Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.63 KB, 64 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:8/9/2013 Ngày dạy: 13/9/2013- Lớp dạy: 8A Ngày dạy: 14/9/2013- Lớp dạy: 8B. ÔN TẬP :. 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ 2. Văn bản: Tôi đi học. RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, văn bản đã học: “ Tôi đi học” + Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: GV kiếm tra vở ghi bài của HS 2. Nội dung ôn tập: A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D B A D A C C D D C D Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án A C B C B B D C A D B.TIẾNG VIÊT: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:. GVHDHS khái quát KT về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. - Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác GVHDHS làm bài tập vận dụng: *Bài tập1 : Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào? * Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám... - Có nghĩa hẹp đối với các từ :lương thực, thực vật,... * Hoa - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan,....
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Có nghĩa hẹp đối với các từ : thực vật, cây cảnh, cây cối,.. * Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,... *Bài tập2 : Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng hơn và sắp xếp theo cấp độ mở rộng dần đối với các từ ngữ sau đây: a. Áo lót b. Bàn trà. c. Ăn. đ. Đi a. áo lót-> áo-> y phục ( quần áo) -> đồ vật -> Sự vật. b. Bàn trà -> bàn ->.... c. Ăn -> ăn uống -> sinh hoạt.... d. Đi -> dời chỗ ->... C. VĂN BẢN: “ TÔI ĐI HỌC”- Thanh Tịnh. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: a. Tác giả. - Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký....nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn. - Sáng tác của Thanh Tịnh: Vẻ đẹp đằm thắm,tình cảm êm dịu, trong trẻo. b. Tác phẩm: - Tôi đi học in trong tập truyện ngắn “Quê mẹ”(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường. 2.Nội dung : a.Dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi”: * Trên đường tới trường: - Khung cảnh thiên nhiên màu thu : Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh - Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài - Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp - Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng ; “ Cảnh vật, con đường…” - Chú suy nghĩ về sự thay đổi : “Vì chính lòng tôi…” - Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn: “ Không còn muốn đi,,”,Muốn thử sức mình: “ Đề nghị mẹ…” *Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường - Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá … - Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn . - Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân - Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về khi nghe tiếng trống trường... - Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập ... oà khócnức nở. *Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. b. Hình ảnh người mẹ: (8A) - Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. - Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường; +Trên đường tới trường: Chú được mẹ âu yếm... + Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. + Khi con nức nở khóc: Bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con tới trước, nhẹ nhàng xoa mái tóc con.... Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ Hình ảnh người mẹ trở thành kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ không thể phai mờ. 3. Nghệ thuật: - Giọng điệu trữ tình trong sáng, lời văn đậm chất thơ. - Sự miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng nhan vật ‘’Tôi’ - Sự kết hợp đan xen các phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo D. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG: * Đề bài: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học. 1. Tìm hiểu đề: ( HS thực hiện) - Kiểu bài: Tự sự - ND: Kỉ niệm sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học. - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em) - Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- sự việc- diễn biên tâm trạng) 2. Lập dàn bài: - HS lập dàn bài. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. - GV khái quát dàn bài chung A. Mở bài: - Cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày đầu tiên đi học bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất. - Cách khác: Thời gian, không gian gợi nhớ về kỉ niệm… b. Thân bài. * Đêm trước ngày khai trường. - Em và mẹ có sự chuẩn bị ntn? Mọi người quan tâm ra sao ? Tâm trạng em…? + Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới... + Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường... * Trên đường đến trường. - Thời gian..., không khí..., cảnh vật thiên nhiên: ( bầu trời, mặt đất, con đường, cây cối, chim muông... qua cảm nhận của em);.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Em tung tăng đi bên cạnh mẹ , tâm trạng em...( Hồi hộp, lo lắng..), nhìn thấy cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu... * Cảm xúc về hình ảnh ngôi trường: + Hình ảnh ngôi trường : ( thật đồ sộ), không khí...,mọi người.... +Tâm trạng em : (mình quá nhỏ bé, ngại ngùng trước chỗ đông người, được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút) * Kỉ niệm khiến em nhớ mài: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm. c. Kết bài. - Cảm xúc của em: Cảm thấy mình đã lớn. Tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng. - Hoặc: Suy nghĩ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 3. Luyện viết: - GVHDHS luyện viết các đoạn theo bố cục: a. Đoạn mở bài. b. Các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS luyện viết đoạn: - HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt). - GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). - GV đọc đoạn văn mẫu: * Đoạn mở bài: - Đã bao năm đi học, tôi giờ đã là học sinh cấp hai, trường... Trong quãng thời gian đi học ấy có biết bao kỉ niệm vui buồn, kỉ niệm nào cũng ghi lại trong tôi những dấu ấn sâu đậm. Nhưng sâu đậm và đáng nhớ nhất chính là kỉ niệm ngày.... - Cứ mỗi lần vào cuối thu, khi trời bắt đầu chuyển mùa, những cơn gió thu mát rượi thay thế cho những trận nắng hè oi ả, khi ngoài vườn thơm ngát hương ổi chín, hương cốm nồng nàn mời gọi..., và cảnh vật được tô điểm bởi màu vằng của quả thị chín lúc lỉu trên cành.... cũng là lúc tiếng trống trường rộn vang thúc giục, báo hiệu một năm học mới đã đến...lòng tôi lại tưng bừng rộn rã với những kỉ niệm ngày đầu đi học cứ tự nhiên ùa về, xôn xao biết bao cảm xúc vừa lạ, vừa quen. IV. Hướng dẫn học bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên - Viết bài cho đề bài: Cảm nhận về dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi” qua văn bản “ Tôi đi học”. ( 8A) Kí duyệt CM.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày soạn:12/9/2013 Ngày dạy: 20/9/2013- Lớp dạy: 8A Ngày dạy: 21/9/2013- Lớp dạy: 8B. ÔN TẬP :. 1. Trường từ vựng 2. Văn bản: Trong lòng mẹ. RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về trường từ vựng; văn bản đã học: “Trong lòng mẹ “. + Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà 3. Nội dung ôn tập: A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu Đáp án. 1 C. 2 A. 3 D. 4 D. 5 B. 6 A. 7 C. 8 D. 9 D. 10 B. 11 C. 12 A. Câu Đáp án. 13 D. 14 C. 15 A. 16 C. 17 A. 18 B. 19 C. 20 A. 21 C. 22 A. 23 C. 24 D. B.TIẾNG VIÊT: Trường từ vựng. GVHDHS khái quát KT về trường từ vựng. - TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. GVHDHS làm bài tập vận dụng: Bài tập 1: Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? - Nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,... * Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,....
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,... - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... +Hoạt động của đầu: húc, đội,... + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,... Bài tập 2: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. - Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con. - Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn. - Trường từ vựng hoạt động cua mỗi người: Hé mở, chúm, mút. Bài tập 3: Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng. ( Lớp 8A) - Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi... - Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận... - Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ... - Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ... - Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó... C. VĂN BẢN: “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: a. Tác giả. - Nguyên Hông tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng,sinh ở thành phố Nam Định, nhưng sống - Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cùng khổ . - Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị , những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu . Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. - Văn xuôi của ông giàu chát trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành . Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết. - Tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu, bỉ vỏ. b. Tác phẩm: - Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương, đăng báo 1938, in lần đầu 1940 - Đoạn trích thuộc chương 4 của tác phẩm. * Nội dung đoạn trích : Cảnh ngộ đáng thương, nỗi cô dơn, niềm khát khao tình mẹ, tình yêu thương cháy bỏng và những cảm nhận mãnh liệt về tình mẫu tử..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Nghệ thuật đoạn trích - Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài hoà giữa sự kiện và bầy tỏ cảm xúc, là tác phểm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giầu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc * Các sự việc chính trong đoạn trích: - Bà cô gọi Hồng đến bên để nói xấu mẹ Hồng với mục đích chia cắt tình mẫu tử của hai mẹ con. - Bé Hồng đau đớn khi thấy mẹ bị coi thường, sỉ nhục; Hồng thương mẹ, căm ghét hủ tục XHPK. - Ngày giỗ đầu của cha, mẹ Hồng trở về, Hồng vô cùng sung sướng và hạnh phúc trong tình mẫu tử. D. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG: * Đề bài : Người thân sống mãi trong lòng em. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: Người thân sống mãi trong lòng . - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em) - Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- sự việc- diễn biên tâm trạng) 2. Lập dàn bài: HS lập dàn bài. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: Nhiều cách: - Giới thiệu chung:Người được kể là ai, quan hệ với em ntn,( Thân, gắn bó...) - Khơi nguồn gợi nhớ về người thân đó. b.Thân bài: * Hình ảnh người thân trong cảm nhận: (Kể, tả chi tiết đặc sắc, gây ấn tượng). - Ngoại hình: chú ý các chi tiết: Tuổi tác, thân hình,khuôn mặt, mái tóc, giọng nói... nhấn mạnh nét đặc biệt gây ấn tượng nhất - Tính nết: Hiền lành, nhân hậu, giàu tình thương yêu... - Kể lại t/ c của người thân với mình: Lúc nhỏ - Khi lớn lên - hiện tại. - Hoặc: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của người thân với mình trong : : ( kỉ niệm nào,mở đầu, diễn biến, kết thúc, lời nói, hành động nào của người thân khiến mình nhớ nhất lời nói, hành động đó có ý nghĩa ntn với bản thân...) * Suy nghĩ về vai trò của người thân với mình ( Hiện tại, trưởng thành...) c. Kết bài: - Khẳng định tình cảm. - Lời hứa, bài họcđạo lí... 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết các đoạn theo bố cục: a. Đoạn mở bài..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. Đoạn kết bài HS luyện viết đoạn - HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt). - GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). - GV đọc đoạn văn mẫu: IV. Hướng dẫn học bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên. ( 8CB) - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ( 8C) ================================================================== Kí duyệt CM. Ngày soạn:20/9/2013 Ngày dạy: 27/9/2013- Lớp dạy: 8A Ngày dạy: 28/9/2013- Lớp dạy: 8B. ÔN TẬP : Văn bản: Tức nước vỡ bờ RÈN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về văn bản đã học: “Tức nước vỡ bờ” - Kĩ năng : - HS biết vận dụng các kiến thức vào xây dựng các đoạn văn bằng các kiểu trình bày đoạn văn khác nhau. - Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn bản tự sự . II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: - HS làm bài tập theo sự phân công III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà 3. Nội dung ôn tập: A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu Đáp án. 1 C. 2 A. 3 D. 4 D. 5 B. 6 A. 7 C. 8 D. 9 D. 10 B. 11 C. 12 A. Câu Đáp án. 13 D. 14 C. 15 A. 16 C. 17 A. 18 B. 19 C. 20 A. 21 C. 22 A. 23 C. 24 D. B. VĂN BẢN: Tức nước vỡ bờ: ( Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: Tác giả: Ngô Tất Tố(1893-1954), quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có gia trị; một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Ngô tất Tố được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật( 1996). - Tác phẩm chính: Tiểu thuyết Tắt đèn(1939), Lều chõng(1940); phóng sự Việc làng(1940) - Tác phẩm Tắt đèn( đăng báo năm 1937, in thành sách đầu tiên năm 1939) là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. - Tác phẩm Tắt đèn là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề; là một bản án đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến đầy dẫy cái ác cái xấu. Gía trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là đã khẳng định, ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân.