Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CHIẾT TRUNGCỦA DUNNING GIẢI THÍCH LÍ DO SAMSUNG đầu TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG đầu TƯ đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.37 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

THẢO LUẬN
MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ:
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CHIẾT TRUNGCỦA
DUNNING GIẢI THÍCH LÍ DO SAMSUNG ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ ĐÓ

Giảng viên

: Nguyễn Thị Thanh

Nhóm thực hiện: 02
Lớp Học Phần : 2107FECO1921

HÀ NỘI - 2021


DANH SÁCH NHĨM 02
STT HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH
VIÊN

LỚP HÀNH
CHÍNH


GHI CHÚ

11

Vũ Lê Cơng

19D130005

K55E1

Nhóm trưởng

12

Nguyễn Thị Kim Cúc

19D130215

K55E4

Thành viên

13

Trần Thị Cúc

19D130006

K55E1


Thành viên

14

Nguyễn Thế Cường

19D130076

K55E2

Thành viên

15

Nguyễn Thị Thùy Dung

19D130077

K55E2

Thành viên

16

Nguyễn Thị Ánh Dương

19D130007

K55E1


Thành viên

17

Nguyễn Thùy Dương

19D130078

K55E2

Thành viên

18

Nguyễn Thị Giang

19D130008

K55E1

Thành viên

19

Nguyễn Thị Giang

19D130218

K55E4


Thành viên

20

Nguyễn Thị Hương Giang

19D130079

K55E2

Thành viên


MỤC LỤC
A. LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG..............................................................................................................2
I. Giới thiệu chung về Công ty Samsung tại Việt Nam và động cơ đầu tư của Công
ty Samsung tại Việt Nam.............................................................................................2
1.1.

Giới thiệu chung về Công ty Samsung tại Việt Nam...................................2

1.2.

Động cơ đầu tư của Công ty Samsung tại Việt Nam...................................5

II. Lý thuyết của Dunning (OLI)................................................................................6
2.1.

Lợi thế về quyền sở hữu (O)..........................................................................6


2.2.

Lợi thế về địa điểm (L)..................................................................................6

2.3.

Lợi thế nội bộ hóa(I)......................................................................................6

III. Mơ hình chiết trung của Dunning về sản xuất quốc tế (mô hình OLI) có thể
được áp dụng để giải thích FDI của Samsung vào Việt Nam...................................7
3.1.

Lợi thế về quyền sở hữu (O) của Samsung...................................................7

3.2.

Lợi thế về địa điểm (L) của Samsung...........................................................9

3.3.

Lợi thế nội bộ hóa (I) của Samsung............................................................13

IV. Các tác động của hoạt động đầu tư của Samsung vào Bắc Ninh.....................14
4.1.

Vai trò đối với sự phát triển của Bắc Ninh.................................................14

4.1.1.


Tác động tích cực...................................................................................14

4.1.2.

Tác động tiêu cực...................................................................................15

4.2.

Vai trị đối với sự phát triển của Việt Nam................................................16

4.2.1.

Tác động tích cực...................................................................................17

4.2.2.

Tác động tiêu cực...................................................................................19

V. Kinh nghiệm và bài học rút ra.............................................................................21
5.1.

Kinh nghiệm.................................................................................................21

5.2.

Bài học..........................................................................................................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................24
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM.............................................................25



A. LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành bài thảo luận này, nhóm 02 xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Thị Thanh – giảng viên môn Đầu tư quốc tế đã truyền đạt
cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong
thời gian tham gia lớp học của cơ, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ
ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Cảm ơn các thành viên trong nhóm đã đồn kết, có tinh thần làm việc nhóm cao
và hồn thành bài thảo luận đúng thời hạn.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ và
các bạn xem xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm 02 được hồn thiện hơn. 
Kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc, thành cơng trên con đường sự nghiệp giảng
dạy.
Nhóm 02 xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Nhóm nghiên cứu
Nhóm 02

1


B. NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về Công ty Samsung tại Việt Nam và động cơ đầu tư của Công
ty Samsung tại Việt Nam
1.1.


Giới thiệu chung về Công ty Samsung tại Việt Nam
- SamSung là một thương hiệu điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc. Hiện
nay, SamSung Electronics có 9 nhà máy sản xuất điện thoại được đặt tại nhiều quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam hiện có 2 nhà máy đặt tại Bắc Ninh là SEV
(tên đầy đủ là Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam) và nhà máy tại Thái
Nguyên là SEVT (tên đầy đủ là Công ty TNHH SamSung Electronics Thái
Nguyên).

- Công ty SamSung Việt Nam hay Công ty TNHH SamSung Electronics Việt
Nam bao gồm 2 nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Trong tổng số 9 nhà
máy mà Tập đoàn SamSung hàn Quốc sở hữu thì 2 nhà máy tại Việt Nam sản xuất gần
1/3 sản lượng sản phẩm tồn cầu của cơng ty. Tập đoàn SamSung đã đầu tư tổng cộng
khoảng 17 tỷ USD ở Việt Nam.
- Từ khi vào Việt Nam đến nay, với 12 năm hoạt động và phát triển công ty
TNHH SamSung Electronics Việt Nam đã tạo việc làm cho hơn 100.000 người lao
động khác nhau. Có thể nói khơng chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, công ty
còn đem lại cơ hội việc làm cho rất nhiều các lao động trong cả nước.
2


- Từ khi ra đời đến nay công ty SamSung đã cho ra mắt hàng nghìn các loại sản
phẩm điện tử khác nhau. Sự đa dạng về mặt chủng loại, mẫu mã đến chức năng, tiện
ích đã giúp doanh nghiệp nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng. Dưới
đây là một số sản phẩm tiêu biểu của SamSung được sản xuất tại Công ty TNHH
SamSung Electronics Việt Nam:
 Điện thoại thông minh: SamSung Galaxy, SamSung Galaxy Note series,
SamSung Galaxy Tab series.




Máy tính SamSung: PC, Laptop.

 Sản phẩm TV thông minh: Smart TV, Full HD & HD TV, Crystal UHD, 4K
TVs, 8K TVs, Phụ kiện TV.

 Thiết bị nghe nhìn: Loa tháp, phụ kiện loa thanh, loa thanh với loa trầm.

3


 Đồ gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, thiết bị làm sạch khơng khí, máy hút bụi, dụng
cụ nhà bếp.

- Tập đoàn SamSung Hàn Quốc xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di

động ở Việt Nam năm 2008. Đây chính là một cột mốc quan trọng, đặt nền tảng phát
triển các trụ sở khác của tập đoàn tại các quốc gia khác. Nhà máy SamSung tại Việt
Nam sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh theo quy trình, tiêu chuẩn của cơng ty
đề ra.

4


- Tháng 4/2009: Dự án SamSung Electronics Việt Nam (SEV) được cấp chứng

nhận đầu tư và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đặt tại khu công nghiệp
Yên Phong, Bắc Ninh. Năm 2010: Giới thiệu dịng điện thoại thơng minh Galaxy sử
dụng hệ điều hành Android, ra mắt dòng TV 3D đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2012: Ra
mắt dòng Smart TV đầu tiên tại Việt Nam. Dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh
và LED TV. Năm 2014: Dự án SamSung Vietnam Electronics Thái Nguyên (SEVT)

nhận giấy phép đầu tư đi vào hoạt động tại khu cơng nghiệp n Bình, Thái Ngun,
với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD. Năm 2016: Dự án SEHC (SamSung CE Complex)
của SamSung Việt Nam có tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài
Gịn chính thức đi vào hoạt động. Năm 2017: SamSung Việt Nam chính thức khai
trương Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp Samsung (Executive Briefing
Center – EBC) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (SamSung Ho Chi Minh Research
& Development Center – SHRD).
1.2.

