Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tuan 10 On tap Giua Hoc ki I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.12 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ tư, ngày 11/11/2015. Tuần 10 - Tiết 10 Môn: Tiếng Việt (rèn) Bài: Ôn tập giữa kì 1 – Luyện từ và câu. I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Rèn luyện thêm về: Cấu tạo của tiếng, từ láy, từ ghép, danh từ chung, danh từ riêng, mở rộng thêm vốn từ ước mơ .... Làm được các bài tập có liên quan. - Tích cực học tập, trình bày bài sạch đẹp, khoa học. II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo án power point ghi các bài tập 11, 13, 14, 16/41, 42 (tuần 10) - SBTTN&TL TV4/1. - Sách bài tập trắc nghiệm và tự luận Tiếng Việt 4 tập 2. - 03 bảng phụ để học sinh sửa BT 13 và 16/42. - Vở nháp. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định: 1’ - Giới thiệu Ban giám khảo. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 36-37’ * Giới thiệu bài – ghi đề (1’) - Để củng cố kiến thức của phân môn Luyện từ và câu đã học, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau ôn luyện trong tiết Tiếng Việt rèn tuần 10 các bài tập 11, 13, 14, 16? - Gọi học sinh nhắc lại đề bài – giáo viên ghi bảng lớp. * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn kiến thức cũ ( 7-10’) - GV: Em hãy nhắc lại cấu tạo của tiếng, tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Câu dùng để làm gì? - GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về từ ghép, từ láy? - GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về danh từ, danh từ chung, danh từ riêng? - GV: Yêu cầu lớp nhận xét sau câu trả lời của bạn. - GV: Nhận xét về kiến thức cũ của HS, tuyên dương, khuyến khích. - GV: Để các em nắm kĩ hơn về các nội dung vừa ôn lại ở trên chúng ta cùng làm lần lượt các bài tập 11, 13, 14, 16. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (26 28’) Bài 11: Phân tích cấu tạo các tiếng trong câu thơ. Hoạt động của học sinh - Lắng nghe.. - Lắng nghe, quan sát.. - Nối tiếp nhau nhắc lại đề bài.. - HS nhắc lại kiến thức đã học về cấu tạo tiếng, tác dụng của tiếng, từ và câu; khái niệm về từ láy, từ ghép, danh từ riêng, danh từ chung. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, tuyên dương bạn. - Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> sau: À uôm, ếch nói ao chuôm. (Theo Trần Đăng Khoa) Âm đầu Vần Thanh. Tiếng À uôm ếch nói ao chuôm - Cho HS đọc nội dung bài tập. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.. Tiếng Âm đầu Vần Thanh À a huyền uôm uôm ngang ếch êch sắc nói n oi sắc ao ao ngang chuôm ch uôm ngang - 2 HS đọc đề. - Yêu cầu bài tập là phân tích cấu tạo của các tiếng có trong câu thơ. - Gọi 2 HS nhắc lại cấu tạo của tiếng, tác dụng của - 2 HS CHT nhắc lại. tiếng, từ câu. - Cả lớp tự làm vở bài tập TN&TL - GV kiểm tra, - Suy nghĩ làm vở BT. sửa chữa kịp thời cho HS. - HS nêu. Lớp nhận xét, bổ sung. - Gọi HS sửa bài miệng từng tiếng. - GV hỏi: Tiếng nào trong câu thơ có đủ 3 bộ phận? - HS CHT trả lời: nói, chuôm. - Vỗ tay. - Tuyên dương HS. - 2 HS CHT nhắc lại. @ Khắc sâu: Gọi HS nhắc lại cấu tạo của tiếng. * GV như vậy cô và các em vừa rèn về cấu tạo của - Lắng nghe. tiếng. Để rèn về từ láy, từ ghép chúng ta cùng qua bài tập 13. Bài 13: Sắp xếp các từ sau đây vào bảng: tươi đẹp, tươi tốt, tươi tắn, tươi tỉnh, tươi cười xinh xắn, xinh đẹp, xinh xẻo, xinh xinh, xinh tươi.. Từ ghép. Từ láy. ………………………… ………………………… …………………. ………………………… ………………………… …………………. - Gọi 2 HS đọc đề, xác định yêu cầu bài tập.. - Đọc đề. Yêu cầu của bài tập là các từ đã cho vào 2 cột từ láy, từ ghép. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để sắp xếp đúng - HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành vào từ vào cột thích hợp. vở BT. - GV quan sát, hỗ trợ thêm cho các nhóm. - Đại diện nhóm nêu kết quả. + Từ ghép: tươi đẹp, tươi tốt, tươi tỉnh, tươi cười, xinh đẹp, xinh tươi. + Từ láy: tươi tắn, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (khuyến - Lớp nhận xét, bổ sung, sửa sai kịp khích HS CHT). thời. - GV: Vì sao chọn tươi tốt, tươi tỉnh, tươi cười là từ - HS HTT: vì các tiếng trong những từ ghép chứ không phải từ láy. này tách ra đều có nghĩa nên nó là từ ghép..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Gọi HS đọc lại kết quả bài 13. * Khắc sâu: Từ ghép, từ láy. * GV: Như vậy các em vừa rèn thêm kĩ năng về phân biệt từ ghép, từ láy. Tiếp theo cô và các em sẽ bước sang nội dung rèn luyện về danh từ ở BT 14. Bài 14: Viết tiếp: a) 3 danh từ chung: tỉnh (thành phố), huyện (quận), ……………………… b) 3 danh từ riêng: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ba Đình, ……………………… - Gọi HS đọc đề và xác định yêu cầu bài. - GV: Yêu cầu HS suy nghĩ, làm vào vở BT. - GV: Quan sát, chấm bài, hướng dẫn thêm cho HS. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Vì sao em chọn các từ trên là DT chung, DT riêng? - GV nhận xét, kết luận câu của HS. @ Khắc sâu: DT chung, DT riêng. * Các em đã phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng rất tốt. Cô mời một bạn hãy nêu giúp cô thế nào là ước mơ? - GV: Các em đã hiểu thế nào là ước mơ. Vậy các em có ước mơ không? - GV: Mỗi chúng ta ai cũng điều có một ước mơ của riêng mình, vậy chúng ta cùng nói về ước mơ của mình qua BT 16. Bài 16: Viết 3 câu nói về ước mơ của em. …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… - Gọi HS đọc đề và xác định yêu cầu của bài tập.. - 2 HS đọc lại bài làm. - HS tập trung lắng nghe .. - 2 HS đọc đề. Xác định yêu cầu đề: viết 3 danh từ chung, 3 DT riêng. - HS suy nghĩ, làm vào vở. - 2 HS lên bảng sửa bài. - Nêu ý kiến: Vì DT chung là chỉ tên chung của một loại sự vật, còn DT riêng là tên riêng của một sự vật. - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe. Trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe - Lắng nghe.. - Đọc đề. Xác định yêu cầu đề: Viết 3 câu nới về ước mơ của mình. - GV: Em hãy suy nghĩ và làm vào vở BT- GV kiểm - Cả lớp làm vào vở BT. 2 HS làm bảng tra, hướng dẫn thêm cho HS. nhóm. (Đính bảng lớp). - GV: Em hãy nhận xét bài viết của bạn. - HS nhận xét, bổ sung. - GV: Gọi thêm vài HS đọc bài viết của mình. - Lắng nghe bài viết của bạn, nêu ý - Tuyên dương HS. kiến. @ Giáo dục HS phải biết nuôi dưỡng mơ ước vì đó - Lắng nghe, ghi nhớ. là mục tiêu để em phấn đấu vươn lên. * GV: Các em đã nắm vững kiến thức về Cấu tạo - Lắng nghe. của tiếng, từ láy, từ ghép, danh từ chung, danh từ riêng, mở rộng thêm vốn từ ước mơ. Để nắm vững hơn nữa cô mời một bạn nhắc lại giúp cô... 4. Củng cố, dặn dò (3’).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cấu tạo của tiếng? - HS nêu theo yêu cầu của GV (khuyến - Khái niệm về từ ghép, từ láy, danh từ chung, danh khích HS CHT). từ riêng. - Dặn những HS chuẩn bị bài sau: - Lắng nghe, ghi nhớ. + Về nhà xem lại khái niệm về động từ. + Luyện tập thêm về trao đổi ý kiến với người thân. - GV nhận xét tiết học. - Lắng nghe, ghi nhớ. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………..…………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………..……………….

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×