Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.33 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Số: /KH- NVT Phú Ninh, ngày tháng năm 2015. KẾ HOẠCH Phòng tránh đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2016-2020 Thực hiện Căn cứ Công văn số 779 /SGDĐT-CTHSSV-PC ngày 27/6/2013 của Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Căn cứ Công văn số 128/GD&ĐT ngày 01/7/2013 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. Đặc điểm tình hình Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi từ năm học 2015-2016 đến năm học 20192020 có từ 600 đến 750 học sinh. Đại đa số là con em nông dân việc tiếp cận với sông nước là phổ biến (phụ giúp gia đình làm ruộng, chăn trâu, bò ...). Xã Tam Dân¸ nằm trên địa bàn có hệ thống kênh N1 Phú Ninh đi qua, nhiều ao, hệ thống mương dẫn nước trên các cánh đồng. Phụ huynh học sinh, giáo viên, nhân viên, học sinh có nhận thức đầy đủ về nguy cơ gây đuối nước trẻ em, có kiến thức đầy đủ về phòng chống đuối nước trẻ em các quy định pháp luật. II. Mục tiêu giai đoạn 2016-2020 Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ, cán bộ quản lý, phát huy sức mạnh, vai trò nòng cốt của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về các nguy cơ gây đuối nước trẻ em tuyên truyền “công tác tuyên truyền các kiến thức phòng, chống đuối nước trẻ em, các quy định pháp luật, chính sách liên quan đến an toàn giao thông đường thủy. Giảm tới mức thấp nhất trẻ em bị tử vong và tàn tật do đuối nước gây ra. Nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích và đuối nước thông qua các hệ thống truyền thông: đài truyền thanh xã, băng zôn, khẩu hiệu treo ở khu vực trường. Xây dựng môi trường an toàn tại gia đình, trường học và cộng đồng. Kết thúc năm học 2015-2016 nhà trường tiếp tục xây dựng được mô hình “Trường học an toàn” cho trẻ em. Tổ chức giới thiệu vị trí hồ bơi cho học sinh, phụ huynh tại cung thiếu nhi miềm trung đường Huỳnh Thúc Kháng thành phố Tam kỳ, Quảng Nam và trường Đại học Quảng Nam, Tổ chức hoạt động dạy bơi vào buổi học ngoại khóa (Thầy Hào, Cô.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hiên....). Tăng số trẻ em biết bơi an toàn thông qua dạy bơi và giáo dục kỹ năng an toàn dưới nước cho học sinh. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng chống đuối nước nói riêng và phòng chống tai nạn như giao thông, bỏng, té ngã, ... cho học sinh cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn theo Kế hoạch số 88/KH-NVT ngày 28/8/2015....... của trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách y tế và các biện pháp dự phòng và sơ cứu tai nạn thương tích. III. Các giải pháp: 1. Quán triệt đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chỉ thị 4080/CT ngày 01/09/2009 của thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, văn bản số 3254/BLĐTBXH-BVCSTE ngày 14/9/2012 của bộ lao động thương binh và xã hội về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đặc biệt là phòng chống đuối nước trẻ em. Căn cứ Công văn số 779 /SGDĐT-CTHSSV-PC ngày 27/6/2013 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Công văn số 128/GD&ĐT ngày 01/7/2013 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh.... 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về công tác BVCSGDTE nói chung và phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em. Nghiêm túc thực hiện các chương trình giáo dục Pháp luật, luật ATGT... tuyên truyền các kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, lồng ghép, tích hợp vào các môn học, bài học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa đảm bảo ý nghĩa giáo dục thiết thực và hiệu quả. 3. Triển khai và đổi mới công tác thông tin,tuyên truyền cho cán bộ, GV, NV, HS các tổ chức đoàn thể ( đội TN, đoàn TN, CĐoàn), các bậc phụ huynh về các nguy cơ tai nạn thương tích, đuối nước và cách phòng, chống bằng nhiều hình thức phù hợp. Tăng cường GD kỹ năng sống cho học sinh gắn với việc đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 4. Xây dựng môi trường, trường học an toàn, chống tai nạn thương tích trong trường học quy định tại văn bản số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của bộ trưởng bộ GD&ĐT. - Tổ chức các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn, thương tích trong trường học. Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và nguy cơ đuối nước cho học sinh. - Khắc phục các nguy cơ gây thương tích thường gặp như ngã, đuối nước, điện giật, cháy nổ, vật sắc nhọn đâm, cắt....
