Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.29 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (3,0 điểm) Vì sao Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Câu 2: (2,0 điểm) Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Câu 3: (3,0 điểm) Thế nào là chiến tranh lạnh ? Những biểu hiện và hậu quả của nó. Xu thế chung của thế giới sau chiến tranh lạnh là gì? Nó phụ thuộc vào những nhân tố nào ? PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM. Câu 4 . (3,0 điểm) Trong phong trào công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) có điểm gì mới ? Câu 5. (5,0 điểm) Hãy lập bảng niên biểu về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ 1919 đến 1925. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp có tác dụng gì cho cách mạng Việt Nam ? Câu 6. (4,0 điểm) Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Việt Nam ?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu. 1. 2. 3. Nội dung - Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai vì: + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. + Mỹ có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động sáng tạo. + Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn (Điều kiện hòa bình lâu dài), ít tổn thất hơn so với nhiều nước khác , hơn nữa Mỹ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ việc buôn bán vũ khí + Mỹ áp dụng hiệu quả và nhanh chóng những tiến bộ của Khoa học kỹ thuật, là nước khởi đầu cuộc cánh mạng khoa học - Kỹ thuật hiện đại của Thế giới. + Vai trò điều tiết của bộ máy nhà nước và sự hoạt động năng động, hiệu quả của các công ty, tập đoàn công nghiệp ở Mỹ. + Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong nước và ngoài nước. - Hoàn cảnh: + Sau khi giành được độc lập một số nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác phát triển + Đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các nước cần hợp tác liên minh với nhau để phát triển. + Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập (viết tắt là ASEAN) - Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên - Nguyên tắc hoạt động: + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình + Hợp tác phát triển có kết quả. - Thế nào là chiến tranh lạnh. + "chiến tranh lạnh" là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa - Biểu hiện: + Tăng ngân sách quốc phòng, chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Điểm 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5. 0,5.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. 5. - Hậu quả: + Chiến tranh lạnh mang lại hậu quả hết sức nặng nề đó là làm cho thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng... - Xu thế chung của thế giới sau chiến tranh lạnh: + Kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt (12/1989) xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế - Xu thế đó phụ thuộc vào các nhân tố sau: Sự tự vươn lên của các quốc gia, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách thức giải quyết mâu thuẫn về vấn đề dân tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ - Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) có điểm mới: + Trước khi có phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925), phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam còn lẻ tẻ, mang tính tự phát, đấu tranh nặng về kinh tế, giai cấp công nhân chưa thể hiện vị trí tiên phong của mình. + Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son đã ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Như vậy phong trào đấu tranh đã có tổ chức mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng. - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 Năm Hoạt động chính trị Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" đòi chính 1919 phủ Pháp và các nước đồng minh phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng cho nhân dân ta. Tháng 7, Người đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê - nin 1920 - Tháng 12, Người dự đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. - Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra hội liên hiệp các dân 1922 tộc thuộc địa ở Pa - ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân 1923 Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự hội. 0,5 0,75. 0,75. 1,5. 1,5. 0,75. 0,75. 0,75 0,75.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ơ. 6. nghị quốc tế nông dân, sau đó là đại hội quốc tế cộng sản lần thứ V. -1925 - Năm 1924, Người trở về Quảng Châu-Trung Quốc - Tháng 6/1925, thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên. - Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp có tác dụng gì cho cách mạng Việt Nam? + Đã tìm được con đường đấu tranh giải phóng dân tộc cho dân tộc Việt Nam - Đó là con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin - Bản yêu sách đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam tuy không được chấp nhận nhưng đã có tiếng vang lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa + Việc Người ra nhập quốc tế thứ 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Người, từ một thanh niên Việt Nam yêu nước trở thành người cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản + Những bài báo, những tác phẩm, những quan điểm cơ bản về chiến lược, sách lược cách mạng giải phóng thuộc địa bí mật truyền bá về nước đã giác ngộ các tầng lớp nhân dân, kích thích phong trào giải phóng dân tộc chuyển biến theo xu hướng mới - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Việt Nam vì : + Sự ra đời của Đảng (3/2/1930) đã chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam + Khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền lãnh đạo cách mạng với đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản. + Với sự ra đời của Đảng, cách mạng Việt Nam có một đường lối cách mạng đúng đắn được đề ra trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. + Đảng ra đời đã gắn cách mạng Việt Nam thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. + Vì vậy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là sự chuẩn bị tất yếu cho bước phát triển cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.. 0,5. 0,5. 0,5. 0,5. 0,75 0,75 0,75 0,75 1,0.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>