BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc ) ở một nhiệt
độ nhất đònh gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông
đặc).
- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ
đông đặc) khác nhau.
- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở
nhiệt độ đó.
- Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của
vật không thay đổi.
Câu 1
: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
A-Ngọn nến đang cháy.
B-Vào mùa xuân, băng tuyết tan ra.
C-Xi măng đông cứng lại.
D- Hâm nóng thức ăn để mỡ tan ra.
Câu 2
: Thí nghiệm chứng tỏ nhiệt độ không thay đổi trong quá trình đông đặc.
Trộn đá và muối để tạo thành
một hỗn hợp sinh hàn rồi cho vào cốc.
Cho một ít nước vào một ống nghiệm,
đặt ống nghiệm vào hỗn hợp sinh hàn và
khuấy nhẹ cho đến khi tạo thành các cục
nước đá.
Ghi kết quả và nhận xét trong bảng như sau :
Thời gian
(phút)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Nhiệt độ
Nhận xét
80
BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự
bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ của chất
lỏng.
- Khi nhiệt độ tăng, gió nhiều và diện tích mặt
thoáng càng rộng thì sự bay hơi xảy ra càng
nhanh.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự
ngưng tụ.
Câu 1: Câu nào sai, đúng. Nếu sai em hãy cho biết tại sao ?
A-Nước chỉ bay hơi ở 100
0
C.
B-Nước có thể bay hơi ở nhiệt độ dưới 0
0
C.
C-Khi bay hơi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
D-Trong quá trình sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
E-Trong cùng một điều kiện như nhau, cồn bay hơi nhanh hơn nước.
Câu 2
: Nhúng một ngón tay vào cồn và ngón tay khác vào nước rồi rút ra khỏi chất lỏng.
Em có thể biết được chất nào bay hơi nhanh hơn không ?
Câu 3: Một bạn nhìn vào cây kem đang “bốc khói” và nói có lọai kem “nóng”. Em có
đồng với ý kiến này không? Em hãy lí giải.
Câu 4
: Cho một ít đá vào trong cốc. Một lúc sau, bạn A kết luận: “ Chiều nay thế nào trời
cũng mưa”. Quả thật chiều hôm ấy trời mưa. Dựa vào đâu mà bạn A kết luận như vậy ?
Câu 5
: Khi em thở ra, hơi thở có chứa hơi nước. Em hãy làm thí nghiệm để chứng minh
điều ấy.
Vào mùa đông hơi thở ra có “khói”. Em hãy giải thích tại sao ?
Câu 6
: Máy sấy tóc hoạt động dựa vào nguyên tắc nào ?
Câu 7
: Tại sao vào mùa nắng, cây rụng lá.
Tại sao ở những vùng sa mạc, lá cây thường có dạng hình gai ?
84
BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
Câu 8: Em rút ra kết luận gì qua thí nghiệm sau đây :
Câu 9
: Các quá trình được mô tả trong hình vẽ sau đây là
những quá trình gì ?
Câu 10
: Câu hỏi thảo luận :
1-Tại sao ở trong buồng tắm chúng ta thấy hình như nóng
hơn ở trong phòng mặc dầu nhiệt độ trong phòng khách và
buồng tắm đều như nhau.
2-Những ngày nóng nực, để giữ cho rau được tươi ngon, nên
cắt xà lách vào lúc nào thì tốt nhất : lúc sáng sớm hay lúc
chiều tối ?
HƯỚNG DẪN
85
BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
Câu 1: Câu B, D, E đúng.
A sai vì nước bay hơi ở mọi nhiệt độ.
C sai vì khi bay hơi, nước lạnh đi.
Câu 2
: Cồn bay hơi nhanh hơn nước, vì vậy ngón tay nào đã nhúng vào cồn sẽ cảm thấy
lạnh hơn.
Câu 4
: Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành lớp nước ở thành cốc. Không khí càng
ẩm thì lớp nước càng nhiều. Mặt khác không khí ẩm báo hiệu trời sắp mưa.
Câu 3
: Không khí có hơi nước, vì vậy lớp hơi nước gần kem sẽ lạnh đi và ngưng tụ lại
thành những giọt sương mà ta thấy giống như khói.
Câu 5
: Hà hơi vào một tấm kim loại hoặc tấm kiếng, ta thấy chúng bò hơi nước ngưng tụ
bám lên, làm mờ đi.
Câu 6
: Máy sấy tóc tăng tốc độ bay hơi bằng cách phối hợp hai tác động : gió và nhiệt.
Câu 7: Cây rụng lá vào mùa nắng, để hạn chế sự mất nước.
Cây cối ở vùng sa mạc có dạng hình gai để giảm diện tích thoát hơi nước.
Câu 8: Trong một bình kín thì khối lượng chất lỏng không mất đi : lượng nước bay hơi bằng
lượng nước ngưng tụ.
Câu 10
: 1-Trong buồng tắm, không khí chứa nhiều hơi nước, vì vậy tốc độ bay hơi trên da
người giảm, gây cho ta cảm giác dường như nhiệt độ trong buồng tắm tăng lên nhiều so với
trong phòng khách.
2- Nên cắt vào buổi sáng, vì buổi chiều, sau một ngày nóng nực, một phần nước
trong lá đã bay hơi mất.
Khi sốt nóng, thoa một lớp cồn lên da sẽ làm nhiệt độ cơ
thể hạ xuống.
Trời nóng, chó thè lưỡi, quá trình bay hơi của nước bọt ở
khoang miệng và lưỡi làm cho nhiệt độ cơ thể chó hạ
xuống.
C
ả lớp đi cắm trại trong rừng. Để chuẩn bò dựng lều cần
phải xác đònh hướng gió.
Một bạn trong lớp nhúng ngón tay vào nước và giơ lên trời.
Chỉ vài giây sau, bạn ấy reo lên “ Ồ ! Gió thổi từ hướng
đông sang”.
Em thử lặp lại thí nghiệm để biết được cách làm của bạn.
86
BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan
Câu 3: Từ các thí nghiệm trên điền vào các chỗ trống sau :
Nước đá đông đặc ở nhiệt độ…………….
0
C. Người ta gọi là nhiệt độ………. Trong
quá trình đông đặc, …………………….của nước đá không thay đổi.
Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ…………….
0
C. Người ta gọi là nhiệt độ……….
Trong quá trình nóng chảy, …………………….của nước đá không thay đổi.
Câu 4
: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số vật liệu như sau :
Vật liệu Cồn Nhôm Thủy
ngân
Chì Tung-sten Sắt Vàng
Nhiệt độ nóng
chảy(
0
C)
-130 660 -39 327 3370 1535 1063
Từ bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau :
- Người ta thường chọn kim lọai nào làm dây tóc bóng đèn ?
- Để đo nhiệt độ ở các vùng đòa cực giá lạnh, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân hay
nhiệt kế rượu ?
- Vật liệu nào dùng để làm cầu chì (một dụng cụ mà khi nhiệt độ qua hệ thống
điện tăng, dụng cụ tự ngắt, bảo vệ an toàn cho máy) ?
Câu 5
: Một bạn lấy các viên đá ra khỏi tủ lạnh rồi làm thí nghiệm sau. Em hãy sắp xếp thí
nghiệm lại theo thứ tự :
Câu 6
: Nếu nhìn vào các mạch điện trong các thiết bò, máy móc, ta thấy các mối hàn được
làm bằng chì ? Tại sao người ta không hàn bằng các vật liệu khác?
Câu 7:
Chọn các câu đúng :
81