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5. Phát động phong trào học bơi, dạy bơi cho hoc sinh. Tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, các kỹ thuật cứu đuối nước cho CB – GV – NV – HS - cán bộ y tế trường học. IV.Tổ chức thực hiện: - BGH xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường để triển khai và quán triệt các văn bản của chính phủ, bộ LĐTBXH, bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GDĐT về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác phòng chống thương tích trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em. - Đ/c Tổng phụ trách Đội phối hợp để soạn thảo chuyên đề về phòng, chống đuối nước cho trẻ em triển khai đến các em HS trong nhà trường vào 1 buổi ngoại khóa. - Các thầy cô GVCN tích hợp vào giờ sinh hoạt, các thầy cô GV bộ nên phải tích hợp vào các giờ dạy bộ môn kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. - Nhà trường cố gắng tư vấn, tham mưu với Hội đồng đội xã và Đoàn thanh niên xã thành lập câu lạc bộ bơi hoạt động vào dịp hè. Phân công giáo viên hỗ trợ dạy tập bơi cho học sinh. - Cán bộ phụ trách y tế nhà trường phải tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, tự nghiên cứu, tự học về sơ cứu, các kỹ thuật cứu đuối nước. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - Phòng GD & ĐT; - Hội đồng tư vấn; - Lưu.. Phan Ngọc Sáng. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Số: 164 /BC- NVT Phú Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2015.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> BÁO CÁO Tổng kết công tác phòng chống đuối nước từ năm 2013 – đến năm 2015 Thực hiện Căn cứ Công văn số 779 /SGDĐT-CTHSSV-PC ngày 27/6/2013 của Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Căn cứ Công văn số 128/GD&ĐT ngày 01/7/2013 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh và Kế hoạch 87/GD&ĐT ngày 03/7/2013 của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xây dựng tổ chức tổng kết như sau: I/ Đặc điểm tình hình: Năm học 2013- 2015 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có từ 16 đến 18 lớp; có từ 593 đến 878 học sinh; có trên 50 CB-VC. Nhà trường chia làm 2 ca học, II/ Đánh giá công tác phòng tránh đuối nước từ năm 2013-2015. 1. Công tác tổ chức, chỉ đạo Nhà trường đã xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống đưới nước tứng năm học; - Chỉ đạo triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tác phòng chống đuối nước, xây dựng trường học an toàn. - Triển khai công tác phòng, chống đuối nước với công tác giáo dục đạo đức học sinh. - Chỉ đạo công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch PC đuối nước. - Cập nhật, theo dõi các PC đuối nước xảy ra, kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong nhà trường. 2. Công tác tuyên truyền, giáo dục - Ngay từ đầu các năm học nhà trường đã tổ chức tuyên truyền thực hiện “Thông tư 13/TT-BGD quy định xây dựng trường học an toàn và PC TNTT” của Bộ GD&ĐT, Căn cứ Công văn số 779 /SGDĐT-CTHSSV-PC ngày 27/6/2013 của Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Căn cứ Công văn số 128/GD&ĐT ngày 01/7/2013 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh trong cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội… nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Tăng cường tuyên truyền PC đuối nước trong các đợt trọng điểm: Tháng An toàn gia thông, Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ, tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng hành động vì trẻ em, ngày Sức khoẻ thế giới… - Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục PC đuối nước, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường . - Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, công an, gia đình, các cơ quan thông tin, truyền thông và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh kỹ năng PC đuối nước, xây dựng trường học an toàn, thân thiện..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Công tác bồi dưỡng, tập huấn Đã tổ chức tập, huấn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách PC đuối nước trong các năm 2013 cách cứu người đuối nước trong cuộc thi “Hành trình Tri thức”, 2014: Sơ cấp cứu về đuối nước (Cô Tú, T Lộc) , 2015 Cách cứu người đuối nước (Thầy Hào); Giáo dục học sinh các kỹ năng phòng chống, bảo vệ ứng phó với những tình huống bất thường do thiên tai gây ra ( quan từng cơn bảo số 8, 11, 12, 14 của các năm 2013 đến 2015. Cung cấp kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng, chống một số tai nạn thường gặp do thiên tai như: đuối nước, điện giật…; đặc biệt quan tâm phòng chống các loại dịch bệnh. 4. Kết quả việc thực hiện công tác phòng chống đuối nước. - Trong 03 năm học qua nhà trường không có trường hợp nào sảy ra tai nạn, kể cả giáo viên và học sinh. - Kết quả các cuộc thi các cấp về bơi lội Năm học Cấp huyện Cấp Tỉnh Giải Toàn đoàn Số Huy chương Số tham gia Số Huy chương 2012-2013 2 5 2 1 2013-2014 3 5 2 1 2014-2015 2 6 2 1 5. Biện pháp thực hiện các năm tiếp theo: - Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây đuối nước, không để xảy ra tai nạn khi tham gia các cuộc thi bơi - Hoàn thiện, củng cố phòng y tế nhà trường với nhân lực cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc cấp cứu theo quy định và tăng cường ngoại khóa về phòng chống đưới nước, nhất là tiếp cận và tư vấn phụ huynh cùng nhà trường tôt chức phong trào tự học bơi. - Hoàn thiện kế hoách phòng chống đuối nước giai đoạn 2016-2020 HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận:. - Phòng GD & ĐT; - Hội đồng tư vấn; - Lưu.. Phan Ngọc Sáng. