Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119 KB, 3 trang )
M&A: Chiến lược khôn ngoan trong thời khủng hoảng
Phần lớn những thỏa thuận M&A mang lại giá trị đều được thực hiện trong giai
đoạn suy thoái kinh tế
Suy nghĩ chung hiện nay là bán đi hoặc tránh những vụ mua lại trong thời kỳ suy thoái.
Nhưng trên thực tế, trong những ngày kinh tế ảm đạm đó lại là cơ hội vàng.
Không có gì ngạc nhiên khi tốc độ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong
năm 2008-2009 giảm mạnh so với những năm gần đây. Ngoại trừ một số ít những thỏa
thuận lớn, hoạt động M&A dường như rất lặng lẽ. Trong lúc nền kinh tế vẫn còn ốm yếu
và sức ép thanh toán vẫn tiếp tục là gánh nặng, phần lớn các chuyên gia dự đoán sẽ
chỉ có một vài thỏa thuận đáng kể diễn ra trong năm nay – và đó cũng chính xác là là
suy nghĩ chung của nhiều người.
Quan điểm chung hiện nay đều cho rằng, M&A là một điều xa xỉ, chỉ nên thực hiện
trong những thời điểm hoàn hảo và nên từ bỏ trong lúc tình hình xấu đi. Điều này hoàn
toàn sai. Mọi thỏa thuận luôn có sự rủi ro, nhưng không làm gì trong lúc kinh tế suy
thoái có thể là điều rủi ro nhất trong tất cả.
Mua và bán lại là những công cụ quan trọng trong việc thi hành chiến lược kinh doanh.
Bởi vì chiến lược kinh doanh cần được thi hành trong suốt chu kỳ kinh doanh, trong
thời điểm kinh tế diễn biến hoàn hảo hoặc xấu đi. Thực tế, phần lớn những thỏa thuận
mang lại giá trị đều được thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế.
Phần lớn những người mua thành công đều nhận ra, hoạt động mua lại trong thời điểm
kinh tế suy yếu thực sự mang lại lợi nhuận lâu dài cho cổ đông. Nhưng nghiên cứu do
những hãng tư vấn Bain, Boston hay McKinsey và những công ty khác thực hiện đều
khẳng định hoạt động M&A trong thời điểm suy thoái sẽ củng cố môi trường kinh tế.
Những ví dụ thành công
Một trong những ví dụ về thỏa thuận M&A thành công trong lúc khủng hoản đó là vụ
Diageo mua lại hãng rượu Seagram Wine & Spirits từ hãng Vivendi Universal trong lúc
suy thoái kinh tế năm 2001 đã đưa Diageo dẫn đầu thế giới về doanh số và lợi nhuận
trong ngành đồ uống. Cũng trong năm 2001, hãng Danaher mua lại hai đơn vị
Commerce System và Videojet của Marcorni, cả hai hiện trở thành bộ phận tăng trưởng
nhanh nhất và mang lại phần lớn lợi nhuận cho Danaher.