Động cơ đầu tư của Công ty Samsung tại Việt Nam
- Samsung đầu tư vào Việt Nam nhằm tìm kiếm thị trường mới : giống với Trung
Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga thì Việt Nam cũng là một thị trường mới nổi mà các nhà
đầu tư quốc tế không thể không để ý đến. Dù dân số không bằng Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil, Nga nhưng với con số hơn 90 triệu dân và nền kinh tế đang trong đà tăng
trưởng và phát triển mạnh. Đúng như vậy, khi Samsung vào Việt Nam hồi đầu thị phần
gần như bằng không nhưng hiện giờ đã phát triển và đang đứng đầu thị trường điện tử
ở Việt Nam với thị phần chiếm đến 35,7%.
- Samsung đầu tư vào Việt Nam nhằm đạt sự hiểu quả của kinh tế : khi Việt Nam
xóa bỏ bảo hộ với hàng điện tử để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới khiến
Samsung thấy đây là cơ hội tốt để tiến vào thị trường Việt Nam vừa giúp giảm chi phí
trong việc sản xuất linh kiện và lắp ráp tại Việt Nam và chiếm trọn thị trường đầy tiềm
năng này. Chính vì điều này Samsung càng chắc chắn cho việc rót thêm nguồn vốn
FDI vào Việt Nam nhằm mở rộng quy mơ. Khơng những vậy nền chính trị Việt Nam
rất ổn định với chế độ một đảng và nhà nước giúp cho Samsung yên tâm đầu tư khi
được sự quan tâm và hỗ trợ từ Nhà Nước Việt Nam và chính quyền địa phương.
- Samsung đầu tư vào Việt Nam nhằm tìm kiếm nguồn lực : nguồn lao động dồi
dào và đầy tiềm năng của Việt Nam là nhân tố rất quan trọng để Samsung lựa chọn
Việt Nam là điểm đầu tư khi tính đến nay đã hơn 100000 lao động Việt Nam đang làm
cho Samsung. Và nguồn nhân công ở Việt Nam tương đối rẻ so với các nước phát triển
khác khi mà một tháng lương bình quân của một người dân Việt bằng một phần mười

của người dân Hàn Quốc khi công ty trả lương.

5


II. Lý thuyết của Dunning (OLI)
2.1.

Lợi thế về quyền sở hữu (O)

- Lợi thế về quyền sở hữu là lợi thế riêng của doanh nghiệp mà các đối thủ nước
ngoài khơng có.
- Lợi thế riêng của doanh nghiệp có thể là:
 Sở hữu các tài sản trí tuệ (IPRs): Bằng sáng chế, công nghệ, nhãn hiệu, nhận
diện nhãn hiệu…
 Sở hữu các nguồn lực VRIO (Value=Giá trị, Rarity=Hiếm, Inimitability=Không
thể bắt chước, Organization=Tổ chức): Kỹ năng quản lý, marketing, hệ thống tổ chức,
văn hoá doanh nghiệp, khả năng tiếp cận các thị trường hoặc nguồn nguyên liệu thô,
khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, lợi thế kinh tế theo quy mơ.... 
- Dù tồn tại dưới hình thức nào, lợi thế về quyền sở hữu đem lại quyền lực nhất
định trên thị trường hoặc lợi thế về chi phí đủ để doanh nghiệp bù lại những bất lợi khi
kinh doanh ở nước ngoài.
2.2.

Lợi thế về địa điểm (L)

- Lợi thế riêng của nước nhận đầu tư (country specific advantages, CSA)
- Đầu tư ra nước ngoài mang lại nhiều lợi nhuận hơn là đầu tư ở trong nước nhờ
các điều kiện sản xuất thuận lợi.
- Các lợi thế về địa điểm bao gồm:

Các lợi thế kinh tế: nguồn lực, dung lượng thị trường, khả năng tăng trưởng của
thị trường, chi phí vận tải, cơ sở hạ tầng...
Các lợi thế về văn hố xã hội: thái độ, quan điểm, ngơn ngữ, trình độ...
Các lợi thế chính trị, pháp luật và thể chế: sự ổn định về chính trị, chính sách của
chính phủ...
- Lợi thế địa điểm có thể giúp MNE khai thác hiệu quả các lợi thế về quyền sở
hữu để có được thu nhập cao hơn.
- Là yếu tố quan trọng trong việc xác định nước nào (địa phương nào) sẽ trở
thành điểm đến của các MNE
- Lợi thế địa điểm có thể tăng lên từ sự kết tụ các hoạt động kinh tế - cụm kinh tế,
cụm công nghiệp ở một số khu vực địa lý
- Lợi thế địa điểm giúp các doanh nghiệp có lợi khi tiến hành sản xuất ở nước
ngồi thay vì sản xuất ở nước mình rồi xuất khẩu sang thị trường nước ngồi.
2.3.

Lợi thế nội bộ hóa(I)

6


- Lợi thế nội bộ hóa tức là lợi thế có được khi doanh nghiệp trực tiếp kiểm sốt
và quản lý việc sử dụng các tài sản thay vì thuê các công ty địa phương cung cấp dịch
vụ, hoặc cho các hãng khác mua, thuê quyền sử dụng
Trực tiếp kiểm sốt và quản lý

Khơng trực tiếp kiểm sốt và quản lý

Chi phí quản lý cao

Chi phí quản lý thấp


Bảo vệ bí quyết

Rủi ro bị đánh cắp cơng nghệ

Chi phí giao dịch thấp

Chi phí giao dịch cao

Kiểm sốt chất lượng

Khó kiểm sốt chất lượng

Khi thị trường bên ngồi khơng hồn hảo, giao dịch bên trong công ty (Internal
Transaction – IT) tốt hơn giao dịch bên ngồi cơng ty (Market Transaction – MT), bao
gồm:
-

 Khơng hồn hảo tự nhiên: Khoảng cách giữa các quốc gia làm tăng chi phí vận
tải, khác biệt văn hóa, ngơn ngữ...
 Khơng hồn hảo mang tính cơ cấu: rào cản thương mại như thuế quan, hạn
ngạch, các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường; các yêu cầu liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ (dễ bị đánh cắp)...
- Nội bộ hóa giúp giảm chi phí giao dịch, vừa giúp bảo vệ bí quyết cơng nghệ, và
kiểm sốt chất lượng tối ưu.

III. Mơ hình chiết trung của Dunning về sản xuất quốc tế (mơ
hình OLI) có thể được áp dụng để giải thích FDI của Samsung
vào Việt Nam.
3.1.