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH ------Số: 43/KH-UBND. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------Hòa Bình, ngày 19 tháng 06 năm 2014. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM ĐẾN NĂM 2015.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01 tháng 09 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành độngquốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Căn cứ Kế hoạch liên tịch số 176/KHLT/BVCSTE-MT-CĐTNĐ-C68-TCTDTT-CTHSSV-HĐĐTW-ĐCT-DSGĐTE ngày 26 tháng 4 năm 2012 giữa Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế; Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông Vận tải; Cục Cảnh sát đường thủy, Bộ Công an; Tổng Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hội đồng Đội Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Ban Gia đình Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung tâm Dân số - Gia đình - Trẻ em, Trung ương Hội Nông dân về Kế hoạch liên tịch phòng, chống đuối nước ở trẻ em giai đoạn 2012-2015; Căn cứ Văn bản số 3254/LĐTBXH-BVCSTE ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các gia đình, các tổ chức cá nhân và cộng đồng về thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước ở trẻ em; tạo môi trường học tập, vui chơi và sinh sống an toàn cho trẻ em, giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích, trong đó đặc biệt do đuối nước gây ra. 2. Mục tiêu đến năm 2015 - 100% các huyện, thành phố có Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em tại gia đình, trường học, cộng đồng. - 100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em. - Ít nhất 50% số trẻ em lứa tuổi tiểu học và 70% số trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở biết bơi và có kỹ năng tự cứu đuối. - Ít nhất 80% số trẻ em sử dụng áo phao hoặc cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy. - 100% mạng lưới y tế cơ sở và cộng tác viên phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng được phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu trẻ em bị tai nạn thương tích và đuối nước. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1. Truyền thông nâng cao nhận thức Xây dựng các thông điệp, tài liệu truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em phù hợp với từng vùng, địa bàn. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản của các bộ, ngành trung ương, của tỉnh về phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống đuối nước trẻ em; xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền tại trường học, nhà trẻ, mẫu giáo; tuyên truyền gắn với các hoạt động vui chơi ngoại khóa của trẻ em; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em với việc tuyên truyền các chương trình quốc gia về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tuyên truyền tại các điểm du lịch, khu vui chơi, khu vực có sông, suối, các bến phà, bến đò ngang,... Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em, kỹ năng sơ cấp cứu các trường hợp khi bị tai nạn thương tích, bị đuối nước cho cán bộ, cộng tác viên tại cộng đồng, cán bộ y tế thôn bản, cán bộ của các tổ chức đoàn thể, giáo viên các trường học, nhà trẻ, cơ sở giáo dục mẫu giáo, các bậc ông, bà, cha, mẹ, anh, chị của trẻ em và bản thân trẻ em. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng. 2. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em như các mô hình Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, nhà trẻ, mẫu giáo an toàn,.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Cộng đồng an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em theo Quyết định số 170/2006/QĐ-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; Quyết định số 4458/2007/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông; Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đặc biệt là giao thông đường thủy, các phương tiện giao thông chuyên chở trẻ em với số lượng đông, xe đưa đón học sinh, việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, qua đó hạn chế thấp nhất tai nạn thương tích đối với trẻ em khi tham gia giao thông hoặc cùng người lớn tham gia giao thông. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xử lý khủng bố, bắt cóc trẻ em, bắt cóc con tin tại các khu vực trường học, nhà trẻ, khu vui chơi có đông trẻ em tham gia. Huy động nguồn lực, kết hợp với việc vận động các tổ chức, cá nhân tặng áo phao cứu sinh cho trẻ em thường xuyên phải đi lại trên đường thủy, trẻ em phải sinh sống cùng gia đình trên tàu, thuyền, các xóm chài trên sông, hồ. Tổ chức các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn, khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập các đội tình nguyện cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt là tại các khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước đối với trẻ em. 3. Triển khai các hoạt động dạy kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, dạy bơi và kỹ năng an toàn dưới nước Duy trì và tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho trẻ em tại nhà trường để giáo dục về ý thức khi tham gia giao thông, dạy các kỹ năng và các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi vui chơi và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như: Tạo thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; sử dụng các đồ dùng bảo hộ khi chơi các trò chơi, hoạt động có nguy cơ gây tai nạn thương tích; không chơi gần sông, suối, ao hoặc các khu vực có nước, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, cát khi không có người lớn đi cùng. Dạy các kỹ năng gọi cấp cứu khi có bạn bị tai nạn, bị đuối nước. Tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, kỹ thuật cấp cứu đuối nước cho cộng tác viên tại cộng đồng, cán bộ y tế thôn bản, cán bộ của các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại cộng đồng. Tổ chức các lớp tập huấn về dạy trẻ em bơi an toàn cho cán bộ chăm sóc, nuôi dạy, quản lý trẻ em như: Giáo viên, cán bộ đoàn các cấp,... Phát động phong trào học bơi, dạy bơi an toàn cho trẻ em; tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em trong dịp hè ở những địa bàn trọng điểm về đuối nước. Huy động các nguồn lực từng bước hỗ trợ dạy bơi phổ biến cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học, tập trung thực hiện tại các địa bàn trọng điểm về nguy cơ đuối nước trẻ em. 4. Thực hiện các văn bản, quy định có liên quan Rà soát, kiểm tra, củng cố việc thực thi pháp luật và các quy định liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em như: Thực thi các quy định về chất lượng phương tiện xe cơ giới chuyên chở trẻ em; xe đưa đón học sinh; phương tiện chuyên chở hành khách bằng đường thủy; quy định về tàu, thuyền chở khách đúng trọng tải quy định; việc mặc áo phao khi đi thuyền, đò; không uống rượu khi lái thuyền, đò hay ở những sông, hồ lớn; quy định cấp phép giám sát cho các đơn vị, địa điểm du lịch, bể bơi; quy định trẻ em khi đi bơi, tắm tại bể bơi, sông, hồ phải có người lớn đi kèm và có áo phao phù hợp với lứa tuổi; các biện pháp an toàn, phòng, chống cháy nổ; quy định về sơ cấp cứu tại các khu vui chơi giải trí có trẻ em tham gia, đặc biệt là các khu du lịch trên sông hồ, các bể bơi. Rà soát, bổ sung các biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn tại các khu vực có nguy cơ đuối nước đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ chơi cho trẻ em, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sản xuất, buôn bán các sản phẩm đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ em (đặc biệt là những đồ chơi bạo lực hoặc kích động bạo lực) mà pháp luật cấm sản xuất, tàng trữ, kinh doanh. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học, nhà trẻ, cơ sở giáo dục mầm non (bao gồm cả các hàng quán có bán đồ ăn xung quanh trường). Tiếp tục thực hiện tốt các văn bản quy định hướng dẫn về xây dựng cộng đồng an toàn, trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện tiêu chí "Ngôi nhà an toàn". Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng gặp tai nạn rủi ro theo quy định của Nhà nước. 5. Theo dõi, giám sát, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thực hiện chế độ thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo các chỉ số liên quan tới phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em hằng tháng, quý, 6 tháng và báo cáo năm; đồng thời báo cáo các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em đột xuất tại địa phương. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết theo quy định. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành 1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn cán bộ, theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Phối hợp tổ chức các hoạt động dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng; xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em. - Lồng ghép kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước với việc thực hiện Chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em hằng năm. - Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. 