Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

đề tài: tư TƯỞNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT học và NHÀ nước TA áp DỤNG khoa triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.21 KB, 16 trang )

1

Đề tài:
TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA
ĐẢNG TA VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Trước kia, khái niệm “nhà nước pháp quyền” thường được dùng
để chỉ một kiểu nhà nước tư sản nên trong các sách lý luận thường ít
đề cập và sự quan tâm của các nhà khoa học chưa nhiều. Sau này, khi
có những biến động của chủ nghóa xã hội đã thu hút sự quan tâm hơn
của các nhà khoa học trên mọi lónh vực của đời sống xã hội trong đó
có vấn đề nhà nước pháp quyền. Đặc biệt quan tâm nhiều đến nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghóa. Ở nước ta, thuật ngữ nhà nước
pháp quyền được chính thức đưa vào văn kiện của Đảng từ hội nghị
giữa nhiệm kỳ khoá VII. Để quán triệt tốt hơn quan điểm của Đảng ta
về xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, chúng ta không thể không
tìm hiểu tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại
để rút ra bài học kinh nghiệm cho thực hiện chủ trương của Đảng.
Từ thời cổ đại, tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được các
nhà tư tưởng quan tâm. Thực chất đó là những tư tưởng đề xuất về sự
thống trị của pháp luật trong đời sống xã hội, chống lại sự chuyên
quyền, độc đoán của cá nhân cầm quyền, gắn liền với sự phát triển
của chế độ dân chủ. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ này có


2

thể kể đến những nhà triết học như: Platon (427 -347)TCN, Aristote
(384 -322)TSN, Ciceron (106 -44)TCN, ở Trung Quốc có tư tưởng pháp
trị của Hàn Phi , v.v ….


Theo Platon thì nơi nào sử dụng pháp luật cai trị thì nơi đó nhà
nước sẽ đứng vững, trật tự xã hội ổn định và công bằng được thực hiện.
Ngược lại, chuyên quyền, độc đoán thì sớm hay muộn nhà nước sẽ sụp
đổ. Nhà triết học Aristote cũng đồng tình với quan điểm của thầy mình,
ông cho rằng: pháp luật cần thống trị trên tất cả. Còn nhà triết học –
nhà chính trị Ciceron trong các tác phẩm của mình “Bàn về nhà nước”,
“ Bàn về các đạo luật”, ông đã thể hiện tư tưởng đề cao pháp luật và
bàn nhiều hình thức tốt nhất của nhà nước. ng nghiêng về kết luận
cho rằng, cần phải kết hợp các nguyên tắc quân chủ, quý tộc, dân chủ
trong hoạt động của nhà nước. Thể hiện tư tưởng của mình về đề cao
pháp luật, ông đã đặt câu hỏi: nhà nước là gì nếu không là trật tự
chung.
Ở phương Đông, trong triết học Trung Quốc cổ đại xuất hiện tư
tưởng về “hình pháp” khá sớm ngay từ thời kỳ đầu xã hội nhà Chu.
Nhưng tư tưỏng đó phải đợi đến khi Hàn Phi tập hợp thành hệ thống
pháp – thế – thuật và nhà Tần đã sử dụng để thống nhất Trung Quốc
cổ đại thì mới thành hiện thực.
Như vậy, từ thời cổ đại tư tưởng nhà nước pháp quyền đã có
những dấu ấn sâu đậm trong hệ tư tưởng và đời sống chính trị xã hội.
Đây là một bước phát triển mới của xã hội loài người về trình độ tổ
chức quản lý xã hội trong thời cổ đại. Các nhà triết học đã nói lên khát
vọng về quyền làm chủ bản thân, làm chủ xã hội của con người, mơ


