Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Phan Kali

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.31 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÂN KALI.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Vai trò sinh lý của Kali • Tỷ lệ Kali trong thân lá cao hơn trong hạt (N, P ở hạt cao hơn thân lá). • Đối với cây lúa: tỷ lệ K2O trong thân lá từ 0,60-1,5%, trong hạt từ 0,30-0,45%. • Các loại cây trồng có nhu cầu Kali cao như: Thuốc lá, hướng dương, củ cải đường, khoai tây… • Bộ phận non, các cơ quan đang hoạt động kali cao hơn ở các bộ phận già. Khi đất không cung cấp đủ K thì K ở bộ phận già được chuyển về các bộ phận non, hoạt động mạnh hơn -> Biểu hiện thiếu K xuất hiện ở các lá già trước..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> • Trong cây, K không nằm trong thành phần cấu tạo của bất kỳ hợp chất hữu cơ nào. K nằm dưới dạng ion trong dịch bào và không bị giữ chặt. • Khi K trong cây giảm còn 1/2 – 1/3 so với bình thường thì xuất hiện triệu chứng thiếu K trên lá. Lúc này năng suất đã bị ảnh hưởng và không thể bù đắp bằng biện pháp bón bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span> • Ion K rất dễ hydrat hóa. • Trong TB TV, K tồn tại dưới dạng ion ngậm nước, rất linh động, có thể di chuyển trong các cấu trúc dưới TB. • K tham gia trung hòa axit mới được tạo ra trong các quá trình , giúp quá trình hô hấp không bị ức chế. • K giúp lôi cuốn các sản phẩm của quá trình quang hợp làm cho quá trình quang hợp được diễn ra liên tục. • K đóng vai trò chất hoạt hóa phổ biến nhất, K + thỏa mãn yêu cầu hydrat hóa các protein và các chất keo khác trong TB khiến các chức năng nội bài tiết được bình thường. • K vừa làm tăng áp suất thẩm thấu, tăng khả năng hút nước của bộ rễ, vừa điều khiển hoạt động khí khổng -> tăng tính chịu hạn của cây. • K làm tăng sức trương trong TB nên vừa tăng khả năng chống hạn vừa tăng khả năng chông rét của cây..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> • K có thể hoạt hóa 60 loại men trong cơ thể TV (vừa như 1 coenzim vừa như 1 chất xúc tác). • K đóng vai trò đa dạng trong việc phân chia tế bào • K ảnh hưởng tích cực đến trao đổi đạm và tổng hợp protid. • Thiếu K, đạm hữu cơ bị tích lũy, cây dễ mắc bệnh do nấm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Biểu hiện thiếu hụt Kali trong cây • Thiếu kali, quang hợp giảm mà hô hấp tăng nên thiếu kali năng suất giảm rõ rệt. • Thiếu kali, lá úa vàng dọc mép lá, chóp lá chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát triển vào phía trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu, cây dễ bị đổ ngã. Hạt và quả bị teo thắt lại. • Thiếu kali, hàm lượng vitamin trong quả giảm, hàm lượng đường trong mía đạt thấp. • Cỏ làm thức ăn gia súc thiếu kali có chất lượng kém có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia súc vì các hợp chất đạm phi protit như các amin, amit rất có thể bị phân hủy, đẩy NH 3 vào dạ cỏ. • Cây chỉ thị thiếu kali: Khoai tây, thuốc lá, bông, cà chua, đậu đỗ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Kali trong đất • Tỷ lệ K2O trong đất trong phạm vi: 0,5 – 3%. • Ở Việt Nam tỷ lệ K2O tổng số, trên đất bạc mầu có nơi xuống thấp đến mức 0,26 - 0,28 % (Bắc Giang, Vĩnh Phúc), trên đất phù sa sông Hồng 2,34 %, trên đất phù sa sông Cửu Long 1,7 – 2,3 % ( Hội Khoa học đất, 2000). • Hàm lượng K trong đất phụ thuộc vào đá mẹ. • Hàm lượng K trong đất biến thiên ngược chiều với mức độ phong hóa. • Đất có thành phần cơ giới càng nặng thường chứa nhiều K hơn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> • -. K trong đất nằm dưới 4 dạng: Kali trong khoáng Kali bị giữ chặt Kali trao đổi được Kali hòa tan trong đất Bốn dạng này có quan hệ qua lại với nhau..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Khả năng cung cấp Kali cho cây của đất Việt Nam Trong đất Việt Nam, hàm lượng kali có dao động lớn không chỉ giữa các loại đất mà ngay cả trong cùng một loại đất (Nguyễn Văn Chiến, 1999) • Nhóm có tiềm năng cung cấp kali cao gồm đất mặn ven biển, đất phèn • Nhóm có tiềm năng cung cấp kali khá: Đất phù sa sông Hồng • Nhóm có tiềm năng cung cấp kali trung bình: đất chiêm trũng, phù sa một số con sông miền Trung và sông Thái Bình • Nhóm có tiềm năng cung cấp kali thấp: đất bazan, đất đỏ vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá granit • Nhóm có tiềm năng cung cấp kali rất thấp: đất phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên mica, đất xám bạc màu và đất cát biển..