Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 18 Trung Vuong va cuoc khang chien chong quan xam luoc Han

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.82 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bài 18:


<b>TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN </b>


<b>CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN</b>



<b>A.</b> <b>Mục tiêu bài học</b>
<b>I.</b> <b>Về kiến thức</b>


- Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất
nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là những việc làm thiết thực đem lại
quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Hán.


- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) nêu bật ý chí bất khuất của
nhân dân ta.


<b>II.</b> <b>Về thái độ, tư tưởng, tình cảm</b>
- Tinh thần bất khuất của dân tộc.


- Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
<b>III.</b> <b>Về kĩ năng</b>


- Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.


- Bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử.
<b>B.</b> <b>Thiết bị, tài liệu dạy học</b>


- Lược đồ: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- Hình ảnh: Đền thờ Hai Bà Trưng…


<b>C.</b> <b>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)</b>


<b>I.</b> <b>Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.</b>
<b>II.</b> <b>Kiểm tra bài cũ (5 phút)</b>


<i>Câu hỏi:</i>


1. Nhà Hán đã dùng những chính sách gì để “đồng hóa” dân tộc ta?


2. Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm
40.


<b>III.</b> <b>Giảng bài mới (39 phút)</b>
<b>1. Dẫn nhập vào bài mới (1 phút)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hiểu bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
HÁN.


<b>2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (36 phút)</b>
<b>Thời</b>


<b>gian</b> <b>Hoạt động của giáo viên và học sinh</b> <b>Kiến thức cơ bản</b>
15ph <b>Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp</b>


-Giáo viên hỏi: <i><b>Sau khi giành được độc lập, </b></i>
<i><b>Hai Bà Trưng đã làm gì?</b></i>


-Học sinh trả lời.


-Giáo viên chốt ý theo sách giáo khoa.


-Giáo viên hỏi: <i><b>Ý nghĩa và tác dụng của việc </b></i>


<i><b>nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên làm vua?</b></i>


-Học sinh suy nghĩ, trả lời.


-Giáo viên nhận xét, chốt ý: Hơn 200 năm đất
nước ta bị mất đất, mất tên, lãnh thổ sáp nhập
vào đất đai Trung Quốc. Việc Trưng Trắc
được suy tôn làm vua đã khẳng định đất nước
ta là một đất nước có chủ quyền, có vua cai
quản, khơng hề phụ thuộc vào phong kiến
phương Bắc. Đem lại quyền lợi cho nhân dân,
tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm
lược.


-Giáo viên giảng tiếp: Được tin Hai Bà Trưng
khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các
quận miền Nam khẩn trương chuẩn bị xe,
thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương
thực để sang đàn áp nghĩa quân.


-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Bảng so
sánh sự khác nhau trong chính sách đối với
người dân của chính quyền Trưng Vương và
chính quyền đơ hộ Hán trước đó (PHỤ LỤC
1). Sau đó, hỏi học sinh: <i><b>Qua bảng so sánh </b></i>
<i><b>này em có nhận xét gì?</b></i>


-Học sinh suy nghĩ, trả lời.


-Giáo viên nhận xét, chốt ý: Những chính sách


đơ hộ của nhà Hán hết sức tàn ác, thâm độc,
chỉ ra sức vơ vét của cải của nhân dân ta, làm
cho nhân dân ta khổ cực. Những chính sách
của chính quyền Trưng Vương lại hướng tới


<b>1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau </b>
<b>khi giành lại được độc lập?</b>


<b>-</b>Trưng Trắc được suy tôn lên
làm vua, đóng đơ ở Mê Linh.
<b>-</b>Những việc làm của chính


quyền Trưng Vương:
+ Phong tước cho những
người có cơng.


+ Tổ chức lại chính quyền.
+ Xá thuế 2 năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

việc đem lại lợi ích và cuộc sống ấm no hơn
cho nhân dân.


-Giáo viên hỏi: <i><b>Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh </b></i>
<i><b>cho các quận miền Nam khẩn trương chuẩn</b></i>
<i><b>bị mà không tiến hành đàn áp ngay cuộc </b></i>
<i><b>khởi nghĩa Hai Bà Trưng?</b></i>


-Học sinh suy nghĩ, trả lời.
-Giáo viên nhận xét, chốt ý:



Vì lúc này ở Trung Quốc, nhà Hán phải lo
đối phó với các cuộc đấu tranh của nông dân và
thự hiện việc bành trướng lãnh thổ về phía Tây
và phía Bắc.


-Giáo viên kết luận: Sau khi giành thắng lợi
Hai Bà Trưng đã bắt tay vào công cuộc xây
dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với cuộc
xâm lược của nhà Hán. Những việc làm tuy
ngắn (chỉ trong vòng 2 năm) nhưng đã góp
phần nâng cao ý trí đấu tranh bảo vệ độc lập
của nhân dân ta.


21ph <b>Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp</b>


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Quân Hán chuẩn bị lực lượng</b></i>
<i><b>như thế nào khi tiến vào nước ta?</b></i>


<i>-</i>Học sinh trả lời.


<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Mã Viện được vua Hán
phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo
quân xâm lược gồm 2 vạn quân tinh nhuệ, 2
nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu.
<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Em có nhận xét gì về lực </b></i>


<i><b>lượng quân của nhà Hán khi sang xâm lược</b></i>
<i><b>nước ta?</b></i>


<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.



