Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

quy luat di truyen theo bai co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.64 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 8: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LI I. BIẾT Câu 1. Phương pháp nghiên cứu của Menden gồm các nội dung: 1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai 2. Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3. 3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh. 4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lí ? A. 4231. B. 4213. C. 4321. D. 4123. Câu 2. Dòng thuần về một tính trạng là: A. dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. B.đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình. C. dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội. D. A và B Câu 3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menden là: A. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân. B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn đến sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh. C.sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng trong thụ tinh. D. sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST trong thụ tinh. Câu 4. Menden đã sử dụng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm) trong các thí nghiệm của mình để: A. xác định các cá thể thuần chủng.. B.xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.. C. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.. D. kiểm tra giả thuyết nêu ra.. Câu 5. Menden đã chọn mấy cặp tính trạng tương phản ở đậu Hà Lan để lai? A. 5 cặp. B. 4 cặp. C. 7 cặp. D. 6 cặp. Câu 6. Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là: A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn. B. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ. C.F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1. D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn. Câu 7. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menden cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 1 trội: 1 lặn. B. 2 trội : 1 lặn. C. 3 trội : 1 lặn. D. 4 trội : 1 lặn.. Câu 8. Theo quan niệm của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do: A. một cặp nhân tố di truyền quy định. B. một nhân tố di truyền quy định. C. hai cặp nhân tố di truyền quy định. D. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.. Câu 9: Trong phương pháp phân tích các thế hệ lai, trước khi tiến hành lai Menđen đã tiến hành: A. Lai các dòng thần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. Phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3. C. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tụ thụ phấn qua nhiều thế hệ. D. Cho lai phân tích để xác định kiểu gen của cây mang kiểu hình trội. Câu 10: Trong phương pháp phân tích các thế hệ lai, sau khi lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng tương phản Menđen tiến hành: A. Lai các dòng thần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng. B. Sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3. C. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tụ thụ phấn qua nhiều thế hệ. D. Cho lai phân tích để xác định kiểu gen của cây mang kiểu hình trội. Câu 11: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. C. đều có kiểu hình khác bố mẹ. D. đều có kiểu hình giống bố mẹ. II. HIỂU Câu 1.Kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menden đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen? A. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.. B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.. C.Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng. D. Alen trôi át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng. Câu 2. Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì: A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. B. gen trội không át chế được gen lặn. C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết. Câu 3. Phương pháp độc đáo của Menden trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là: A. lai phân tích. B. phân tích cơ thể lai C. sử dụng thống kê toán học. D. tạo dòng thuần.. Câu 4. Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menden đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào? A. ¼ giống bố đời P : 2/4 giống F1: ¼ giống mẹ đời P.. B. ¾ giống bô đời P: ¼ giống mẹ đời P. C.3/4 giống mẹ đời P : ¼ giống bố đời P D. ¾ giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1: ¼ giống bên còn lại đời P Câu 5: Quy luật phân li của Menđen được hiểu theo thuật ngữ hiện đại như sau: A. Mỗi tính trạng do một alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen. B. Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chứa một cặp alen. C. Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen. D. Mỗi tính trạng do một alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chứa một cặp alen. Câu 6: Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li của Menđen: A. Phải phân tích trên một số lượng lớn cá thể. B. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. Tính trạng chỉ do một gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn. D. Cả 3 ý trên. Câu 7: Giống thuần chủng là giống có A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ. B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ. C. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ. D. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ. Câu 8: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào? A. Cho F1 lai phân tích. B. Cho F2 tự thụ phấn. C. Cho F1 giao phấn với nhau. D. Cho F1 tự thụ phấn III. VẬN DỤNG: Câu 1. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 như thế nào? A. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh. B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. C. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh. D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. Câu 2. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? A.100% hạt vàng. B.1 hạt vàng : 1 hạt xanh. C.5 hạt vàng : 1 hạt xanh. D. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.. Câu 3. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn? A. Bố : AA x mẹ :AA Con : 100% AA. B. Bố : AA x mẹ : aa Con : 100% Aa. C. Bố : aa x mẹ :AA Con : 100% Aa. D. Bố : aa x mẹ : aa Con : 100% aa. Câu 4. Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai: A. Aa × aa. B. Aa × Aa. C. AA × aa. D. Aa × aa; AA × Aa. Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn cây hoa đỏ? A. Aa × Aa.. B. aa × aa.. C. Aa × aa.. D. AA × aa.. Câu 6: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng? A. Aa × aa và AA × Aa. Aa.. B. AA × aa và AA × Aa.. C. Aa × Aa và Aa × aa.. D. Aa × Aa và AA ×. Câu 7: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Aa × aa cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: A. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.. B. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.. C. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng.. D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.. Câu 8: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? A. Mẹ mắt đen (Aa) X Bố mắt đen (Aa) C. Mẹ mắt đen (AA) X Bố mắt xanh (Aa). B. Mẹ mắt đen (AA) X Bố mắt đen (AA) D. Mẹ mắt xanh (Aa) X Bố mắt đen (AA).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> BÀI 9: QUY LUẬT MENDEN : QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. BIẾT Câu 1. Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là: A. ở F2, mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3: 1 B. sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau. C. sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. D. nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3+1)n. Câu 2: Theo thí nghiệm của Menden, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn với nhau được F1 đều hạt vàng trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là: A. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn: 1 xanh nhăn. B. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn: 1 vàng trơn. C. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn: 1 xanh trơn. D. 9 vàng trơn : 3 vàng trơn : 3 xanh trơn: 1 vàng nhăn. Câu 3. Theo Menden, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu hình được xác định theo công thức nào? A. Số lượng các loại kiểu hình là 3n C. Số lượng các loại kiểu hình là 5n. B. Số lượng các loại kiểu hình là 2n D. Số lượng các loại kiểu hình là 4n. Câu 4. Theo Menden, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào? A. Số lượng các loại giao tử là 4n. B. Số lượng các loại giao tử là 3n. C. Số lượng các loại giao tử là 2n. D. Số lượng các loại giao tử là 5n. Câu 5. Theo Menden, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào? A. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (5+1)n.. B. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (4+1)n. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (3+1)n. D.Tỉ lệ phân li kiểu hình là (2+1)n. Câu 6. Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng: A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. C. liên kết gen. B. hoán vị gen. D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. Câu 7. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là: A. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua giảm phân đưa đến sự phân li độc lập tổ hợp tự do của các cặp gen alen. C. sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân. D. sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân. Câu 8. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menden cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì: A. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.. C. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.. B. tỉ lệ mỗi kiểu hình F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. II. HIỂU: Câu 1. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:. D. F2 có 4 kiểu hình..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. sự phân li độc lập của các tính trạng.. B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.. C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh. D. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong quá trình giảm phân. Câu 2. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lâp là gì ? A. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết. B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối. C. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống. D. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới Câu 3: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là: A. Số lượng và sức sống của đời lai phải lớn. B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. C. Các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. D. Các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn. Câu 4: Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính: A. Tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.. B. Các gen có điều kiện tương tác với nhau.. C. Dễ tạo ra các biến dị di truyền.. D. Ảnh hưởng của môi trường.. Câu 5: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết. B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. D. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau Câu 7: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch ? A. ♀AA x ♂aa và ♀ Aa x ♂ aa. B. ♀aabb x ♂AABB và ♀ AABB x ♂ aabb. C. ♀AaBb x ♂AaBb và ♀AABb x ♂aabb. D. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA. III. VẬN DỤNG Câu 1.Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là: A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 2. Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là: A. B, b, D, d, E, e, F, f. B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.. C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.. D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.. Câu 3. Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là: A. 32. B. 64. C.128. D. 256.. Câu 4. Biết A: cây cao; a: cây thấp; B: quả tròn; b: quả bầu. Phép lai P: AaBb x kiểu gen: A. 1 : 1: 1: 1. B. 1: 2 : 1 : 1 : 2 : 1. C. 3 : 3: 1 : 1. aaBb có tỉ lệ. D. 9 : 3 : 3 : 1. Câu 5. Cho đậu Hà lan hạt vàng, trơn lai với hạt vàng, nhăn, đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Thế hệ P có kiểu gen là: A. AaBb x Aabb. B. Aabb x AaBB. C. AaBb x AABB. D. AaBb x aaBb.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 6. Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là A. 1/16 .. B. 1/8 .. C. 1/4 .. D. 1/2 .. Câu 7: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- thấp; gen B quả đỏ, gen b- trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là A. AaBb x Aabb.. B. AaBB x aaBb.. C. Aabb x AaBB.. D. AaBb x AaBb.. * Cho dữ kiện Ở đậu hà lan: gen A quy định quả vàng trội hoàn toàn so với a quy định quả xanh, B quy định quả trơn trội hoàn toàn so với b quy định quả nhăn ( Câu 8 11) Câu 8: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng – trơn : 1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen: A. AaBb x Aabb.. B. AaBB x aaBb.. C. Aabb x AaBB.. D. AaBb x AABB.. Câu 9: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen: A. AaBb x Aabb.. B. AaBb x aaBb.. C. Aabb x AaBB.. D. AaBb x aaBB.. Câu 10: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được đồng loạt vàng trơn. Thế hệ P có kiểu gen: A. AaBb x Aabb.. B. AaBb x aaBb.. C. Aabb x AaBB.. D. AaBb x AABB.. Câu 11: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen: A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AABB. Câu 12: Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu gen là: A. 72. B. 256. C. 64. D. 144. BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I. BIẾT Câu 1. Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác giữa các gen không alen là: A. Hai hay nhiều gen không alen cùng tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng B. Một gen quy định nhiều tính trạng C. Các gen không alen tương tác át chế lẫn nhau quy định kiểu hình mới D. Các gen không alen tương tác bổ sung cho nhau quy định kiểu hình mới Câu 2. Gen đa hiệu là hiện tượng: A. Nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng B. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau C. Gen này át chế sự biểu hiện của gen khác D. Nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng Câu 3. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội. C. tác động át chế giữa các gen không alen.. B. tác động cộng gộp. D. tác động đa hiệu.. Câu 4. Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> A.bổ trợ.. B. át chế.. C.cộng gộp.. D. đồng trội.. Câu 5. Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế: A. Nhiều gen không alen qui định nhiều tính trạng. B. Một gen chi phối nhiều tính trạng .. C. Nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng.. D. Một gen bị đột biến thành nhiều alen.. Câu 6. Hiện tượng các gen thuộc những locut khác nhau cùng tác động quy định một tính trạng được gọi là A. gen trội lấn át gen lặnB. Tính đa hiệu của gen C. tương tác gen không alen. D. phân li độc lập.. Câu 7: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp. B. liên kết gen.. C. hoán vị gen.. D. di truyền liên kết với giới tính.. Câu 8: Ở một loài thực vật, lai dòng cây thuần chủng có hoa màu đỏ với dòng cây thuần chủng có hoa màu trắng thu được F1 đều có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 9 hoa màu đỏ : 7 hoa màu trắng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Màu sắc hoa có thể bị chi phối bởi quy luật A. tác động đa hiệu của gen.. B. phân li.. C. di truyền liên kết với giới tính.. D. tương tác bổ sung (tương tác giữa các gen không alen).. Câu 9: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô A. do một cặp gen quy định.. B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.. C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. di truyền theo quy luật liên kết gen. Câu 10: Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi A. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp. C. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. II. HIỂU: Câu 1. Điểm nổi bật của tương tác giữa các gen không alen là: A. Xuất hiện kiểu hình giống bố mẹ. B. Xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ. C. Xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Hạn chế biến dị tổ hợp. Câu 2. Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị A.một tính trạng.. B.ở một loạt tính trạng do nó chi phối.. C.ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.. D.ở toàn bộ kiểu hình.. Câu 3. Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì: A. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng. B. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. C. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ. D. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 4: giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kì làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn. Người da trắng có kiểu gen: AaBbCc B. AaBbCc C. aabbcc D. AABBC Câu 5: Thế nào là gen đa hiệu ? A. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. B. Gen tạo ra nhiều loại mARN. C.Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. D.Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. Câu 6: Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây phản ánh về sự di truyền 2 cặp gen tương tác bổ sung ? A. 13 : 3. B. 9 : 7. C. 15 : 1. D. 12 : 3 : 1. Câu 7: P thuần chủng, dị hợp n cặp gen PLĐL, các gen cùng tác động lên một tính trạng thì sự phân ly KH ở F2 sẽ là một biến dạng của biểu thức : A. (3 + 1)n. B. 9: 3: 3: 1. C. (3: 1)n. D. (3: 1)2. Câu 8.Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độclập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ : Gen A gen B enzim A. enzim B. Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ. Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủngthu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là: A.15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. C. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. III. VẬN DỤNG Câu 1. Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là: A. 90 cm.. B. 120 cm.. C. 80 cm.. D. 60 cm.. Câu 2: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 gặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có nhiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là A. 70 cm. B. 85 cm. C. 75 cm. D. 80. Câu 3. Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật: A. tương tác át chế.. B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp.. D. phân tính.. Câu 4: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật A. phân li độc lập của Menđen.. B. liên kết gen hoàn toàn.. C. tương tác cộng gộp.. D. tương tác bổ trợ. Câu 5. Ở một loài thực vật , khi cho lai giữa cây có hạt màu đỏ với cây có hạt màu trắng đều thần chủng, F1 100% hạt màu đỏ, F2 thu được 15/16 hạt màu đỏ: 1/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật: A. tương tác át chế.. B. tương tác bổ trợ.. C. tương tác cộng gộp.. D. phân tính..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 6: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FB là A. 40. B. 75. C. 105. D. 54. Câu 7: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là: A. 60 cm. B. 120 cm. C. 80 cm. D. 90 cm. Câu 8: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật: A. Tác động cộng gộp. B. Gen đa hiệu. C. Tương tác bổ sung. D. Liên kết gen. BÀI 11:LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN I.DẠNG BIẾT Câu 1.Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là : A.Sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân. B.Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau. C.Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng. D.Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào. Câu 2.Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn : A.Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp.. B.Tăng nguồn biến dị tổ hợp ở các lời sinh sản hữu tính. C.Tạo được nhiều alen mới. D.Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.. Câu 3.Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì : A.Để xác định số nhóm gen liên kết. B.Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng. C.Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý,nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng giá trị. D.Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài. Câu 4. Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là A. bí ngô.. B. cà chua.. C. đậu Hà Lan.. D. ruồi giấm.. Câu 5.Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A.tính trạng của loài.. B.nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. C.nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài.. D.giao tử của loài. Câu 6: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì? A. Trao đổi chéo giữa các cromatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I. B. Hoán vị xảy ra như nhau ở cả 2 giới. C. Các gen nằm trên cùng 1 NST bắt đôi không bình thường trong kì đầu của giảm phân I. D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen? A. Không lớn hơn 50%. B. Càng gần tâm động, tần số hoán vị càng lớn.. C. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> D. Tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST. Câu 8: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen chủ yếu là A. lai phân tích.. B. Lai thuận, nghịch.. C. Phân tích giống lai.. D. Lai ngược.. Câu 9: Hai gen được gọi là liên kết khi A. chúng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.. B. chúng phân li độc lập.. C. chúng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.. D. chúng mã hóa cùng loại protein.. Câu 10: Tần số hoán vị gen được tính bằng A. tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.. B. tỉ lệ phần trăm số cá thể có liên kết gen.. C.tỉ lệ phần trăm tổng số cá thể liên kết gen và hoán vị gen. D. tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình giống bố mẹ. Câu11: Moogan sau khi cho lai ruồi giấm thuần chủng mình xám, cánh dài với ruồi mình đen, cánh ngắn được F1, thì đã làm tiếp thế nào để phát hiện liên kết gen hoàn toàn ? A.Lai phân tích ruồi đực F1. B.Lai phân tích ruồi đực P. C.Lai phân tích ruồi cái F1. D.Lai phân tích ruồi cái P. Câu12: Moogan sau khi cho lai ruồi giấm thuần chủng mình xám, cánh dài với ruồi mình đen, cánh ngắn được F1, thì đã làm tiếp thế nào để phát hiện liên kết gen không hoàn toàn ? A.Lai phân tích ruồi đực F1. B.Lai phân tích ruồi đực P. C.Lai phân tích ruồi cái F1. D.Lai phân tích ruồi cái P. II. DẠNG HIỂU Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về bản đồ di truyền? A. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động B. Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội, lặn giữa các gen C. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài bằng số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết Câu 3: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen chủ yếu là: A. Phân tích giống lai. B. Lai ngược. C. Lai thuận, nghịch. D. Lai phân tích. Câu 4: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập.. B. liên kết hoàn toàn. C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen.. Câu 5: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng? AB A. ab. Ab B. Ab. Aa C. bb. Ab D. ab. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú. C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới. D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 7: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là: A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. B. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. C. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. D. Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp Câu 8: Nguyên nhân tế bào học gây ra liên kết gen là: A. Các tính trạng luôn biểu hiện cùng nhau. B. Các alen cùng ở cặp NST tương đồng. C. Các gen không PLĐL nhưng tổ hợp tự do. D. Các gen không alen cùng ở 1 NST. Câu 9: Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50% ? A. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng. B. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo. C. Các gen có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu. D. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số HVG luôn bằng 50%. B. Các gen nằm càng gần nhau trên 1 NST thì tần số HVG càng cao. C. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%. III.DẠNG VẬN DỤNG Câu 1: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là A.4.. B. 6.. C. 2.. D. 8.. AB Câu 2: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen ab giảm phân cho ra loại giao tử Ab với tỉ lệ :. A. 12%.. B. 24%.. C. 76%.. D. 48%.. Câu 3: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây Ab ab có kiểu gen aB giao phấn với cây có kiểu gen ab thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là: A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.. C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.. D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ.. Ab Câu 4: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau. A. 8%. B. 16%. C. 1%. D. 24%. AB Câu 5: Cá thể có kiểu gen ab tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ giao tử AB biết hoán vị gen xảy ra trong giảm phân tần số 20%. A. 16%. B. 40%. C. 9%. D. 8%. Câu 6: Ở ruồi giấm, gen qui định tính trạng màu sắc thân và gen qui định tính trạng độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường (mỗi gen qui định một tính trạng). Lai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với dòng ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1, trong trường hợp xảy ra hoán vị gen với tần số 18%. Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh cụt xuất hiện ở FB tính theo lí thuyết là: A. 41%.. B. 18%.. C. 9%.. D. 82%..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> AB Ab Câu 7: Cho phép lai P: ab × aB Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB ở aB F1 sẽ là:. A. 1/8. B. 1/4. C. 1/2. D. 1/16. Câu 8: Biết tần số trao đổi chéo giữa gen A và a là 24% thì giao tử AB sinh ra từ hợp tử AB/ab chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 48%. B. 38%. C. 12%. D. 24%. Câu 9: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết BD hoàn toàn. Kiểu gen Aa khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là: bd A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 1. C. 3 : 3 : 1 : 1. D. 1 : 2 : 1. Câu 10: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định chiều cao và hình dạng quả cùng nằm trên 1nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan(cM). Cho cây thuần chủng thân cao, quả trình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê, F1 thu được 100% thân cao, quả hình cầu. Cho cây F1 lai với cây thân thấp, quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê chiếm tỉ lệ là: A. 50%. B. 10%. C. 25%. D. 40%. BÀI 12:DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN I.DẠNG BIẾT Câu 1: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen A. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể.. B. alen với nhau.. C. di truyền như các gen trên NST thường.. D. tồn tại thành từng cặp tương ứng.. Câu 2: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền A. độc lập với giới tính.. B. thẳng theo bố.. C. chéo giới.. D. theo dòng mẹ.. Câu 3: Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền A. theo dòng mẹ.. B. thẳng.. C. như các gen trên NST thường.. D. chéo.. Câu 4: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền A. theo dòng mẹ.. B. thẳng.. C. như gen trên NST thường.. D. chéo.. Câu 5: Gen ở vùng tương đồng trên cặp nhiễm sắc thể giới tính XY di truyền A. thẳng.. B. chéo.. C. như gen trên NST thường.. D. theo dòng mẹ.. Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào? A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ. B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau. C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau Câu 7: Ai là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất? A. Morgan.. B. Mônô và Jacôp.. C. Menđen.. D. Coren.. Câu 8. Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng : A. Ở người : XX – nữ ; XY – nam.. B. Ở ruồi giấm : XX – đực ; XY – cái.. C. Ở gà : XX – trống ; XY – mái.. D. Ở lợn : XX – cái ; XY – đực.. Câu 9.Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX.. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO.. Câu 10.Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX.. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. Câu 12.Ở châu chấu cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là ? A. XX, con đực là XY B. XY, con đực là XX.. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. II.DẠNG HIỂU Câu 1: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính A. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào. B. chỉ có trong các tế bào sinh dục. C. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY. D. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác. Câu 2: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới A. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện. B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. C. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ. C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể. Câu 4: Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền A. qua tế bào chất.. B. tương tác gen, phân ly độc lập.. C. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập.. D. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn.. Câu 5: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh nào là bệnh di truyền liên kết với giới tính? A. Bệnh máu khó đông.. B. Bệnh tiểu đường.. C. Bệnh ung thư máu.. D. Bệnh bạch tạng.. Câu 6: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên ? A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái họ họ đều bị bệnh B. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cà các con trai của họ đều bị bệnh D. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới Câu 7: Dấu hiệu gen nằm trên NST giới tính Y: A. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 1 giới (♂ hoặc ♀) và có hiện tượng di truyền thẳng B. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 2 giới (♂ và ♀) và có hiện tượng di truyền thẳng C. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 1 giới (♂ hoặc ♀) và có hiện tượng di truyền chéo D. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 2 giới (♂ và ♀) và có hiện tượng di truyền chéo Câu 8: Bệnh do gen nằm trên NST giới tính Y qui định là:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> A. túm lông trên vành tai. B. ung thư máu. C. hồng cầu lưỡi liềm. D. máu khó đông. Câu 9: Nhận xét nào dưới đây là đúng trong trường hợp di truyền qua tế bào chất? A. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất và sự phân li kiểu hình ở đời con do gen nằm trong tế bào chất quy định rất phức tạp. B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất và sự phân li kiểu hình ở đời con do gen nằm trong tế bào chất quy định rất phức tạp. C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều di truyền qua tế bào chất. D. Lai thuận lai nghịch kết quả khác nhau biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ. Câu 10: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính X B. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính Y C. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính X và Y D. Các gen nằm trên NST giới tính di truyền liên kết hoàn toàn Câu 11: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục do gen lặn (a) trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Một trong các đặc điểm của bệnh này là A. thường gặp ở nam, hiếm gặp ở nữ.. B. di truyền trực tiếp từ bố cho 100% con trai.. C. chỉ xuất hiện ở nữ, không xuất hiện ở nam.. D. xuất hiện phổ biến ở nữ, ít xuất hiện ở nam. Câu 12: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen A. Nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân) B. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y C. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X D. Trên nhiễm sắc thể thường III. DẠNG VẬN DỤNG Câu 1: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bố.. B. bà nội.. C. ông nội.. D. mẹ.. Câu 2: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ: A. bố.. B. mẹ.. C. ông ngoại.. D. bà nội.. Câu 3: Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau: Phép lai thuận. Phép lai nghịch. P: ♀ Cây lá đốm × ♂ Cây lá xanh. P: ♀ Cây lá xanh × ♂ Cây lá đốm. F1: 100% số cây lá đốm. F1: 100% số cây lá xanh. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho noãn cây F 1 ở phép lai nghịch thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> A. 100% số cây lá xanh.. B. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh.. C. 50% số cây lá đốm : 50% số cây lá xanh.. D. 100% số cây lá đốm.. Câu 4: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (X m), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXm x XmY.. B. XMXM x X MY.. C. XMXm x X MY.. D. XMXM x XmY.. Câu 5: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là A. Xa Xa và XAY.. B. Xa Xa và Xa Y.. C. XA Xa và XAY.. D. XA XA và Xa Y.. Câu 6: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết A a A rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai : X X × X Y cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ. A.2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. B.1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. C.1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng. D.2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ Câu 7: Ở người, Xa quy định máu khó đông, XA quy định máu đông bình thường. Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông. Nếu họ sinh con thì kiểu hình của những đứa con này sẽ là: A. Không bị bệnh.. B. Chỉ có con trai bệnh.. C. Chỉ có con gái bệnh.. D. Con trai, con gái có thể bị bệnh hoặc không.. BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I.DẠNG BIẾT Câu 1: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định. B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn. C. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn. D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định. Câu 2: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định? A. Tác động của con người.. B. Điều kiện môi trường.. C. Kiểu gen của cơ thể.. D. Kiểu hình của cơ thể.. Câu 3: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Kiểu gen và môi trường.. B. Điều kiện môi trường sống.. C. Quá trình phát triển của cơ thể.. D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền.. Câu 4: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng A. số lượng.. B. chất lượng.. C. trội lặn hoàn toàn.. D. trội lặn không hoàn toàn.. Câu 5: Một trong những đặc điểm của thường biến là A. thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình.. B. thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> C. thay đổi kiểu hình và thay đổi kiểu gen.. D. không thay đổi k/gen, không thay đổi kiểu hình.. Câu 6: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen.. B. sự thích nghi kiểu hình.. C. sự mềm dẻo về kiểu hình.. D. sự mềm dẻo của kiểu gen.. Câu 7: Mức phản ứng là A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường. B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường. D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau. Câu 8: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng A. trội không hoàn toàn. B. chất lượng.. C. số lượng.. D. trội lặn hoàn toàn. Câu 9: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của A. quá trình phát sinh đột biến.. B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.. C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.. Câu 10: Thường biến là những biến đổi về A. cấu trúc di truyền.. B. kiểu hình của cùng một kiểu gen.. C. bộ nhiễm sắc thể.. D. một số tính trạng.. Câu 11: Nguyên nhân của thường biến là do A. tác động trực tiếp của các tác nhân lý, hoá học.. B. rối loạn phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể.. C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào.. D. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường.. II. DẠNG HIỂU Câu 1: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi A. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền. C. đồng loạt, xác định, không di truyền.. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền.. Câu 2: Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể sinh vật thường tạo ra các biến dị A. đột biến.. B. di truyền.. C. không di truyền.. D. tổ hợp.. Câu 3: Cho biết các bước của một quy trình như sau: 1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau. 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này. 3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là: A. 1 → 2 → 3 → 4.. B. 3 → 1 → 2 → 4.. C. 1 → 3 → 2 → 4.. D. 3 → 2 → 1 → 4.. Câu 4: Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng A. số cá thể có cùng một kiểu gen đó.. B. số alen có thể có trong kiểu gen đó.. C. số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó.. D. số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.. Câu 5: đặc điểm nổi bậc của thường biến là: A. định hướng. B. thích nghi. C. di truyền. D. phổ biến.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến? A. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định. B. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. C. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính. D. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính. Câu 7. Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. có kiểu gen khác nhau.. B. có kiểu hình giống nhau.. C. có kiểu hình khác nhau.. D. có cùng kiểu gen.. Câu 8: Cho các bước sau (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen (2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau A. (1) à (2) à (3). B. (3) à (1) à (2). C. (1) à (3) à (2). D. (2) à (1) à (3). Câu 9: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật? A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng. C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau. D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng. B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của mội trường là một thường biến. C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao. D. Sự mềm dẽo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường. III. DẠNG VẬN DỤNG Câu 1: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.. B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. D.trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.. Câu 2: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”? A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau. B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm. C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm. D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm. Câu 3: Tính trạng không thuộc loại tính trạng số lượng là: A. Khối lượng 1 con gà. B.Chiều cao của một cây ngô. C.Số hạt ở 1 bông lúa. D.Màu của 1 quả cà chua..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 4: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến ? A. Bệnh mù màu ở người. B. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở người khi trời rét. C. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người. D. Bệnh máu khó đông ở người. Câu 5: Màu lông ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào ? A. Chế độ chiếu sáng của môi trường. B. Độ ẩm. C. Chế độ dinh dưỡng. D. Nhiệt độ. Câu 6: Tính trạng số lượng thường: A. Do nhiều gen quy định. B. Có mức phản ứng hẹp. C. Ít chịu ảnh hưởng của môi trường. D. Có hệ số di truyền cao. Câu 7: Hoa cẩm tú cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau: đỏ, đỏ nhạt, đỏ tím và tím. Hiện tượng này là do: A. Lượng nước tưới khác nhau. B. Độ pH của đất khác nhau. C. Cường độ sáng khác nhau. D. Đột biến gen quy định màu hoa. Câu 8: Chọn câu đúng: A.KH như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen. B.Cùng một kiểu hình chỉ có một kiểu gen. C.Cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau.. D.Kiểu gen như nhau chắc chắn có KH như nhau.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×