Đặc sắc nghệ thuật của Tắt đèn là xây dựng được nhiều tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. - “Tức nước vỡ bờ ”là đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, kể lại việc chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. * Các sự việc chính trong đoạn trích: (HS tãm t¾t) - Vì phải nộp suât sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái, anh Dậu bị trói, đánh, trả về nhà trong tình trạng ngất xỉu, rũ rượi như cái xác chết. - Anh Dậu đang run rẩy chưa kịp húp một ít cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến quát tháo om sòm. Chúng bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. - Chị Dậu biết thân phận mình thấp cổ bé họng nên nhẫn nhịn van xin nhưng cai lệ không nghe gầm lên, nhảy thốc vào trói anh Dậu. - Chị Dậu nghiên hai hàm răng thách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên cai lệ và người nhà lí trưởng. - Cuộc chiến đấu không cân sức giữa một bên là người đàn bà chân yếu tay mềm bị áp bức đến cùng cực; với một bên là hai tên đàn ông đại diện cho cường quyền bạo lực. Kết thúc phần thắng lại nghiêng về phần chị Dậu , điều đó khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ. C. XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN. * Đoạn văn: -Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dũng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng chung của văn bản..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Cá biệt đoạn văn chỉ có một câu nhưng phải đảm bảo tính chủ đề của đoạn văn.( vd: “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê minh.” Hoặc “ Lượm ơi, con khong?”) *Câu chủ đề: là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C-V, có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề được đề cập, thảo luận trong đoạn. - Câu chủ đề có vai trũ quan trọng trong đoạn văn. Cau chủ đề cần đạt là câu có tính khái quat, súc tích, chỉ nêu ý chính của đoạn văn, không nên đưa ra nhiều chi tiết, cụ thể sẽ trùng lặp với câu triển khai sau đó. * Cách trình bày nội dung đoạn văn: + Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: - Từ khái quát đến cụ thể - Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn +Trình bày nội dung theo cách quy nạp: - Từ ý cụ thể đến khái quát - Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn. - Trước câu chủ đề có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết, khái quát( tóm lại, có thể nói rằng, như vậy…) * Lưu ý: - Trình bày nội dung đoạn văn theo cách Tổng-Phân -Hợp. Ngoai câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn còn có câu kết đoạn mang nội dung khái quát, tổng kết và nhấn mạnh chủ đề đoạn văn. - Triển khai theo diễn dịch hoặc quy nạp vẫn có thể kết hợp với song hành. Quan hệ song hành nằm ngay ở các câu triển khai ý. Câu khai triển có quan hệ độc lập, bình đẳng với nhau về ý nghĩa nhưng tạp trung làm rõ chủ đề. D.BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG: Bài tập 1: 1. Đoạn văn sau sắp xếp lộn xộn: Phải bán con, chị Dâu như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái viẹc đau lòng ấy. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu. Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí. a. Xác định câu chủ đề. b. Sắp xếp lại thứ tự các câu văn sao cho hợp lí, sau đó nhận xét với cách viết trước Bài tập 2: - Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. - Triển khai thành hai đoạn văn diễn dịch và quy nạp 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Cảm nhận. - ND: cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. - Hình thức: đoạn văn 2. Lập dàn bài:.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> HS lập dàn ý đoạn.. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung 3. Luyện viết đoạn: * Đoạn văn diễn dịch : - Viết câu chủ đề: Chị Dậu thương chồng con tha thiết, đảm đang,tháo vát và có sức sống mạnh mẽ. - Viết các câu khai triển: + Chị Dậu là người phụ nữ nghèo, đau khổ: ( Nghèo,tai họa chồng chất, chồng bị trói đánh, bán con có tiền nộp sưu) + Chị Dậu người vợ,mẹ đảm đang, giàu tình thương yêu: - Chạy vạy ngược xuôi, kiếm tiền nộp sưu. - Bắt buộc phải bán con - đau đớn. - Trong nguy kịch lay gọi, tìm cách chạy chữa cho chồng + Chị Dậu người phụ nữ nông dân cứng cỏi, dũng cảm chống lại bọn cường hào hào. - Hạ mình van xin - bảo vệ tính mạng chồng - kiên quyết cự lại + Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam; hình ảnh điển hình của người phụ nữ nông dân VN trong xã hội phong kiến. * Đoạn văn qui nạp : - HS viết đoạn văn qui nạp : Chuyển đổi vị trí câu chủ đề sang vị trí cuối đoạn. HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). GV đọc đoạn văn mẫu: Bài tập 3: Lập dàn ý cho đề bài: Tôi thấy mình đã khôn lớn. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: Tôi thấy mình đã khôn lớn.. - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em) - Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- sự việc- diễn biên tâm trạng) 2. Lập dàn bài: HS lập dàn bài. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung 1. Mở bài (Tạo ra tình huống để lại kỉ niệm) - Có thể dựa vào câu chuyện cha mẹ nói về anh (hoặc chị) của mình đã lớn. - Có thể nhân ngày sinh nhật, nhân khi đợc cử làm đại diện cho lớp, cho trờng tham gia hoạt động giao lu với lớp khác, trờng khác,… 2. Thân bài (Kể lại những sự việc, hiện tợng chứng tỏ mình đã lớn) - Giới thiệu tình huống xảy ra câu chuyện đáng nhớ. - Thời gian, không gian, địa điểm. - DiÔn biÕn c©u chuyÖn - KÕt thóc c©u chuyÖn - Nhận xét và đánh giá của ngời kể chuyện và những ngời xung quanh… 3. KÕt bµi.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Suy nghÜ cña b¶n th©n - Bµi häc… Gv đọc đoạn văn mầu: a. Đoạn mở bài: Thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào còn là HS lớp 1, thế mà hôm nay tôi đã trở thành HS lớp 8. Tuổi thơ trôi qua lúc nào không hay biết để một ngày bỗng giật mình nhận ra mình đã lớn khôn. b. Đoạn kết bài: Cảm giác minh đã lớn tràn ngập trong tôi, cuộc đời như sang trang mới với bao điều tuyệt vời đang chờ đợi tôi ở thế giới của sự trưởng thành. Tôi thấy mình quan trọng hơn trong mắt mọi người và trong chính bản thân mình. IV. Hướng dẫn học bài: - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài 3. ( 8B) - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 3. ( 8C) ================================================================== Ngày soạn: Ngày dạy :. ÔN TẬP : Văn bản: Lão Hạc - Từ tượng hình, tượng thanh. RÈN KĨ NĂNG LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về; Từ tượng hình, tượng thanh; văn bản đã học: “Lão Hạc “.. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, kĩ năng liên kết đoạn trong văn bản. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà 3. Nội dung ôn tập: A.Bài tập trắc nghiệm:: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án; C©u §¸p ¸n C©u. 1 B. 2 D. 3 A. 4 C. 5 C. 6 C. 7 D. 8 D. 9 B. 10 A. 11 B. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 12 D.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> §¸p ¸n. A. D. D. D. A. C. B. C. A. C. D. B.Từ tượng hình, tượng thanh: Bài tập 1:Tìm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người - GV gọi hai học sinh lên bảng làm, HS khác nhận xét. - Đủng đỉnh, khệnh khạng, lừng lững, lững thững, thướt tha, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu, khật khưỡng Bài tập 2: Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của các từ : “ Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi đôi mươi ! Ngưòi rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.” ( Tố Hữu) - ( *các từ : ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng này đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật, hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn). Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả cảnh sân trường giờ ra chơi trong đó có sử dụng 3 từ tượng hình, 3 từ tượng thanh. C. Văn bản: Lão Hạc 1. Vài nét về tác giả: * Cuộc đời - Ông xuất thân trong gia đình trung nông . Ông là người con trai cả trong gia đình đông anh em, ông là người duy nhất được học hành chu đáo. Học xong trung học, ông vào Sài Gòn kiếm sống 3 năm. chuyến đi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sáng tác của nhà văn . Vì ốm đau, ông trở về quê dạy học , rồi sống vất vưởng bằng nghề viết văn. Cuộc đời của một giáo khổ trường tư, của một nhà văn nghèo đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách viết văn của Nam cao. Sau cách mạng, Nam Cao tiếp tục sáng tác phục vụ kháng chiến. Năm 1951, trên đường đi công tác, nhà văn đã hi sinh. * Con người Nam Cao - Hiền lành, ít nói, lạnh lùng. Là nhà văn luôn gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nghèo khổ. Mỗi trang viết của nhà văn là trang viết đày cảm động về con người quê hương. *Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao. - Đề tài: -Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất triết lý . Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm lý phức tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân Bắc bộ.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Tác phẩm: Lão Hạc là truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao- một nhà văn xuất sắc mà tên tuổi ông gắn liền với trào lưu văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám 1945, chuyên viết về những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những tri thức tiểu tư sản nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội cũ. 2. Các sự việc chính: HS tóm tăt - Trình bày - nhận xét. GV khái quát chung. - Lão Hạc là nhân vật chính của tác phẩm, cả cuộc đời lão là một chuỗi những bất hạnh liên tiếp, dai dẳng, triền miên: vợ chết, lão sống cảnh gà trống nuôi con; khi con trai lão trưởng thành, phẩn uất vì không có tiền cưới vợ cũng đã bỏ đi làm đồn điền caio su. - Lão sống thui thủi trong cảnh già cùng với con chó Vàng, mòn mỏi chờ tin con trong tuyệt vọng. - Rồi mất mùa đói kém. Rồi bệnh tật không có việc làm.Cái nghèo, cái đói, sự cùng quẩn bế tắc đã đẩy lão đến bước đường cùng. Lão bán con chó vàng, kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. - Lão gửi vườn nhờ ông giáo giữ hộ cho người con trai đang đi xa.Lão gửi tiền nhờ ông giáo và bà con làm ma chay khi lão chết. - Lão ăn củ chuối, sung luộc, rau má qua ngày… - Lão Hạc chết bằng nắm bả chó xin của Binh Tư. Cái chết dữ dội sau hai tiếng đồng hồ vật vã . - Cá làng không ai hiểu cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. d. Bài tập rèn kĩ năng: *Bài tập 1: Viết một đoạn văn phân tích nghệ thuật đặc tả chân dung nhân vật của Nam Cao qua đoạn trích: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Cảm nhận. - ND: Cảm nhận nghệ thuật đặc tả chân dung nhân vật của Nam Cao qua đoạn trích: - Hình thức: đoạn văn 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý đoạn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung 3. Luyện viết đoạn: * Đoạn văn diễn dịch : - Viết câu chủ đề: Tâm trạng của lão Hạc khi phải bán cậu vàng. - Viết các câu khai triển: + Từ ngữ trong đoạn văn có sự chọn lọc đặc sắc: Tử “ Ép”được dùng rất đắt, có sức gợi tả cao; sử dụng từ tượng hình, tượng thanh...
<span class='text_page_counter'>(15)</span> +Chọn miêu tả chi tiết tiêu biểu, cùng trường từ vựng: khuôn mặt, vết nhăn, nước mắt, đầu miệng. + So sánh: Mếu như con nít. Đoạn văn miêu tả ngoại hình ( gợi khuôn mặt già nua khô héo) nhưng lại làm rõ được sự đau khổ, day dứt, dằn vặt không kìm nén được của lão Hạc khi phải bán cậu vàng. - Đoạn văn thể hiện rõ thái độ , tình cảm của nhà văn Nam Cao đối với nhân vật lão Hạc: Thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm….Đó cũng chính là thái độ, tình cảm cùa nhà văn trước nỗi đau khổ, bất hạnh của con người. - Tấm lòng, tài năng của nhà văn làm cho đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng mang đầy tâm trạng HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). GV đọc đoạn văn mẫu: - Truyện ngắn lão Hạc, Nam Cao miêu tả hình ảnh lão Hạc có nhiều đoạn văn rất hay, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc,trong đó phải nói đến đoạn “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. …Lão hu hu khóc..”,đây là đoạn văn tả tâm trạng lão Hạc khi nói chuyện với ông giáo về việc đã bán con chó. Từ ngữ trong đoạn văn có sự chọn lọc đặc sắc: Tử “ Ép”được dùng rất đắt, có sức gợi tả cao; sử dụng từ tượng hình, tượng thanh..,chọn miêu tả chi tiết tiêu biểu, cùng trường từ vựng: khuôn mặt, vết nhăn, nước mắt, đầu miệng, nt so sánh: Mếu như con nít. Đoạn văn không chỉ miêu tả ngoại hình ( gợi khuôn mặt khắc khổ ,già nua khô héo) người mà qua những từ ngữ đó người đọc còn cảm nhận đựơc nội tâm đau khổ, day dứt, dằn vặt không kìm nén được của lão Hạc khi phải bán cậu vàng. Đoạn văn thể hiện rõ thái độ , tình cảm của nhà văn Nam Cao đối với nhân vật lão Hạc: Thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm….Đó cũng chính là thái độ, tình cảm cùa nhà văn trước nỗi đau khổ, bất hạnh của con người. Tấm lòng, tài năng của nhà văn làm cho đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng mang đầy tâm trạng *Bài tập 2: lập dàn ý cho đề bài sau: ( Lớp 8c) Kể vầ một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em) - Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- diễn biên sự việc) 2. Lập dàn bài: HS lập dàn bài. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: + Cách 1; Dẫn vào bài - Nêu ND kể - khái quát cảm xúc về đối tượng. + Cách 2: Hoàn cảnh làm “tôi “nhớ lại kie niệm. b. Thân bài: - Hoàn cảnh xuất hiện con vật nuôi trong gia đình..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Tả con vật( lựa chọn chi tiết đặc sắc, gây ấn tượng) - Cuộc sống của con vật nuôi đó: kể một vài việc nhỏ xảy ra với con vật đó nhằm thể hiện nó với tính cách và thể hiện thái độ của người kể với nó. - Kể kỉ niệm nhỡ mãi ( kể chi tiết, cụ thể, sinh động: Thời gian, không gian, mở đầu- diễn biến- kết thúc( chuyện xảy ra trở thành kỉ niệm đáng nhớ, tình cảm sâu nặng hơn…) c. Kết bài: - Suy nghĩ của người kể về loài vật - Việc kết thúc thàng kỉ niệm - CS con vật sau đó… IV. Hướng dẫn học bài: - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài 2. ( 8B) - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 2. ( 8C) Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP: - Tóm tắt văn bản tự sự.. - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách tóm tắt văn bản tự sự - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A.Bài tập trắc nghiệm:: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * §¸p ¸n C©u §¸p ¸n C©u §¸p ¸n. 1 B. 2 D. 3 C. 4 A. 5 D. 6 B. 7 D. 8 D. 9 A. 10 C. 11 A. 12 D. 13 1.C. 14 D. 15 B. 16 C. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. B. Tóm tắt văn bản tự sự.(Nội dung kiến thức cần nắm):.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Tóm tắt và mục đích của tóm tắt: - Tóm tắt là một thao tác, một kĩ năng được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp. Người ta thường dùng thao tác này để trình bày một cách ngắn gọn, khái quát nội dung tinh thần của một sự việc, một văn bản. - Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. Đồng thời sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt. 2. Tóm tắt văn bản tự sự Khi tóm tắt văn bản tự sự, người tóm tắt dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính. - Về sự việc tiêu biểu: Phải biết lược bỏ những thông tin vụn vặt, chỉ giữ lại những thông tin chính, họăc dùng cách nói khái quát để thau tóm những thông tin phụ vào một thông tin chung để thể hiện nội dung tư tưởng cảu văn bản. - Về nhân vật quan trọng: Phải có hệ thống các nhân vật. khi tóm tắt chỉ cần đề cập tới những nhân vật chính có vai trò tác động lớn, . không nhất thiết phải liệt kê tất cả các nhân vật trong văn bản tóm tắt. 3. Cách tóm tắt văn bản tự sự: (1) Lựa chọn thông tin, sắp xếp và diễn đạt các nội dung chính của văn bản theo cách riêng của mình, tránh tình trạng dùng lại một cách nguyên xi các câu, các đoạn ý của văn bản gốc. (2) Phải đảm bảo tính khách quan, chân thực , trung thành với văn bản gốc, không tự ý thay đổi, thêm các ý, không bình luận, khen chê mang tính chủ quan. (3) Ngôn ngữ diễn đạt phải súc tích, trong sáng, ngắn gọn. Tránh đưa những thông tin thừa, vụn vặt., chi tiết. (4) Phải đảm bảo tính hoàn chỉnh và tính cân đối. Có mở đầu, phát triển và kết thúc thể hiện được hài hoà hợp lý. (5) Có thể tóm tắt văn bản tự sự theo diễn biến cốt truyện, theo trình tự thời gian, theo diễn biến cuộc đời nhân vật. Nếu văn bản đan xen quá khứ hiện tại thì tóm tắt không nên máy móc theo kết cấu ấy mà có thể sắp xếp lại trật tự cốt truyện theo mạch thời gian, theo diễn biến cuộc đời nhân vật. (6) Đối với truyện ngắn trữ tình, khi tóm tắt cần chú trọng hệ thống cảm xúc của nhân vật trữ tình. C. Bài tập rèn kĩ năng: * Đề bài 1: Viết đoạn văn tóm tắt đoạn trích “ Trong lòng mẹ”. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: đoạn trích học. - Hình thức: đoạn văn. HS viết đoạn văn tóm tát dựa trên các sự việc chính. - HS trình bày - nhận xét. GV nhận xét chung ( ưu,nhược điểm) GV đọc đọan văn mẫu:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hồng có một tuổi thơ không hạnh phúc: bố chết, mẹ phải đi làm ăn xa, Hồng phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm. Người co nói chuyện với bé Hồng. Bà tìm mọi cách để chia lìa mẹ con. Nhưng bé vẫn luôn luôn thương nhớ, kímh yêu mẹ khi thấy mẹ bị coi thường, sỉ nhục và Hồng căm ghét hủ tục XHPK. Ngày giỗ đầu của cha, mẹ Hồng trở về , Hồng sung sướng khi thoáng thấy bóng mẹ,em hạnh phúc khi được mẹ ôm vào lòng và được tận hưởng niềm hạnh phúc của tình mẫu tử . Đề bài 1: Tóm tắt truyện ngắn lão Hạc bằng đoạn văn ngắn. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: Truyện ngắn lão Hạc - Hình thức : Đoạn văn 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý đoạn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung 3. Luyện viết đoạn: GV yêu cầu HS viết đoạn. - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). GV đọc đoạn văn mẫu: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy! Đề bài 2: Em đóng vai nhân vật chị Dậu kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: trích truyện “ Tức nước vỡ bờ” - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “Tôi” - Thứ tự kể: Diến biến hành động, tâm trạng nhân vật. 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Nhân vật giới thiệu về mình - câu chuyện cần kể. b. Thân bài: - Hoàn cảnh gia đình. - Tình thế anh Dậu… - Thái độ, hành động, lời nói của cai lệ và người nhà lí trưởng. - Lời nói, thái độ của mình với cai lệ và người nhà lí trưởng. - Cảnh đấu lực giữa mình và cai lệ, người nhà lí trưởng. c. Kết bài: - Cảm nghĩ về số phận của những người như mình trong xã hội - suy nghĩ vè hành động phản kháng… 3. Luyện viết : GV yêu cầu HS viết văn bản tóm tắt. - HS viết văn bản tóm tắt HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). GV đọc văn bản mẫu: Bài tham khảo Tôi là vợ anh Dậu ở làng Đông Xá. Mấy hôm nay, nghe tiếng tù và, tiếng la hét của bọn hương lý, cai lệ là ruột gan tôi rối bời.Tôi tất bật, chạy ngược chạy xuôi để lo tiền nộp sưu nhưng vẫn chưa đủ. Tôi thật khốn đốn, không lối thoát. Tôi chạy vạy mãi mà không đủ nộp suất sưu của chồng tôi là anh Dậu. Ngặt nghèo qúa tôi đành bán cái Tý cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Nhưng ngờ đâu bọn chúng còn buột tôi phải nộp suất sưu của em anh Dậu chết từ năm ngoái. Thật là cùng đường. Uất ức quá tôi kêu vang thảm thiết nhưng bọn chúng đâu đoái hoài. Bọn chúng bắt chồng tôi lên đình, đánh đập. Đêm hôm ấy, có người cõng chông tôi về. Chồng tôi rũ rượi như một cái xác không hồn. Thấy vậy bà con hàng xóm ai cũng chạy đến cứu giúp. Có một bà lão còn đem đến cho tôi một bát gạo để tôi nấu cháo cho chồng tôi ăn, vì anh đã nhịn đói từ hôm qua đến giờ. Tôi vôi vã đi nấu cháo, cháo chín, tôi múc lên mâm quạt cho mau nguội.Trong lúc đó nghe tiếng tù và, tiếng la hét om sòm ngoài đầu ngõ, tôi như thót tim. Vừa lúc đó có bà lão láng giềng chay sang hỏi thăm sức khoẻ chồng tôi và thúc chồng tôi đi trốn chứ không thì bọn chúng đến đánh trói thì khổ. Tôi vội bưng bát cháo đến chỗ chồng tôi nằm, tôi nói: - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Chồng tôi vừa cố gượng ngồi dậy, mới kề bát cháo đến miệng thì cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập xông vào nhà với những roi song tay thước. Cai lệ liền thét lên: - Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu mau! Mau! Thấy vậy, chồng tôi hoảng quá, lăn đùng ra phản. Bọn người nhà lý trưởng cười mỉa mai: - Anh ta sắp phải gió như đêm qua đấy! Rồi hắn chỉ luôn vào mặt tôi nói: - Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lý tôi thì không có quyền cho chị khất một giờ nào nữa! Tôi run run, van xin:.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất. Tên cai lệ liền trợn ngược hai mắt lên, hắn quát: - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mòm ra nói khất. Tôi vẫn tha thiết: - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại. Cai lệ vẫn giọng hầm hè: - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! Rồi hắn quay ra bảo người nhà lí trưởng: - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! Bọn người nhà lý trưởng còn đang do dự vì không dám hành hạ người đang ốm nặng.. Thằng cai lệ thấy thế liền giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy đến chỗ chồng tôi. Tôi liền đặt cu Tĩu xuống đất chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mói tỉnh được một lúc, ông tha cho! Hắn không nghe, mà còn bịch vao ngực tôi mấy bịch “ tha này! Tha này”. Tức qua tôi không thể chịu được, tôi liền cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem. Tôi vừa nói vừa túm lấy cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Người nhà lý trưởng thấy thế sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm ngay cây gậy của hắn. Tôi và hắn du đẩy nhau một lúc, rồi buông gậy ra, áp vào nhau mà vật. Tôi lừa thế túm lấy tóc hắn lẳng cho một cái, hắn ngã nhào ra thềm. Lúc đó mấy đứa con tôi thì khóc om sòm, còn chồng tôi thì vừa run vừa kêu: - U nó không đựơc thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Tôi chưa nguôi cơn giận nói: - Thà ngồi tù. Để cho bọn nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu đươc. Vậy đấy, giờ đây không còn cảnh ấy nữa, ngồi nghĩ lại mà sợ, mà ngậm ngùi cho số phận của người nông dân như tôi lúc bấy giờ. Vì tức và thương chồng quá nên tôi đã liều mạng cự lại bọn chúng. Đúng là “ Tức nước vỡ bờ” như người ta đã thường nói. IV. Hướng dẫn học bài: - Tóm tắt các sự việc chính của truyện ngắn “Cô bé bán diêm”. - Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật lão Hạc. ( 8b) - Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật cô bé bán diêm ( 8c) Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: Đề bài 1: Tóm tắt truyện ngắn: “ Cô bé bán diêm” bằng lời văn của em” 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: truyện “Cô bé bán diêm ” - Ngôi kể: Ngôi 3 - Thứ tự kể: Thời gian... - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài (cảm xúc chung về tác phẩm,hoặc khái quát về Tg, TP) - Nêu nội dung kể. b. Thân bài: - Đêm giao thừa: Gió rét, tuyết rơi, 1 cô bé đầu trần chân đất, dò dẫm trong đêm tối - Cửa sổ mọi nhà..., sực nức mùi ngỗng quay. suốt ngày không bán được bao diem nào, bụng đỏi, rét- đành liều quẹt fiêm để sởi; Mỗi lần quẹt diêm mộng tưởng hiện lên: + Lần quẹt diêm thứ nhất:Diêm cháy- lò sưởi hiện ra; diêm tắt lò sưởi biến mất. + Lần quẹt diêm thứ hai:bàn ăn, diêm tắt bàn ăn không còn, đêm tối, lạnh. + Lần quẹt diêm thứ ba: cây thông nôen- em với tay về phía cây- diêm tắt + Lần quẹt diêm thứ tư:bà nội hiện về- mỉm cười-diêm tắt, ảo ảnh biến mất + Quẹt tất các que diêm còn lại: bà hiện về, hai bà cháu bay lên trời- về chầu thượng đế. - Em bé chết trong đêm giao thừa vì đói, vì rét. c. Kết bài: - Cảm xúc về số phận cô bé bán diêm, về xã hội. 3. Luyện viết:.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> GV yêu cầu HS luện viết theo bố cục.. a. Đoạn văn mở bài. b. Các đoạn thân bài c. Đoạn văn kết bài - HS viết đoạn văn theo bố cục HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). Đề bài 2: lập dàn ý cho đề bài sau: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó vàng với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: Lão hạc kể chuyện bán chó vàng với ông giáo - Ngôi kể: Ngôi 1 ( xưng; Tôi, em) - Thứ tự kể: Thời gian... - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả 2. Lập dàn bài: HS nêu định hướng dàn ý bài văn. - HS trình bày - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Giới thiệu quan hệ mình với nhân vật ( là người hàng xóm) -Nêu ND kể. Hoặc: Chứng kiến cái chết của lão Hạc - nêu ND kể. b. Thân bài: * Nhớ lại chuyện lão Hạc kể về chuyện bán cậu vàng: - Thời gian, không gian ( Chiều muộn, tối, trên chóng tre trước sân nhà ) - Kể lão Hạc sang nhà ông giáo với vẻ mặt đau khổ - Thông báo chuyện bán chó.... - Ông giáo hỏi chuyện- lão Hạc bật khóc ( tả lão Hạc) - lão Hạc kể chuyện bắt cậu Vàng – lão Hạc tự trách mình. - Ông giáo khuyên giải, cố làm lão hạc vui ( Cử chỉ, lời nói) - Lão Hạc nhờ ông giáo hai việc: Giữ hộ mảnh vườn, gửi 30 đồng lo ma chay * Suy ngẫm về cuộc đời, pjẩm chất cao quí của lão Hạc, về sự bất công của xã hội c. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về câu chuyện được chứng kiến ( vè số phận, PC ...LH) - Liên hệ, mở rộng( Số phận lão Hạc- số phận người nông dân xã hội xưa) IV. Hướng dẫn học bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 2 Ngày soạn: Ngày dạy:.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> ÔN TẬP: Trợ từ, thán từ RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về trợ từ, thán từ ;cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ( 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy. nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án – có thể cả giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B D B A B Câu 13 14 15 16 17 18 Đáp án C D B D A C B. TRỢ TỪ, THÁN TỪ. GV HDHS nhắc lại khái niệm về trợ từ, thán từ.. 7 C 19 D. 8 D 20 A. 9 C 21 B. 10 A 22 D. 11 D 23 D. 12 A 24 C. - Trợ từ dùng để nhấn mạnh: đứng ngay trước từ mà nó muốn nhấn mạnh; - Trợ từ biểu hiện thái độ đánh giá sự vật, sự việc. * Đặc điểm của thán từ: - Dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó - Thường làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập. Bài tập 1: Xác định ý nghĩa của trợ từ: a. Nó hát những mấy bài liền. b. Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> c. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. d. Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự. e. Anh tôi toàn những lọ là lọ. Gợi ý: - Trường hợp a, e: trợ từ nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ; - Trường hợp b, c, d: Nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy. Bài tập 2:Tìm những câu văn, thơ có dùng thán từ với các đặc điểm trên? a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa xuân đang đẹp nắng xanh trời. b. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không? c. Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ. Bài tập 3:Viết một đoạn văn chủ đề về học tập trong đó có dùng trợ từ, thán từ. - HS viết đoạn văn - trình bày - HS xác định được trợ từ, thán từ đã sử dụng, nêu tác dụng - HS nhận xét. C. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG: Đề bài: Đặt mình vào vị trí bé Hồng, kể lại những khổ sở phải trải qua và niềm vui khi gặp mẹ trong “ Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: kể lại những khổ sở phải trải qua và niềm vui khi gặp mẹ trong “ Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng - Ngôi kể: Ngôi 1 ( xưng; Tôi) - Thứ tự kể: Thời gian... - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả + BC II.Lập dàn bài: HS nêu định hướng dàn ý bài văn. - HS trình bày - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung 1. Mở bài : - Lời giới thiệu nhân vật - ND kể 2.Thân bài: * Những cay đắng phải trải qua: - Kết quả cuộc hôn nhân không hạnh phúc. - Thầy mất- gia đình nợ nần chồng chất- mẹ cùng túng đi tha phương cầu thực - Sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. - Người cô tìm cách chia rẽ tình cảm mẹ con- kể cho nghe những chuyện đau lòng- để kinh ghét, ruồng rẫy mẹ..