Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Làm Marketing cho 1 sản phẩm cụ thể pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.25 KB, 2 trang )

Làm Marketing cho 1 sản phẩm cụ thể
Mình thấy là lý thuyết chúng ta đã có nhiều rồi, nên mình có ý kiến là mình có thể thử
cùng xây dựng 1 chiến lược marketing cho 1 loại sản phẩm cụ thể được không? Mình
nghĩ ra việc bán BCS, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu dành mà 1 nửa số dân trên trái đất
mà đã, đang và sẽ sử dụng và việc sử dụng sản phẩm này còn tác dụng mạnh mẽ đến cả
nửa số dân còn lại. Ngoài ra, với việc marketing sản phẩm này sẽ có nhiều ý tưởng cho
việc làm PR hay các hoạt động marketing xã hội.

Trước hết mình xin quay lại vấn đề chiến lược marketing sản phẩm này. Mong mọi người vào
góp ý, "tay đá chân đấm" cho nó xôm tụ.
Theo mình, chiến lược marketing là việc quan tâm cùng một lúc đến 2 trọng tâm sau. Đó là
Effectivity (làm những cái đúng) và Efficiency (làm đúng mọi cái).
1. Effectivity
Là những hoạt động của doanh nghiệp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng 1 cách tốt nhất
(chất lượng), giá thành rẻ nhất, nhanh nhất và lâu dài nhất. Với định nghĩa này thì chiến lược
marketing đặt thỏa mãn nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Điều này có ý nghĩa tiên quyết
hơn so với việc nâng số lượng doanh thu hay tăng mức thị phần. Để đi tìm Effectivity cho sản
phẩm BCS, cần phải xác định thêm 2 yếu tố.
Xác dịnh đặc tính cạnh tranh của sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng
Mỗi 1 doanh nghiệp sẽ tìm ra cho sản phẩm mình 1 ưu điểm cụ thể để có thể cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác. Theo khảo sát nhu cầu khách hàng thì với sản phẩm loại này thì tính
an toàn, độ đàn hồi hay mùi thơm hay độ nhạy sẽ là đặc điểm để cạnh tranh. Và doanh nghiệp
của em sẽ sử dụng việc đa dạng hóa mùi thơm là đặc tính cạnh tranh của sản phẩm. Về mặt
lâu dài nói đến doanh nghiệp này là người ta nghĩ ngay đến các mùi xoài, mít, sầu riêng...
Sự cảm nhận chủ quan của khách hàng
Khía cạnh này em thấy vô cùng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều vào R&D
để nâng cao đặc tính kĩ thuật của sản phẩm dựa trên sự phát triển kĩ thuật, công nghiệp một
cách khách quan nhưng lại không thể thuyết phục được khách hàng chấp nhận những đặc tính
kĩ thuật đó.
Ví dụ em nghiên cứu về tính đàn hồi về việc sử dụng BCS và đã cho ra đời sản phẩm có thể
kéo dài đến cả 50cm mà vẫn an toàn tuyệt đối. Và em nghĩ chẳng khách hàng nào chọn mua


sản phẩm vì điều đó cả.
2. Efficiency
Là các hoạt động để xây dựng và duy trì được các thế mạnh của doanh nghiệp. Và cũng có 2
điểm cần phải chú ý về các hoạt động này.
Tính bảo vệ
Đó là việc các doanh nghiệp bảo vệ được các lợi thế của mình trong 1 thời gian trung và dài
hạn. Điều đó có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước các chiến lược của doanh
nghiệp trong thời gian ngắn. Cạnh tranh giá cả chưa bao giờ được coi là phương pháp hay nếu
như doanh nghiệp không xuất phát việc giảm giá từ việc hợp lý lại cơ cấu vốn để thực sự giảm
giá thành sản phẩm. Nếu như giá thành sản phẩm là ngang nhau thì doanh đối thủ cạnh tranh
cũng sẽ hạ ngay giá bán xuống ngay khi các bác hạ giá cái BCS của em. Và thế là hòa cả làng.
Cũng tương tự như vậy nếu bác quảng cáo đưa sản phẩm dăm ba dòng lên báo thì người ta
cũng sẽ bắt chước y chang.
Tính kinh tế
Đó là số lãi ròng mà các bác thu được dựa trên tổng số tiền đầu tư. Các bác tìm mọi cách nâng
cao chất lượng sản phẩm, đưa ra các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhưng cuối cùng cũng chỉ
thu được số lãi thấp hơn số lãi cũng từ khoản tiền đấy ném vào cho BĐS hay CK thì xin nghỉ.
(Tất nhiên là các chi phí để hạn chế rủi ro đã được tính rồi ạ)
Bắt đầu tạm thời thế đã ạ. Mong mọi người vào cùng thảo luận xong thì mình sẽ viết tiếp. Cảm
ơn các bạn đã đọc bài.


×