Lợi thế về quyền sở hữu (O) của Samsung

Để có thể đầu tư trực tiếp nước ngồi, Samsung có rất nhiều lợi thế riêng biệt để cạnh
tranh với các đối thủ:
-

Dẫn đầu về công nghệ, đa dạng về phân khúc

 Các sản phẩm TV, smartphone của Samsung khi đưa ra thị trường luôn đạt
được những giải thưởng về công nghệ do các tổ chức lớn và uy tín trên thế giới chứng
nhận, một số giải thưởng nổi bật trong năm 2017 của dịng QLED TV có thể kể đến
như: Dịng sản phẩm TV tốt nhất tại CES 2017. Sản phẩm QLED Q8C và Q9 đã đạt
được giải thưởng TWICE Picks tại CES 2017… Ngồi ra các dịng sản phẩm của

7


Samsung luôn được đánh giá rất cao về thiết kế. Thêm vào đó đó, nền tảng Tizen của
Samsung được đánh giá là 1 trong những nền tảng tốt nhất thế giới, theo Techradar.
 Điều này cho thấy nỗ lực không mệt mỏi trong việc nghiên cứu phát triển
những công nghệ mới và "phần thưởng" xứng đáng là vị thế dẫn đầu trong suốt thập
niên qua. Dù vậy, nhìn vào vị trí của người dẫn đầu thị trường, có thể thấy Samsung
chưa bao giờ cho phép mình ngừng đổi mới, tìm tòi và khởi tạo xu hướng, bởi khát
vọng và mục tiêu tạo ra những sản phẩm tối ưu, mang đến sự khác biệt có ý nghĩa cho
cuộc sống con người. Sản phẩm của Samsung có mặt ở hầu hết các phân khúc từ thấp
đến cao giúp người dùng dễ dàng chọn mua được sản phẩm phù hợp. Các sản phẩm
của Samsung thường có mẫu mã đa dạng thiết kế đi trước thời đại, đẹp và vừa túi tiền
của nhiều người. 
 Mỗi lần Samsung cho ra mắt một sản phẩm mới thì các tính năng của sản phẩm

ln được nâng cấp và sáng tạo hơn như màn hình QHD, camera có độ phân giải cao,
chống nước, cảm biến vân tay…và luôn đi trước các hãng khác. 
-

Thương hiệu uy tín 

 Hiếm có nhà sản xuất nào có thể vươn lên vị thế dẫn đầu và giữ vững ngôi vị
trong suốt thời gian dài như Samsung. Năm 2005, Samsung đã chính thức vượt mặt
Sony để trở thành nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới ở thời điểm bấy giờ, theo thống kê
của Statista. Trải qua hơn một thập kỷ nay danh hiệu này vẫn liên tục được nhà sản
xuất này cũng cố và giữ vững. Samsung đã đi theo triết lý thiết kế 360, luôn thiết kế
TV trước 1 năm để giữ được khoảng cách với đối thủ.
 Nếu như trước đây, Samsung chỉ chú trọng đến sự tiện dụng của một chiếc TV
thì giờ đây là sự kết hợp giữa hai yếu tố thẩm mỹ và tiện dụng. Đối với nhà sản xuất
này, một chiếc TV hồn hảo khơng đơn thuần chỉ là một sản phẩm nghe nhìn mà cịn
là vật phẩm tuyệt đẹp về mặt thẩm mỹ, có thể phù hợp với hầu hết các không gian nội
thất hiện đại và tôn vinh phong cách sống của chủ nhân. Nhờ đó, Samsung đã “chạm”
được vào những nhu cầu hay cảm xúc sâu bên trong của khách hàng và nhận được sự
tin yêu của khách hàng trong suốt nhiều năm liền
 Chất lượng làm nên thương hiệu: tuy các sản phẩm được cải tiến và sáng tạo
chưa hẳn đã hoạt động thực sự tốt nhưng chất lượng thiết kế, kỹ thuật của điện thoại
Samsung luôn ổn định và nâng cao hơn qua từng sản phẩm để làm hài lòng khách hàng
- Nhà máy sản xuất lớn, khả năng thích ứng thị trường nhanh
 Samsung hiện tại đang phát triển rất mạnh mẽ, sản phẩm của nhà sản xuất này
đã có mặt trên toàn thế giới. Mạng lưới nhà máy hiện tại đã phủ khắp 5 châu trong đó
có 2 nhà máy lớn đặt tại Mexico và Việt Nam. Với mạng lưới nhà máy rộng khắp sản
phẩm của Samsung luôn cung ứng, đáp ứng nhu cầu kịp thời cho thị trường. Không
8



chỉ vậy, nhờ mạng lưới rộng khắp này Samsung có thể cắt giảm được chi phí trong
khâu vận chuyển giúp giá thành của sản phẩm cạnh tranh hơn với đối thủ.
- Bảo hành hậu mãi khắp nơi
 Bên cạnh những cải tiến sáng tạo trong cơng nghệ thì yếu tố làm nên thương
hiệu Samsung lớn mạnh dẫn đầu thị trường cơng nghệ thế giới trong suốt thời gian qua
cịn phải kể đến sự quan tâm và lắng nghe người dùng. Các sản phẩm Samsung nói
chung khi được bán ra đều có chế độ hậu mãi bảo hành rất tốt, thời gian bảo hành lâu.
Trong đó phải kể đến dịch vụ bảo hành tận nhà với nhân viên nhiệt tình tận tâm và
hồn tồn miễn phí.
 Song hành cùng chế độ bảo hành hậu mãi tốt, Samsung luôn đưa gia các
chương trình tặng quà với các phần quà hấp dẫn, thậm chí giảm trừ tiền mặt trực tiếp
lên đến 6 triệu cho người dùng. Tất cả những nỗ lực không mệt mỏi của Samsung
trong thời gian qua là tiền đề vững chắc giúp nhà sản xuất này giữ vững “ngôi vương”
của mình trong suốt một thời gian dài.
3.2.

Lợi thế về địa điểm (L) của Samsung
- Samsung là một tập đoàn lớn trên thế giới chuyên sản xuất, lắp ráp điện thoại,
linh kiện điện tử, các thiết bị công nghệ. Vậy tại sao Samsung lại chọn Việt Nam để
đầu tư trực tiếp chứ khơng phải các nước ở Châu Âu? Đó là bởi vì Việt Nam là một
quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lí, kinh tế, chính trị và pháp luật vơ cùng thích
hợp để Samsung đầu tư.
- Lợi thế về địa điểm của Việt Nam
Các lợi thế kinh tế:
o Quy mô thị trường lớn. Với dân số trên 90 triệu người và sức mua được dự báo
là sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững trong những năm tới.
o Ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng. Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng
với tốc độ khá cao so với bình quân của thế giới và các nước CPTPP. Mặc dù liên tục
phải đối mặt với những bất ổn và thách thức, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng GDP trung bình trên 6%/năm. Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định qua nhiều

năm luôn là một yếu tố quan trọng hấp dẫn đầu tư nước ngồi và vì vậy tỷ lệ tăng
trưởng cao so với các nước trong CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế cạnh tranh
trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư. Ngồi ra, Việt Nam cũng duy trì sự ổn định các chỉ
số kinh tế vĩ mô khác. Tỷ lệ lạm phát những năm gần đây được kiểm soát tốt ở mức
dưới 5%. Tỷ giá ngoại hối luôn được duy trì ở mức ổn định, khơng có những biến
động bất thường ảnh hưởng đến kinh tế. Tăng trưởng tín dụng cũng được kiểm soát
chặt chẽ.

