A.PHẦN MỞ ĐẦU
Tại sao phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn?
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, "Mà đặc điểm to
nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa"
(1)
. Do đó, chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cư
nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác
của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao
động cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nước...
Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, còn vì nông
dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của
đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Khu vực nông nghiệp,
nông thôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác:
hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử dụng; các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông - lâm - hải sản (như cà-
phê, gạo, hạt tiêu...). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung
cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ.
Bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới, từ chỗ
bị thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo, đến nay đã và đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới (sau Thái Lan). Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém, mà
nhiều năm nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn, vốn đầu tư cho khu
vực này vẫn thấp (chiếm 11% - 12% tổng đầu tư toàn xã hội); sản phẩm nông
nghiệp lại chủ yếu thiên về số lượng, chứ chưa nâng cao về chất lượng, giá
thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp; sản
lượng nông sản tuy tăng nhưng chi phí đầu vào vẫn tăng cao (chi phí cho sản
xuất 1ha lúa tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng), trong khi giá các mặt hàng nông
sản trên thị trường quốc tế lại giảm. Trong khi đó, các chính sách và biện pháp
mà Nhà nước đã áp dụng cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây chưa
tạo bước đột phá mạnh. Trình độ dân trí của một bộ phận nông dân (nhất là
vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện, đời sống, xã hội nông thôn mặc dù có
sự chuyển biến song chưa mạnh và không đồng đều. Tình trạng đó dẫn đến sự
chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới (WB) (năm 2003) hệ số chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn còn là 3,65 lần.
Thêm nữa, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và trong khu vực (như Xin-ga-
po, Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, Tây Ban Nha...) đều cho thấy bài học:
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để chuyển dịch
cơ cấu, phát triển kinh tế đất nước.
1
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN
Phương hướng cơ bản CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức sâu sắc
hơn nữa vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, là nơi đang chiếm đại bộ
phận dân cư lao động xã hội và đất đai, có điều kiện phát triển, là nguồn nội lực
to lớn và đang là lợi thế của đất nước ta. Phải tập trung cao hơn với những dự
án cụ thể thiết thực để đưa nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đưa nông
nghiệp, nông thôn phát triển, từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, xóa
đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho sự ổn định và
phát triển bền vững của đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Phải giành một tỷ lệ quan trọng các nguồn vốn huy
động được để đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hình thành các tổ
hợp công - nông nghiệp - dịch vụ ở những địa bàn cho phép để chế biến lương
thực, thực phẩm, sản xuất công cụ lao động nông nghiệp, phát triển các loại dịch
vụ phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ khoa học - kỹ thuật, cung
cấp vật tư, giống cây trồng, vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm cho nông, lâm, ngư
nghiệp. Đổi mới chính sách và tháo gỡ các ách tắc để phát triển toàn diện, bền
vững; khuyến khích thật mạnh việc khai thác, đưa vào sử dụng đất trống, đồi núi
trọc và đất còn hoang hóa, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, tăng sức mua
và phát triển ổn định thị trường nông thôn. II. Các giải pháp CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn trong thời gian tới. Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở đảm bảo an toàn
lương thực quốc gia. Trước hết hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung
quy mô lớn để có điều kiện ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho những cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tính hàng hóa cao; chuyên canh để có nông
sản hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của
công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản, bao
gồm cả lâm sản và thuỷ, hải sản, ưu tiên phát triển các cây trồng và vật nuôi có
quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường ổn định, đặc biệt coi trọng các sản
phẩm quý hiếm ta có lợi thế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn phải
nhằm nâng tỷ trọng và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu
kinh tế nông thôn. Muốn vậy, phải coi công nghệ sinh học và công nghệ chế
biến, công nghệ sau thu hoạch nông - lâm - thủy, hải sản để nâng cao giá trị và
sức cạnh tranh của hàng nông sản là nội dung cốt lõi của CNH, HĐH sản xuất
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Điều đó đòi hỏi phải có quy hoạch,
chính sách phù hợp, kết hợp lợi ích và tìm ra mô hình tối ưu để giải quyết quan
hệ giữa người làm ra nguyên liệu và người chế biến tiêu thụ. Hai là, phát triển
công nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng, dịch vụ nông thôn, tiến hành phân công
lại lao động ở nông thôn theo hướng giảm lao động thuần nông, tăng lao động
trong những ngành phi nông nghiệp trên cơ sở phát triển các ngành nghề, làng
truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến,
công nghiệp nông thôn sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp
2
khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân
dân v.v... Muốn vậy phải tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, ưu đãi,
khuyến khích mọi người dân, mọi thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài phát
triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn nhằm phát triển kinh tế, tạo
việc làm tăng thu nhập ở nông thôn. Xây dựng những khu công nghiệp quy mô
nhỏ, các trung tâm kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn . Trong phát triển công
nghiệp nông thôn thì phải đặc biệt chú ý phát triển công nghiệp chế biến nông
sản để đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân. Hiện nay, nhiều cơ sở chế biến
trong lĩnh vực nông nghiệp, kể cả cơ sở quy mô lớn, thiết bị và công nghệ còn
lạc hậu, hiệu quả thấp, chưa làm được vai trò là người bao mua tin cậy của nông
dân, chưa có cơ chế hợp lý để gắn lợi ích của các nhà máy chế biến với lợi ích
của nông dân, các hộ nông dân sản xuất nguyên liệu thường phải chịu thiệt thòi,
thậm chí thua lỗ. Vì vậy, việc ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng các kho chứa,
thiết bị phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở chế biến thuộc các thành
phần kinh tế trong nông nghiệp đi đôi với chấn chỉnh hoạt động theo hướng gắn
kết hài hòa hiệu quả của nhà máy với lợi ích của nông dân, phải được coi là yêu
cầu quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân và nâng
cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Chính phủ sẽ bổ sung chính sách hỗ
trợ về vốn vay, về thuế, về chuyển giao công nghệ đối với các cơ sở chế biến
nông sản ở nông thôn để giúp họ tự vươn lên đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Ba là, thực hiện chính sách ruộng đất theo hướng thúc
đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, trên cơ sở sử dụng ruộng đất có hiệu quả.
Cho phép tích tụ ruộng đất lành mạnh, nhưng không làm bần cùng hóa một bộ
phận nông dân. Tích tụ ruộng đất phải đi đôi với phát triển ngành nghề, phát
triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn
cho dân cư nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác
nhau ở những nơi có nhiều ruộng đất, khai phá đất hoang để trồng cây dài ngày,
chăn nuôi đại gia súc... Chính sách đất đai phải tạo điều kiện và thúc đẩy việc
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện có và khai thác nhanh đất
hoang hóa đang còn chiếm một diện tích lớn; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng phù hợp với quy hoạch, đặc
biệt là đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Trên nguyên tắc
đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch
và pháp luật, Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để tổ chức và cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài với các quyền cụ thể tùy mục đích và đối tượng sử dụng
đất. Bốn là, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, thực
hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, tăng nhanh trang bị kỹ thuật, đổi mới
công nghệ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất và
sử dụng sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp. Nâng cao dần trình độ công
nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch. Lựa chọn và nhanh chóng tiếp thu
những công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến ở những khâu, những
ngành then chốt, có ý nghĩa quyết định và tác động trực tiếp đến việc đổi mới,
nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành khác. Thúc đẩy phát triển các
ngành công nghiệp nông thôn theo sở trường, thế mạnh về năng lực và bàn tay
3
khéo léo của người Việt Nam, phù hợp với nhu cầu thị trường. Công nghiệp và
dịch vụ sẽ là những ngành kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng và chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong kinh tế nông thôn. Nhà nước giúp đào tạo cán bộ khoa
học, công nhân kỹ thuật, các nhà kinh doanh cho nông nghiệp, nông thôn. Năm
là, chú trọng phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài
nước. Đây là vấn đề bức xúc, đóng vai trò quyết định trở lại đối với sản xuất và
đời sống của nông ngư dân. Cả nước là một thị trường thống nhất, phát triển
sản xuất tăng sức mua dân cư, củng cố hệ thống thương nghiệp nông thôn. Tạo
ra một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mà ta có ưu thế và có sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Giữ vững và mở rộng thị trường đã tạo lập được.
Đẩy mạnh việc tìm thị trường mới, đa phương và đa dạng hóa quan hệ thương
mại quốc tế, giảm sự tập trung vào một vài đối tác và việc mua bán qua thị
trường trung gian nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu và tạo được thị trường ổn định.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường để tổ chức sự hợp tác liên kết từ sản xuất đến
lưu thông chế biến tiêu thụ từng loại nông sản. Sáu là, phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn. CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn phải gắn với chuyển đổi, xây dựng và phát triển đa dạng các hình
thức kinh tế hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân theo hướng
chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ thành hợp tác xã kiểu mới hoặc thành lập các
HTX kiểu làm dịch vụ kỹ thuật, bảo vệ thực vật, dịch vụ tài chính, tiêu thụ sản
phẩm... Mọi hình thức kinh tế có lợi cho việc phát triển sản xuất, giải quyết việc
làm, cải thiện đời sống ở nông thôn đều được khuyến khích. Nhân rộng các mô
hình liên kết kinh tế hộ nông dân, các hình thức kinh tế hợp tác và HTX, các
nông trường, lâm trường, kinh tế trang trại gắn với các doanh nghiệp chế biến và
tiêu thụ. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ban đầu thỏa đáng cho việc
chuyển lao động và dân cư đến những nơi khó khăn nhưng giàu tiềm năng kinh
tế, có vị trí xung yếu về an ninh, quốc phòng. Tạo đà phát triển nhanh cho những
vùng này để giảm dần sự cách biệt giữa các vùng. Bảy là, giải quyết các vướng
mắc về chính sách và thể chế để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế, xã hội nông
thôn phát triển mạnh mẽ, vững chắc, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với
xóa đói giảm nghèo, tăng cường đoàn kết nông thôn. Đề cao trách nhiệm và tính
năng động sáng tạo của các địa phương và các ngành trong việc tạo thuận lợi
cho các hộ nông dân, các thành phần kinh tế trong nông thôn và mọi lực lượng
khác có nhu cầu và khả năng mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, công
nghiệp.