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tuy sống thiếu tình thương, chịu nhiều cay đắng hết lòng thương nhớ mẹ. * Nỗi đau bị đẩy lên cực điểm khi nói chuyện với bà cô: -Một hôm cô gọi đến bên cười hỏi. - Biết ý định của cô, từ chối. - Nhưng người cô không buông tha; nói chuyện mẹ tôi gầy, sinh em bé với người khác, la,f tôi đau đớn cực điểm. làm tôi khóc, đau đớn là mục đích của bào cô. * Niềm hạnh phúc khi gặp mẹ: - Ngày giỗ đầu mẹ về, mang nhiều quà. - Nhìn thấy mẹ trên đường, chạy theo. Gọi bối rối. - Mẹ dừng lại, kéo ttôi lên xe. - Tôi òa khóc nức nở. - Mẹ âu yếm, vỗ về, an ủi. - Tôi sung sướng miên man khi ngồi trong lòng mẹ ( Cám nhận được…nhận ra…ước muốn…) 3 Kết bài: - Cảm xúc người kể ( niềm hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ che chở, vỗ về…) - Suy tưởng. III. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). III. Hướng dẫn học -làm bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên. - Viết đoạn văn kể vê giấy phút gặp lại người thân. Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, BC. Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP: Tình thái từ Chiếc lá cuối cùng RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về tình thái từ; văn bản: Chiếc lá cuối cùng, cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A.Bài tập trắc nghiêm: ( Lớp 8b) - GV yªu cÇu HS lµm c¸c bµi tËp tr¾c nghiÖm trong s¸ch Bµi tËp tr¾c nghiÖm ra giÊy nh¸p. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án - giải thích lí do lựa chọn phơng án đó. * §¸p ¸n C©u §¸p ¸n C©u §¸p ¸n. 1 B 13 B. 2 D 14 C. 3 A 15 D. 4 C 16 D. 5 A 17 A. 6 D 18 C. 7 B 19 A. 8 A 20 B. 9 A 21. 10 B 22 C. 11 C 23. 12 A 24. B. Văn bản: “ Chiếc lá cuối cùng” Bài tập 1: Truyện đảo ngược tình huống hai lần, hãy chỉ rõ. Nêu tác dụng Nt đó. HS xác định -trình bày- nhận xét. GV chốt KT: Truyện có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ: + Giôn-xi bị ốm, cô tuyệt vọng. Bác sĩ nói mười phần không chắc một. Cô chỉ đợi chết. Thế mà cô đã khoẻ lại, thoát chết. + Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ đột ngột ốm có hai ngày vì dầm trong mưa gió, nhưng cụ đã đột ngột ra đi. + Cả hai người và hai lần đều liên quan đến chứng sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. -> Nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc. Bài tập 2: Tóm tắt văn bản “Chiéc lá cuối cùng” - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ tóm tắt, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu cần đạt: Xiu và Giôn-xi là hai hoạ sĩ nghèo, còn trẻ. Giôn-xi bị bệnh xưng phổi. Bửnh tình rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩa điên rồ đó, cụ Bơ-men, một người hoạ sĩ già đã thức suốt đêm ngoài mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giônxi suy nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết thắng lợi trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men thì đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> C. Bài tập rèn kĩ năng: Đề bài: Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện” Chiếc lá cuối cùng” 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: kể lại câu chuyện” Chiếc lá cuối cùng” - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi” - Thứ tự kể: Thời gian... - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Thời điểm khi Giôn Xi được Xiu kể chuyện về cụ Bơmen n hững cảm cúc của Giôn Xi lúc đó ( Sững sờ,đau đớn, ân hận,vô tình…gây cái chết.) b. Thân bài: +Cảm xúc của Giôn Xi khi nhìn chiếc lá thường xuân: - Chiếc lá còn kia, kiên cường bám vào cành cây, cuống lá vẫn xanh nhận ra không bao giờ thấy nó rung rinh. + Giôn Xi hồi tưởng lại sự việc: - Hoàn cảnh đầu tiên khi Xiu, Giôn Xi gặp cụ Bơ Men(ngoại hình, tuổi tác, sở thích, ước mơ) - Chuyện tôi bị ốm: Tình cảnh, suy nghĩ… - Hành động, việc làm của cụ Bơ Men: đoán biết suy nghĩ của Giôn Xi – lo lắng –cụ đã vẽ kiệt tác:” chiếc lá cuối cùng” - Giôn Xi hồi tưởng lại cảnh cụ Bơ Men vẽ lá thường xuân ( qua lời kể của Xiu): Thời gian,không gian- bức vẽ như thế nào – kết quả. + Giôn Xi kể về ý nghĩa của chiếc lá TX; - Sự kiên cường của chiếc lá – Thức tỉnh, khơi dậy khát khao được sống, thấy được muốn chết là một tội lỗi – kể về ớc mơ, HĐ, suy nghĩ của mình. + những suy nghĩ về hành động, phẩm chất của cụ Bơ Men : - Cao thượng. quên mình vì người khác. c. Kết bài: - Đánh giá của Giôn Xi về bức tranh “ CLCC”: là kiệt tác, vì… - cám xúc của Giôn Xi: Xúc động, hàm ơn cụ Bơ Men. III. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).. III. Hướng dẫn học -làm bài: Lậpdàn ý cho đề bài: Kể về một việc em đã làm khiến bố, mẹ vui lòng. *Gợi ý: a) Mở bài: Nêu sự việc mình đã làm khiến bố, mẹ vui lòng. Chẳng hạn: em đã thông cảm và tha thứ cho bạn về một chuyện không tốt mà bạn đã gây ra cho mình. b) Thân bài: Kể lại chi tiết câu chuyện cho bố, mẹ nghe (Chuyện đã diễn ra như thế nào?) + Chuyện không tốt mà bạn đã gây ra cho em là chuyện gì ? (Kể lại sự việc) + Em đã đối xử lại với bạn như thế nào ? (hành động, cử chỉ, lời nói,…) + Thầy (cô) giáo đã nói gì với em và với các bạn trong lớp ? + Sau khi nghe em kể , tình cảm, thái độ của bố, mẹ ra sao ? Vui mừng như thế nào ? (miêu tả qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, …) c) Kết bài: Từ đó em và bạn càng thân thiết với nhau hơn. Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP: RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: Bài tập 1: ( lớp 8b) Lập bảng so sánh những tương phản giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa HS lập bảng so sánh - trình bày - nhận xét. GV khái quát. Sự vật, hiện tượng Xuất thân Hình thức bề ngoài. Đôn Ki-hô-tê Quý tộc nghèo, xay mê truyện hiệp sĩ. Xan-chô Pan-xa Nông dân Bðo lùn, cưỡi trên lưng con Gầy gò, cao lênh kênh, ngồi trên lưng lừa thấp tè, đeo một túi thức con ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo. ăn và bầu rượu..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nhìn cối xay gió Nhìn cánh quạt Nguyên nhân thất bại Đau đớn Quan niệm sống Mục đích sống Bản tính Sách vở Suy nghĩ. Khổng lồ xấu xa Cánh tay dài ngoẵng Vì đánh nhau với pháp sư Phơ-ren-xtôn Không rên la Vì lí tưởng công bằng và tự do cho mọi người Xả thân vì lí tưởng đến cùng Ưa phiêu lưu mạo hiểm Tôn sùng, nhất nhất tuân theo. Viển vông. Cối xay gió Chỉ là cánh quạt Vì đánh nhau với cối xay gió Mặc sức rên la Thực dụng vì bản thân mình Hưởng thụ cá nhân Nhát gan, lười biếng Không biết gì về sách vở Thực tế. Bài tập 2: Tóm tắt văn bản: “ Hai cây phong” bằng lời kể của nhân vật “ Tôi”. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: kể lại câu chuyện “ Hai cây phong” - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi”- lời kể của nhân vật “ Tôi”. - Thứ tự kể: Thời gian... - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Nhân vật giới thiệu - nêu ND kể b. Thân bài: * Giới thiệu làng Ku ku rêu: - Vị trí: Ven chân núi, trên cao nguyên. - Cảnh sắc thiên nhiên của làng:Thảo nguyên, khe nước,rặng núi đen, con đường sắt Hùng vĩ bao la. * Kể lại vẻ đẹp hai cây phong và những cảm xúc của “ Tôi” mỗi lần về thăm quê: - Hai cây phong - biểu tượng của làng- nhớ làng- nhớ về hai cây phong. - Vị trí: trên làng. Giữa ngọn đồi. - Như ngọn hải đăng. - Gắn bó với dân làng ( DC). - Mỗi lần về thăm quê: Đưa mắt tìm,hỏi thầm lòng mình, mong chóng về làng, lên đồi, đến với hai cây phong - Vẻ đẹp hai cây phong: + Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng. + Thân cây nghiêng ngả,lá cành lay động, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau,( như làn sóng, như tiếng thì thầm, im lặng, cất tiếng thở dài...) + Mây đen kéo đến, bão dông, gãy cành, trụi lá, nghiêng ngả thân dẻo dai, reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> * Kể về kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với hai cây phong: - Năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè. - Bọn con trai trèo lên cây, phá tổ chim. - Hai cây phong nghiêng ngả thân cây mời chào. - Học trò chân đất, công kênh nhau, bám vào mắt, mấu, cành cây trèo lên cao – chấn động vương quốc loài chim. * Kể về những cảm nhận khi ngồi trên ngọn cây phong : - Thế giới đẹp đẽ của không gian bao la và ánh sáng. - Đất rộng, nín thở ngồi lặng đi. - Chuồng ngựa nông trang .... như một căn nhà xép bìng thường. - Thảo nguyên hoang vu.... thấy vùng đất , con sông..lấp lánh. - Nép mình trong cành cây suy nghĩ ; lắng nghe tiếng gió,lắng nghe cây rì rào,tim đập rộn ràng, cố hình dung ra những miền xa lạ... c. Kết bài : - Cảm xúc của « Tôi » vể : + ý nghĩa hai cây phong với quê hương, với tuổi thơ. + Khẳng định tình cảm với quê hương. III. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). C. Hướng dẫn học bài - làm bài: - Viết đoạn văn cho đề bài 2. ================================================================== Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP: RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về nói quá, nói giảm nói tránh; cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A. Tiếng việt: Nói quá; nói giảm, nói tránh. ( lớp 8b) GVHDHS cúng cố khai niệm: ? Em hiểu nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? ? Em hiểu nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm, nói tránh ? * Bài tập : ? Tìm 1 số câu thành ngữ có sử dụng nói quá? ? Đặt câu có sử dụng nói quá? ? Đặt câu có sử dụng nói giảm, nói tránh ? HS thực hiện BT: - 2 HS trình bày trên bảng. - Lớp thực hiên trên vở bài tập. - HS nhận xét. B. Bài tập rèn kĩ năng: * Bài tập vận dụng : ( lớp 8b) Viết đoạn văn bàn về tác hại của bao bì ni lông, đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tranh và nói quá. ( Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó) HS thực hiện bước 1: xác đinh yêu cầu đề bài: - Kiểu bài: Tự chọn ( Tự sự, miêu tả, biểu cảm) - Nội dung; tác hại của bao bì ni lông + Với môi trường.... + Với sức khỏe con người... - Hình thức: Đoạn văn - Yêu cầu tiếng việt: SD BPTT nói giảm, nói tranh và nói quá- nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó. HS viết đoạn văn. - Xác định được BPTT- nêu tác dụng HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). * Bài tập rèn kĩ năng: Đề1: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi”. - Thứ tự kể: Thời gian, sự việc. - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Giới thiệu người bạn của mình là ai? - Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì( nêu khái quát) b. Thân bài: - Kỉ niệm xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai? … ( thời gian , hoàn cảnh, nhân vật) - Chuyện xảy ra như thế nào?( mở đầu, diễn biến, kết quả) - Điều gì khiến em xúc động? xúc động như thế nào( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động) c. Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó? 3.Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). Đề2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Mười năm sau học xong đại học, em về thăm lại ngôi trường cũ. Hãy kể lại chuyên thăm đó theo tưởng tượng của em ( 8c) 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: Mười năm sau học xong đại học, em về thăm lại ngôi trường cũ. Hãy kể lại chuyên thăm đó theo tưởng tượng của em - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi”. - Thứ tự kể: Thời gian, sự việc. - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Lí do về thăm trường xưa. b. Thân bài: - Thời gian, không gian, tâm trạng… - Khung cảnh trường: Chú ý nét thay đổi. - kể lại cảnh gặp thầy- cô cũ: Chú ý nét thay đổi – không thay đổi; cuộc hội ngộ - kỉ niệm xưa c. Kết bài: - cảnh chia tay..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Ấn tượng sâu sắc nhất để lại… 3.Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). III. Hướng dẫn học -làm bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 2( 8c) - Lập dàn ý cho đề bài 2( 8b ================================================================== Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP: - Câu ghép. - Văn thuyết minh. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về câu ghép; cách làm bài văn thuyết minh - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A.Bài tập trắc nghiệm. ( 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án – có thể cả giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án. 1 C 11 B 21 B. 2 B 12 D 22 C. 3 A 13 B 23 D. 4 B 14 B 24. 5 B 15 D 25. 6 D 16 B 26. 7 B 17 D 27. 8 D 18 B 28. 9 C 19 A 29. 10 A 20 D 30.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> B. Phần tiếng việt: câu ghép.. GVHDHS cúng cố khai niệm về câu ghép: H. Thế nào là câu ghép? H. Cách nối các vế trong câu ghép ? Cho ví dụ ? - Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là 1 vế câu. - Có 2 cách nối các vế câu +Dùng những từ có tác dụng nối +Không dùng từ nối. * VD: - Vì trời mưa to nên đường rất trơn. - Trời mưa to , đường rất trơn. C.Bài tập rèn kĩ năng: *Bài tập1: Đặt câu ghép với các cặp QHT: a) Biểu đạt quan hệ nguyên nhân. b) Biểu dạt quan hệ điều kiện. c) Biểu đạt quan hệ nhượng bộ. d) Biểu đạt quan hệ tăng tiến. GV gợi ý : Cần tìm hiểu tác dụng biểu thị quan hệ trong câu ghép của mỗi cặp QHT để đặt câu cho phù hợp . *Bài tập 2: Bỏ bớt một QHT trong các câu ghép tren . ( Lớp 8C) * GV gợi ý: a. Bỏ bớt một QHT (cần chú ý): + Có trường hợp có thể bớt được qht thứ nhất : VD : Phương bị ốm cho nên bạn ấy phải nghỉ học. + Có trường hợp có thể bớt QHT thứ hai: VD: Nếu trời không mưa, chúng ta sẽ đi đá bóng. + Có trường hợp không thể bớt QHT: b. Đảo lại trật tự các vế câu - GV : + Khi bỏ cần phải kết hợp với thao tác lược bớt một QHT và có khi phải đổi vị trí của một số từ. VD1: - Nếu trời không mưa thì chúng ta sẽ đi đá bóng. -> Chúng ta sẽ đi đá bóng nếu trời không mưa. VD2: - Vì Phương bị ốm cho nên hôm nay bạn ấy phải nghỉ học. -> Hôm nay Phương phải nghỉ học vì bạn ấy bị ốm. Việc thay đổi trật tự các vế câu trong câu ghép liên quan đến ý nghĩa của câu và mục đích của người nói. Có trường hợp không thể đảo trật tự các vế câu trong câu ghép vì nó liên quan đến ý nghĩa của câu và mục đích của người nói. VD: Không chỉ nhà trường có trách nhiệm đối với việc học tập của học sinh mà gia đình và toàn xã hội cũng phải quan tâm tới việc học tập của học sinh. Học sinh làm theo gợi ý của GV. *Bài tập 3: Thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: ( Lớp 8C).