3

ước một xã hội mà ở đó mọi người đều bình đẳng, đồng thời phản
kháng chế độ chuyên quyền, độc đoán của các hình thức nhà nước bóc
lột. Tuy vậy, tư tưởng về nhà nước pháp quyền chỉ là những thể
nghiệm ban đầu nên không thể không có những hạn chế nhất định do

thế giới quan, lợi ích giai cấp chi phối.
Trong đêm trường trung cổ, xã hội loài người chìm trong sự
thống trị của niềm tin tuyệt đối, của các kiểu nhà nước thần quyền,
nhà nước chuyên chế phong kiến. Nên tư tưởng về nhà nước pháp
quyền không còn chỗ đứng.
Bước sang thời phục hưng và cận đại, những tư tưởng tiến bộ của
thơì cổ đại được đánh thức và tiếp tục được phát triển lên nấc thang
mới. Có thể nói bước chuyển từ thế giới của niềm tin, của thần quyền
sang thế giới của lý trí, khoa học thực nghiệm và pháp quyền là một
bước tiến vó đại của lịch sử nhân loại trong đó có công đóng góp to lớn
của cách mạng tư sản. Thời kỳ này, tư tưởng về nhà nước pháp quyền
đã phát triển ở trình độ cao và thành hệ thống như: Locke (1632 –
1704), Montesquieu (1689 – 1775), Rousseau (1712 – 1778), Kant
(1724 – 1804), ...
Theo Locke thì : “ Mục đích cơ bản của việc con người tham gia
vào xã hội là ý muốn sử dụng sở hữu của mình một cách hoà bình và
an toàn, còn công cụ và phát triển cơ bản để làm được điều đó là luật
pháp được thiết lập trong xã hội ấy.”1 ng là người đầu tiên trong lịch
sử đề xướng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước ra các cơ quan lập
pháp (nghị viện), hành pháp (toà án và quân đội), liên bang ( chịu
1

P.S Ta ranốp: 106 nhà thông thái, Nxb CTQG, HN, 2000, tr.468.


4

trách nhiệm quan hệ với các quốc gia khác, gồm vua và các bộ trưởng).
Đó là những quan điểm phôi thai về thiết chế quân chủ lập hiến. Nhà
triết học Kant, cho rằng trong hoạt động của nhà nước cần ngăn chặn

chuyên quyền của một cá nhân hay một nhóm người đối với hoạt động
của nhà nước. Muốn vậy, hoạt động nhà nước phải dựa vào pháp luật
và hoạt động theo pháp luật, ông cũng nêu ra về sự phân quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp trong đó lập pháp có tính tối cao trên hành
pháp, và tư pháp là các toà án do nhân dân bầu ra. Theo ông, sự phân
quyền ấy có ý nghóa quyết định cho sự phát triển của chế độ dân chủ.
Trong xã hội, các đạo luật và nhà nước pháp quyền là cái cần phải có.
Còn Hêghen ( 1770 – 1831), quan điểm của ông có sự khác biệt so với
Kant. ng cho rằng, pháp luật và nhà nước là cái hiện thực, nghóa là
cái do sự triển khai của ý niệm vào tồn tại xã hội.
Trong triết học cận đại, tư tưởng nhà nước pháp quyền của
Montesquieu, Rousseau đã tạo nên một thế giới quan pháp lý mới
trong đời sống xã hội. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của
Montesquieu được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “ Tinh thần pháp
luật”. ng cho rằng nhà nước và pháp luật có tính lịch sử, không xuất
phát từ những ý đồ hoang tưởng mà căn cứ từ điều kiện kinh tế xã hội
nhất định. Tự nhiên, xã hội và con người đều có quy luật chung, luật là
quan hệ tất yếu trong bản chất của sự vật2, trong xã hội cần pháp luật
làm khuôn phép cho mọi thành viên, tổ chức xã hội hoạt động theo
đúng luật của xã hội. ng là người đề cao pháp luật nhưng không đề
cao đến mức tuyệt đối hoá pháp luật. Ông cho rằng, trong xã hội nào
2

Montesquieu: Tinh thần pháp luật, Nxb GD, HN,1996,tr.39.


5

cũng vậy cần coi trọng cả đạo đức, vì nó là cái cần thiết cho con người
để giúp con người thực hiện luật pháp một cách nghiêm minh và tự