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp. Nông dân từng chiếm 95% dân số, và
ngày nay còn xấp xỉ 75% dân số cả nước. Vì vậy, khi đề cập khái niệm "nhân
dân" thì thực chất là nói về "nông dân". Họ từng có vai trò cực kỳ to lớn trong
công cuộc dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa tới nay. Ông cha ta đã từng xác
định "Nước lấy dân làm gốc", "Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân",
"khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc".
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chính nông
dân là động lực cơ bản, là đội quân chủ lực trên các mặt trận kinh tế, quân sự,
chính trị, binh vận.
4
Trong hòa bình, người có công đầu trong công cuộc đổi mới, đưa nước ta
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội trong những năm tám mươi
cũng là nông dân. Rồi từ một nước phải nhập khẩu gạo thành nước đứng hàng
thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới cũng chính là do công sức của họ.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng
XHCN, vai trò của nông dân không vì số lượng giảm đi tuyệt đối mà kém phần
quan trọng. Nông nghiệp bất luận trong nền kinh tế nào đều có vị trí cực kỳ quan
trọng. Trong tình trạng toàn thế giới đang thiếu lương thực trầm trọng hiện nay,
vấn đề nông nghiệp nói chung và an ninh lương thực nói riêng lại càng trở nên
cấp bách.
Vậy mà, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang "đẩy" nông thôn ngày
một xa thành thị, không ít nông dân lâm vào cảnh mất ruộng, chán nghề, dẫn tới
thảm cảnh ly hương, tha phương cầu thực, khoảng cách giàu nghèo giữa nông
thôn và thành thị, giữa người có thu nhập thấp và người có thu nhập cao ngày
càng lớn. Tình trạng đau lòng "người ăn không hết, kẻ lần không ra" đang diễn
ra trước mắt (thu nhập và chi tiêu cho đời sống, bình quân đầu người một tháng
ở khu vực đô thị là 220.000đ, còn ở nông thôn là 95.600đ - thông tin của Viện
Quản lý Kinh tế TW). Trẻ em thất học, bỏ học chủ yếu ở khu vực nông thôn,
ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu trực tiếp tới "nguồn nhân lực" của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đa số dân nghèo nông thôn chữa bệnh
không được bảo hiểm y tế. Công bằng xã hội bị xâm phạm nghiêm trọng
5
CH ƯƠNG 2: THỰC TIỄN
Những thành tựu quan trọng trong công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn ở Bến Tre
Qua hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (NQ số 15) của Ban
Chấp hành Trung ương (khóa IX) và Chương trình hành động số 13-CTr/TU của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 – 2010” kinh tế nông nghiệp Bến Tre đã đạt
những thành tựu quan trọng.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng và hiệu quả
ngày càng cao, đưa trồng trọt và chăn nuôi thành 2 ngành sản xuất chính trong
kinh tế nông nghiệp, hình thành rõ các vùng trọng điểm lúa, cây ăn trái, cây dừa,
cây mía và nuôi trồng thủy sản.
Cây ăn trái diện tích tăng từ 36.390 ha (năm 2002) lên 38.312 ha (năm 2006) đạt
89,10% kế hoạch; phần lớn có sự chuyển đổi, sử dụng giống mới có tính đặc
sản, chất lượng cao. Có trên 60% diện tích được đầu tư thâm canh, cơ giới hóa
và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế trên đơn vị diện tích, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đáp ứng ngày
càng tốt hơn theo yêu cầu của thị trường.