<span class='text_page_counter'>(35)</span> a) … Nam vẫn cố gắng tham gia công tác xã hội. b) Giá mà bạn thường xuyên làm bài tập … - GV gợi ý: Mặc dầu thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường nhưng sản lượng lúa màu của xã ta vẫn vượt mức kế hoạch đã đề ra. Học sinh làm theo gợi ý của GV. *Bài tập 4: Viết đoạn văn bàn về tác hại của thuốc lá. Đoạn văn có sử dụng ít nhất hai câu ghép. Xác định và chỉ rõ quan hệ giữa các câu ghép. HS thực hiện bước 1: a. Xác đinh yêu cầu đề bài: - Nội dung; tác hại của thuốc lá - Hình thức: Đoạn văn - Yêu cầu tiếng việt: SD ít nhất hai câu ghép. Xác định và chỉ rõ quan hệ giữa các câu ghép. b. Dàn ý đoạn: - Tác hại của thuốc lá: +Với người hút. + Với người xung quanh +Lời kêu gọi. c. Luyện viết: HS viết đoạn văn: B1: Xác định qui trình đoạn. B2:Viết câu chủ đề. B3:Viết các câu khai triển. B4: Xác định câu ghép - nêu cách nối- chỉ rõ quan hệ các vế câu. HS trình bày - nhận xét GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). *Bài tập 5: Lập dàn ý cho đề bài sau: Thuyết minh về cây bút máy. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ND: cây bút máy. - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu - Phạm vi tri thức: Nguồn gố, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản. 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Giới thiệu chung( SDPP nêu đ/n: bút máy là…) b. Thân bài: - Nguồn gốc: Châu âu- đưa vào nước ta thế kỉ XX - Chủng loại: Nhiều mẫu mã, với các tên… - Đặc điểm cấu tạo:.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> * Cấu tạo bên ngoài: - Dài..; vỏ bút: 2 phần: Thân, nắp; + Thân: Hình trụ rồng, thon dần về phía đuôi, chất liệu: Nhựa màu, nhôm, sắt. + nắp: bằng kim loại, nhôm, sắt, mạ bạc, vằng; hoặc nhựa cùng màu với thân bút, có bộ phận để gài- khỏi rơi Vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ ruộ bút bên trong. * Cấu tạo bên trong: Gồm ngòi bút, lưỡi gà, ruột bút ( Ống dẫn mực, ống chứa mực,) - Ngòi bút bằng thép, đầu có chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo – t.d giúp bút di chuyển nhẹ nhàng; nửa trên của ngòi có rãnh để dẫn mực khi viết, nửa phần dưới cong. ốp sát vào bộ phận lưỡi gà. - Lưỡi gà có các rãnh ngang làm n/v giữ cho mực không tràn ra đầu bút khi viết. - Ống dẫn mực: ngắn khoảng 3cm, nhỏ như cây tăm, chất liệu nhựa trong dẻo, đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu dưới thông với ống chứa mực. - Ống chứa mực: Dài 5cm, bằng cao su, hoặc nhựa mềm, đượpc bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng. * Cách sử dụng: - Nhúng đầu bút vào bình mực, lấy ngón tay cái, và ngon trỏ bóp nhẹ thì mực dược hút vào ống chứa ( ruột bút) xong xuôi, cho vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau- có rhể sử dụng được. * Công dụng: - Dụng cụ học tập quan trọng… - Trong tay người chủ chuyên cần cho ra những trang viết hay – Nhưng để trở thành người chủ tài hoa của những cây bút, HS cần rèn luyện thói quen vở sạch, chữ đẹp, trau dồi KT học tập * Cách bảo quản: - Trước khi viết… - Khi viết xong… c. Kết bài - K/đ vai tro cây bút trong đời sống hiện đại. - Sự gắn bó của cây bút với em. C. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 5. - Lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về cây bút bi ================================================================== Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: * Đề bài 1: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ND: áo dài Việt Nam - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu - Phạm vi tri thức: Nguồn gố, cấu tạo, công dụng . 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài. - Giới thiệu đối tượng cần TM ( Chiếc áo dài Việt Nam) b. Thân bài: * Nguồn gốc, xuất xứ: - Căn cứ vào số liệu, văn chương, điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian….tà áo dài trải qua nhiều giai đoạn lịch sử - Xưa kia, phụ nữ VN thường mặc áo mớ ba, mớ bảy ( mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau, khoác chiêc áo dài thẫm màu bên ngoài ) - tiền thân của áo dài VN là áo giao lãnh, hơi giống áo tứ thân, sau đó qua lao động sản xuất, chiếc áo giao lãnh được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù LĐ – Gọi là áo tứ thân, ngũ thân. - Từ những năm 30 của TK XX; áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời ( Áo tân thời là sự kết hợp giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương tây) * Hình dáng: + cấu tạo: - Áo dài từ cổ xuống chân - Gồm 3 phần: Cổ áo, tay áo, thân áo. + Cổ áo:May theo kiểu cổ tàu, cao 3- 4cm, có lót vải cứng bên trong – Đứng khi mặc, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn tùy theo sở thích người mặc, khi mặc cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. + Tay áo: Dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo xuống cổ tay. + Thân áo: Gồm hai thân: thân trước, thân sau- dài từ trên xuống mắt cá chân - Thân trước, sau đều được chiết ly – may sát pom người, khi mặc sát vào vòng eo – làm nổi bật đường cong gợi cảm của người phụ nữ. - Áo may bằng một màu vải thì thân trước, sau được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. + Khuy áo: thường dùng cúc bấm, từ cổ chéo xuống nách, dọc theo một bên thân + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Áo dài thường mặc với quần đồng màu, hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng – với trang phục đó người mặc trở nên đài các, quí phái. * Chất liệu may áo dài: - Chất liệu may đa dạng, phong phú nhưng đều có đặc điểm chung là mêm, nhẹ, thoáng mát: Thường là lụa, tơ tằm, voan, gấm, nhung…; màu sắc sặc sỡ tùy theo sở thích, độ tuổi ( các bà, chị độ tuổi trung niên may bằng gấm, nhung – tạo sự sang trọng, thanh nữ, thiếu nữ- chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc phong phú – tạo trẻ trung) * Thợ may áo dài: Người có tay nghề cao, khéo tay. - áo dài gắn với tên tuôi những nhà may nổi tiếng: Hồng Nhung, Thúy An. * Công dụng: - Tạo dáng mềm mại, uyến chuyển cho người mặc - đặc điểm của áo dài vừa kín đáo vừa hấp dẫn, mang đậm sắc thái phương Đông - Trở thành đồng phục của nữ sinh khi đến trường – tạo vẻ đẹp trẻ trung - mặc khi đến công sở, ngày hội, lễ tết, cưới hỏi, hội nghị - gợi vẻ đẹp thướt ta, dịu dàng, đằm thắm, đài các - Nón bài thơ, tà áo dài màu tím – trang phục người con gái xứ Huế Áo dài trở thành trang phục truyền thống dân tộc, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, biểu tượng cho người phụ nữ VN - từ xưa áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu. c. Kết bài: - Cảm nghĩ về tà áo dài; khẳng định vai trò, ý nghĩa của tà áo dài trong hiện tại, tương lai. 3. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). * Đề bài 2: Thuyết minh về cây bút bi 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ND: cây bút bi - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu - Phạm vi tri thức: Nguồn gố, cấu tạo, công dụng . 2. Lập dàn bài: trên cơ sở chuản bị ở nhà GV yêu cầu HS đọc dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV chốt dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Giới thiệu đối tượng cần TM b. Thân bài: * Nguồn gốc, xuất xứ: - Bút bi đầu tiện được 1 nhà báo Hung ga ri đưa vào VN 1938. - Ông nghĩ ra việc sáng chế loại bút này vì bút máy luôn gây phiền toái: làm rách giấy, bẩn giấy tờ, phải bơm mực, hư hỏng - Từ khi ra đời, bút bi cải tiến- phù hợp với người tiêu dùng, trở thành thông dụng khắp thế giới. - Nguồn gốc bút bi của em có từ khi nào? Được sản xuất bởi hãng nào. * Đặc điểm cấu tạo: - Bút bi gồm: vỏ, ruột, bộ phận đi kèm ( hai bộ phận chính) * Bộ phận chính: + Vỏ bút: Chất liệu: Nựa dẻo hay nhựa màu hay được phủ sơn. - Hình dạng: Ống trụ tròn, dài 14 – 15 cm. - Trên thân bút in tên nhà SX, thông sỗ kĩ thuật tùy theo loại bút. - Vỏ bút bảo vệ thiết bị bên trong, đồng thời làm cây bút đẹp, sang trọng. + Ruột bút: làm từ nhựa dẻo, ruột là ống rỗng dài chứa mực nước hoặc mực đặc, đầu ống gắn với một viên bi nhỏ , lăn tròn khi viết.Khi viết mực được in trên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi; tác dụng làm điều hòa lượng mực có trong bút. - Mực chứa trong ruọt bút là mực xanh, đen, đỏ - tác dụng chứa mực * Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm,nắp đậy,bên ngừô vỏ có đai dề gài bút… * Phân loại: - kiểu dáng, màu sắc khác nhau thùy theo thị hiếu, lưa tuổi người tiêu dùng - Mẫu mã: đa dạng, phong phú; thu hút đối tượng HS là bút có hình ngộ nghĩnh, in hinh các n/v truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút, - tăng tính sang trọng cho cây bút, phục vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút được làm bóng, óng ánh, mạ vàng, bạc – nhìn biết là sản phẩm cao cấp, đắt tiền. * Màu sắc: hấp dẫn, nhiều màu… * Chủng loại: hàng nhập nước ngoài, hàng XS trong nước, bút bấm, bút xoay, 2-3 màu - Giá cả: Tùy theo loại bút… - Bút được HS ưa chuộng… - 1 số thương hiệu nổi tiếng… * Cách sử dụng: - Khi viết vặn nhẹ, ấn nút hoặc rút nắp bút lên, đặt bút để viết. * ưu, khuyết điểm: - bền, đẹp, gọn nhẹ dễ bảo quản, giá thành rẻ, phù hợp túi tiền HS - Viết được nhanh nên dễ giấy mực, chữ viết không đẹp. * Bảo quản: - Viết xong đậy nắp, tránh rơi hư đầu bút. c. Kết bài: - K/đinh vai trò bút bi trong cuộc sống hiện tại - K/đ tình cảm với cây bút..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> C. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 2 ( 8b) - Lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về loài cây ( 8c) Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHẦM RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A. Bài tập trắc nghiệm: - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án – có thể cả giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án. 1 A 11 B 21 B. 2 D 12 A 22 A. 3 A 13 D 23 C. 4 A 14 A 24 B. 5 B 15 C 25 A. 6 D 16 D 26 D. 7 D 17 D 27. 8 B 18 B 28. B. Tiếng việt: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. GVHDHS ôn tập KT cơ bản về dấu câu: H. Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm *Dấu ngoặc đơn - Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin) *Dấu hai chấm - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại * Bài tập vận dụng: Viết đoạn văn bàn vể tác hại của việc gia tăng dân số.. 9 B 19 A 29. 10 D 20 D 30.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và ít nhất hai câu ghép.Xác định và nêu công dụng cua các dâu câu và câu ghép. HS thực hiện bước 1: a. xác đinh yêu cầu đề bài: - Kiểu bài: TM - Nội dung; tác hại của việc gia tăng dân số - Hình thức: Đoạn văn - Yêu cầu tiếng việt: SD dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và ít nhất hai câu ghép.Xác định và nêu công dụng cua các dâu câu và câu ghép. b. Luyện viết: HS viết đoạn văn. * ND: - Thực trạng gia tăng dan số hiện nay trên TG và VN như thế nào. - Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và sự phát triển xã hội: gia tăng dân số có tấm quan trong hết sức to lớn đến tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu - Dân số táng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến con người về phương diện chỗ ở, lương thực , việc làm, giáo dục; sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa giáo dục không được nâng cao, đặc biệt với những nước đang phát triển - Ngược lại khi Kt, GD, VH kém phát triển thì không thể khống chế được sự bùng nổ và gia tăng DS - Vì vậy, muốn con người có đất sống – cần phái hạn chể sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại của chình loài người. + Xác định được dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và hai câu ghép,nêu công dụng cua các dâu câu và câu ghép. HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). C. Bài tập rèn kĩ năng: * Đề bài : Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ND: chiếc nón lá Việt Nam - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu… - Phạm vi tri thức: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng . 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài. - Giới thiệu đối tượng cần TM (chiếc nón lá Việt Nam): Việt nam là một vùng nhiệt đới, năng lắm, mưa nhiều, vì vậy chiếc nón lá là vật dụng không thể thiếu để che nắng che mưa) b. Thân bài: * Nguồn gốc:.