9


o Việt Nam đã và đang đàm phán để ký kết 16 hiệp định thương mại tự do, vì thế
sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam được hưởng các
mức thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tốt nhất. So với các nước đang phát triển là thành
viên của CPTPP, Việt Nam là một trong những nước ký kết nhiều hiệp định thương
mại tự do (FTA) song phương và đa phương có ý nghĩa quan trọng, như Hiệp định
Thương mại song phương với Mỹ, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (hiệu lực vào năm
2018), trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)… Cho đến nay, Việt Nam đã có trên 200 đối tác
thương mại khắp tồn cầu, trong đó có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập
khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong năm 2017. Trong đó có 4 thị trường xuất khẩu
đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 5 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD, trong đó Mỹ
là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
o Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ, đơng đảo và giá rẻ, có năng suất bằng
80% nhưng tiền lương lại bằng 30%. Điều này giúp Samsung hạ thấp chi phí sản xuất,
tạo cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh so với
Apple.
o Chi phí vận tải, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện. Hiện nay, Việt Nam đã
và đang xây dựng hệ thống đường cao tốc dày đặc, liên kết giữa các vùng kinh tế trọng
điểm với nhau để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam

cũng xây dựng hệ thống cảng biển, ga tàu…
Vị trí địa lý
o Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đơng bán đảo Đông Dương, trung tâm
khu vực Đông Nam Á, có vị trí chiến lược đối với nền nên kinh tế giao thương.
o Bên cạnh đó, Việt nam giáp với Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của
Samsung nên viêc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị
trường toàn cầu là điều rất dễ dàng.
o Vị địa chính trị của Việt Nam khơng những thuận lợi cho quốc gia trong các
giao dịch kinh tế quốc tế mà còn tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành trung tâm kết nối
của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và kết nối khu vực này với các các nền kinh
tế ở khu vực phía Tây Bán đảo Đơng Dương. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều thuận
lợi trong việc xây dựng và phát triển các cảng nước sâu và như giao thương toàn cầu
khi sở hữu hơn 3.000 km bờ biển.
Các lợi thế về văn hố xã hội:
o Văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống mấy nghìn năm lịch sử: truyền thống
yêu nước và lịng dũng cảm, khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của hoàn cảnh, sự
khoan dung, tinh thần cộng đồng, sự nhân ái, lạc quan và hồn hậu, trọng nghĩa tình, sự
10


cần cù, siêng năng. Bên cạnh đó, Việt Nam ln tiếp thu những giá trị mới, hướng tới
tương lai, như dân chủ, hiện đại, nhân văn, khai phóng, khoan dung, rộng mở... Nguồn
tài nguyên văn hóa Việt Nam dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao trên nhiều
phương diện, được công nhận cả ở tầm khu vực và quốc tế là điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. 
o Hợp tác quốc tế về văn hóa được Việt Nam đẩy mạnh, góp phần tăng cường
quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới, tạo nên “sức
mạnh mềm” cho đất nước. Giao lưu văn hóa với nước ngồi ngày càng được mở rộng
cùng với q trình đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế của Nhà nước
ta, góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, quảng bá cho hình ảnh

đất nước, con người, văn hóa - nghệ thuật Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Các lợi thế chính trị, pháp luật và thể chế:
o Sự ổn định chính trị. Thực tế, sự mất ổn định về chính trị bao giờ cũng là mối
quan ngại đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang
duy trì được sự ổn định chính trị-xã hội trong nhiều năm. Dưới đánh giá của các nhà
đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, chính sự ổn định kinh tế và chính trị của Việt Nam là
yếu tố hàng đầu hấp dẫn nhà đầu tư.
o Chính quyền Việt Nam đã và đang có rất nhiều các hoạt động tích cực để cải
thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của doanh nghiệp và của
tồn bộ người dân.
Các chính sách khuyến khích đầu tư. Ngồi việc tiếp tục triển khai các chính
sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngồi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,
miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng, miễn giảm tiền thuê và sử dụng đất… Nhiều
cơng ty, tập đồn lớn của Nhà nước đã và sắp thoái vốn là những điểm hấp dẫn nhà
đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tạo kiện một cách tồn diện mơi trường đầu tư
kinh doanh, bao gồm luật pháp và các định chế xã hội cũng như tăng cường hiệu quả
thực thi chính sách. Theo đó, hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế điều chỉnh hoạt
động đầu tư, kinh doanh của Việt Nam liên tục được cải thiện. Đặc biệt, những thay
đổi mang tính đột phá của Luật Đầu tư đã (1) tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo
đảm thực hiện nguyên tắc hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của cơng dân;
(2) rà sốt, loại bỏ các ngành nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh khơng hợp lý,
khơng rõ ràng; (3) củng cố, hồn thiện cơ chế bảo đảm đầu tư phù hợp với Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên; (4) tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; (5) hồn
thiện chính sách ưu đãi đầu tư; và (6) hồn thiện chế độ phân cấp và nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
11


-


Lợi thế về địa điểm của Bắc Ninh

 Lựa chọn địa điểm cho một nhà máy lớn như SEV cần có các yếu tố thuận lợi
về chính trị, kinh tế, con người, vị trí địa lý và Bắc Ninh đã đáp ứng được tồn bộ
những u cầu đó.
 Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam.
 Vị trí địa lý của Bắc Ninh vơ cùng thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất
gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các
nhà máy khác của Samsung nên viêc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung
Việt Nam đi thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng.
 Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, với mơi trường kinh doanh thơng
thống, vị trí giao thương thuận lợi, hạ tầng ngày càng hoàn thiện, Bắc Ninh đang có
sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi.
- Chính quyền địa phương
 Bắc Ninh không chỉ đáp ứng cho các doanh nghiệp các yếu tố về cung cấp điện,
nước, giao thơng, mạng, an ninh trật tự, cịn là sự hiếu khách và hỗ trợ tích cực từ lãnh
đạo tỉnh và nhân dân địa phương. Với thông điệp "Bắc Ninh luôn đồng hành cùng
doanh nghiệp, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh", đưa Bắc
Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, tin cậy của các nhà đầu tư trong và nước
ngoài.
 Với phương châm lắng nghe cặn kẽ, giao tiếp thấu đáo, tiết kiệm thời gian, sự
thành cơng của doanh nghiệp chính là sự thành cơng của tỉnh Bắc Ninh, các thủ tục
đầu tư được thực hiện rất nhanh chóng. Có dự án từ cấp giấy phép xây dựng cho đến đi
vào vận hành chỉ mất 6 tháng. Điều này đã tạo ra sự hài lòng, ấn tượng rất lớn đối với
các nhà đầu tư khi đến với tỉnh Bắc Ninh.
 Ngay từ những ngày đầu triển khai đầu tư, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập một tổ
công tác riêng để hỗ trợ Samsung giải quyết nhanh chóng tất cả những khó khăn liên
quan đến việc thuê đất, xây dựng nhà xưởng, xuất khẩu. Chính quyền Bắc Ninh cũng
có rất nhiều các hoạt động tích cực để cải thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế, xã hội của doanh nghiệp và của tồn bộ người dân
- Lao động phía Bắc ngày càng hoàn thiện tay nghề liên quan đến các ngành kỹ
thuật, công nghệ, lắp ráp hơn không tốn nhiều thời gian đào tạo. Công nghiệp phụ trợ
của Bắc Ninh đã đáp ứng nhu cầu linh kiện, phụ kiện Samsung: SEV có hơn 50 nhà
cung cấp cấp 1 tại Bắc Ninh.