giác. Coi trọng đạo đức là cơ sở cho sự bền vững của xã hội, ông viết:
“…trong nhà nước dân chủ phải có thêm một điều: Đó là đạo đức.” Như
vậy, với quan điểm của ông cũng đã để lại bài học cho chúng ta hiện
nay bài học về sự kết hợp giữa quản lý xã hội bằng pháp luật và đạo
đức. ng là người có tư tưởng nghiêng về chế độ dân chủ, ông dị ứng
với chế độ cộng hoà vì trong chế độ cộng hoà ít nhiều cũng sẽ có sự
chuyên quyền độc đoán. Trong chế độ dân chủ, nhờ có pháp luật mà
chống lại chuyên quyền, độc đoán của người cầm quyền, ông chủ
trương: dùng quyền lực để hạn chế quyền lực. ng cho rằng tự do của
mỗi người chính là được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Rousseau được thể hiện
rõ nhất trong tác phẩm “ Bàn về khế ước xã hội”. ng xuất phát từ
quan điểm cho rằng, nhà nước hình thành do mọi người quy ước với
nhau, nhà nước phải thực hiện quyền tự do, bình đẳng cho mọi công
dân. Muốn vậy, quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân, quyền
lực này có bốn dặc tính: bất khả nhượng, bất khả phân, bất khả sai lầm
và tuyệt đối. ng khẳng định chủ quyền nhân dân là một thực thể tập
thể, không bị hạn chế bởi bất cứ một đạo luật nào khác. ng đề cao
hình thức dân chủ trực tiếp, ý chí chung không thể thay thế được bằng
đại diện. Tuân theo ý chí chung là tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối của
lý trí toàn dân chúng. ng cũng nêu ra quan điểm tam quyền phân lập,
trong đó quyền công dân đứng ở vị trí tối thượng trong các hoạt động
của nhà nước. Theo ông, để chống lạm quyền của một các nhân hay tổ


6

chức thì ba quyền này phải tách biệt rõ ràng, vì ba quyền nếu tập
trung vào một nhóm người tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền và áp bức.
ng viết: “ Nếu quyền tư pháp gắn với quyền lập pháp thì quyền sống

và quyền tự do của nhân dân sẽ bị đe doạ và nhà quan toà vừa xử án
vừa làm luật, nếu quyền tư pháp gắn liền với quyền hành pháp thì
quan toà sẽ có một sức mạnh của một kẻ áp bức”3.
Tóm lại, tư tưởng nhà nước pháp quyền xuất hiện khá sớm trong
lịch sử nhân loại. Qua từng thời kỳ tư tưởng đó có những bước tiến mới
thể hiện sự phát triển tư duy nhân loại về trình độ tổ chức quản lý xã
hội, phản ánh được nguyện vọng khát khao của con người sinh ra vốn
có quyền tự do, bình đẳng. Con người có quyền làm chủ bản thân mình,
và có quyền làm chủ đời sống xã hội. Tư tưởng pháp quyền đối lập với
sự chuyên quyền, độc đoán, áp bức nhân dân mà là quan hệ biện
chứng hai chiều giữa một bên là nhà nước pháp quyền – dựa vào pháp
luật để hành động, một bên là xã hội công dân – bình đẳng trong việc
châùp hành pháp luật. Mặc dù quan điểm của các nhà tư tưởng có
những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử xã hội quy định nhưng rõ
ràng đó là những dấu ấn tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Trong thời hiện đại, quan điểm về nhà nước pháp quyền cũng
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Thuật ngữ nhà nước pháp quyền
được nêu ra và sử dụng lần đầu tiên ở Đức nửa đầu thế kỷ XIX trong
các tác phẩm của Weisker.K.T, Mohl.R và sau đó được phổ biến rộng
rãi.

3

Russeua: Bàn về khế ước xã hội, Trần Thanh Đạm dịch, Nxb TpHCM,1992,tr.33.


7

Thuật ngữ nhà nước pháp quyền trong các ngôn ngữ thông dụng
trên thế giới được thể hiện như sau:

- Tiếng Đức: Rechtsstaat.
- Tiếng Pháp: Etatdedróit ( hay Etat légal).
- Tiếng Anh: Rule of Law.
- Tieáng Nga: paBoBoe zocygapcmbo.
- Tieáng Trung Quốc:

( quốc gia pháp trị).