Vườn dừa đã gia tăng đáng kể về diện tích và sản lượng, từ 35.435 ha (năm
2002) lên 41.692 ha (năm 2006) đạt 115,80% kế hoạch, sản lượng từ 217 triệu
trái lên 271 triệu trái. Ngoài việc đầu tư ứng dụng tốt các kỹ thuật mới trong canh
tác với việc nuôi xen tôm cá, trồng xen cam, chanh, bưởi, ca cao, măng cụt,
chuối… đã nâng thu nhập cho người trồng dừa lên từ 1,2 - 1,5 lần so với những
năm cuối thập niên 90. Đến nay đã có trên 20% diện tích tạo được doanh thu 50
triệu đồng/ha/năm, cá biệt có trên 40 ha thu nhập trên 80 triệu đồng/năm, phần
lớn ở Chợ Lách.
Diện tích cây lúa tiếp tục giảm còn 38.000 ha theo quy hoạch về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, nhưng năng suất không giảm, đạt bình quân 46,63 tạ/ha. Cơ cấu
giống có 83% được chuyển đổi theo hướng năng suất, chất lượng cao, đáp ứng
tốt theo yêu cầu xuất khẩu. Đã cơ giới hóa gần 100% khâu làm đất, tưới tiêu,
suốt lúa và 30% khâu gieo sạ, cắt lúa. Ngành nông nghiệp chủ trương phát triển
6
ăn chắc 2 vụ/năm, những vùng chủ động nước ngọt chuyển hệ thống canh tác 2
vụ lúa 1 vụ màu.
Diện tích mía giảm mạnh theo kế hoạch, toàn tỉnh có 9.693 ha đạt 96,93% kế
hoạch, tập trung ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri có trên 80% diện tích
được sử dụng giống mới, chữ đường cao, đáp ứng tốt cho công nghiệp chế
biến.
Ngành chăn nuôi phát triển khá nhanh, trong 5 năm qua có bước tăng trưởng
đáng kể, đàn bò tăng trên 200% từ 61.474 con năm 2002 lên 162.657 con năm
2006, đàn heo tăng 10%, với chương trình nạc hóa đã nâng lên đáng kể về chất
lượng cho đàn gia súc của địa phương (tỉ lệ lợn ngoại và lợn đem lại kinh tế cao
chiếm 95% tổng đàn). Cùng với chương trình phát triển trang trại, phát triển các
loại hình nuôi mới như: Dê, cừu, thỏ… đã góp phần ổn định sản lượng ngành
chăn nuôi trong tỉnh.
Nuôi thủy sản phát triển nhanh cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt. Diện tích nuôi toàn tỉnh
khoảng 43.000/49.000 ha, đạt 87,76% kế hoạch, trong đó có 5.500 ha nuôi công
nghiệp, sản lượng 78.500 tấn năm 2007. Đặc biệt năm 2006 và đầu năm 2007
tình hình nuôi cá da trơn phát triển nhanh, với trên 400 ha được đầu tư thả
giống, tập trung ven các sông Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên và sông Tiền,
phong trào nuôi ba ba, cá sấu cũng được nhân rộng đem lại hiệu quả cao.
Kết quả trên đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp trong 5 năm (2001 –
2006) đạt 26,33%, bình quân 5,27%/năm (chương trình hành động 2001 - 2010
đề ra mục tiêu tăng bình quân 5%/năm). Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giảm dần tỉ trọng sản xuất nông
nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (cuối
năm 2006 nông nghiệp đạt 54,67/67,63%, công nghiệp xây dựng 17/12,09%,
dịch vụ 28,35/21,23% (so năm 2002)). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ nông thôn không ngừng tăng lên từ 615,2 tỉ đồng năm 2001 lên
2.336 tỉ đồng năm 2006, bình quân tăng hàng năm 27,9%. Hệ thống các nhà
máy chế biến thủy sản, chế biến các sản phẩm từ dừa được đầu tư xây dựng,
hoạt động có hiệu quả; hình thành các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; mạng
lưới dịch vụ, cơ khí sửa chữa nhỏ cũng được phát triển với quy mô khá rộng trên
địa bàn, phát huy tốt các tác dụng, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và kinh
tế nông thôn.
7
Cơ cấu lao động nông thôn gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giảm nhanh tỉ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công
nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp giảm 6,94%, bình quân giảm
1,16%/năm (năm 2002: 80,75%, năm 2006: giảm còn 73,81%). Đến cuối năm
2006 tỉ lệ lao động nông thôn được đào tạo đạt 30,03% (năm 2000 là 20%),
nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động lên 82%.
Kinh tế hợp tác xã được hình thành và phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có 89 hợp
tác xã đạt 40,45% kế hoạch, với số vốn điều lệ 88,2 tỉ đồng, có 13.468 xã viên và
5.159 lao động, 2.350 tổ hợp tác với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh trên
khắp địa bàn tỉnh như nuôi tôm sú công nghiệp, nuôi nghêu, sản xuất cây giống,
hoa kiểng, xây lắp điện, hoạt động tín dụng, thủ công mỹ nghệ, chế biến hàng
nông sản, gia công hàng xuất khẩu… Đặc biệt mô hình nuôi tôm sú thâm canh
có 118 tổ hợp tác huy động 224,615 tỉ đồng của 8.954 thành viên, giải quyết việc
làm cho 2.336 lao động.