12


3.3.

Lợi thế nội bộ hóa (I) của Samsung
- Lợi thế nội bộ hóa được thể hiện trực tiếp qua việc Samsung đầu tư trực tiếp
vào Việt Nam. Với nguồn FDI như vậy, Samsung có thể trực tiếp điều hành hoạt động
sản xuất và kinh doanh sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt và quản lý
tài sản của Samsung cũng trở nên hiệu quả hơn. Việc trực tiếp kiểm soát và quản lý
như vậy sẽ giúp chất lượng sản phẩm của Samsung trở nên chất lượng hơn. Trong
trường hợp, Samsung không đầu tư trực tiếp vào Việt Nam mà thuê một công ty địa
phương độc lập chắc chắn Samsung sẽ vấp phải sự khó kiểm sốt. Ví dụ, khi giám sát
và cũng cố các hoạt động hợp đồng của công ty địa phương là tốn kém, khi cơng ty địa
phương khơng có cơng nghệ phù hợp, hay khi thương hiệu và uy tín của Samsung có
thể bị những hành vi không tốt của công ty địa phương làm tổn hại, phá hỏng hình ảnh
cũng như uy tín của cơng ty trên trường quốc tế. Có thể nói, đây là một minh chứng
bước đầu khá rõ ràng giải thích cho nguồn FDI của Samsung.
- Việc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sẽ giúp Samsung giảm được các chi phí
giao dịch, đó là những chi phí liên quan đến đàm phán, giám sát và củng cố hợp đồng.
Trong thị trường smartphone, Samsung hồn tồn khơng có đối thủ trong việc tự sản
xuất các bộ phận sản phẩm. Gần 80% thành phần của một chiếc smartphone được sản
xuất bởi riêng công ty. Giúp tiết kiệm tối đa các chi phí khi phải outsource và đảm bảo
được chất lượng sản phẩm ổn định. Lý thuyết nội bộ hóa của FDI thường có khả năng

xảy ra – việc sản xuất quốc tế được nội bộ hóa trong cơng ty – khi đàm phán, quan sát
và củng cố hợp đồng với một cơng ty thứ 2 rất cao. Ví dụ, lợi thế cạnh tranh đầu tiên
của Samsung là thương hiệu của nó với chất lượng cao và công nghệ sản xuất hiện đại.
- Một cơng ty phải quyết định liệu nó có tốt hơn để sở hữu và điều hành chính
cơng ty của nó ở nước ngồi hay kí hợp đồng với một cơng ty nước ngồi để làm việc
này thơng qua nhượng quyền thương hiệu, cấp phép kinh doanh. Tuy nhiên, việc này
có thể dẫn đến các rủi ro bị đánh cắp cơng nghệ cũng như bí quyết kinh doanh. Do đó,
FDI của Samsung vào Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được các bí quyết của
mình. Hiện nay, có những linh kiện điện tử mà chỉ có Samsung sản xuất được. Như
vậy, Samsung đang độc quyền những linh kiện đó và xuất khẩu tồn cầu. Việc bảo vệ
được bí quyết kinh doanh cũng như các công nghệ sẽ giúp Samsung chiếm ưu thế trên
thị trường, tạo nên sự riêng biệt của doanh nghiệp góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận
và phát triển doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, việc bảo vệ cơng nghệ và bí quyết kinh
doanh có thể quyết định sự hưng thịnh của Samsung thậm chí sự tồn vong của doanh
nghiệp nên đây là lý do rất thuyết phục dẫn đến FDI của Samsung vào Việt Nam.

13


IV. Các tác động của hoạt động đầu tư của Samsung vào Bắc Ninh
4.1.

Vai trò đối với sự phát triển của Bắc Ninh

4.1.1.

Tác động tích cực

 Góp phần tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Hơn chục năm về trước, Bắc Ninh là địa phương thuần nơng có diện tích nhỏ
nhất nước. Từ năm 2006, tỉnh này bắt đầu cuộc cách mạng trong thu hút đầu tư nước
ngoài. Những tập đoàn đa quốc gia lớn của thế giới như Canon, Foxconn đã chọn Bắc
Ninh,... là điểm đến. Bước ngoặt lớn nhất chính là sự xuất hiện của Tập đồn Samsung
(Hàn Quốc) vào năm 2008. Khi đó, Dự án Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại
Bắc Ninh được cấp chứng nhận đầu tiên và đi vào hoạt động từ tháng 4/2009. Theo
cổng TTĐT Bắc Ninh, đây là lần thứ 2, Công ty TNHH Samsung Display điều chỉnh
mở rộng nâng tổng vốn đầu tư Công ty Bắc Ninh lên 6,5 tỷ USD. Dự án khi vào hoạt
động sẽ nâng công suất của sản xuất của Công ty từ 180 triệu sản phẩm lên 220 triệu
sản phẩm/năm.

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện
Bắc Ninh cũng chính là địa phương có thu nhập bình qn đầu người cao nhất cả
nước, với gần 6.000 USD, gấp 2,5 lần bình quân cả nước. Năm 2017, tốc độ tăng
trưởng của Bắc Ninh đứng đầu cả nước (trên 19%), quy mô kinh tế đứng thứ 4; giá trị
sản xuất công nghiệp chiếm 12%; giá trị xuất khẩu chiếm gần 15% cả nước, đứng thứ
2 chỉ sau TP.HCM; đứng thứ 10 về thu ngân sách. Góp phần tạo nên những thành tựu
trên của Bắc Ninh có vai trị đặc biệt của Samsung (năm 2017, DN này chiếm 72% giá
trị sản xuất công nghiệp, 91% giá trị xuất khẩu, 18% thu ngân sách nội địa của tỉnh).
Bắc Ninh đã "thay da đổi thịt" hồn tồn từ khi có dự án sản xuất điện thoại di động
của Samsung.
Cùng với Dự án đầu tư mở rộng của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam
tại KCN Yên Phong, đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho gần
1.000 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đàu tư đăng kí khoảng 15 tỷ USD; tạo việc làm
cho hơn 230.000 lao động, giá trị xuất khẩu đạt hơn 23,5 tỷ USD.
 Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa để có cơ

hội tham gia vào chuỗi cung ứng khơng chỉ của Samsung, mà cịn nhiều cơng ty đa
quốc gia khác.
Để nâng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm và hỗ trợ địa phương tham gia

vào chuỗi cung ứng, Samsung Việt Nam chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp tiềm
năng tại Bắc Ninh giúp họ nâng cao năng lực thơng qua q trình tư vấn, hỗ trợ,
14


chuyển giao công nghệ. Mới đây nhất là việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác ba bên
(giữa Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bắc Ninh và Samsung Việt Nam) về Chương
trình hỗ doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Ninh là một minh chứng sống động thể hiện
triết lý đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân tại những nơi Samsung có hoạt
động kinh doanh. Thơng qua chương trình này giúp Samsung có cơ hội chia sẻ những
kinh nghiệm tích lũy trong suốt 50 năm hoạt động của mình đến với các doanh nghiệp
tại Bắc Ninh. Khơng dừng lại ở đó, Samsung ln cố gắng tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp không chỉ trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử mà cả các ngành thực phẩm,
dịch vụ, hậu cần (logistics) có cơ hội hợp tác với Samsung và tích cực tham gia các
hoạt động an sinh xã hội tại địa phương, luôn sát cánh cùng sự phát triển của Bắc
Ninh.
4.1.2.

