Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Sự sinh sản của thực vật bậc cao pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.75 KB, 10 trang )


Sự sinh sản của
thực vật bậc cao



Sinh sản là một thuộc tính bắt buộc của
cơ thể sống. Sự sinh sản gắn liền với tính
di truyền được biểu hiện qua nhiều thế
hệ. Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau
không phải các tính trạng mà là chương
trình phát triển của mỗi loài sinh vật
được gọi là thông tin di truyền. Thông tin
di truyền được hiện thực hoá ở thế hệ sau
trong quá trình phát triển cá thể, trên cơ
sở phân chia và phân hoá tế bào.

I. Các hình thức sinh sản của thực vật
1. Sinh sản sinh dưỡng
1.1. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Kiểu sinh sản này đặc trưng cho cả thực
vật bậc thấp lẫn thực vật bậc cao nhằm
tăng nhanh số lượng cá thể mới, được
thực hiện nhờ tế bào, mô, cơ quan sinh
dưỡng mà không qua giai đoạn hình
thành tế bào sinh sản. Trong sinh sản
sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành
bằng sự phân chia trực phân như vi
khuẩn, tảo lam. Nấm men sinh sản sinh
dưỡng bằng cách nẩy chồi. Ở nhiều tảo
đa bào, sự sinh sản sinh dưỡng bằng cách


phân đoạn, mỗi đoạn khôi phục lại cá thể
mới như tảo xoắn trên cơ sở phân bào
nguyên nhiễm. Ở thực vật bậc cao, sinh
sản sinh dưỡng rất đa dạng, các cá thể
mới được hình thành từ sự phân mảnh
của các cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân,
lá.
Rễ của nhiều loại cây tạo ra chồi phụ. Từ
những chồi đó, phát triển thành những
cây mới, sống độc lập như cây ngấy, cây
cọ phèn, rễ củ khoai lang. Từ lá cây cũng
mọc ra chồi phụ. Những lá cây này rụng
xuống hoặc có khi đang còn trên cây,
mọc các chồi mới như cây thuốc bỏng, lá
thu hải đường... Sinh sản sinh dưỡng
bằng các đoạn thân hay những dạng biến
thái của thân như thân củ, hành, thân rễ
... Ví dụ như thân xương rồng bà, thân
cây hoa quỳnh, cỏ tranh, cỏ gấu, rễ củ
khoai lang, thân củ khoai tây, thân hành,
thân bò. Cơ sở tế bào học của sự sinh sản
sinh dưỡng là phân bào nguyên nhiễm ở
tế bào soma, nên chương trình thông tin
di truyền được sao chép y hệt từ cơ thể
mẹ sang cơ thể con, ít khi xẩy ra tái tổ
hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp,
các tế bào soma khi phân bào nguyên
nhiễm cũng có thể xảy ra sự trao đổi
chéo, mặc dù tần số rất thấp.
1.2. Sự sinh sản sinh dưỡng nhân tạo

Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là những
hình thức sinh sản do con người thực
hiện, dựa vào khả năng tái sinh của cây
như giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô
... để duy trì giống tốt và nhân giống có
hệ số cao.
Ngày nay, người ta sử dụng các hoocmon
cũng như vitamin nhằm tăng nhanh quá
trình phân bào và sự phân hoá lại để hình
thành mô, cơ quan, cơ thể mới, vì vậy, hệ
số nhân giống tăng lên rất cao, đặc biệt là
đối với những cây không có khả năng tái
sinh trong điều kiện tự nhiên. Hoocmon
thực vật - đó là những hợp chất hữu cơ,
chúng gây tác dụng mạnh mẽ với một số
lượng vô cùng bé, lên trao đổi chất và
sinh trưởng tế bào. Hoocmon thực vật
được hình thành chủ yếu trong các mô
đang sinh trưởng mạnh, đặc biệt là trong
mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng thân,
rễ. Hoocmon thực vật có tác dụng trong
các miền cách xa với nơi hình thành
chúng và có tác dụng khác nhau đến trao
đổi chất và
phân bào:
- Chúng điều khiển sự sinh trưởng tế bào
theo chiều dài trong các phần cây đang

×