Những thành tựu trên đã làm cho bộ mặt kinh tế nông thôn không ngừng khởi
sắc, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, tăng mức thu nhập bình quân từ
4,48 triệu đồng/người năm 2001 lên 8,3 triệu đồng/người năm 2006.
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG V À GIẢI PHÁP
8
Trong sự nghiệp đổi mới, khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta
thấy cần và có thể rút ngắn thời gian bằng những bước nhảy vọt xen lẫn những
bước tuần tự. Đảng ta đã đề ra chủ trương: tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều
hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công
nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Sau 20 năm đổi mới thế và lực của đất nước ta đã mạnh hơn nhiều, tuy "từng
bước phát triển" nhưng một số thành phần của kinh tế tri thức như công nghệ
thông tin, in-tơ-nét, điện thoại di động... trong giai đoạn 2001 - 2005 đã phát triển
khá nhanh. Nhiều nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Phần Lan, Ấn
Độ... biết kết hợp phát triển kinh tế tri thức đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá cao. Do đó, tranh thủ thời cơ mà bối cảnh quốc tế tạo ra, kết hợp nội lực với
các thuận lợi bước đầu về phát triển kinh tế tri thức, Đảng ta đã đề ra đường lối:
"Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức".
Phát triển kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu
Lao động sản xuất bao giờ cũng phải dựa vào tri thức, chỉ khác nhau ở mức độ
nhiều hay ít. Kinh tế nông nghiệp, khởi đầu cách đây khoảng mười ngàn năm,
phải dựa nhiều vào hiểu biết về canh tác, chăn nuôi, thời tiết... tức là những tri
thức cơ bản về nông nghiệp. Nhưng lúc đó đất đai, lao động thủ công lại quan
trọng hơn, nên tri thức chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, kinh tế công nghiệp cơ giới xuất hiện và phát triển
mạnh, dựa vào các tri thức cơ học cổ điển để chế tạo ra máy móc cơ khí phục
vụ sản xuất. Nhưng để hình thành được thị trường hàng hóa của kinh tế công
nghiệp cổ điển thì tài nguyên và vốn (tư bản) lại quan trọng hơn nên tri thức cơ
học cổ điển cũng chỉ có vai trò thứ yếu.
Đến khoảng giữa thế kỷ XX, kinh tế công nghiệp cổ điển hết tiềm năng phát triển
và bắt đầu suy thoái, vì tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng nghiêm
trọng, chiến tranh hủy diệt đe dọa thường xuyên... Trong bối cảnh đó cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại xuất hiện và phát triển bùng nổ, dựa trên
những khối tri thức khổng lồ, rất mới và vô cùng phong phú về thế giới vật chất
vĩ mô và vi mô, với thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Lực lượng sản xuất mới
được hình thành dựa trên nguồn lực chủ yếu là tri thức, tạo nên hệ thống công
nghệ cao với máy móc thông minh mà điển hình là máy tính điện tử (máy điện
toán) mô phỏng não người.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới này đã dẫn tới một hình thái
kinh tế mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền
và quảng bá nhanh tri thức đưa vào ứng dụng là động lực chủ yếu của tăng
trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà
kinh tế học P.F.Durker gọi đó là nền kinh tế tri thức và tên gọi này hiện nay đã
9
trở thành phổ biến với việc sử dụng chính thức của Ngân hàng thế giới. Trong
nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực tri thức. Tài
nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu.
Như vậy, trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại con người là động vật
duy nhất có năng lực sáng tạo tri thức, do đó biết lao động sản xuất và tiến dần
tới nền kinh tế dựa vào tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất
yếu.
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa trên
những tri thức sáng tạo, đi sâu vào thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, dẫn tới sự
phát minh ra các máy móc, thuộc loại hoàn toàn mới, gọi là máy móc thông
minh. Điển hình là máy điện toán, mô phỏng được những chức năng chủ yếu
của não người: biết nhớ, biết tính toán kể cả các bài toán rất phức tạp, biết thực
hiện các lệnh, biết tư vấn cho người dùng trong một số việc..., đóng vai trò chính
trong các hệ tự động hóa toàn phần của sản xuất và trong các mạng thông tin
toàn cầu. Máy móc thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo trở thành nguồn lực
của các công nghệ cao như: công nghệ thông tin hoặc công nghệ thông tin và
truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano..., trong đó
công nghệ thông tin và truyền thông giữ vai trò dẫn đầu. Hệ thống công nghệ
cao là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng
sản xuất mới đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức trong nửa sau của thế
kỷ XX.
