có tiền, nhiều phụ huynh chỉ
còn cách mượn đất người dân, dựng tạm túp lều bằng lồ ô làm nơi trọ học cho các
em – những túp lều rách nát, chật chội… và lạnh lẽo.
(LĐ, 17-11-2017)
Trong một số bài báo, dẫn đề thiếu yếu tố When hoặc Where, dù vậy người
đọc vẫn mặc nhiên hiểu Where hoặc When là gì. Nếu tác giả khơng nêu Where thì
mặc nhiên là trong xã hội ngày nay, tương ứng với mọi người, trong mọi hồn cảnh
chứ khơng chỉ riêng địa danh hay nơi chốn nào. Còn đối với yếu tố When, thường thì
thời gian khơng xác định chính xác mà dùng những từ chỉ chung chung như hiện
nay, gần đây,… Thời gian chính xác là ngày, giờ, tháng, năm,… thường xuất hiện ở
các bảntin.
Có những dẫn đề quá dài nhưng chỉ chứa rất ít yếu tố thơng tin. Lẽ ra có thể
rút gọn, cơ đọng dẫn đề. Phần lý giải dành cho thân bàibáo.
Như vậy, dẫn đề đóng vai trò là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc văn
bản báo chí. Với một ngịi bút chun nghiệp, việc đầu tư cho dẫn đề là một công
đọan vô cùng quan trọng. Điều đòi hỏi đầu tiên của dẫn đề chính là
yếu tố cơ đọng nhưng hàm súc của dẫn đề. Đặc biệt tránh hiện tượng lặp từ, lặp ngữ,
lặp ý ở dẫn đề. Bên cạnh đó, sự đồng nhất giữa nội diên và ngoại hàm của đối tượng
được nhắc đến ở dẫn đề cũng là một lưu ý cầnthiết.
Ngắn gọn là yếu tố hàng đầu của dẫn đề. Dẫn đề đi thẳng vào vấn đề, vừa tạo
tính thời sự hấp dẫn của thông tin, vừa lôi cuốn người đọc. Có điều dễ nhận ra là dẫn
23



đề của các tác phẩm báo trên báo đã khảo sát hạn chế sử dụng các phương tiện liên
kết bằng từ nối, quan hệ từ. Bên cạnh những dẫn đề thật sự mang bản chất, chức
năng của dẫn đề thì người viết còn bắt gặp những dẫn đề giả. Tuy nhiên, khi khảo sát
tồn bộ văn bản thì ta dễ nhận ra được sự sáo rỗng trong những kiểu dẫn đề như thế.
Có hay chăng những dẫn đề giả này thực hiện chức năng đưa đường, dẫn dắt bạn đọc
vào nội dung văn bản báo.
Trong mỗi số báo ra hàng ngày, thư ký tòa soạn lựa chọn những bài đinh, đặc
biệt là những bài viết có dẫn đề hay, hấp dẫn đưa ra trang nhất, trang bìa nhằm tạo
ấn tượng về mặt hình thức đối với độc giả. Điều này thêm một lần chứng tỏ vai trò
quan trọng của dẫn đề đối với cấu trúc văn bản báo trong các thể loại báo chí.
Mặc dù được quy định bởi phong cách ngơn ngữ báo chí nhất định nhưng
ngơn ngữ được sử dụng ở dẫn đề nói riêng cũng vơ cùng phong phú và hấp dẫn.
Bằng sự sáng tạo của ngòi bút phóng viên, nhiều kiểu dẫn đề hấp dẫn được tạo ra.
Đó là sự kết hợp của các thủ pháp nghệ thuật, là sự ví von của ngơn từ, cốt làm sao
thực hiện được chức năng dẫn dắt, hấp dẫn độc giả. Qua khảo sát dẫn đề, có thể thấy
rằng cái tôi của tác giả bài báo đôi khi xuất hiện ở dẫn đề. Cái tôi ở đây như một
nhân chứng thuyết phục độ tin cậy của độc giả đối với tác phẩm báo. Trong những
loại dẫn đề có xuất hiện cái tôi, ta thường thấy đi kèm là các yếu tố cảm xúc cá nhân
của phóng viên về con người, sự vật, hiện tượng,… Đó có thể là sự yêu mến, xúc
động, hay sự giậndữ, lời trách cứ, lên án,… tất cả đều nhằm hướng đến làm tăng giá
trị tác động cho vấn đề được nói đến.
Trong nhiều trường hợp khảo sát bản thân dẫn đề cũng như toàn bộ văn bản
báo, người viết luận văn nhận ra dẫn đề cũng chính là phần kết của văn bản. Như
vậy, trong trường hợp này tác giả bài viết đã sử dụng kết cấu liên hoàn trong cấu trúc
văn bản báo.
Tuy nhiên phải thấy rằng sự lặp đi lặp lại của một kiểu cấu trúc dẫn đề làm
người đọc nhàm chán là điều không thể tránh khỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Dân ( 2007), Ngơn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo


dục.
24


2. Hà Minh Đức (chủ biên, 1998), Báo chí – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí : Đặc tính chung và phong cách, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Gerault Fabienne (2006), Sapô – Chiếc mũ không che khuất bài báo ( Vũ Kim

Hải, Đinh Thuận biên soạn), Nxb Thông tấn.
5. Vũ Quang Hào (2007), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Thơng tấn.
6. Trần Thanh Nguyện (2004), Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí, Luận
văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
7. Hồng Phê ( chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội.
8. Trịnh Sâm (2008), “ Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở
thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, số 12 (158), tr.11 – 15.
9. Trịnh Sâm (2011), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, Nxb Trẻ.
10. Trịnh Sâm ( 2012), “ Về một số mơ hình của dẫn đề báo chí tiếng Việt”, Tạp chí từ
điển học và bách khoa thư, số 2 (16), tháng 3 – 2012.
11. Trương Thu Sương, Tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ nhật báo Cần Thơ, Luận văn
thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.

25


×