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Quá trình chuyển hóa Kali trong đất.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất * Khái niệm Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất là quá trình trong đó các dạng kali hòa tan và kali trao đổi bị chuyển hóa thành dạng không trao đổi * Cơ chế tiến hành: kali từ dung dịch đất có thể bị nhốt lại trong màng lưới tinh thể khoáng sét..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Quá trình giữ chặt kali trong đất (tiếp) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giữ chặt (thoái hóa) kali • Khoáng sét Lượng kali bị giữ chặt trong đất nhiều hay ít phụ thuộc vào: + hàm lượng keo sét có trong đất. + dạng keo sét: illit, vermiculit, smectit có khả năng giữ chặt kali cao, trong khi đó kaolinit giữ kali với lượng không đáng kể..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất • pH đất + hydroxit nhôm trong đất chua sẽ ngăn cản sự phá hủy các lớp silicat trong các khoáng sét và vì vậy ngăn cản sự “giữ chặt”kali. + pH đất tăng sẽ làm tăng điện tích âm của các ô xít và hydroxit Fe và Al và làm tăng khả năng hấp phụ kali và làm giảm kali hòa tan trong dung dịch đất. Và như vậy, tăng pH đất sẽ làm tăng khả năng cố định kali trong đất..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất • Tình trạng ẩm và khô của đất Lượng kali bị giữ chặt trong đất tăng khi đất khô, tăng gấp 2 – 3 lần so với đất ở trạng thái ẩm. Tuy nhiên, khi đất từ trạng thái ẩm chuyển sang khô, đặc biệt là ở tầng canh tác với hàm lượng kali ở mức thấp và trung bình thì lại làm tăng hàm lượng kali trao đổi trong đất..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất • Lượng phân kali bón bổ sung vào đất Bón một lượng kali lớn vào đất nhìn chung sẽ làm tăng sự cố định kali trong đất làm cho sự cân bằng giữa kali hòa tan và kali không trao đổi bị đẩy sang hướng cố định..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất • Luân phiên ẩm và khô Khi đất đang ẩm mà khô đi thì ở các loại đất có có hàm lượng kali trao đổi cao thì quá trình khô đất sẽ kéo theo việc cố định kali • Mùn trong đất Sự có mặt của mùn làm tăng hoạt động của cả Ca 2+ và K+ làm cho kali ít bị giữ chặt hơn..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Quá trình giải phóng kali * Khái niệm Quá trình giải phóng kali trong đất là quá trình trong đó các dạng kali không trao đổi chuyển hóa thành dạng trao đổi * Cơ chế tiến hành Dưới ảnh hưởng của nước và axit cacbonic hòa tan trong nước, nhiệt độ và vi sinh vật ortoclase, kali trong thành phần các khoáng được giải phóng ra và cung cấp dần cho cây. KAlSi3O8 + HOH KOH + HAlSi3O8 KAlSi3O8 + H2CO3. K2CO3 + Al2O36SiO2.H2O.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Quá trình giải phóng kali (tiếp) * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải phóng kali • Nhiệt độ Sự giải phóng kali trong đất tăng lên khi nhiệt độ tăng. • Luân phiên ẩm và khô Khi đất đang ẩm bị khô đi thì ở các loại đất có hàm lượng kali trao đổi trung bình hay thấp có hiện tượng tăng kali trao đổi..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Quá trình giải phóng kali (tiếp) • Việc bón vôi vào đất Trong trường hợp keo đất bão hòa kali và đất được bón vôi ở dạng CaSO4, các cation K+ hấp phụ sẽ được Ca2+ thay thế và đi vào dung dịch đất. H+ Ca 2+ K+ H+ [KĐ] K + CaSO4 [KĐ] K+ + K2SO4 K+ K+.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Lượn g mưal (mm). Sự rửa trôi kali. 400 0 350 0 300 0 250 0. Total (mm). 200 0. Average (mm). 150 0 100 0 50 0. Nă m. 2. 0. 8. 6. 4. 2. 0. 8. 6. 4. 2. 0. 8. 6. 19 7 19 7 19 8 19 8 19 8 19 8 19 8 19 9 19 9 19 9 19 9 19 9 20 0 20 0. 0. • Lượng kali bị rửa trôi nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng, thời gian và cường độ mưa. Trong những năm mưa nhiều có đến 50 – 60 % lượng kali bón vào đất bị rửa trôi. • Bón vôi hợp lý có thể làm giảm sự rửa trôi kali nhờ làm tăng lượng kali được cố định trong đất..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Hiện tượng thiếu kali ở cây họ đậu.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Hiện tượng thiếu kali ở cây đậu alfalfa.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Biểu hiện thiếu hụt kali ở cây lúa • Cây sinh trưởng kém, quá trình đẻ nhánh bị hạn chế.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Biểu hiện thiếu hụt kali ở cây lúa (tiếp) • Lá bị khô dần từ hai bên mép lá.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Biểu hiện thiếu hụt kali ở cây lúa (tiếp). Thiếu K xuất hiện rõ ở lúa lai ( bên trái) hơn là ở lúa thường (bên phải).