Tác động tiêu cực

- Tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên:
 Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nơi nhà máy Samsung đặt nhà máy là vùng
đất bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải công nghiệp.
 Chất thải rắn từ Samsung Bắc Ninh thải ra gây nguy hại rất lớn đối với môi
trường mặc dù đã có hệ thống xử lý chất thải đặc biệt. Tuy nhiên vì tính chất ngành
nghề điện tử thường xun phải sử dụng những chất hóa học để chế tạo ra các sản
phẩm phục vụ đời sống hiện đại của con người nên khơng thể phủ định những nguy
hại có thể gây ra đối với môi trường tự nhiên. Đặc biệt, những chất thải rắn từ hoạt
động sản xuất điện tử lại càng có nguy cơ gây hại, chúng rất khó và cần thời gian dài
để phân hủy. Nếu chất thải này ngấm vào lòng đất hoặc xả thải ra sơng thì tác động vơ

cùng lớn tới hệ sinh thái, thực vật, động vật, từ đó ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời
sống con người.
 Bên cạnh ô nhiễm môi trường đất, nước trên cịn có ơ nhiễm mơi trường khơng
khí, ô nhiễm tiếng ồn bởi các xe cộ, xe tải chở vật liệu xây dựng đi qua khu công
nghiệp Bắc Ninh ngày càng nhiều hơn, dẫn đến tình trạng đường bị xuống cấp nhanh
và bụi bay trắng xóa suốt cả ngày đêm; tiếng cịi xe, động cơ của xe thì kêu inh ỏi vào
các giờ cao điểm. Vấn đề đặt ra là bao giờ cái vòng luẩn quẩn “xe chạy- đường hỏngsửa đường” và bụi mù mịt trắng trời mới kết thúc.
- Ảnh hưởng tới người dân sống quanh khu vực nhà máy Samsung và công nhân
làm việc tại đây.
 Những người dân sinh sống quanh khu công nghiệp sản xuất của Samsung Bắc
Ninh ít nhiều phải chịu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống như là phải chịu ô
nhiễm, xảy ra các tệ nạn xã hội nhiều hơn; sự tăng mật độ dân từ các nơi đến để cư trú

15


tại tỉnh cũng tăng lên, dần dần có thể xảy ra hiện tượng “đất chật người đông”- hiện
tượng quá tải dân số ở đây,…
 Thứ nhất, trước khi có KCN Samsung thì Yên Phong- Bắc Ninh vốn là một
vùng quê yên bình nhưng sau khi KCN Samsung đặt tại Bắc Ninh thì cuộc sống của họ
hồn tồn thay đổi. Khơng cịn cái n bình vốn có mà thay vào đó là cảnh xô bồ, ồn ã
và hỗn tạp, bởi từ khi có KCN Samsung thì đã thu hút hơn 60.000 người lao động
trong khắp cả nước đổ dồn về đây làm việc. Việc quá đa dạng trong thành phần lao
động như thế này đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân: như tình cảnh
khói bụi, kẹt xe xảy ra liên miên hay tình cảnh mất trộm đồ thường xuyên xảy ra, và
họ cũng thường xuyên phải chứng kiến những cảnh cãi vã, đánh ghen giữa các nữ
công nhân khi đến đây sinh sống và làm việc,…
 Thứ hai, sức ép về dân số. Bắc Ninh được biết đến là một tỉnh nhỏ nhất của
Việt Nam (839.7 km2) nhưng tính đến nay thì mật độ dân số 1295 người/ km 2, là tỉnh
có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước. Từ đó gây ra sức ép rất lớn về mật độ dân số và

nguyên nhân chủ yếu là do số lượng lớn người lao động di cư đến đây làm việc.
 Thứ ba, chỉ tính riêng Bắc Ninh, hơn 2.000 nhà nghỉ, nhà hàng mọc lên từ năm
2011 đến năm 2015 nhờ sự xuất hiện của Samsung. Cùng với Samsung, chuỗi các
khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là dân xây nhà trọ cho thuê mọc lên rất nhiều, lượng đất
để làm nơng nghiệp cịn lại rất ít, dẫn đến tình cảnh phải nhập lương thực, thực phẩm
từ các tỉnh lân cận do người dân ở khu vực không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm
cho tỉnh mình.
 Thứ tư, an ninh trật tự khơng đảm bảo. Mọc lên nhiều các tụ điểm ăn chơi, giải
trí… dẫn đến làm “hư hỏng” một bộ phận người trẻ vì ăn chơi, đua địi khơng chịu học
hành. Tệ nạn xã hội xảy ra nhiều hơn như nạn trộm cắp, tệ nạn mại dâm,…
 Samsung tuy là tập đoàn nổi tiếng về thu hút và chính sách nhân sự nhưng
những cơng nhân của tập đồn lại có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh hiểm nghèo
như ung thư, vô sinh, bệnh điếc do dung mơi hữu cơ, nhiễm phóng xạ do tính chất
cơng việc phải thường xun tiếp xúc với sóng điện từ trường phát ra từ hệ thống máy
thiết bị. Rồi đến hóa chất từ keo, thành phần của chất bán dẫn, nguyên vật liệu sản xuất
linh kiện. Môi trường làm việc đều chưa đảm bảo an toàn lao động.
 Các tác động tiêu cực trên là các vấn đề hết sức nan giải cho các nhà lãnh đạo
tỉnh Bắc Ninh nói chung và các nhà lãnh đạo của Samsung nói riêng. Họ cần phải đưa
ra và thực thi các biện pháp để làm hạn chế tối đa các tiêu cực này và giúp người dân
cải thiện chất lượng đời sống hơn.
4.2.