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Nón lá có lịch sử lâu đời, hình ảnh tiền thân của chiêc nón lá được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ ( vào 2.500- 3000 năm về trước) - từ xa xưa nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người VN, trong cuộc đấu tranh giữ nước, qua nhiều truyện kể và tiểu thuyết. - Nón lá ra đời từ làng nghề truyền thống, tồn tại đến ngày nay - Được tạo ra từ bàn tay khéo léo của người thợ thủ công * Hình dáng: - Dáng nón: hình chóp – tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa, tôn vẻ đẹp của người đội nón - Màu sắc: màu trắng, trang trí hoa văn mặt trong - Nguyên liệu làm nón: lá cọ, nan tre uốn vòng, cước khâu, sợi len, nilông, ảnh trang trí. * Qui trình làm nón: - Sườn nón làm bằng nan tre, vót tròn, uốn thành vòng tròn có đường kính khác nhau. Đường kính vòng tròn lớn nhát khoảng 40 cm, các vòng tròn có dường kính nhỏ dần, một chiếc nón cẩn 14, 15nan. - lá cắt về phơi khô; lá lựa chọn: Mỏng, nhẹ, phẳng, trắng ngà, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hơp - Người thợ đặt lá lên sườn nón, dùng dây cước và kim khâu để chằm nón theo hình chóp, khâu từ đỉnh xuống vành nón, vết khâu đều, thẳng hàng - nón khâu xong được quét dầu bóng; tăng độ bền và tính thẩm mĩ. - Lòng nón được trang trí hoa văn. - Nón buộc quai : Quai màu sắc phong phú, vải lụa mềm. * Một số dịa điểm làm nón nổi tiếng: - Huế, Quảng Bình, làng chuông ( Hà Tây) * tác dụng của nón: + Trong đời sống hàng ngày: Là vật dụng che nắng che mưa,người bạn thủy chung của con người lao động trong cuộc sống một nắng hai sương ( hình ảnh nón trắng nhấp nhô trên đồng là hình ảnh…) - Đường xa nắng gắt, phút nghỉ ngơi khi làm đồng – nón trở tành quạt cho cho ráo mồ hôi, trở thành chiếc cốc vại khổng lồ trong cơn khát cháy cổ. + trong sinh hoạt văn hóa tinh thần: - Nón trở thành đạo cụ của một số điệu múa dân gian ( Mưa nón của cô gái Kinh), nón ba tầm trong khúc hát quan họ của cô gái Bắc Ninh. - Nón đi vào thơ ca nhạc họa: bài hát nón bài thơ, tà áo dài tím, nón bài thơ với vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha trở thành đè tài cho thơ ca. - Nón gắn bó với người VN; Người lđ, đặc biệt là người phụ nữ, nón lá cùng với tà áo dài đã tôn thêm nét duyên dáng của người phụ nữ VN. - Hình ảnh tạo nên bản sắc dân tộc Việt, niềm tự hào… - làm quà tặng lưu niệm của khách phương xa. c.Kết bài: - Khẳng dịnh ý nghĩa của chiếc nón lá trong cuộc sống hiện tại. - tình cảm của em với chiếc nón..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> 3. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Lập dàn ý cho đề bài: giới thiệu chiếc phích nước- bình thủy. Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh, - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: * Đề bài : Giới thiệu về loài hoa em yêu 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ND: loài hoa em yêu - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu… - Phạm vi tri thức: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng . 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài. - Giới thiệu đối tượng cần TM (về loài hoa em yêu) b. Thân bài: * Đặc điểm của cây phượng: - Loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới - thân mộc, cây to, thân gỗ; cây phượng vĩ cao 6- 12m, tán lá xòe rộng như chiếc dù lớn, cành dài.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> - lá phượng lá kếp, lông chim, màu lục sáng, nhạt đặc trung * đặc điểm hoa phượng: + Hình dáng, màu sắc: - gồm 5 cánh: 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ thẫm hay da cam, đường kính khoảng 6- 10cm mỗi hoa, có những đốm đậm li ti trên cánh - cánh hoa thứ 5 mọc thẳng đứng, cánh hoa này đậm hơn một chút so vớ 4 cánh hoa kia và lốm đốm màu trắng/ vàng hoặc cam vàng; cũng có khi trắng/ đỏ. - Bên trong nhụy hoa là tập hợp của 10 nhánh, dài khoảng 10cm, với phần hoa thu hút ong bướm. - Hoa tàn từ đài hoa mọc ra trái phượng dẹp và dài, khi chín đen thẫm, vỏ cứng với hạt phượng màu nâu đỏ thẫm bên trong. - hoa phượng nở lâu, mùa hoa kéo dài từ tháng 5, 6 đầu hạ, cuối mùa tháng 9, thời điểm cây phượng nở rộ - từ xa cây phượng đỏ rực như….mùi hương nồng nàn * Lợi ích của hoa phượng: - Cung cấp bóng mát, tạo vẻ đẹp cho MT nhất là trường học ( xứng đáng liệt kê vào hạng hoàng tộc của tất cả các loại cây cảnh) - gắn với niềm vui tuổi thơ: hoa phượng - chọi gà. + Hoa phượng với tuổi học trò: - gắn với kỉ niẹm tuổi học trò; Ngồi dưới gốc phượng, cánh hoa ép… - gắn với kỉ niệm: chia taybạ bè, mái trường, đặt tên là “ Hoa học trò” - Đi vào âm nhạc: “ Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phương…” - Hoa phượng, niềm tự hào của thành phố cảng ( mùa phượng nở dọc theo đường phố, công viên…) – TP đỏ rực, màu đỏ nổi bật trên nền trời – mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ ; hàng năm tổ chức lễ hội “Hoa phượng đỏ”. c. Kết bài: - Khẳng định vị trí của hoa phượng trong hiện tại, tương lai. 3. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). * Đề bài 2 : lập dàn ý cho đề bài sau: Thuyết minh về con vật nuôi trong gia đình. ( con trâu) 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ND: con vật nuôi trong gia đình. ( con trâu) - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu… - Phạm vi tri thức: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng . 2. Lập dàn bài:.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> HS lập dàn ý bài văn.. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài. - Giới thiệu đối tượng cần TM (con trâu): ( Trâu là nmgười bạn của nhà nông từ xưa đến nay..) b. Thân bài: * Ngồn gốc: Trâu nhà có nguồn gốc từ trâu rừng. * đặc điểm: + Ngoại hình: - Trâu đực tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn, trước cao, phía sau thấp, rất khỏe và hiền - trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, linh hoạt, hiền lành không kém. * các bộ phận: - Trâu to lớn, khỏe mạnh, thân hình cân đối. - Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng, phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương.mũi kín lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đề, khít, không sứt mẻ, Tai trâu to. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều. - Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng có con hơi uốn cong. Mông to, rộng và tròn. - Chân: 4 chân thẳng to, gân guốc, vững chãi, Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn vừa to. Các móng khít, tròn. Đen bóng. Chân đi không chạm kheo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước. - Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có túm lông đẻ xua đuổi ruôpì, muỗi - Da trâu mỏng và làng bóng - lông đen mướt, thưa , cúng và sát vào da. * Khả năng làm việc: - Trâu khỏe, siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng ruộng. trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc * đặc tính, cách nuôi dường: - trâu dễ nuôi, hay ăn,chóng lớn, tình nết hièn lành - hàng ngày cho trâu uống nước sạch, mỗi con khoảng 30- 40 lít nước - Nếu trâu làm việc ban đêm nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính. Sau khi đi làm về không cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ nghơi 15- 20p sau cho trâu uống nước có pha ít muối rrồi mới cho ăn. - Trâu chăm sóc dề dàng: nên xoa bóp vai cày của trâu khi kéo cày xong; thấy trâu trong thời gian làm việc có dấu hiệu mệt nên cho trâu nghỉ ngơi, bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo. c. Kết bài: - khẳng địng vai trò của trâu: người bạn của nhà nông. Ông cha ta đã nhận xét: “ Con Trâu là đầu cơ nghiệp”..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Người bạn tinh thần: Con trâu, sáo diều, h/a người mục đồng- biểu tượng…. IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài hoàn chính cho đè bài 2. Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh, - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: * Đề bài 1 : Thuyết minh về chiếc phích nước ( Bình thủy) 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ND: chiếc phích nước ( Bình thủy) - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu… - Phạm vi tri thức: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng . 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài. - Giới thiệu đối tượng cần TM (chiếc phích nước): đồ dùng tiện dụng, quen thuộc của mỗi gia đình trong CS hàng ngày) b. Thân bài: * đặc điểm cấu tạo: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong. * Cấu tạo ngoài :Vỏ , nắp, nút ,quai xách, đế phích. + Vỏ phích: sắt, nhựa, nhôm, trang trí hình chim, thú rất đẹp , hình truh rỗng,thon dần về phía trên có ren xoáy – bảo quản ruột phích bên trong. + nắp phích: bằng nhôm, nhựa, nhực cùng màu với thân. + nút phích: Gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng hoặc làm bằng chất dẻo. - nắp và nút phích có tác dụng bảo quản nhiệt độ nước trong phích, tránh nước đổ ra ngoài. - Ngoài ra trên vỏ phích còn có quai xách; nhôm, nhựa – di chuyển mang phích dễ dàng - Đế phích nâng đỡ ruột phích bên trong. * Cấu tạo bên trong:.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Ruột phích: Bộ phận quan trộng của phích: - Hình dáng: Miệng bình nhỏ - t/d… - cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không – t/d… - Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. - Phích tốt giữ được nước nóng cả ngày * Công dụng: - hiệu quả giữ nhiệt: 6 tiếng nước từ 100độ c giảm còn 70 độ c – là đò dùng quan trọng, cần thiết không thể thiếu. * cách sử dụng: - Khi mua chọn kĩ ruột phích: mang chỗ sáng, mở nắp, nhìn trên miệng xuống đáy phích, lớp bạc tráng đều, điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt – sẽ giữ nhiệt lậu - áp miêng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt. - Tháo đáy phích xem núm thủy ngân còn nguyên vẹn hay không. - Trước khi dùng lần đầu: Không nên đổ nước sôi vào ngay ( đang nóng, gặp lạnh phích dề vỡ) nên rót nước ấm 50- 60 độ c, để 30p rồi đổ đi, rót nước sôi vào, đậy nắp kín để 10 tiếng, kiểm tra độ nóng của phích. - khi rót không nên rót đầy- chừa một khoảng trống trên miệng – cách nhiệt. * bảo quản: - Để xa tầm tay trẻ em - Mỗi sáng đổ nước cũ, tráng hết cặn đọng trong lòng phích, rót nước sôi mới C. kết bài: - khẳng định vai trò của phích… 3. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục: a. Đoạn mở bài b. các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, PPTM..). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). * Đề bài 2 : Thuyết minh về đặc điểm thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh ( TLVH) - ND: đặc điểm thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu… - Phạm vi tri thức: Nguồn gốc, đặc điểm, ưu, nhược điểm 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Giới thiệu đối tượng cần TM b. Thân bài: * Nguồn gốc: * đặc điểm thể thơ: - Số câu/ bài; tiếng/ câu, cả bài 56 tiếng. - Bằng trắc: Các tiéng 2,4,6 theo luât B-T; 1,3,5,7 tự do - Tiéng 2 câu 2 thanh B- bài thơ thể bằng. - Tiéng 2 câu 2 thanh T- bài thơ thể trắc - vần : gieo tiếng cuôí các câu:1,2,4,6,8 – vần B có khi T - Đối ; Câu 3-4, 5-6: ngược nhau về thanh điệu - Niệm : Câu 1-8,2-3,4-5, 6-7. - Nhịp: 4/3; 2/2/3. - bố cục : 4 phần: Đề, thực, luận, kết. * ưu điểm của thể thơ: - tạo sự cân đối hài hòa, nhịp nhàng, cổ đỉên. * Nhược điểm: - Gò bó, công thức, mất tụ nhiện. * HS lấy ví dụ minh họa các đặc điểm của thể thơ. IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài hoàn chính cho đè bài 2. - Lập dàn ý thuyết minh đặc điểm thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt ( 8c) Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh, về văn bản đã học: Ông đồ - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh, đoạn văn cảm nhận II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A. Bài tập trắc nghiệm: ( 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trang 116- 117( Từ câu 10- 18) trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án – có thể cả giải thích lí do lựa chọn phương án đó..
