Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.58 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Quy định về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày </b>
<b> và ban hành văn bản hành chính của tỉnh Quảng Ngãi</b>
<i>(Ban hành kèm theo <b>Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND</b></i>
<i> ngày 19/10/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)</i>
<b>Chương I</b>
<b>QUY ĐỊNH CHUNG</b>
<b>Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng</b>
Quy định này gồm các quy định về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính và bản sao văn bản; quy định về ban hành văn bản hành chính; được áp dụng
đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi chung
là cơ quan, tổ chức).
Trong quy định này thống nhất gọi tắt các huyện, thành phố (là cấp huyện); các xã, phường, thị
trấn (là cấp xã).
<b>Điều 2. Nguyên tắc khi ban hành văn bản</b>
1. Văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền, đúng pháp luật.
2. Nội dung văn bản phải phù hợp với hình thức và tên loại văn bản.
3. Văn bản phải thể hiện tính nghiêm túc.
hợp khi trình bày các thành phần thể thức của văn bản phải ghi tắt thì các chữ viết tắt phải
được quy định cụ thể.
5. Bố cục văn bản phải cân đối, hài hịa.
Điều 3. Hình thức văn bản hành chính
Hình thức văn bản hành chính gồm:
Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo,
thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên
bản, tờ trình, hợp đồng, cơng văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận,
giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường,
giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công.
Ngồi các hình thức văn bản hành chính nêu trên các cơ quan, tổ chức có thể lập ra một
số mẫu: phiếu trình giải quyết cơng việc, phiếu sao văn bản, phiếu thẩm tra văn bản,
phiếu phối hợp giải quyết công việc của các bộ phận liên quan, phiếu trình xin ý kiến (đối
với văn bản mật, tối mật, tuyệt mật, khẩn, hỏa tốc), phiếu xử lý văn bản khẩn trong nội
bộ.
Điều 4. Thành phần thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản hành chính gồm tập hợp các thành phần sau:
a) Quốc hiệu;
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
c) Số, ký hiệu của văn bản;
d) Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
đ) Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
e) Nội dung văn bản;
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
h) Dấu của cơ quan, tổ chức;
i) Nơi nhận;
k) Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện
thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của
cơ quan, tổ chức.
3. Đối với công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy
uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ,
phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công không bắt buộc phải có tất cả các thành phần thể thức như
khoản 1 của Điều này và có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử
(E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu
tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.
<b>Điều 5. Kỹ thuật trình bày văn bản </b>
Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Quy định này bao gồm khổ giấy, kiểu trình
bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ,
kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy
vi tính và in ra giấy; văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ
thuật khác hoặc văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản
được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác.
<b>Điều 6. Phơng chữ trình bày văn bản </b>
Phơng chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phơng chữ tiếng Việt của
bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
<b>Điều 7. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày</b>
1. Khổ giấy
Văn bản hành chính được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).
Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển
được trình bày trên giấy khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5).
2. Kiểu trình bày
Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định
hướng bản in theo chiều dài).
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng khơng được làm thành các
phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định
hướng bản in theo chiều rộng).
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.