Về các định nghóa nhà nước pháp quyền, đến nay đã có nhiều ý
kiến. Chẳng hạn, trong sách “ Nhà nước pháp quyền là gì?” của Giáo
sư, Tiến sỹ khoa học pháp lý B.Lazarev định nghóa: nhà nước pháp
quyền là nhà nước mà hoạt động của nó dựa vào luật pháp và tuân thủ
thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp và bảo vệ quyền của công dân, của
các tổ chức, xí nghiệp và liên hệ tác động lẫn nhau bởi trách nhiệm
pháp lý.
Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học pháp lý M.Baglai cho rằng nhà
nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó là sự vươn tới tự do của loài
người, là sựự do của loài người, là sựùc ngăn chặn một nhà nước bạo
lực và buộc nhà nước phải tôn trọng pháp luật và các quyền của con
người.
Tiến sỹ khoa học pháp lý A.Vengorov định nghóa như sau: nhà
nước pháp quyền là tổ chức chính trị của xã hội mà với sự trợ giúp của
pháp luật tạo ra các điều kiện cho sự tồn tại và hoạt động của xã hội
công dân - một xã hội bao gồm những thiết chế xã hội và các mối lieân


8

hệ xã hội để mỗi công dân và các liên hiệp của họ thực hiện tự do
những khả năng lao động sáng tạo của mình.

…Như vậy, khái niệm nhà nước pháp quyền là khái niệm bao
hàm nhiều nội dung phong phú, chứa đựng nhiều mặt, nhiều vấn đề
khác nhau của đơì sống chính trị, xã hội, nhà nước ở những trình độ
phát triển nhất định. Khi đi sâu vào một mặt, một vấn đề nào đó các
nhà khoa học có thể đưa ra những định nghóa khác nhau về nhà nước
pháp quyền.
Thông thường để xác định như thế nào là nhà nước pháp quyền
các nhà khoa học thường đưa ra những dấu hiệu đặc trưng của nhà
nước pháp quyền. Có nhiều ý kiến về vấn đề này nhưng tựu trung
thống nhất những dấu hiệu cơ bản sau:
- Tính tối cao của pháp luật.
- Tính hiện thực của các quyền và tự do của cá nhân.
- Sự tổ chức của nhà nước và hoạt động của quyền lực nhà nước
có chủ quyền trên cơ sở nguyên tắc phân quyền.
Đó là dấu hiệu về nhà nước pháp quyền nói chung, còn nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghóa không phải là một kiểu nhà nước
như các kiểu nhà nước đã tồn tại trong lịch sử ( nhà nước chiếm hữu nô
lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghóa)
mà nó là sự phản ánh xu hướng phát triển tiến bộ của nhân loại. Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghóa có nguồn gốc sâu xa từ các quan
điểm trong lịch sử về nhà nước pháp quyền, đó là sự kế thừa có phê
phán và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới. Quan điểm về nhà


9

nước pháp quyền xã hội chủ nghóa chứa đựng nhiều yếu tố chi phối
như: hệ tư tưởng giai cấp công nhân, cơ cấu giai cấp, các giá trị hiện
thực của chủ nghóa xã hội về dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân,
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chủ nghóa tập thể,v.v… đã có

những tác động đến hình thành quan điểm nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghóa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa xây dựng trên một
cơ sở kinh tế – xã hội riêng của nó, trên những cơ sở lịch sử, văn hoá,
giai cấp khác với các hình thái kinh tế trước đó. Vì vậy, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghóa hoàn toàn khác hẳn so với các nhà nước pháp
quyền trong các hình thái kinh tế – xã hội khác. Do đó, những dấu
hiệu đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa cũng mang
những nét riêng của nó như sau:
- Khẳng định tính tối cao của pháp luật trong quản lý, điều hành
xã hội.
- Tính bắt buộc của pháp luật đối với mọi các nhân, tổ chức và
nhà nước.
- Bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do của con người.
- Trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân, công dân và
nhà nước.
- Có nhiều hình thức kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước
về thực hiện pháp luật.
Trên đây là những vấn đề về nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên,
khi nói về nhà nước pháp quyền thì trong lịch sử các nhà tư tưởng còn
đề cập mặt thứ hai, đó là xã hội công dân. Khái niệm này đã được các