Những quan điểm, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức bắt đầu xuất hiện vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước tại các
nước công nghiệp phát triển cao. Lúc đó tại những nước này công nghiệp hiện
đại công nghệ cao đã chiếm tỷ trọng với số lao động tri thức đã vượt trên 50%
tổng số lao động.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển, tuy chưa có
công nghiệp hiện đại, công nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập kinh tế, tranh
thủ tiếp thu công nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, thì vẫn có thể
bước đầu phát triển kinh tế tri thức.
Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu
nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng
lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải
đồng thời tiếp thu công nghệ cao của phát triển kinh tế tri thức và vận dụng ngay
vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực cần thiết. Ví dụ phát triển
các phần mềm hệ điều hành máy, có thể đem ứng dụng với sự điều chỉnh hợp
lý, vào các máy trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
10
Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, in-
tơ-nét, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động..., tức là phát triển một số
bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao,
nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ. Do đó việc
kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vừa là
cơ hội, vừa là yêu cầu trong đổi mới.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Tranh thủ thời cơ thuận lợi do
bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn
với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh
tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn
tri thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Như vậy, lý luận
và thực tiễn là căn cứ vững chắc để xây dựng đường lối đúng đắn, tranh thủ thời
cơ, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, phát triển kinh tế tri thức phải tập trung
nguồn lực vào bốn hướng chính sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng thể chế xã hội và chính sách kinh tế năng
động, rộng mở, khuyến khích sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả những tri thức
mới. Thúc đẩy kinh doanh, tác động cho nở rộ doanh nghiệp mới làm ăn phát
đạt. Phải tạo dựng một nền hành chính có hiệu quả, tránh phiền hà, tham nhũng.
Giảm mạnh các chi phí hành chính, góp phần tăng sức cạnh tranh.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực tài năng sáng tạo, biết phối hợp và chia sẻ ứng
dụng những thông tin, tri thức thành sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Thứ ba, xây dựng một hệ thống đổi mới hiệu quả bao gồm: các doanh nghiệp,
các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức tư vấn và các tổ chức
khác liên kết, trao đổi thông tin, tri thức với nhau theo những mục tiêu đã xác
định. Họ phải thường trực tiếp cận các kho thông tin, tri thức của thế giới được
liên tục chất đầy, để tích cực "tiêu hóa" chúng và thích nghi hóa cho các nhu cầu
của mình và từ đó sáng tạo ra công nghệ cao mới.
Thứ tư, tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông,
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ngành công nghệ cao dẫn đầu này. Tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đánh giá, phổ biến và sáng tạo tri thức.
Bốn hướng trên đây thường được xem như bốn trụ cột xây dựng kinh tế tri thức
mà lãnh đạo nhà nước phải chỉ đạo mới có thể thành công.
Căn cứ vào các chỉ số đánh giá về mức phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng
thế giới, nếu so sánh nước ta với nhóm các nước công nghiệp phát triển cao
(OECD) thì nước ta có một số ít chỉ số đạt khá như tăng trưởng GDP hằng năm,
11
chỉ số phát triển con người (HDI), vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI)... Nhưng nhìn
chung vẫn còn thấp kém so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhất là chỉ
số phát triển nguồn nhân lực, phát triển và đổi mới công nghệ, ứng dụng công
nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông...
Bảng dưới đây trình bày một số chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông trong
một số năm qua.
Bảng các chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
Năm
Các chỉ số ICT
2001 2003 2005 2007
(dự kiến)
Tháng 5
năm 2007
Số vi tính/1000 dân 8.9 9.85 >11 ... ...
Số điện thoại/100 dân 4.18 9.19 19 43 42
Trong đó số đthdđ/100 dân 0.99 2.34 9.5 32 30
Số TV/100 dân 180 185 190 >200 ...
Tỷ lệ số người sử dụng In-
ter-net ...
... 4.3 12.9 22.0 18.96
Những số liệu trên đây cho thấy, tuy còn ở trình độ thấp, kinh tế tri thức ở nước
ta đã phát triển tương đối khá. Từ cuối 2006 sang 2007 bắt đầu thực hiện đường
lối "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức",
các thành phần của kinh tế tri thức đã phát triển khá. Theo kết quả đánh giá chỉ
số kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới năm 2006 nước ta đạt mức 2.69/10,
sang năm 2007 tăng thêm 15% và đạt 3.10/10, nghĩa là nền kinh tế nước ta đã
hòa quyện các yếu tố của kinh tế tri thức tới 31%. Với đà phát triển như hiện nay
và cao hơn, tới năm 2020 kinh tế tri thức với công nghiệp công nghệ cao hiện
đại sẽ trở thành chủ yếu.