<span class='text_page_counter'>(49)</span> B. Bài tập rèn kĩ năng: * Bài tâp1: Viết đoạn văn Viết đoạn văn cảm nhận cái hay của những câu thơ sau: “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: PBCN - ND: đặc sắc về NT,ND qua các câu thơ… - Hình thức: Đoạn văn 2. Lập dàn ý: HS nêu định hướng dàn ý đoạn văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý đoạn . - Câu thơ nằm trong khổ thơ 3,4 của bài thơ: - Người thuê viết không còn, giấy đỏ mực thắm không được dùng đến nên: “ Giấy đỏ buồn…nghiên sầu” - Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giac cũng buồn lây: Mực sầu tủi, kết đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm – NT nhân hóa góp phần nhán mạnh tâm trạng: Buồn, cô đơn của ông đồ. Quả là: “ người buồn, cảnh có vui đâu bào giờ” - “ Lá vàng rơi…bụi bay”: Lá vàng. Mưa bụi: không gian hoang vắng, thê lương. Không được dùng đến, chờ đợi trong yên lặng quá lâu nên lá vàng tha hồ thả mình trên giấy. Giữa không goan đông người đó, ông đồ ngồi đó, bó gối bất động, dáng ngồi như hóa đá giữa màn mưa bụi mịt mờ - cảnh tượng thê lương, tiều tụy- Bút pháp: tả cảnh ngụ tình. “ lá vàng rơi” chính là số phận hẩm hiu của ông đồ đã kết thúc. 3. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, PPTM..). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). * Bài tâp2: Viết đoạn văn cảm nhận hai khổ đầu bài thơ: “ Ông Đồ” 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: PBCN - ND: hai khổ đầu bài thơ: “ Ông Đồ” - Hình thức: Đoạn văn 2. Lập dàn ý: HS nêu định hướng dàn ý đoạn văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý đoạn ..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> * Định hướng dàn ý đoạn: - NDKQ: hình ảnh ông đồ thời vàng son. - NDcụ thể: - “ Hoa đào”: Tìn hiệu mùa xuân, tết đến. - “ Mỗi” : lặp lại thời gian; “ lại, bày”: sự xuất hiện của con người đã thành nề nếp, thói quen - “ Giấy đỏ, hoa đào, phố đông”- Khung cảnh mùa xuân rực rỡ sắc màu, không khí nhộn nhịp, tấp nập đông vui. - “ Hoa tay thảo...rồng bay” : Nt so sánh: nét chữ đẹp, mềm amị, phóng khoáng - “ bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc khen..”:ông đồ đông khách ông đồ là hình ảnh trung tâm không thẻ thiếu được khi xuân về, ông góp phần làm nên nét đẹp ngày xuân, được mọi người kính trọng. 3. Luyện viết: GV yêu cầu HS viết đoạn văn : + bước 1: Viết câu chủ đề. + bước 2: Viết các câu cảm nhận - HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, PPTM..). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). * Bài tâp3: ( 8c). Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn giới thiệu tác phẩm văn học . 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh ( TPVH) - ND: 1 tác phẩm văn học - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu… - Phạm vi tri thức: ND,NT tác phẩm 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm b. Thân bài: - Tóm tắt nội dung tác phẩm - Giới thiệu các đặc điểm nổi bật của TP + đặc điểm nội dung + đặc điểm nghệ thuật c. Kết bài: - Tác dụng của tác phẩm đối với cuộc sống. IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài hoàn chính cho bài tập 3. ( 8c) - Lập dàn ý thuyết minh đặc điểm truyện ngắn( 8b,c) Ngày soạn:.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Ngày dạy:. ÔN TẬP : - Văn bản “ Nhớ rừng” - Câu nghi vấn RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh, câu nghi vấn Văn bản: “ Nhớ rừng” - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A. Bài tập trắc nghiệm: ( 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án – có thể cả giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu Đáp án. 1 B. 2 C. 3 D. 4 B. 5 D. 6 C. 7 A. 8 B. 9 A. B. Tiếng việt: Câu nghi vấn. GVHDHS ôn tập KT cơ bản về câu nghi vấn: + Chức năng chính: Dùng để hỏi. + Đặc điểm hình thức: - Câu nghi vấn chứa đại từ nghi vấn: Ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, đâu, bao giờ, vì sao. - Câu nghi vấn chứa các cặp phụ từ: Có …không; có phải…không; đã …chưa. - Câu nghi vấn chứa các tình thái từ: à, ư, nhỉ, hử, hả. hở. chứ.chăng - Câu nghi vấn chứa quan hệ từ hay chỉ ý lựa chọn - Câu nghi vấn không chứa các đặc điểm hình thức trên và có ngữ điệu nghi vấn. + Cuối câu có dấu chấm hỏi. GVHDHS làm BT * Bài tập nhận diện: Tìm các câu nghi vấn trong các đoạn trích sau, cho biết chúng có đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn: a.Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? ( à: tình thái từ) b. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! ( sao: đại từ nghi vấn) c.Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (chăng: tình thái từ) d.bạn đọc hay tôi đọc . ( hay: quan hệ lựa chon) * Bài tập vận dụng: - Đặt câu nghi vấn chưa từ nghi vấn trên và câu nghi vấn không chứa các đặc điểm hình thức trên và có ngữ điệu nghi vấn 3 HS đặt câu trên bảng - Lớp thực hiện trên vở BT C. Bài tập rèn kĩ năng: Bài tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ 2, 3 của bài thơ: “ Nhớ rừng” 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: PBCN - ND: đoạn thơ 2, 3 của bài thơ: “ Nhớ rừng”: H/ a con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ qua nỗi nhớ của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý đoan văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung + ND khái quát:Nỗi nhớ tiếc những tháng ngày huy hoàng sống tự do giữa đại ngàn. + ND cụ thể: - Nhớ cảnh sơn lâm: hùng vĩ, dữ dội, hoang vu: DC - Vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển đầy uy vũ trong cuộc sống tự do của chúa sơn lâm. DC - Nhớ kỉ niệm: + Đêm trăng; hổ như một thi sĩ đứng thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng. + Mưa rừng: như một nhà hiền triết lặng ngắm giang sơn đổi mới. +Buổi bình minh: như một đề vương ru mình trong giấc ngủ. +Hoàng hốn:như một chủa tể khao khát chờ đợi bóng đêm, mặc sức tung hoành. 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo qui trình: - B1: XĐ qui trình đoạn - B2: Viết câu chủ đề. - B3: Viết các câu cảm nhận HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt..). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu một tác giả văn học em thích trong chương trình ngữ văn 8. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh ( TGVH) - ND: giới thiệu một tác giả văn học em thích trong chương trình ngữ văn 8. - Phạm vi tri thức: Thân thế, sự nghiệp.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> 2. Lập dàn bài: S lập dàn ý đoạn văn. H. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung * Tiểu sư, thân thế: - Năm sinh, năm mất, tên tự , biệt hiệu ( nếu có) - Quê quán, hoàn cảnh gia đình, bản thân * Sự nghiệp: - Từng làm ...( nếu có) - Sự nghiệp văn chương: đề tài chính,phong cách thơ văn, tác phẩm tiêu biểu - vai trò của nhà văn, thơ đó với tiến trình phát triển văn học. 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo qui trình: - B1: XĐ qui trình đoạn - B2: Viết câu chủ đề. - B3: Viết các câu khai triển HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài hoàn chính cho bài tập 2. ( 8b) - Viết bài văn cảm nhận bài thơ “ nhớ rùng” ( 8c) Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : - Văn bản “Quê hương” RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản: “Quê hương” - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết đoạn văn cảm nhận, đoạn văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A. Bài tập trắc nghiệm: ( 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án - có thể cả giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu Đáp án. 1 B. 2 A. 3 A. 4 D. 5 C. 6 B. 7 D. 8 Hăng, phăng,vượt, giang, rướn. B. Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Viết bài văn giới thiệu nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “ Quê hương”. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh ( TP- TGVH) - ND: giới thiệu nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “ Quê hương”. - Phạm vi tri thức: Thân thế, sự nghiệp - Xuất xứ, thể loại,bố cục,ND, NT bài thơ. 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung * Mở bài: - Dẫn vào bài – Nêu ND thuyết minh * Thân bài: a. Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh: - Bút danh Tế Hanh; tên khai sinh: Trần tế Hanh, sinh 1921, làng chài Quảng Ngãi - Có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối ( 1940- 1945) với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương da diết. - Sau CM 1945, sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến, với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương miền nam, niềm khát khao đất nước thống nhất. - Trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT 1996. - Tác phẩm chính: Tập thơ đầu tay: “ Nghẹn ngào”, “ Hoa niên”.Gửi miền bắc”,Tiếng sóng, hai nửa yêu thương… b. Giới thiệu bài thơ “ Quê hương” - Bài thơ viết 1939, khi 18 tuổi, học TH tại Huế , trong tập “ Nghẹn ngào”- 1939; in lại trong “ Hoa niên”- 1945. - Thể thơ: 8 tiêng ( thơ mới) +ND: 4 phần: - Giới thiệu làng chài- quê hương của nhà thơ: 2 câu thơ đầu. - Cảnh làng chài ra khơi đánh cá: 6 câu tiếp. - Cảnh dân làng đón thuyền cá về bến: 8 câu tiếp. - Nỗi nhớ làng chài của người con xa quê : 4 câu cuối. - Cả bài thơ là bức tranh lao động, cuộc sống người dân chài và tình yêu quê hương sâu nặng, tha thiết của nhà thơ..
<span class='text_page_counter'>(55)</span> - NT bài thơ: nhiều liên tưởng và so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc; thể thơ 8 tiếng hiện đại với những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. * Kết bài: - Ấn tượng, cảm xúc vể tg, tp 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo bố cục: a. Đoạn văn mở bài. b. Các đoạn thân bài c. Đoạn kết bài HS viết đoạn văn theo bố cục HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận 8 câu thơ đầu bài thơ “ Quê hương” 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: PBCN - ND: 8 câu thơ đầu bài thơ “ Quê hương”:Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống LĐ tươi vui, dạt dào sức sống. 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý đoan văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung + 2 câu thơ đầu: Giới thiệu chung làng quê: - Làng chài,sông nướưc bao vây, đi thuyền nửa ngày mới đến biển. + 6 câu tiếp: Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống LĐ tươi vui, dạt dào sức sống qua cảnh thuyền cá ra khơi: - Buổi bình minh: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng: thiên nhiên trong sáng, thơ mộng... - Dân chài: Chàng trai khỏe mạnh, trai tráng - Chiếc thuyền nhẹ , hăng như tuấn mã, phăng mái chèo, lướt ra khơi Khí thế ra khơi hổ hởi, sức sống khỏe khoắn, vẻ đẹp hào hùng.. - Cánh buồm như hồn làng: Sự liên tưởng, so sánh độc đáo: cánh buồm- hìng ảnh quen thuộc gần gũi trở nên lớn lao, thiêng liêng- biểu tượng cho linh hồn làng chài mang theo hi vọng và lo toan của nfgười dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước.. - Tình yêu quê hương tha thiết cuat nhà thơ, 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo qui trình: - B1: XĐ qui trình đoạn - B2: Viết câu chủ đề. - B3: Viết các câu khai triển HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm)..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài thơ “Quê hương” ( 8b,c) - Viết đoạn văn cảm nhận khổ hai bài thơ “Quê hương” ( 8c) Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : - Văn bản “ Khi con tu hú” RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản: “khi con tu hú ” - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: Bài tập1: Viết đoạn văn cảm nhận 6 câu đầu bài thơ: “ Khi con tu hú”- Tố Hữu. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: PBCN - ND: 6 câu đầu bài thơ: “ Khi con tu hú”- Tố Hữu : Bức tranh thiên nhiên vào hè qua tâm tường người từ cách mạng 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý đoan văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung + ND khái quát: 6 câu thơ đầu; Bức tranh thiên nhiên vào hè qua tâm tường người từ cách mạng - Tu hú kêu: hè về. - Tiếng chim tu hú kêu – gợi tam tường người lính bức tranh thiên nhiên vào hè : + Âm thanh rộn rã : tiếng chim tu hú, ve ngân, sáo diều.. + Sắc màu rực rỡ : vàng của bắp,hồng nắng đào, xanh của trời. + Hương vị ngọt ngào : ngọt trái cây. + Không gian khoáng đạt : bầu trời cao rộng, cánh diều chao lượn Khái quát: Bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống - Tình yêu thiên nhiên, sự cảm nhận tinh tế của người từ cách mạng. 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo qui trình: - B1: XĐ qui trình đoạn.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> - B2: Viết câu chủ đề. - B3: Viết các câu khai triển HS viết đoạn văn HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). Bài tập2: Giới thiệu trò chơi dân gian : thả diều 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh( PP) - ND: trò chơi dân gian : thả diều - Phạm vi tri thức: đặc điểm cấu tạo - cách chơi - PPTM: Nêu đn,p. loại,p tích, số liệu… 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài - Nêu ND thuyết minh: ( Trò chơi dân gian có từ lâu, thú vị, hấp dẫn – trẻ em nông thôn) b. Thân bài: * Thuyết minh về chiếc diều; - Hình dáng:Phong phú: Chim, cá, bướm, chuồn chuồn.. - Cấu tạo: Đơn giản – phức tạp tùy theo thể loại - Kích thước: Nhỏ- lớn ( Số liệu) - Màu sắc: Sặc sỡ, vui mắt, các bộ phận: ( Liệt kê...) - Vật liệu: Khung diều, đuôi diều, sáo diều, dây diều... * Cách thức chơi: - Thời gian chơi: Mùa hè, nắng tắt. - Chỗ chơi: Cánh đồng, không gian rộng, khoáng đạt. - Người chơi: Mọi đối tượng- phần nhiều trẻ em. - -Diều bay cao thấp phụ thuộc vào người điều khiển, vào độ dài của dây - Khi thả diều: cần 2- 3 người ( tả cách thả diều) c. Kết bài: - Cảm xúc về trò chơi: thú vị, bổ ích.Hình ảnh cánh diều tô đậm khung cảnh làng quê: thanh bình, thơ mộng - Liên hệ bản thân: h/a cánh diều lưu giữ kỉ niệm, ước mơ tuổi thơ khẳng định tình cảm 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo bố cục: a. Đoạn văn mở bài. b. Các đoạn thân bài c. Đoạn kết bài HS viết đoạn văn theo bố cục.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).. IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên. - Lập dàn ý cho dề bài: Thuyết minh về cách làm một đồ chơi. Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: Đề bài 1: Thuyết minh về món ăn thuần Việt. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh( PP) - ND: món ăn thuần Việt - Phạm vi tri thức: Nguyên liệu- cách chế biến- yêu cầu sản phẩm. - PPTM: Nêu đn,p. loại,p tích, số liệu… 2. Lập dàn bài: HS lập dàn ý bài văn. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn ý chung a. Mở bài: - Dẫn vào bài - Nêu ND thuyết minh: ( khái quát món ăn) b. Thân bài: * Chuẩn bị nguyên liệu: ( bánh chưng) - Gạo, lá , đỗ lạc, thịt, gia vị… * Cách làm: - Lá dong chọn, rửa, phơi khô - Gạo ngâm, đãi vỏ, ráo nước. - Đỗ ngâm. Đãi vỏ. đồ chín - Thịt thái mỏng, to bản * Cách gói:Kĩ thuật gói…, khéo léo của người gói * Cách luộc: Chú ý thao tác, thời gian….
