Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Sự sinh sản của thực vật bậc cao (SSHT) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.96 KB, 8 trang )

Sự sinh sản của
thực vật bậc cao
(SSHT)


2. Sự sinh sản hữu tính ở thực vật
Phương thức sinh sản hữu tính, cùng với
việc phức tạp hoá cấu trúc nhiễm sắc thể
và quá trình phân bào đã tạo ra sự đa
dạng của các giao tử, làm cho sinh vật
tiến hoá với tốc độ nhanh, phân hoá
thành các nhóm khác nhau. Trong chu
trình phát triển cá thể của thực vật, sự
sinh sản hữu tính kế thừa từ sự sinh sản
vô tính bằng bào tử giảm nhiễm nên các
giao tử tạo ra bằng phân bào nguyên
nhiễm trong các túi giao tử - cơ quan
sinh sản hữu tính. Khác với bào tử, các
giao tử là thể nguyên sinh không có vách
xenluloza bao bọc và tự nó không thể
phân chia và phân hoá để tạo thành cơ
thể đơn bội như bào tử (trừ trường hợp
trinh sản, tế bào trứng không qua thụ tinh
nhưng vẫn hình thành được cơ thể đơn
bội) mà nó phải trải qua sự kết hợp của
giao tử đực và giao tử cái từ cơ thể lưỡng
tính hoặc từ hai cơ thể khác nhau, để tạo
thành hợp tử lưỡng bội, có khả năng
phân chia và phân hoá tạo thành cơ thể
lưỡng bội. Người ta phân biệt ba dạng
khác nhau của quá trình sinh sản hữu tính


là đẳng giao, dị giao và noãn giao.
2.1. Sự đẳng giao (Isogamia)
Ỏ nhiều thực vật đơn bào và đa bào, đến
thời kỳ sinh sản hữu tính thì hình thành
các túi giao tử đơn bào khác nhau về giới
tính. Trong túi giao tử đực, hình thành
hoocmon giới tính gọi là
hydrobenzaldehit điều khiển sự phân bào
nguyên nhiễm, tạo ra giao tử đực. Trong
túi giao tử cái có loại gynotecmon gọi là
isoramnetol xác định giới tính cái. Hai
loại giao tử đực và cái giống nhau về
kích thước, hình thái, tốc độ vận động ...
chỉ khác nhau về giới tính, gọi là đẳng
giao tử. Giao tử đực tiết ra chất
androgamôn để hấp dẫn giao tử cái,
nhưng có tác dụng đẩy giao tử đực xa
nhau. Giao tử cái tiết ra chất gynogamon
để hấp dẫn giao tử đực và đẩy giao tử cái
xa nhau. Do vậy, xác suất gặp gỡ giao tử
đực và giao tử cái xảy ra trong môi
trường nước là rất lớn, chúng kết hợp với
nhau, trước hết là bào phối, tiếp theo là
nhân phối. Quá trình kết hợp của hai
đẳng giao tử đực và cái gọi là sự đẳng
giao. Hợp tử tạo ra trong đẳng giao nhỏ,
có sự đóng góp như nhau về tế bào chất
cũng như nhân của hai giao tử. Hợp tử
này ít chất dự trữ, tồn tại không lâu, khả
năng chống chịu kém. Vì vậy, hình thức

sinh sản hữu tính đẳng giao chỉ xảy ra ở
thực vật còn thấp. Ngoài ra, cũng có
những loài sinh sản hữu tính tiếp hợp
đẳng giao như nấm men, nấm mốc bánh
mì.
2.2. Sự dị giao (Heterogamia)
Ở thực vật đơn bào tiến hoá hơn, hoặc
thực vật đa bào đã xảy ra sự sinh sản hữu
tính dị giao. Trong túi giao tử đực, xảy ra
sự phân bào nguyên nhiễm, tạo thành
giao tử đực nhỏ (microgameta), bơi lội
với vận tốc nhanh hơn. Trong túi giao tử
cái, các giao tử cái lớn (macrogameta)
được tạo thành, bơi lội với vận tốc chậm
hơn. Với hướng hoá thuận do hai giao tử
tiết ra và kết hợp với nhau, tạo thành hợp
tử gọi là sinh sản dị giao. Trong hợp tử
này, nhân đực và nhân cái kết hợp với
nhau, có sự đóng góp tương đương về vật
chất di truyền, nhưng về di truyền tế bào
chất thì dòng cái ưu thế hơn dòng đực.
Hợp tử lớn hơn, chất dự trữ nhiều hơn,
tồn tại lâu dài hơn và có khả năng chống
chịu tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có trường
hợp xảy ra dị giao sinh lý như ở Tảo nâu
Ectocarpus silicolosus, về phương diện
hình thái thì chúng thuộc loại đẳng giao
tử, nhưng về phương diện sinh lý chúng
có sự khác nhau. Đẳng giao tử đực bơi
lội nhanh, lâu hơn để tìm giao tử cái.

Đẳng giao tử cái bơi lội với vận tốc chậm
hơn, thời gian ngắn hơn, rồi ngừng bơi
lội, chìm xuống đáy biển và bám vào giá
thể bằng roi dài. Sự dị giao sinh lý là

×