Thực hiện thành công đường lối nêu trên của Đại hội X, chúng ta nhanh chóng
vượt qua kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiếp cận ngay với công nghiệp có trình độ
hiện đại cao của kinh tế tri thức. Như vậy, đã rút ngắn đáng kể được thời gian và
bắt kịp nhịp của thời đại.
Các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức
Vấn đề quan trọng hàng đầu là, chúng ta phải chủ động phát huy năng lực sáng
tạo tri thức ở trong nước, đồng thời phải biết tranh thủ cơ hội tiếp thu tri thức của
thế giới toàn cầu hóa.
Thực vậy, trong điều kiện chưa có đủ nguồn lực để phát triển kinh tế tri thức lên
ngay trình độ cao, ta phải coi trọng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đẩy
mạnh hợp tác về công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, trên cơ sở cùng có lợi.
Qua hội nhập và hợp tác cùng với việc gửi đi nâng cao trình độ ở nước ngoài,
các chuyên gia Việt Nam từng bước trưởng thành, có thể chủ động trong ứng
dụng các công nghệ cao và tiến tới sáng tạo tri thức mới rất cần thiết cho công
12
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trình độ cao. Nhiều ví dụ trong công nghiệp điện tử,
trong thiết lập mạng viễn thông quốc gia, trong công nghiệp chế biến nông sản
phẩm, trong chế tạo trang thiết bị cơ - điện tử... đã cho thấy kết quả tốt và đạt
bước tiến nhanh rõ rệt.
Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, nông nghiệp phải gắn kết với phát triển
ứng dụng tri sáng tạo mới, cụ thể là: phải chuyển giao tri thức về công nghệ sinh
học, tri thức về giống cây, con chất lượng và năng suất cao, về canh tác và chăn
nuôi hiện đại cho nông dân. Đồng thời phải cung cấp tri thức về tổ chức sản xuất
gắn với thị trường và về xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông trong mọi hoạt động hiện đại hóa nông nghiệp.
Trong công nghiệp và xây dựng thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ gắn kết
thuận lợi với phát triển kinh tế tri thức vì công nghiệp trong kinh tế thị trường là
rất hiện đại dựa vào các công nghệ cao. Trước hết công việc thiết kế của công
nghiệp và xây dựng ở mọi cấp phải chuyển nhanh từ thiết kế thủ công sang thiết
kế dùng máy tính sẽ rất chính xác và nhanh chóng, tranh thủ khai thác các phần
mềm thiết kế và thư viện các thiết kế sẵn có. Ngành chế tạo cũng phải chuyển
nhanh sang sử dụng máy thông minh có "nhúng" máy điện toán tự động hóa
hoàn toàn hoặc robot, hoặc các dây chuyền máy tự động hóa toàn phần.
Việc tiếp thu nắm vững công nghệ cao trong công nghiệp và xây dựng sẽ là
điểm tựa để chúng ta có thể sáng tạo thêm nhiều tri thức mới trong lĩnh vực này.
Chúng ta bước đầu đã đạt được một số kết quả khích lệ trong hiện đại hóa nền
công nghiệp và xây dựng kết cầu hạ tầng. Nhưng nhìn chung vẫn còn tụt hậu về
công nghiệp công nghệ cao. Gần đây, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), số dự án công nghệ cao đã tăng nhanh với vốn đầu tư lớn hứa hẹn
triển vọng tốt.
Dịch vụ là một lĩnh vực rất lớn của kinh tế tri thức, có khi chiếm đến trên 70%
GDP, bởi vậy gắn kết với phát triển kinh tế tri thức sẽ có thuận lợi đẩy mạnh hiện
đại hóa nhanh dịch vụ ở nước ta. Các ngành dịch vụ quan trọng như thương
mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, y tế, giáo dục, pháp luật... bắt buộc phải
nhanh chóng chuyển sang ứng dụng công nghệ thông tin, mạng in-tơ-nét, viễn
thông toàn cầu... Thời gian qua một số ngành dịch vụ nước ta đã có tiến bộ đáng
kể trong hiện đại hóa, nhưng nhìn chung chưa khai thác hết tiềm năng, đáng lý
còn có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhiều hơn nữa.
Về mặt xã hội có nhiều loại dịch vụ quan trọng cần hiện đại hóa theo hướng kinh
tế tri thức. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như nước ta, có định
hướng xã hội chủ nghĩa, thì cần tập trung vào dịch vụ hành chính điện tử (hoặc
chính phủ điện tử). Đây là một cuộc cách mạng thực sự hướng tới chủ nghĩa xã
hội, vì nó, nếu được xây dựng đúng đắn và đầy đủ, sẽ khách quan bảo đảm
được công khai, minh bạch, không tham nhũng, công bằng, dân chủ, văn minh.