Vai trò đối với sự phát triển của Việt Nam

16


4.2.1. Tác động tích cực
- Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh là dự án đầu tiên trong đại
kế hoạch đầu tư cho di động của Samsung tại Việt Nam, có vai trị quan trọng tạo tiền

đề vững chắc cho sự mở rộng quy mô đầu tư của Samsung trong hành trình đưa Việt
Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của tập đoàn. Hiện nay, SamSung đã và đang
khẳng định được vai trị của mình trên mảnh đất hình chữ S. Bên cạnh đó, như đã đề
cập đến ở trên, tập đồn này cịn đóng góp một phần không nhỏ trong việc giải quyết
vấn đề việc làm không chỉ cho người lao động Bắc Ninh mà còn cho cả người lao
động trên các tỉnh thành khác của Việt Nam, tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn
người lao động, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tầm ảnh hưởng của SamSung
đến nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, trong đó có đóng góp khơng nhỏ của SEV.
Mặc dù là một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nhưng những số liệu kinh doanh cụ thể
của SamSung Việt Nam lại rất ít khi được cơng bố. Tuy nhiên, với một vài số liệu
chính được tập đồn này hé lộ cho thấy mức độ chi phối đối với nền kinh tế Việt Nam
lớn như thế nào.
- Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam :
 Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018 Việt Nam đã xuất khẩu 480,17 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm điện thoại di động và linh kiện lên tới 49,08 tỷ USD, tăng
8,4% so với năm 2017. Trong số này, đóng góp lớn nhất thuộc về Nhà máy Sản xuất
điện thoại di động của Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh.
 Năm 2018 đã kết thúc với nhiều dư âm tốt đẹp khi kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh Bắc Ninh chạm mốc 34.915 triệu USD, chiếm 14% giá trị xuất khẩu của cả nước,
tăng trên 11,4% so với năm 2017. Với nội lực sẵn có cùng với quyết tâm cao của tỉnh
thì nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những đột phá mới. Bức tranh nền kinh tế Việt
Nam sẽ có thêm nhiều gam màu sáng hơn nữa.
 Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, xuất khẩu của Samsung đạt gần 59 tỷ
USD, chiếm hơn 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đánh giá lại tình hình
sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong “năm đặc biệt” 2020 vừa qua, Tổng Giám đốc
Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết, xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đạt 57 tỷ USD
bất chấp dịch bệnh do corona virus gây nên.
- Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước :
 Năm 2017, GDP của Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,21%, mức thấp nhất trong vài
năm, mà nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng thấp này là do sự cố điện thoại Galaxy

Note 7, khiến Samsung phải thu hồi sản phẩm và tác động mạnh đến kết quả kinh
doanh. Năm 2018, hoạt động kinh doanh của Samsung đã ổn định trở lại và Samsung
công bố những kỷ lục doanh thu lợi nhuận mới. Ngay lập tức GDP 6 tháng đầu năm
của Việt Nam tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt hơn khi đây chính là
17


mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011. Đây là điều khơng q khó hiểu bởi
Samsung hiện đang là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lớn hơn cả Petrol Vietnam. 
 Tính đến tháng 9/2020, Samsung đã cán mốc gần 1,5 tỷ sản phẩm công nghệ
cao bao gồm các sản phẩm điện thoại thơng minh, máy tính bảng, thiết bị đeo thông
minh (smartwatch) và các sản phẩm điện thoại cơ bản. được sản xuất tại Việt Nam. Cụ
thể, trong số gần 1,5 tỷ sản phẩm này, nhà máy Samsung Bắc Ninh sản xuất được hơn
769 triệu sản phẩm
- Tác động tích cực đến thị trường đầu tư tại Việt Nam :
 Sau 13 năm, tổng số vốn đầu tư của tập đoàn SamSung vào Việt Nam đạt
khoảng trên 17 tỷ USD. Con số này quá ấn tượng khi vượt mức tăng gấp 26 lần số với
tổng số vốn đầu tư của tập đoàn này vào Việt Nam năm 2008. Trong đó, vốn đầu tư
của các cơng ty thành viên Samsung Electronics Việt Nam (SEV) Bắc Ninh là 2,5 tỷ
USD. Không chỉ vậy vốn đầu tư của các công ty con của tập đồn này cũng khơng hề
gây thất vọng. Samsung Display Việt Nam (SDV) Bắc Ninh là 6,5 tỷ USD, SamSung
SDI Việt Nam (SDIV) Bắc Ninh là 133 triệu USD.
 Samsung khiến các nhà đầu tư quốc tế đều nhận thấy môi trường đầu tư kinh
doanh sản xuất tại Việt Nam ổn định hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới. Điển
hình, số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/02/2021,
tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài (FDI) đạt 5,46 tỷ USD. Các nhà đầu tư Nhật Bản giữ vị trí số một trong số đối
tác đầu tưu vào Việt Nam với tổng vốn đạt trên 1,64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn
FDI vào quốc gia này. Singapore đứng thứ 2 với 1,07 tỷ USD, Hàn Quốc xếp thứ ba
với tổng vốn đạt trên 1,05 tỷ USD.

 FDI Hàn Quốc là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiê ̣n đại
- Góp phần nâng cao trình đô ̣ công nghê ̣ trong nước ta: Cùng với viê ̣c cung cấp
nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn viê ̣c làm,
Samsung Việt Nam nói chung và Samsung Bắc Ninh nói riêng đã góp phần thúc đẩy
đởi mới và chuyển giao công nghê,̣ từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Samsung rất nỗ lực để giúp Viê ̣t Nam nâng cao tỷ lê ̣ nô ̣i địa hóa thông qua viê ̣c thúc
đẩy các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam tham gia chuỗi cung cấp linh kiê ̣n, phụ tùng, qua đó
giúp nâng cao trình đô ̣ công nghê ̣ của các doanh nghiê ̣p trong nước.
- Góp phần nâng cao vị thế của việt nam trên trường quốc tế: Samsung Bắc Ninh
cùng với trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) sẽ góp phần nâng vị
thế của Việt Nam và Samsung trên trường quốc tế, đồng thời tạo tiền đề để Việt Nam
có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

18


4.2.2. Tác động tiêu cực
- Đến môi trường tự nhiên 
 Dù đã hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên
bằng những hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là những chất thải rắn gây nguy hại lớn
tới môi trường. Tuy nhiên vì tính chất ngành nghề điện tử thường xun phải sử dụng
những chất hóa học để chế tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống hiện đại của con
người nên khơng thể phủ định những nguy hại có thể gây ra đối với môi trường tự
nhiên. Đặc biệt, những chất thải rắn từ hoạt động sản xuất điện tử lại càng có nguy cơ
gây hại, chúng rất khó và cần một thời gian dài để phân hủy. Nếu những chất thải này
ngấm vào lòng đất hoặc xả thải ra sơng thì tác động vơ cùng lớn tới hệ sinh thái, thực
vật, động vật, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.
 Tuy điều này không thể đổ hoàn toàn trách nhiệm lên Samsung nhưng chắc
chắn rằng hoạt động của Samsung tác động không nhỏ tới môi trường sinh thái xung
quanh nhà máy. Đặc biệt quá trình xử lý chất thải rắn đem lại cho môi trường rất nhiều

nguy hại.
 Samsung có một lượng chất thải rắn, bùn thải cơng nghiệp rất lớn với hàng chục
nghìn mét khối thải ra mỗi tháng. Samsung đã ký hợp đồng xử lý môi trường với 11
doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ so với công suất xả thải. Cho nên, đã có thời
điểm doanh nghiệp xử lý mơi trường cho Samsung đổ trộm bùn thải nguy hại ra môi
trường tự nhiên.
 Rất nhiều xe tải chở vật liệu xây dựng hàng ngày băm nát con đường khiến cho
đoạn đường xuất hiện nhiều “ổ trâu”, “ổ voi”, bụi bay trắng xóa suốt ngày đêm. Đặc
biệt, tình trạng bụi ngày càng nghiêm trọng hơn khi dự án nâng cấp và cải tạo bắt đầu
triển khai. Lúc 10 giờ sáng, bụi đã bay mù mịt cả con đường, các phương tiện khó nhìn
thấy nhau nếu khơng bật đèn pha. Vấn đề đặt ra là bao giờ cái vòng  luẩn quẩn “xe
chạy – đường hỏng- sửa đường”  mới kết thúc, bụi mới mù mịt trắng trời. Người dân ở
đây cho hay rằng, trong nhà dù đóng cửa 24/24 nhưng lúc nào cũng bụi, bọn trẻ con
khơng có chỗ chơi lúc nào cũng phải ở trong nhà.
- Đến người dân sinh sống quanh khu vực nhà máy Samsung và công nhân làm
việc 
 Những người dân sinh sống quanh khu công nghiệp sản xuất của Samsung ít
nhiều phải chịu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống.
 Nhà máy Samsung từng khiến dư luận hoang mang với vụ rị rỉ khí. Khi đang
làm việc, một vài cơng nhân phát hiện luồng khí vàng bốc lên từ xưởng Metal, sau đó
khói bốc lửa làm cơng nhân hoảng sợ bỏ chạy. Sự cố đã được khắc phục kịp thời
nhưng không tránh khỏi gây hoang mang cho người lao động. Qua đó, cũng có thể
19