1.2. Sở Y tế - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc xây dựng mô hình Cộng đồng an toàn theo Quyết định số 170/2006/QĐBYT ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. - Tăng cường các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích. - Nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn thương tích cho cán bộ y tế các tuyến; cải thiện hệ thống sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn thương thiết yếu và phục hồi chức năng. - Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học, các cơ sở dịch vụ kinh doanh đồ ăn bên cạnh và trước cổng các trường học. - Thiết lập hệ thống giám sát thương tích tạo cơ sở cho việc triển khai kế hoạch và đánh giá hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định. 1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo - Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích theo Quyết định số 4458/2007/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông; Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. - Chỉ đạo các trường học tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là phòng, chống đuối nước cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền vào những tháng trước khi nghỉ hè. - Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống cháy nổ; phòng ngừa bắt cóc trẻ em, khủng bố, bắt cóc con tin; vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học, phát động phong trào xây dựng cổng trường an toàn giao thông; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở phụ huynh học sinh đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn máy, xe đạp điện; tổ chức đào tạo giáo viên dạy bơi tại các địa phương, triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi an toàn cho học sinh lứa tuổi tiểu học. 1.4. Công an tỉnh - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và kiểm tra, xử lý vi phạm về thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là giao thông đường thủy nơi có các bến đò ngang dân sinh có trẻ em đi lại bằng phương tiện thuyền, bè; phương tiện giao thông đường thủy nội địa phục vụ hoạt động du lịch trên toàn tỉnh. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống cháy nổ, thoát nạn tại các trường học, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; chuẩn bị sẵn sàng các phương án đề phòng, xử lý khủng bố, bắt cóc con tin, bắt cóc trẻ em. - Tăng cường công tác đào tạo tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địa. Tiếp tục xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội tự quản về an ninh trật tự, các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng đáp ứng tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn và ứng cứu, xử lý kịp thời các sự cố, tai nạn đối với trẻ em..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tiếp tục thực hiện trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan về tình hình trẻ em bị tai nạn thương tích, bị đuối nước. 1.5. Sở Giao thông Vận tải - Tham mưu với Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, các ngành có liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa cũng như phòng, chống đuối nước trẻ em. - Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trong đó có việc thực hiện cuộc vận động "văn hóa giao thông với bình yên sông nước", "người đi đò mặc áo phao". - Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa, tập trung tại các bến khách ngang sông, các khu du lịch có hoạt động đi lại trên phương tiện tàu, thuyền, đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy. Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy thường xuyên rà soát, bổ sung đầy đủ hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn trên đường thủy nội địa. 1.6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Có kế hoạch phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng phong trào phổ cập bơi, phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em trên toàn tỉnh, nhất là công tác phổ cập bơi cho học sinh các trường tiểu học. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lặn, hướng dẫn viên cứu đuối nước. - Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em, về sự cần thiết phổ cập bơi, cứu đuối và đặc biệt là các phương pháp phòng, chống tai nạn trên sông nước. Gắn công tác phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em với việc xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. - Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng khu du lịch an toàn phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước. 1.7. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu lập dự toán chi ngân sách hằng năm thực hiện cho Kế hoạch và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch. 1.8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên *1.8.1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật về trẻ em, luật giao thông, xây dựng các mô hình: “Cộng đồng an toàn”, “Ngôi nhà an toàn” và “Trường học an toàn”, xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với trẻ em. Giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em và việc phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. *1.8.2. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ Hội các cấp và các bậc cha mẹ; Phổ biến các quy định về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em; đưa việc xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” vào nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ của các cấp Hội. 1.8.3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tổ chức chiến dịch ra quân phòng, chống TNTT trẻ em; tổ chức tập huấn cho mạng lưới đoàn viên thanh niên các cấp về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi trong dịp hè và cuộc thi Tuyên truyền măng non về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên dương các thiếu niên, nhi đồng điển hình trong hoạt động cứu đuối và tham gia phong trào phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em./. 