10

nhà tư tưởng đề cập khá sớm, trong đó phải kể đến quan điểm của
C.Mác và Ph. nghen. Quan điểm xã hội công dân được C.Mác đề
cập trong tác phẩm “ Bản thảo kinh tế 1857 – 1859”, trong lời tựa
“ Phê phán kinh tế chính trị học” được viết năm 1859 và được nghen
đề cập năm 1869 khi viết tiểu sử của C. Mác. Theo Mác, xã hội công
dân là lónh vực trong đó có thể tìm thấy chìa khoá để hiểu quá trình

lịch sử của nhân loại. Xã hội công dân là lónh vực sinh hoạt và hoạt
động vật chất, kinh tế của con người, là tổ chức xã hội phát triển trực
tiếp từ lực lượng sản xuất và lưu thông, là sự “thống trị” và “ tổng
hợp” của các quan hệ kinh tế, sản xuất phù hợp với các lực lượng sản
xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của nhà nước và toàn bộ kiến trúc thượng
tầng khác.
Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là
quan hệ biện chứng, thể hiện: không phải xã hội công dân do nhà nước
tạo lập và quy định, mà trái lại, nhà nước do xã hội công dân tạo lập
và quy định. Xã hội công dân phát triển lên trình độ cao bao nhiêu thì
càng có nhiều cơ sở cho hình thức dân chủ của nhà nước và ngược lại
sẽ dẫn đến chuyên quyền và độc đoán, mất dân chủ trong hoạt động
của nhà nước. Do đó, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa với ý
nghóa là khắc phục sự nhà nước hoá toàn bộ xã hội, đưa nhà nước trở
về với xã hội công dân, chấm dứt nhà nước đứng trên xã hội công dân,
không phải nhân dân vì nhà nước mà ngược lại nhà nước vì nhân dân.
Trên đây là những vấn đề lý luận trong lịch sử nhân loại để lại.
Quan điểm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa chưa phải là hệ
thống hoàn chỉnh mà là những khám phá, tìm tòi và thử nghiệm, đó là


11

những bước đi ban đầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa. Kế
thừa và vận dụng sáng tạo vào điều kiện lịch sử, Đảng ta đang chủ
trương từng bước tiến hành nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và tiến hành
đề tài cấp nhà nước “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa
của dân, do dân, vì dân” do GS VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm
đề tài nhằm đưa ra những cơ sở lý luận về mô hình nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghóa ở Việt Nam trong tình hình mới. Vì vậy, vấn

đề này vẫn đang là vấn đề có tính dự báo, chỉ ra những khuynh hướng
làm cơ sở cho xây dựng nhà nước hiện nay. Tuy nhiên về lý luận đã
định hình những nét cơ bản như sau.
Về định nghóa nhà nước pháp quyền, tại Đại hội lần thứ IX,
Đảng ta xác định rằng: “ Nhà nước pháp quyền – nói một cách khái
quát là hệ thống những quan điểm, tư tưởng đề cao pháp luật, pháp
chế trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã
hộ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật”4.
Để làm rõ nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghóa ø Đảng ta đưa ra những dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật đồng
bộ, hoàn chỉnh và chất lượng cao, phản ánh ý chí nguyện vọng của
nhân dân, tính tối cao của pháp luật – của ý chí nhân dân được khẳng
định.

Vũ Hữu Ngoạn (chủ biên): Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện đại hội IX của Đảng, Nxb
CTQG, HN 2001,tr.64.
4


12

- Các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tôn trọng và nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, chống lạm quyền, coi thường pháp luật, vi
phạm quyền dân chủ của công dân.
- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện
quyền làm chủ thông qua đồng thời hai hình thức: dân chủ trực tiếp và
dân chủ đại diện.
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện và bảo vệ
quyền tự do, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, nghiêm minh

với mọi hành động vi phạm pháp luật.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức theo nguyên
tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Những dấu hiệu trên cho thấy nhà nước của chúng ta đang xây
dựng thể hiện quan điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh khát vọng của
nhân dân đối với công lý, tự do, bình đẳng phù hợp với bản chất của
chủ nghóa xã hội.
Nhà nước pháp quyền chúng ta đang xây dựng được hiểu như là
đòi hỏi về dân chủ và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước. Hai
mặt đó có liên quan hữu cơ với nhau, không thể thiếu mặt nào. Hiện
nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền trên cả hai bình
diện: lý luận và hiện thực. Đây là một quá trình lâu dài, vừa thực hiện
vừa khắc phục những hạn chế và thiếu sót. Quá trình xây dựng nhà


13

nước pháp quyền phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản5 nhằm đảm
bảo ổn định chính trị, phát triển kinh tế và thực hiện bằng được mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua tìm hiểu tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử và
hiện thực xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay của nước ta, chúng
ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau.
- Tư tưởng nhà nước pháp quyền có rất sớm trong lịch sử song để
trở thành hiện thực là rất khó khăn bới nhiều yếu tố, trong đó có lợi ích
giai cấp, lợi ích của nhóm người, … chi phối. Vì vậy, xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta chỉ trở thành hiện thực nếu thực sự đổi mới
trong nhận thức, trong hành động từ cán bộ cho đến bộ máy nhà nước.

