Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

sinh 6 tiet 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.16 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Tuần 12 Ngày soạn: 05/11/2015


Tiết 24 Ngày dạy: 10/11/2015


<b>BÀI 21: QUANG HỢP</b>



<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.</b>


<i><b>1. Kiến thức: </b></i>


- Giải thích được quang hợp cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ thành chất hữu cơ và
thải khí oxi làm không khí luôn cân bằng.


<i><b>2. Kĩ năng: </b></i>


- Rèn kĩ năng quan sát nhận biết, phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra nhận xét
<i><b>3. Thái đô</b></i><b>:</b>


- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây trồng


<b>II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.</b>


<i><b>1. Giáo viên: Dung dịch iốt, Lá khoai lang, ống nhỏ. Kết quả thí nghiệm : 1 vài lá đã thử iốt </b></i>
(hoặc băng hình về thí nghiệm: lá cây chế tạo được khi có ánh sáng và chất khí thải ra trong quá
trình lá chế tạo tinh bợt)


<i><b>2. Học sinh: Ơn lại các kiến thức đã học, thí nghiệm theo SGK </b></i>


<b>III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. </b>


<i><b>1. Ởn định tở chức, kiểm tra sĩ sớ: </b></i>



6ª1:... 6ª2...
6ª3:... 6ª4...
6ª5:...6ª6...
<i><b>2. Kiểm tra bài cu</b></i>


- Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Nêu chức năng của từng phần?
- Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?


<i><b>3. Hoạt đông dạy - học: </b></i>


<i>Mở bài: Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ nhờ có chất hữu cơ để nuôi sống mình, là do</i>
lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào? Để trả lời câu hỏi đó
ta hãy tìm hiểu qua các thí nghiệm.


<i><b>Hoạt đông 1: XÁC ĐỊNH CHẤT MÀ LÁ CÂY CHẾ TẠO ĐƯỢC KHI CÓ ÁNH SÁNG</b></i>


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


- GV cho HS đọc thông tin trong SGK.
+ Để chuẩn bị thí nghiệm này cần chuẩn bị
mẫu vật và dụng cụ gì?


- GV Trình bày thí nghiệm bằng băng hình
(hoặc làm thí nghiệm minh họa nếu đủ thời
gian)


- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 3 câu
hỏi.



+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen
nhằm mục đích gì ?


+ Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế
tạo được chất tinh bột ? Vì sao em biết ?
+ Qua thí nghiệm, ta rút ra được kết luận
nào?


- GV gọi đại diện nhóm trình bày câu trả
lờì. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.


- HS đọc thông tin trong SGK. Quan sát thí
nghiệm


+ Mẫu vật: Cây khoai lang


+ Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cồn,
băng giấy đen, cồn 90 độ, dung dịch iôt, bóng
đèn


- HS quan sát thí nghiệm


- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi


+ Để chất diệp lục không lấy được ánh sáng
+ Phần không bị bịt băng đen tổng hợp được
chất hữu cơ vì nó làm iốt hoá xanh


+ Lá tổng hợp được chất hữu cơ là nhờ có diệp
lục khi có ánh sáng mặt trời



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Tiểu kết : Kết luận: Lá chế tạo ra tinh bột khi có ánh sáng </b></i>


Ho t đ ng 2: XAC NH CH T KHI TH I RA TRONG QUA TRINH LA CH T O TINH B T a ô ĐI Â A Ê A Ô


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỢNG CỦA HỌC SINH


- GV cho HS đọc thơng tin trong SGK


+ Để chuẩn bị thí nghiệm này cần chuẩn bị
mẫu vật và dụng cụ gì?


- Quan sát băng hình thí nghiệm chất khí thải
ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.


- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SGK
+ Cành rong trong cốc nào chế tạo được chất
tinh bột ?


+ Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong
trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?
+ Vậy em có thể rút ra kết luận gì qua thí
nghiệm.


- GV cho HS đại diện các nhóm trả lời. Các
nhóm khác nhận xét và bổ sung.


- HS đọc SGK


+ Mẫu vật: vài cành rong đuôi chó



+ Dụng cụ: 2 ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh,
diêm, bịch nilông đen, bóng đèn 500w


- Quan sát thí nghiệm


- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Cành rong trong bình B vì có ánh sáng.
+ Có hiện tượng có các bọt khí nổi lên. Khí
thải ra là khí ôxi vì khí ôxi cháy được.


+ Trong quá trình chế tạo chất tinh bột cây
thải ra khí ôxi.


- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác
nhận xét bổ sung.


<i><b>Tiểu kết: Lá cây nhả khí ôxi trong quá trình chế tạo chất tinh bợt </b></i>


<b>IV. CỦNG CỚ – DẶN DÒ </b>


<i><b>1. Củng cố:</b></i>


- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
<i>- Trả lời câu hỏi SGK</i>


<i><b>2. Dặn dò: </b></i>


- Về học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Ôn lại kiến thức về chức năng của rễ.



V. RÚT KINH NGHI M.Ệ


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×