Đáng tiếc là thời gian qua có quyết tâm cao, nhưng dùng người chưa đúng nên
kết quả yếu kém, cần rút kinh nghiệm để sắp tới làm tốt hơn. Khi đó sẽ có một
13
nền hành chính điện tử được hiện đại hóa nhanh dẫn tới rút ngắn được thời kỳ
quá độ.
Thời đại chúng ta là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX (1917). Cũng không phải ngẫu nhiên mà
cách mạng khoa học công nghệ bùng lên từ khoảng giữa thế kỷ XX dẫn đến sự
khởi đầu kinh tế tri thức và trở thành đặc trưng của thời đại. Phải chăng đây là
phản ánh mối quan hệ biện chứng tất yếu giữa khoa học và cách mạng, cơ bản
tương tự như những lần biến động thay đổi hình thái kinh tế - xã hội trước đây,
nhưng phức tạp và dữ dội hơn nhiều.
C.KẾT LUẬN
14
Tóm lại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính
là từng bước để phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần
khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
Để làm được điều này, cần rất nhiều giải pháp, trong đó một giải pháp quan
trọng là phải phát triển dịch vụ và du lịch. Với tính chất là ngành kinh tế tổng
hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo
nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công
phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm
11,2%. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông
thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động
trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh,
hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một thực tế nữa là, ở nước ta trên 3/4 số các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của đất nước đều nằm tại các vùng nông thôn, miền
núi và vùng hải đảo. Song thu nhập hiện từ du lịch mới tập trung chủ yếu ở hai
thành phố du lịch lớn của đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm
62% tổng doanh thu), vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn không
những sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây
dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn làm
tăng thêm thu nhập cho đông đảo người dân sống ở nông thôn.
Các biện pháp gắn phát triển du lịch với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn
Nhằm gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn với phát triển du lịch bền
vững, thiết nghĩ chúng ta cần tập trung phát triển du lịch ở khu vực nông thôn
bằng các biện pháp sau:
Một là, bằng nhiều hình thức, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh
vực du lịch ở các vùng nông thôn có nhiều tiềm năng du lịch theo hướng khai
thác các nguồn vốn trong nước, ngoài nước, đặc biệt là vốn trong dân. Từ đó tạo
ra những sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm bản sắc nông thôn Việt Nam (như
du lịch đồng quê, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, văn hóa và sông nước).
Hai là, phục hồi và phát triển các nghề truyền thống của làng quê Việt Nam, tạo
ra những sản phẩm phục vụ khách du lịch. Đây là lĩnh vực không những đẩy
mạnh xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu ra nước ngoài, mà còn kết hợp để mở rộng
phát triển dịch vụ du lịch, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho đời
sống nông dân, chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, thực hiện "rời ruộng không
rời làng".
15
Ba là, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ và tôn tạo các di tích
lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút khách du lịch
trên thế giới.
Bốn là, nâng cao ý thức của nhân dân ở các vùng nông thôn trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái, làm đẹp quê hương, bản làng, giữ gìn nếp văn hóa làng
quê Việt Nam để tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa làng quê, văn hóa lễ
hội nông thôn Việt Nam. Đây chính là nét đặc sắc rất hấp dẫn khách du lịch quốc
tế.
Năm là, gắn quy hoạch vùng du lịch với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói
chung nhằm bảo đảm phát triển du lịch và kinh tế bền vững.
Sáu là, cần có các đề án thiết thực về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du
lịch, sao cho để mỗi vùng quê, mỗi bản làng có đủ năng lực phát triển du lịch,
làm cho du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế có hiệu quả của địa phương.
Bảy là, mở rộng mối liên kết giữa các hãng du lịch trong nước và quốc tế với các
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở các vùng nông thôn để tăng lượt khách
du lịch, nhận sự hỗ trợ về công nghệ, vốn đầu tư thêm cho phát triển du lịch.
Tám là, tuyên truyền và cung cấp thông tin bằng nhiều phương thức thích hợp
để nâng cao dân trí vùng nông thôn, từ đó hòa chung với sự phát triển, văn minh
của các vùng đô thị, chủ động ngăn ngừa những luồng văn hóa xấu, phá hoại
của các thế lực thù địch, lợi dụng du lịch để xâm nhập vào các làng quê Việt
Nam.
Với một số giải pháp cơ bản có tính gợi mở bước đầu trên cùng với việc thực
hiện những chính sách đồng bộ của Nhà nước, hy vọng rằng sự phát triển du
lịch một cách bền vững sẽ góp phần không nhỏ vào đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 5, khóa IX, đã chỉ ra.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
1.giáo trình kinh tế chính trị
2.www.tapchicongsan.org.vn
3.www.vista.gov.vn
4.www.vinabook.com
5.Thời báo kinh tế Việt Nam
6.beta.baomoi.com
môc lôc
17
18