- Nhà nước bao giờ cũng được xây dựng trên những cơ sở lịch sử,
kinh tế, văn hóa, truyền thống của một xã hội nhất định, trong đó yếu
tố văn hóa, truyền thống có những tác động không nhỏ đến việc xây
dựng nhà nước. Chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền trên cơ sở
của văn hóa phương Đông, văn hóa dân tộc Việt Nam nên phải vừa kề
thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại nhưng đồng thời không thể
không chú ý đến đặc điểm riêng của dân tộc ta, chính đó là những giá
trị cơ bản, có tính quyết định.
- Quan niệm sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật chỉ là
yêu cầu tối thiểu đối với mọi công dân, xây dựng nhà nước pháp
quyền ở phương Đông như vậy chưa phải là phương án tối ưu, mà cần

Xem GS VS Nguyễn Duy Quy: Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa của dân,
do dân, vì dân. Báo nhân dân, ngày 29 tháng 11 naêm 2001.
5


14

phải “đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”6. Ở phương Tây,
quan niệm này có vẻ như thích hợp hơn nhưng cũng đã được
Montesquieu cảnh báo rằng cần phải chú trọng đạo đức vì đó là nền
tảng vững bền của mọi xã hội(!). Vì vậy, cần đặt vấn đề giáo dục đạo
đức ở mức độ cao hơn nhất là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn tiền
đề nhằm xây dựng niềm tin vững chắc trong nhân dân về một nhà
nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân.
- Mặêt thứ hai của việc xây dựng nhà nước pháp quyền là phải
xây dựng một xã hội công dân tương ứng. Nghóa là phải nâng cao dân
trí, làm cho nhân dân có đủ trình độ để có thể tham gia quản lý xã hội,
biết quyền và thực hiệân quyền làm chủ của mình trong đời sống chính

trị – xã hội. Nhà nước phải tạo điều kiện để nhân dân có ý kiến tham
gia quản lý xã hội, tránh hiện tượng qua các “khâu trung gian” làm
cho ý kiến của nhân dân không đến nơi cần đến và làm mất giá trị
hiện thực.
- Thi hành pháp luật nghiêm minh, xử lý các trường hợp vi phạm
pháp luật một cách công khai, không để lọt tội, không để oan sai nhằm
bảo đảm quản lý xã hội theo pháp luật đúng nghóa.

Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ VIII, Nxb CTQG, HN 1996,
tr.129.
6


15

Tóm tắt đề tài:
TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG LỊCH SỬ
VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được các nhà tư tưởng quan tâm
từ thời cổ đại. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tư tưởng về nhà nước
pháp quyền ngày càng phát triển ở trình độ cao hơn. Đến thời cận đại,
các nhà tư tưởng đã hệ thống thành thế giới quan pháp lý mới làm cơ
sở cho giai cấp tư sản xây dựng nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghóa.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghóa. Đây là nhà nước kiểu mới trên cơ
sở kế thừa tư tưởng nhân loại và căn cứ vào tình hình thực tế của quá
trình xây dựng chủ nghóa xã hội trong mấy chục năm qua. Tìm hiểu tư
tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhằm rút ra bài cho chúng

ta xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
Topic:
THE IDEOLOGY OF THE JURISIDICTION GOVERNMENT IN
HISTORY AND OUR PARTY’S POINT OF VIEW OF BUILDING
THE JURISIDICTION GOVERNMENT
The ideology of the jurisdiction government has been concerning from
the old age by the ideologists. Through the period of history, it has dev


16

been developing more and more at higher level. In the nealy modern
time, the

ideologists systematized

new law principle ideologi

founding the capitalist class builting the jurisdiction govermen. This is
a new government based on the mankinhd’s ideology which are
wherited in and the practieal situation of the soeial developing process
in tens of years. Tosearch for the ideology of the jurisdiction govermen
in history helps our Party to draw out the nobles lessons so that we can
build the juridiction government now.



×