<span class='text_page_counter'>(59)</span> * yêu cầu sản phẩm: Trạng thái; Màu sắc; Hương vị… c. Kết bài: - ý nghĩa của món ăn: Tinh túy đất trời; cần cù, khéo léo, sáng tạo của con người kết tinh - Với đời sống tình cảm người dân quê hương: Giản dị, thân thuộc, gần gũi. - Món ăn mang bản sắc dân tộc, nếp sống văn hóa của người Việt khi xuân về. - Khẳng định cảm xúc bản thân. 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo bố cục: a. Đoạn văn mở bài. b. Các đoạn thân bài c. Đoạn kết bài HS viết đoạn văn theo bố cục HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên. Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP : - Văn bản “ Ngắm trăng; đi đường” - Câu cầu khiến RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh, câu cầu khiến Văn bản: “ Ngắm trăng, đi đường” - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: A. Ôn tập câu cầu khiến: - GVHDHS ôn tập các kiến thức cơ bản về câu cầu khiến: + Hình thức: + Chức năng: - GVHDHS làm bài tập vận dụng: Bài tập 1: Nêu chức năng câu cầu khiến sau: a. Xung phong! ( ra lệnh) b. Xin đừng đổ rác!( yêu cầu) c. Đề nghị mọi người giữ trật tự ( đề nghị).
<span class='text_page_counter'>(60)</span> d. Đừng hút thuốc lá nhé.(khuyên bảo) Bài tập 2: Xác định sắc thái ý nghĩa của các câu cầu khiến sau trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. a. Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi nó mắng nhiều hơn và không để tôi yên chút nào. Mụ đòi một toà nhà đẹp. b. Ông lão ơi! Đừng băn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp. c. Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao. Bài tập 3:Trong những trường hợp sau, câu nào là câu cầu khiến? a. Đốt nén hương thơm mát dạ người Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi! b. Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. B.Ôn tập văn bản : “ Ngắm trăng, đi đường”. Bài tập 1: Viết đoạn văn giới thiệu tập thơ: “ Nhật kí trong tù”- Hồ Chí Minh. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh ( TPVH) - Nội dung: Tập thơ: “ Nhật kí trong tù”- Hồ Chí Minh. - Hình thức : đoạn văn. 2. Dàn ý: - HS nêu định hướng dàn ý - HS nhận xét. - GV khái quát dàn ý chung. * Hoàn cảnh sáng tác tập thơ “ Nhật kí trong tù” - Tháng 8- 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó ( Cao bằng) sang Trung Quốc, khi đến Túc Vinh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện tỉnh quảng tây, bị đày đọa cực khổ. - trong khoảng thời gian từ tháng 8/ 1942 đến thảng 9/ 1943, Bác viết tâph thơ NKTT. *Giới thiệu tập thơ: - NKTT viết bằng chữ hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt, nhân đề tiếng hán: “ Ngục trung nhật kí” - Ngoài bìa tập thơ Bác viết mấy câu đề từ:... * Giá trị tập thơ: - Bác viết mục đích ngâm ngợi cho khuyây Phản ánh một dũng khí lớn, một tâm hồn cao đẹp , một tí tuệ lớn của người chiến sĩ CM - ngòi bút hồn nhiên giản dị,hàm súc: Chất thép- chất tình, vừa cổ điển – hiện đại; - Bồi dướng lòng yêu nước, tinh thần nhân ái cho thế hệ trẻ. 3. Viết đoạn: - GVHS viết đoạn theo qui trình: + B1: viết câu chủ đề. + B2: viết các câu khai triển - HS viết đoạn – Trình bày – nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Gv khái quát chung những ưu, nhược điểm Bài tập2: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ “ ngắm trăng” – Hồ Chí Minh 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: PBCN ( TPVH) - Nội dung: Bài thơ: “Ngắm trăng”- Hồ Chí Minh.( NT, ND) 2. Dàn ý: - HS nêu định hướng dàn ý - HS nhận xét. - GV khái quát dàn ý chung. a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát bài thơ: Xuất xứ; vị trí bài thơ trong tập thơ. - Khái quát cảm xúc về bài thơ. b. Thân bài: * Nội dung bài thơ: +2 câu đầu: Điều kiện thưởng trăng: - Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù, Đk thiếu thốn ( DC) – liên hệ nhà tù TGT. - Trước cảnh đẹp đêm trăng, Bac xao xuyến bối rối – rung động của một tâm hồn thi sĩ. + Hai câu cuối: Một cảnh ngắm trăng hiếm có. - Từ trong ngục tối, Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù – một tư thế ngắm trăng đẹp, như một cuộc vườt ngục tinh thần. - Trăng có nét mặt, ánh mắt và tâm tư; trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác; trăng và Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông chia sẻ Cấu trúc đăng đối, Nt nhân hóa, điệp từ “Khán” tạo sự cân xứng, hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ hình ảnh và ý thơ: - Bác, trăng: Đôi bạn tri âm tri kỉ, gắn bó chủ động tìm đến nhau - Nhân – Thi gia: Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người, xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: Tù nhân thành thi gia. - Liên hệ thơ HCT: “ Thân thể ở trong lao...” * Nghệ thuật bài thơ: - Thể thơ, NT..., cổ điển- hiện đại; chất thép – chất tình Khái quát: Cảnh ngắm trăng – Tình yêu thiên nhiên, phong thái... - Liên hệ bài thơ viết về trăng của Bác. c. Kết bài: - Cảm xúc về giá trị bài thơ 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo bố cục: a.Đoạn văn mở bài. b.Các đoạn thân bài c.Đoạn kết bài HS viết đoạn văn theo bố cục.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).. IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài 2. Ngày soạn: Ngày dạy:. ÔN TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS) 3. Nội dung ôn tập: Đề bài: Thuyết minh về di tích lịch sử danh lam thắng cảnh. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh - ĐTTM: DTLS- DLTC ( Đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Phạm vi tri thức: nguồn gốc, vị trí, DT, quá trình xây dựng tu tạo, đặc điểm, ý nghĩa. - PP TM: địng nghiã, phân loại, phân tích, số liệu, liệt kê… 2. Dàn ý: - HS nêu định hướng dàn ý - HS nhận xét. - GV khái quát dàn ý chung. a. Mở bài: - Giới thiệu DTLS- DLTC b. Thân bài: - Vị trí địa lí: Thôn Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo - DT: Rộng 45,7 héc ta +Quá trình xây dựng ,tu tạo: - Ngôi đền lập trên đền thời cũ của Trạng Trình từ 1585, qua thời gian, chiến tranh, đền bị hủy hoại, nhiều lần xây lại, trùng tu, được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1991. - Cuối năm 2000- (kỉ niệm 415 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm dến nay) được sự quan tâm của thành phố, sự giúp đỡ của bộ văn hóa- TT- du lịch, Vĩnh Bảo tập trung đầu tư, xây dựng, mở rộng khu di tích và các công trình văn hóa liên quan đến thân thế, sự.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> nghiệp NBK; đường di lối lại được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được qui hoạch với cảnh quan khang trang + Đặc điểm cảnh quan: - Hiện nay khu di tích gồm 9 hạng mục: nhà trưng bày,đền Trung Am,chùa song mai,nhà tổ, tượng NBK, tháp bút Kình Thiên,hồ bán nguỵệt, mộ cụ song thân NBK, quán Trung tân được thiết kế trong 1 quần thể KT hài hòa, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên , là điểm đến lí tưởng cho du khách. * Nhà trưng bày: ( trước Tam quan đền) - Kiến trúc có mái hình bát giác, mới làm cách đây vài năm, trưng bày các tư liệu lịch sử liên quan đến NBK; trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu của NBK như “ sấm kí” : Gồm các lời tiên đoán của ông về tương lai; “ Bạch vân Am thi tập”: Gồm 1 số bài thơ chữ Hán và chữ Nôm. * Qua cổng tam quan với ba chữ Hán: “Trung Am từ” ( Đền Trung Am): là ngôi đền thờ chính gồm ba gian, nơi đặt tượng, bài vị của NBK - Tượng làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đọi mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tạp giơ len như đang giảng đạo cho các học trò. - Bức hoành phi trong đền gồm 4 chữ: “An Nam Lí Học” - Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm 1736 ( nhà lê) ghi lại việc làm đền thờ trạng và tên những người đã đóng góp xây dựng đền; trải qua thời gian, mưa nắng chữ trên hồ đã mờ, khó đọc. - Phía sau đèn là 3 gian nhà lợp cói- mô phỏng Bach Vân Am, nơi NBK sau khi từ quan về dạy học, làm thơ * Chùa Song Mai: Tương truyền là chùa NBK thường đến lễ * Bên cạnh chùa là nhà tổ: có tượng thờ bà Minh Nguyệt- vợ thứ của NBK * Phần mộ song thân ở phía sau đền. *Cách không xa Bạch Vân Am là ku vực tượng đài NBK: - Tượng đài NBK cao 5,7m, nặng 8,5 tấn bằng chất liệu đá Gnanít đúc. - Tượng trong tư thế ngồi, tay cầm sách, tay cầm bút, trầm tư suy nghĩ về nhân tình thế thái, y phục nhà nho cốt cách giản dị, gần dân - hai bức phù điêu: Mỗi bức cao >5m, dài > 20m, được làm hoàn chỉnh về nội dung, bố cục, mĩ thuât: một bức diễn tả lại cuộc đời, sự nghiệp của NBK từ lúc còn bé đến cuối đời; Bức kia diễn tả lại 1 giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay. - Trước tượng là chiếc lư hương bằng đồng khói hương nghi ngút. * Tháp bút Kình Thiên: - tương truyền là do học trò tạo dựng đê ca ngợi tài năng của NBK như trụ cột chống trời. * Hồ bán Nguyệt: Rộng 1000m2 * Quán Trung Tân: - Do NBK dựng bằng tre, nứa gàn bến sông Tuyết Giang( Tức sông Thái Bình, gần cầu Hàn, nối hai huyện Vĩnh Bảo- Tiên Lãng), quán dành cho dân hai vùng qua lại có chỗ nghỉ ngơi, trong quán có 1 bia đá khắc ghi bài kí thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng về thời thế của NBK..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Trong không gian cua khu di tích còn có khu vực vườn tượng, với kích thước bằng người thật, diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của NBK, tạo nên một khung cảnh gần gũi, sống động. * Phong tục, lễ hội: - hàng năm vào 28/11 âm lịch, người dân các nơi trong vùng kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương, tưởng niệm ngày mất của NBK - Bên canh phần lễ, phần hội với nhiêu trò chơi dân gian : Đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người… đã mang đến một không khí lễ hội độc đáo, đề lại ấn tượng sâu sắc cho du khách trong và ngoài nước. c. Kết bài: - Khái quát cảm xúc: Di tích là một trong những điểm đến du lích văn hóa, tâm linh trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố. - Đến với di tích: mát thấy, tai nghe, có những phut giây thư thái: Cày mây, cuốc nguỵệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng Trình từng trải, để thưởng thức hương vị ẩm thực của quê hương Vĩnh Bảo. 3. Luyện viết: GVHDHS luyện viết theo bố cục: a.Đoạn văn mở bài. b.Các đoạn thân bài c.Đoạn kết bài HS viết đoạn văn theo bố cục HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt, qui trình đoạn ....). GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). IV. Hướng dẫn học bài – làm bài: - Viết bài văn thuyết minh về DTLS- DLTC khác mà em biết..
<span class='text_page_counter'>(65)</span>