1.8.4. Hội Chữ thập đỏ tỉnh - Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường phổ biến kiến thức về phòng, chống đuối nước trẻ em. - Tổ chức các lực lượng cứu hộ, cứu nạn tình nguyện, tiến hành đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sơ cứu tai nạn thương tích, đuối nước ban đầu cho hội viên và tình nguyện viên. - Tích cực vận động cộng đồng tham gia cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ đối với các gia đình có trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước. 2. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương; bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch; hàng quý tổng hợp tình hình tai nạn thương tích trẻ em vào ngày 25 của tháng cuối quý gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình: Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng phóng sự, đưa tin, bài về các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước tại cộng đồng, đặc biệt tập trung đối tượng là trẻ em vào các dịp cao điểm như trong các dịp nghỉ hè và các địa điểm, khu vực có nguy cơ cao về tai nạn thương tích, đuối nước. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp). Trong quá trình triển khai thực hiện nếu khó khăn vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Số: /KH- NVT Phú Ninh, ngày tháng năm 2013. KẾ HOẠCH Phòng tránh đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2013-2015 Thực hiện Căn cứ Công văn số 779 /SGDĐT-CTHSSV-PC ngày 27/6/2013 của Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Căn cứ Công văn số 128/GD&ĐT ngày 01/7/2013 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. Đặc điểm tình hình Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có tổng số 649 học sinh. Đại đa số là con em nông dân việc tiếp cận với sông nước là phổ biến (phụ giúp gia đình làm ruộng, chăn trâu chăn bò ...). Xã Tam Dân¸ nằm trên địa bàn có hệ thống kênh N1 Phú Ninh đi qua, nhiều ao, hệ thống mương dẫn nước trên các cánh đồng. Phụ huynh học sinh, giáo viên, nhân viên, học sinh có nhận thức đầy đủ về nguy cơ gây đuối nước trẻ em, có kiến thức đầy đủ về phòng chống đuối nước trẻ em các quy định pháp luật. II. Mục tiêu giai đoạn 2013-2015 Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ, ban giám hiệu, phát huy sức mạnh, vai trò nòng cốt của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về các nguy cơ gây đuối nước trẻ em tuyên truyền “công tác tuyên truyền các kiến thức phòng, chống đuối nước trẻ em, các quy định pháp luật, chính sách liên quan đến an toàn giao thông đường thủy. Giảm tới mức thấp nhất trẻ em bị tử vong và tàn tật do đuối nước gây ra..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích và đuối nước thông qua các hệ thống truyền thông: đài truyền thanh xã, băng zôn, khẩu hiệu treo ở khu vực trường. Xây dựng môi trường an toàn tại gia đình, trường học và cộng đồng. Kết thúc năm học 2012-2013 nhà trường xây dựng được mô hình “Trường học an toàn” cho trẻ em. Tổ chức giới thiệu vị trí hồ bơi cho học sinh, phụ huynh tại cung thiếu nhi miềm trung đường Huỳnh Thúc Kháng thành phố Tam kỳ, Quảng Nam. Tổ chức hoạt động dạy bơi vào buổi học ngoại khóa. Tăng số trẻ em biết bơi an toàn thông qua dạy bơi và giáo dục kỹ năng an toàn dưới nước cho học sinh. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng chống đuối nước nói riêng và phòng chống tai nạn như giao thông, bỏng, té ngã, ... cho học sinh cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn theo Kế hoạch số 131/KH-NVT ngày 25/9/2012 của trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và các biện pháp dự phòng và sơ cứu tai nạn thương tích. III. Các giải pháp: 1. Quán triệt đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chỉ thị 4080/CT ngày 01/09/2009 của thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, văn bản số 3254/BLĐTBXH-BVCSTE ngày 14/9/2012 của bộ lao động thương binh và xã hội về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đặc biệt là phòng chống đuối nước trẻ em. Căn cứ Công văn số 779 /SGDĐT-CTHSSV-PC ngày 27/6/2013 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Công văn số 128/GD&ĐT ngày 01/7/2013 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về công tác BVCSGDTE nói chung và phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em. Nghiêm túc thực hiện các chương trình giáo dục Pháp luật, luật ATGT... tuyên truyền các kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, lồng ghép, tích hợp vào các môn học, bài học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa đảm bảo ý nghĩa giáo dục thiết thực và hiệu quả. 3. Triển khai và đổi mới công tác thông tin,tuyên truyền cho cán bộ, GV, NV, HS các tổ chức đoàn thể ( đội TN, đoàn TN, CĐoàn), các bậc phụ huynh về các nguy cơ tai nạn thương tích, đuối nước và cách phòng, chống bằng nhiều hình thức phù hợp. Tăng cường GD kỹ năng sống cho học sinh gắn với việc đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 4. Xây dựng môi trường, trường học an toàn, chống tai nạn thương tích trong trường học quy định tại văn bản số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của bộ trưởng bộ GD&ĐT. - Tổ chức các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn, thương tích trong trường học. Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và nguy cơ đuối nước cho học sinh. - Khắc phục các nguy cơ gây thương tích thường gặp như ngã, đuối nước, điện giật, cháy nổ, vật sắc nhọn đâm, cắt... 5. Phát động phong trào học bơi, dạy bơi cho hoc sinh. Tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, các kỹ thuật cứu đuối nước cho CB – GV – NV – HS - cán bộ y tế trường học. IV.Tổ chức thực hiện: - BGH xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường để triển khai và quán triệt các văn bản của chính phủ, bộ LĐTBXH, bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GDĐT về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác phòng chống thương tích trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em. - Đ/c Tổng phụ trách soạn thảo chuyên đề về phòng, chống đuối nước cho trẻ em triển khai đến các em h/s trong nhà trường vào 1 buổi ngoại khóa. - Các thầy cô GVCN tích hợp vào giờ sinh hoạt, các thầy cô GV bộ nên phải tích hợp vào các giờ dạy bộ môn kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. - Nhà trường cố gắng tư vấn, tham mưu với Hội đồng đội xã và Đoàn thanh niên xã thành lập câu lạc bộ bơi hoạt động vào dịp hè. Phân công giáo viên hỗ trợ dạy tập bơi cho học sinh. - Đ/c cán bộ y tế nhà trường phải tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, tự nghiên cứu, tự học về sơ cứu, các kỹ thuật cứu đuối nước. Nơi nhận: - Phòng GD & ĐT; - Hội đồng tư vấn; - Lưu.. HIỆU TRƯỞNG Phan Ngọc Sáng.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> UBND HUYỆN PHÚ NINH PHÒNG GD&ĐT. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 128/GD&ĐT Phú Ninh, ngày 01 tháng 7 năm 2013 V/v: tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh Kính gửi: - Hiệu trưởng các trường trực thuộc. Căn cứ Công văn số 779 /SGDĐT-CTHSSV-PC ngày 27/6/2013 của Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh; Để tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh, Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường trực thuộc triển khai ngay một số biện pháp sau: 1. Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các biện pháp phòng, tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, học sinh trong các nhà trường; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa trong hoặc ngoài nhà trường; huy động với các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhà trường cùng tham gia, quyết tâm hạn chế tình trạng trẻ em, học sinh bị đuối nước, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè của học sinh. 2. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về biện pháp phòng, tránh đuối nước trên các phương tiện thông tin của nhà trường và địa phương. Tuyên truyền vận động, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được tham gia các lớp học bơi trong dịp hè. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực tắm, bơi. Hướng dẫn trẻ em, học sinh nâng cao ý thức và hình vi tích cực trong quá trình học tập; có ý thức vệ sinh môi trường trong khu vực tắm, bơi để phòng, tránh các bệnh thường gặp. Khi trẻ em, học sinh tham gia tắm, bơi phải có sự giám sát của người lớn. 3. Khuyến cáo trẻ em, học sinh không được tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sông suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm khác. 4. Các nhà trường làm việc với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh về việc cùng phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở trẻ em, học sinh có ý thức phòng, tránh đuối nước. 5. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em và học sinh. 6. Đề nghị các trường học tổ chức dạy bơi cho học sinh trong những nơi có điều kiện triển khai thực hiện; chủ động tham mưu, đề xuất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động phòng chống, tai nạn đối nước hàng năm và giai đoạn 2013-2015. Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung đã nêu. Báo cáo kết quả thực hiện đợt 1 về Phòng GD&ĐT (qua TH-HC) trước ngày 10/8/2013./. Nơi nhận: - Như trên (để t/ hiện); - Sở GD&ĐT (để báo cáo); - Ông Nguyễn Phi Thạnh(PCT huyện): (để báo cáo); - Phòng LĐTB&XH huyện (để phối hợp); - TT VHTT huyện (để phối hợp);. TRƯỞNG PHÒNG. (đã ký) Hồ Đắc Thiện.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Hội đồng đội huyện (để phối hợp); - Lưu: VT..
<span class='text_page_counter'>(15)</span>