thấy rằng mặc dù đã hết sức cẩn trọng trong việc xử lý khí thải để giảm thiểu mức độ
ảnh hưởng tới môi trường, Samsung vẫn không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực
đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người.

Hình ảnh rị rỉ khí tại nhà máy Samsung

 Mặt khác, Samsung tuy là tập đoàn nổi tiếng về thu hút và chính sách nhân sự
nhưng những cơng nhân của tập đồn lại có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh hiểm
nghèo như ung thư, vô sinh, bệnh điếc do dung mơi hữu cơ, nhiễm phóng xạ do tính
chất cơng việc phải thường xun tiếp xúc với sóng điện từ phát ra từ máy móc cùng
các hóa chất độc hại cũng như các chất phóng xạ. Chính dây chuyền sản xuất lắp ráp
điện tử sẽ dẫn đến nhiều hậu quả mà hiện tại công nhân chưa nhìn thấy. Đầu tiên,
chính là những bức xạ điện từ trường phát ra từ hệ thống máy thiết bị. Rồi đến hóa
chất từ keo, thành phần của chất bán dẫn, nguyên vật liệu sản xuất linh kiện.
 Tiêu chuẩn bảo hộ lao động cho công nhân khi làm trong các ngành nghề điện
tử thực sự chưa đảm bảo và phù hợp (sử dụng phương pháp đặc biệt để xác định hơi
hóa chất ở khu vực lắp ráp, kết quả xác định được là: các dạng hơi axit và hơi dung
môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen... đều nhỏ
hơn tiêu chuẩn VSCP). Tuy nhiên. các tiêu chuẩn này đã quá cũ, hơn 20 năm chưa
được soát xét xây dựng lại cho phù hợp với điều kiện hiện nay và tác dụng cộng hưởng
cũng chưa được xem xét.

20


 Bởi vậy, dù chính sách nhân sự của Samsung vô cùng hấp dẫn, lương thưởng
cho công nhân so với các tập đồn khác có phần cao hơn nhưng bù lại làm việc trong
môi trường phải tiếp xúc với nhiều chất độc hại là điều khó có thể tránh khỏi.

V. Kinh nghiệm và bài học rút ra
5.1.

Kinh nghiệm

- Cải thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách: Hồn thiện hệ thống luật
pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất qn, cơng khai, minh bạch, có

tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong
khu vực (Sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp); rà soát tổng thể hệ thống pháp luật
hiện hành, trước hết là các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, pháp luật
hiện hành quy định về hoạt động mua bán và sáp nhập có yếu tố nước ngồi; quy định
rõ hơn những đặc thù về thủ tục và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
hướng dẫn quy định về đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo
hướng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; tiếp tục hoàn thiện khung khổ
pháp lý về đầu tư; điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu
tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; hồn thiện cơ
chế, chính sách khuyến khích thu hút FDI vào cơng nghiệp hỗ trợ; hồn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam,
đồng thời đảm bảo kiểm sốt cơng nghệ nhập khẩu; hoàn thiện các quy định nhằm
hướng dẫn và kiểm sốt mơi trường,...
- Đơn giản hố thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư là thủ tục một cửa đơn
giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bởi vậy, cần hoàn
thiện tiêu chí cấp giấy chứng nhận đầu tư, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, chỉ cấp
giấy chứng nhận đối với các dự án đạt yêu cầu một cách chắc chắn, tránh hiện tượng
tràn lan và không hiệu quả.
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc
sản xuất, giáo lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Do vậy,
cần nâng cấp các hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, cảng biển,...nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư
tại Việt Nam.
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực:

21


 Một trong những tiêu chỉ để nhà đầu tư nước ngoài quần tâm là thị trường lao
động tại Việt Nam. Nó đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Nhà nước cần

đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu càu của doanh nghiệp.
 Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ về pháp luật, chính sách, chun mơn đối
với đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài, hướng tới đáp ứng yêu
cầu hội nhập và giao lưu quốc tế.
 Có kế hoạch đào tạo thường xuyên, liên tục cán bộ đối ngoại, cán bộ làm công
tác quản lý đầu tư nước ngoài, các bộ trực tiếp tham gia vào các liên doanh không chỉ
giỏi về kinh tế, quản lý mà phải am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, trong đó chú
ý cán bộ chủ chốt hoạt động kinh tế đối ngoại: có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về
chun mơn, nghiệp vụ, giàu về kiến thức, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật
và có khả năng đàm phán quốc tế để có thể đảm bảo làm việc tốt, có hiệu quả trong
mơi trường vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Về lâu dài, cần tuyển chọn các sinh viên tốt
nghiệp đại học loại giỏi thuộc các chuyên ngành như: kinh tế đối ngoại, luật kinh tế,
kinh tế đầu tư,....vào làm việc theo chế độ công chức dự bị tại sở KH-ĐT, Ban Quản lý
các KCN; sau đó tổ chức cho thi cơng chức và nếu trúng tuyển cho đi đào tạo tiếp ở
nước ngồi. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng cao bổ sung cho đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác QLNN đối với hoạt động FDI, đồng thời có thể cứ họ tham gia
vào Hội đồng quản trị các doanh nghiệp liên doanh mà đối tác phía Việt Nam là các
doanh nghiệp nhà nước.
5.2.

Bài học

- Bài học về ưu đãi thuế: Cần xóa bỏ hầu hết các ưu đãi thuế đối với hoạt động
đầu tư theo lộ trình để tránh tình trạng chồng chéo. Chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một
cách chọn lọc. Điều này sẽ làm cho Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trở nên
đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm chi phí quản lý, thúc đẩy tích lũy của doanh nghiệp. Đặc
biệt, do chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn lọc sẽ có tác dụng thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả, tránh được tính tràn lan trong chính sách ưu
đãi thuế, nên hiện tượng lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế để chuyển giá trốn thuế
sẽ được hạn chế đáng kể. Theo lộ trình đến năm 2020, chỉ áp dụng chính sách ưu đãi

thuế đối với : (i) Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao đồng thời là công
nghệ mới; (ii) Các dự án đầu tư tại các vùng đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa
theo Danh mục do Chính phủ quy định.
- Bài học về chính sách hỗ trợ:
22


×