Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

de lu theo thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.93 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề lưu Tháng 1 / 2014 Ngày lưu : 1/ 1 / 2014 Người lưu - GV : Trần Thị Thanh Huyền Trường THCS Hồng Dương. MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc câu trong đoạn văn sau: Tôi yêu Sài gòn da diết (...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở... (Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu) Câu 2. (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng. b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê. Câu 3. (6,0 điểm) Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”. Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó. ------------HẾT----------HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 7. Câu 1. ĐÁP ÁN Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc câu trong đoạn văn sau:. ĐIỂM. Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ đầu câu và điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả: + Nhấn mạnh tình cảm của mình: đó là lòng yêu mến Sài Gòn tha. 1.00. 2,00.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thiết được thể hiện qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi ấy. + Thể hiện sự phong phú, nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu và nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn: hiện tượng thời tiết với những nét riêng; sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết; không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Câu 2. Câu 3. + Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy. + Về mặt nội dung: Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya. Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”. Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-mônđô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng biểu cảm kết hợp với một số yếu tố khác như: tự sự, nghị luận - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó . - Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó: + “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố. + Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. + Hiểu được tấm lòng của người bố. + Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. + Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm. - Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố.. 1.00. 2,00 1.00 1.00. 6,00. 1.50. 3.00. 1,50.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×