<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Lực lượng tinh nhuệ, được
trang bị đầy đủ vũ khí và lương thực.


<i>-</i>Giáo viên cho học sinh so sánh lực lượng quân
của nhà Hán với số dân của Giao Chỉ (là nơi
diễn ra trận đánh chủ yếu của cuộc kháng
chiến): 20.000 quân tinh nhuệ nhà Hán;
746.237 dân ở Giao Chỉ. Sau đó hỏi: <i><b>Việc huy</b></i>
<i><b>động lực lượng hùng hậu như vậy sang xâm</b></i>
<i><b>lược nước ta thể hiện âm mưu gì của kẻ </b></i>


<b>2. Cuộc kháng chiến chống </b>
<b>quân xâm lược Hán (42-43) đã</b>
<b>diễn ra như thế nào?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>thù?</b></i>


<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.


<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Qua đó, ta có thấy rõ tính ác
liệt và dã tâm quyết tiêu diệt quân khởi nghĩa,
xâm chiếm lại nước ta của nhà Hán.


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Vì sao Mã Viện được chọn </b></i>
<i><b>làm chỉ huy đạo quân xâm lược?</b></i>


<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.


<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Mã Viện là một viên tướng


lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều
kế, có nhiều kinh nghiệm, quen chinh chiến ở
phương Nam.


<i>-</i>Giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ, trình bày
diễn biến cuộc kháng chiến.


<i>-</i>Giáo viên cho một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ
viết về vùng Lãng Bạc trong sách giáo khoa
trang 51. Sau đó hỏi: <i><b>Tại sao địa danh Lãng </b></i>
<i><b>Bạc là nỗi kinh hoàng của Mã Viện khi nhớ </b></i>
<i><b>lại sau này?</b></i>


<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.


<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Do xuất phát từ nỗi sợ hãi
trước tinh thần chiến đấu dũng cảm bất khuất
của dân ta, một tên tướng giặc đã bỏ mạng.
<i>-</i>Giáo viên giảng tiếp:


Sau trận chiến ở Lãng Bạc, quân ta lùi về giữ
Cổ Loa và Mê Linh, sau đó phải rút về Cấm
Khê (Hà Nội). Mặc dù cuộc chiến diễn ra vô
cùng quyết liệt nhưng cuối cùng, vào tháng
3/43, quân Hai Bà Trưng đại bại, Hai Bà chạy
đến sông Hát nhảy xuống sơng tự tử.


Sau đó, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến
tháng 11/43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu
quân về nước. Quân đi mười phần, về chỉ còn


bốn-năm phần.


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Ý nghĩa của cuộc kháng chiến</b></i>
<i><b>là gì?</b></i>


<i>-</i>Học sinh trả lời.
<i>-</i>Giáo viên chốt ý.


<i>-</i>Giáo viên hỏi: <i><b>Việc nhân dân ta lập đền thờ </b></i>
<i><b>Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi </b></i>


 Diễn biến:


<b>-</b>Tháng 4/42 tấn công Hợp Phố.
<b>-</b>Mã Viện vào nước ta theo 2


đường:


+ Quân bộ: Qua Quỷ Môn
quan, xuống Lục Đầu.


+ Quân thuỷ: Vào sông
Bạch Đằng, ngược lên Lục Đầu.
Hợp tại Lãng Bạc.


<b>-</b>Hai Bà Trưng kéo lên Lãng
Bạc, sau đó rút về Cổ Loa,
Mê Linh, rồi Cấm Khê.
 Kết quả, ý nghĩa:



<b>-</b>Kết quả: Tháng 3/43, Hai Bà
Trưng hi sinh. Kháng chiến
thất bại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>thể hiện điều gì?</b></i>


<i>-</i>Học sinh suy nghĩ, trả lời.


<i>-</i>Giáo viên chốt ý: Để tỏ lòng biết ơn Hai Bà
Trưng, trân trọng công lao to lớn của Hai Bà
Trưng.


<b>3. Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (2 phút)</b>
<b>a)</b> <b>Củng cố </b>


<i>-</i> Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:


1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?


2. Ý nghĩa và tác dụng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
<b>b)</b> <b>Dặn dò</b>


- Học bài cũ, chuẩn bị bài bài 19.
<b>IV.</b> <b>Phụ lục</b>


<b>BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN</b>
<b>CỦA CHÍNH QUYỀN TRƯNG VƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐƠ HỘ NHÀ HÁN</b>


<b>TRƯỚC ĐĨ</b>



<b>Chính sách đơ hộ của nhà Hán</b> <b>Chính sách của chính quyền </b>
<b>Trưng Vương</b>


- Vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng các thứ
thuế (thuế muối, thuế sắt…), cống nạp
nặng nề.


-Xá thuế 2 năm liền cho nhân dân.


- Luật pháp hà khắc, lao dịch nặng nề. -Bãi bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch
nặng nề của chính quyền cũ.


- Bắt dân ta theo phong tục Hán nhằm “đồng
<i>hóa” dân tộc ta.</i>


<b>V.</b> <b>Rút kinh nghiệm</b>


</div>

<!--links-->

×