Ngô Quang Duy
Nguyễn Công Hoàng
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC ĐÊMÔCRIT
I.Cuộc đời và tác phẩm của Đêmôcrít
Theo lịch sử truyền lại Đêmôcrit sống từ năm 460 đến năm 370 t.CN. Ông
sống hơn một năm tuổi trẻ hơn Anaxago khoảng 40 tuổi va già hơn platon 30 tuổi.
Ông sinh ra ở Ap-đe, một thành phố thương mại lớn ở vùng Tơraxơ. Bố ông là một
thương gia giàu có, cho phép ông có nhiều điều kiện thuận lợi để du học ở nhiêu
nước trên thế giới. Cha ông đã để lại cho ba em trai của mình phân lớn tài sản, mà
Đêmôcrit chỉ lấy một phần nhỏ bằng tiền mặt để du lịch.
Những tư tưởng cổ đại truyền lại rằng Đêmôcrit đã đi du lịch đến phương
đông. Lần đầu ông đến Ai cập học hình học, sau đó đến Babilon. Một vài tư liệu nói
rằng ông đã làm quen với phái lôga ở Ân Độ, và hình như ông đã đi qua cả Êtiôpia.
Ông tự hào tuyến bố rằng, ông đã đi qua nhiều vùng đất rộng, so với bất kỳ
ai cùng thời với ông, và đã nghiên cứu ký chúng, rằng ông đã nhìn thấy nhiều hơn
so với tất cả mọi người, những người chồng và đất đai, đã bàn luận với số đông các
nhà bác học. Ông cũng đã đến Ailen, găp Xổcrat, và nhà triết học này cũng không
biết ông. Ông luận bàn với Xôcrat. Tương truyền lại, Đêmôcrit đã gặp Anaxago,
những nhà Hiền triết đã không nhận Đêmôcrit làm học trò.
Ở phương Đông, trong chuyến đi du lịch này, Đêmôcrit học được rất
nhiều, tiếp thu các tri thức triết học cũng như các tri thức khoa học khác.khi trở về
Đêmôcrit trở thành người nghèo khổ. Theo luật của Áp đe thời bấy giờ ông bị tước
mất quền cư trú ở thành phố, vì đã tiêu phí tiền kế thừa của cha, song những người
dân thành phố. Khác với Hêraclit là nhà “triết học hay khóc”, Đêmôcrit là “nhà triế
học được cười”, vì khi ra phố ông luôn luôn mỉm cười và cắt nghĩa giảng giải cho
mọi người.
1
Ngô Quang Duy
Nguyễn Công Hoàng
Về tác phẩm của ông: theo tương truyền lại ông có khoảng 70 tác phẩm về
tất cả các mảng đạo đức khoa học tự nhiên, toán, âm nhạc kỹ thuật v.v. Nhưng phần
lớn chúng không còn lưu lại đến ngay nay, vì rằng, theo nhà triết học Aristôt-xen
truyền lại “platon đã nhớ rõ hầu hét trường hơp, khi ông ta cần phải phản đối lại ông
ấy (Đêmôcrit). Rõ ràng, ông biết rằng, ông ta buộc phải tranh luận với một nhà triết
học tốt nhất trong số các nhà triết học” chính platon muốn đốt hết sách vở của
Đêmôcrit. Và tiếc rằng đến thơì kỳ trung cổ. Các tác phẩm của Đêmôcrit đã bị đốt
hay thất lạc hầu hết.
Cho đến nay người ta chỉ con sưu tầm khoảng 300 trích đoạn còn bỏ lại.
II.Nội dung cơ bản của học thuyết Đêmôcrit
II.1 Thuyết nguyên tử
Đối lập với cái tồn tại là cái không tôn tại hay là cái trống rỗng. Cái trống
rỗng là cái không xác định cái vô hình bất động vô hạn. Nó không ảnh hưởng gì đến
vật thể nằm trong nó, nhờ nó mà các vật thể hoạt động được. Phần vật chất thuộc cái
tồn tại mà không chứa đựng trong nó sự trống rỗng nào cả để có thể phân chia nhỏ
hơn nữa gọi là nguyên tử.
Vì vậy mà nguyên tử không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và
không thể cảm không có gì xảy ra nữa. Nguyên tử có vô vàn hình dạng. Theo quan
niệm của Đêmôcrit, các sự vật là do các nguyên tử liên kết với nhau tạo nên. Tính đa
dạng của làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật. Nguyên tử tự thân, không vận
động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể và thế giới vận động không ngừng.
Thuyết nguyên tử đã được Lơxíp (Leucippe) nêu lên từ trước. Nhưng phải
đến Đêmôcrít học thuyết đó mới trở lên chặt chẽ. Theo ông, vũ trụ được cấu thành
từ hai thực thể đầu tiên: nguyên tử và chân không.
Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không thể
phân chia nhỏ hơn được nữa. Nguyên tử không biến đổi, tồn tại vĩnh viễn và vận
2
Ngô Quang Duy
Nguyễn Công Hoàng
động không ngừng. Nguyên tử không khác nhau về chất, chúng có mùi vị, âm thanh
và mầu sắc. Nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức, kích thước, vị trí và trình tự kết
hợp của chúng. Có những nguyên tử hình cầu, hình tam giác, hình móc câu, hình
lõm v.v., nhờ đó chúng mới có thể bám dính được với nhau. Mọi vật thể đều do sự
kết hợp giữa các nguyên tử nên nếu tách rời chúng ra thì vật thể bị tiêu diệt. Linh
hồn của con người cũng do những nguyên tử hình cầu, nhẹ, và nóng tạo nên. Khi
người ta chết, linh hồn sẽ không còn; chúng rời thể xác và tồn tại như những nguyên
tử khác. Chân không là khoảng không gian trống rỗng. Với Đêmôcrít, chân không
cũng cần thiết như nguyên tử, nhờ nó nguyên tử mới vận động được. Nếu tất cả là
đặc sệt các nguyên tử thì sẽ không có điều kiện cho vận động. Khác với nguyên tử
có kích thước, hình dáng, chân không thì vô hạn và không có hình dáng. Trong vũ
trụ có hằng hà sa số những nguyên tử vận động theo nhiều hướng, khi thì tản ra, khi
tụ lại. Khi tụ vào một điểm nào đó, chúng va chạm vào nhau tạo thành một cơn xoáy
tròn (cơn lốc nguyên tử). Cơn lốc này đẩy những nguyên tử nhỏ, nhẹ ra ngoài chu
vi, còn những nguyên tử to, nặng quy vào tâm, nhờ đó các hành tinh, kể cả trái đất
được hình thành. Những hành tinh xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do
thần thánh hoặc một ai tạo ra. Những phán đoán trên đây về nguyên tử tuy còn nhiều
điểm hạn chế (hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được), nhưng nó đã khẳng
định bản chất của thế giới là vật chất, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Hơn nữa, mặc dù
Đêmôcrít chưa giải thích được nguyên nhân của vận động, nhưng ông đã gắn liền
vận động với nguyên tử, và nó cũng vô cùng, vô tận như nguyên tử. Đó là một đóng
góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên và triết học duy
vật. Chính vì quan niệm duy vật và vô thần ấy, ông đã bị tầng lớp thống trị coi là
phủ nhận thần linh và trục xuất ông khỏi quê hương.
II.2 Lý luận nhận thức
Đêmôcrít đã có công đưa lý luận nhận thức lên một bước mới. Ông và tiếp
theo ông là Arixtốt, kể cả Platôn đã rất chú ý đến nhận thức lý tính, đến lôgíc học.
3
Ngô Quang Duy
Nguyễn Công Hoàng
Theo ông, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác động vào
các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác này có nội dung chân
thật, nhưng không đầy đủ, không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ bên ngoài của
sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh được mùi
vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được nguyên tử và
chân không. Hơn nữa, mọi nguyên tử đều giống nhau về chất, bản thân chúng không
có mùi vị, mầu sắc, âm thanh và không trông thấy được. Bởi vậy, những cảm giác
này chỉ là chủ quan của con người. Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và
chân không, tức là muốn nhận thức bản chất của sự vật, con người ta không được
dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán, tức là phải đẩy tới
nhận thức lý tính. Do đó, ông chia nhận thức làm hai dạng: dạng nhận thức "mờ
tối"(nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ”. Theo ông, dạng nhận thức thứ
hai là chủ yếu, đáng tin cậy hơn. Mặt tích cực trong quan điểm trên đây là ở chỗ,
ông coi đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan do nguyên tử và chân không
tạo ra. Tuy chưa nhận thức được sự chuyển hoá giữa nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính, nhưng ông đã thấy được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc biệt là nhận
thức lý tính. Song mặt hạn chế trong quan niệm này là ở chỗ, ông coi các thuộc tính
khách quan của sự vật như âm thanh, mùi vị, mầu sắc chỉ là những quy ước chủ
quan của con người. Hạn chế này đã mở đường cho những quan niệm duy tâm cho
rằng chất tách rời sự vật, chất có trước và chất có sau của sự vật v.v. Từ chỗ coi
trọng vai trò của nhận thức lý tính, Đêmôcrít đã có một công lao to lớn nữa đối với
triết học, đó là lôgíc học (Tác phẩm "Bàn về lôgíc học" (Canon); tác phẩm này đã bị
thất lạc, người ta chỉ biết về nó một cách gián tiếp qua lời của Arixtốt, Platôn). Theo
đó thì ông đã nêu ra nhiều vấn đề về lôgíc học như định nghĩa khái niệm, phương
pháp so sánh, quy nạp, giả thiết.v.v, trong đó phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật.
Arixtốt đã coi Đêmôcrít là tiền bối của mình về lôgíc học, là người đầu tiên nghiên
cứu lôgíc của khái niệm, lôgíc quy nạp.
4
Ngô Quang Duy
Nguyễn Công Hoàng
II.2.1Quan niệm về con người
Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng
lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ các nguyên tử hình cầu giống như lửa và
có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử khác. Sự sống và con người không phải
do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của chính tự nhiên, được
phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác động của nhiệt độ. Theo ông, con người
là một loại động vật, nhưng về khả năng có thể học được bất kỳ cái gì nhờ có tay
chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp. Đêmôcrit đứng trên lập trường vô thần
phủ nhận thượng đế và thần linh; thần chỉ là sự nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên
hay thuộc tính của con người.
II2.2 Quan điểm chính trị - xã hội
Đêmôcrit đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ, bảo vệ nền dân chủ Aten
chống lại chế độ chuyên chính. Ông cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng
quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ y như là tự do quý hơn nô
lệ”. Nhưng do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ
nô và công dân tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ. Ông coi nhà nước là
trụ cột của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các
chuẩn mực đạo đức.
III. Kết Luận
Tóm lại, triết học Đêmôcrít là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các
quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của Hêraclít)
trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại.
Sau này, Êpiquya và Lucơrexơ đã khắc phục những hạn chế của ông và phát triển
học thuyết nguyên tử hơn nữa. Lơxíp, Đêmôcrít, Êpiquya trở thành những tên tuổi
đại biểu cho phái nguyên tử luận thời cổ đại Hy Lạp - La Mã.
5