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Các loại phân Kali • Kali Clorua (MOP) (Muriat kali) KCl là loại phân kali được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện nay phân KCl chiếm 90 % sản lượng phân kali tiêu thụ trên thị trường thế giới. Tính chất Công thức phân tử:KCl Hàm lượng Kali: 50 – 52 % K hoặc 60 – 63 % K2O Màu: trắng, hồng, đỏ Tỷ trọng khối: 800 – 900 kg/m3 Cấu trúc: tinh thể.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Sử dụng - Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc hòa vào nước để phun qua lá. - Mặc dù KCl là phân sinh lý chua nhưng do ion Clkhông được đất hấp phụ vì vậy không tích lũy lâu dài trong đất nên loại phân này có thể sử dụng để bón được cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất. - Không nên bón toàn bộ K bằng KCl cho các loại cây mẫn cảm với Cl như thuốc lá, sầu riêng, khoai tây hay một số các loại cây dược liệu..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> • Kali sulfat (SOP) K2SO4 là loại quặng có nhiều ở một số quốc gia như Nga, Mỹ, Canada và Đức. Sản lượng của K2SO4 thường ít hơn so với KCl Tính chất Công thức phân tử: K2SO4 Hàm lượng Kali: 40 – 44 % K hoặc 48 – 53 % K2O và 17 % S Màu: trắng Cấu trúc: tinh thể.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Sử dụng - Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc hòa vào nước để phun qua lá. - Kali sulphat là phân sinh lý chua, do vậy không nên bón cho đất quá chua, đất phèn hay đất mặn. - Thích hợp để bón cho các loại cây có nhu cầu lưu huỳnh cao như cây lấy dầu, cà phê hoặc cây mẫn cảm với Cl..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> • Tro bếp Tro là sản phẩm thu được từ việc đốt gỗ, rơm rạ, và các tàn thể thực vật ở nông thôn. Trong tro có hầu hết các nguyên tố khoáng trong cây. • Các loại phân Kali công nghiệp khác - K2Mg(SO4)2 (Kalimag, Langbeinite) có chứa 18,8 % K hoặc 22,7 % K2O , 11,7% Mg và 23,2 % S - KClMgSO4. 3H2O (Kainite) có chứa 16,0 % K hoặc 19,2 % K2O , 9,9% Mg và 13,0 % S - KNO3 có chứa 36,7 % K hoặc 44,0 % K2O - K2PO4 có chứa 13 – 26 % P hoặc 30 – 60 % P2O5; 25 – 41,7 K hoặc 30 – 50 % K2O.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Tính chất chung của các loại phân kali công nghiệp - Tất cả các loại phân kali này đều tan trong nước, cây trồng có thể sử dụng trực tiếp - K trong các loại phân kali khi được bón vào đất sẽ chuyển sang dạng hấp thu, ít di động trong đất và khó bị rửa trôi, trừ trường hợp đất cát và cát pha, có dung tích hấp phụ thấp. Kali ở dạng này dễ dàng được cây trồng hấp thu, lại ít bị rửa trôi nên được xem là có ý nghĩa rất lớn về mặt dinh dưỡng kali của cây. - Hệ số sử dụng kali trong các loại phân kali vô cơ đạt từ 50 – 70 %, tùy thuộc vào loại đất, phương thức bón và nhìn chung là cao hơn hệ số sử dụng đạm và lân trong các loại phân đạm và phân lân khoáng..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Kỹ thuật sử dụng phân Kali - Các loại phân kali có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. - Để tránh kali bị giữ lại trên mặt đất, phân kali cần được vùi sâu vào đất. Nếu bón trên mặt thì phải bừa kỹ để phân được trộn đều vào đất. Cần chú ý để cho phân được phân phối đều trong đất vì kali khuếch tán chậm theo cả chiều sâu cũng như sang 2 bên. K + đối kháng với B, Mg và làm rửa trôi các nguyên tố này trong đất. Vì vậy khi bón kali liên tục thì phải chú ý bồi dưỡng Mg và B cho đất. - Trong rơm rạ cây ngũ cốc và phân chuồng rất giàu kali, mà kali trong rơm rạ và phân chuồng đều dễ tiêu không kém kali trong phân hóa học. Do đó, trong trường hợp đất có vùi rơm rạ hoặc bón phân chuồng với lượng lớn thì có thể giảm lượng kali bón..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Trên đất có thành phần cơ giới nặng, giàu sét, cần xác định độ sâu bón phân kali phù hợp, tùy thuộc vào đặc điểm phát triển của hệ rễ cây trồng trên đất đó. - Không nên bón kali một lần vào đầu chu kỳ luân canh cho cả chu kỳ. Bón kali với lượng lớn một lúc là không có lợi, nhất là trên các loại đất có độ no bazơ thấp và thiếu magiê..

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×