Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dap an Van 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.87 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÙ ĐĂNG. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang). ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút. Câu 1 (2,5 điểm) Chép thuộc lòng theo trí nhớ 4 câu thơ đầu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh. Nêu nội dung, nghệ thuật chính của 4 câu thơ đó. Câu 2 (2,5điểm) Cho đoạn văn sau : Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. (Nam Cao - Lão Hạc) a/ Tìm từ láy tượng hình và tượng thanh trong đoạn trích trên. b/ Trong đoạn văn trên, câu nào là câu ghép? c/ Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ? Vì sao? Câu 3 (5điểm) Em hãy kể lại kỉ niệm về một người bạn tuổi thơ khiến em xúc động. … hết … (GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÙ ĐĂNG. ĐỀ CHÍNH THỨC. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài 90 phút. I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và phải đảm bảo thống nhất trong Hội đồng chấm thi.. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM. CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM câu 1 * Chép đúng 4 câu đầu bài thơ ( 1điểm;chép đúng mỗi câu 0,25 điểm) 1,0 ( 2,5 đ) Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. - Sai, thiếu 2 từ, lỗi chính tả trừ 0,25 điểm - Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25 điểm * Nêu Khái quát nội dung chính: Hình ảnh người tù với việc khổ sai cực nhọc 0,5 * Nghệ thuật: + Động từ mạnh: đánh tan,đập bể... 1,0 + Bút pháp khoa trương ( nói quá): làm lở núi non;mấy trăm hòn... + Giọng thơ hào hùng... +.... ( Lưu ý: ở phần nội dung, nghệ thuật này học sinh có thể trình bày nhiều cách miễn sao có ý thì vẫn cho điểm trọn). CÂU 2 a/ Từ tượng hình : móm mém ( 2,5đ) Từ tượng thanh : hu hu. b/ Câu ghép : Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. c/ Đoạn văn trên được trình bày theo cách quy nạp. Vì : Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. CÂU 3 a. Kĩ năng: ( 5đ) Biết cách làm bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu người bạn tuổi thơ khiến em xúc động - Giới thiệu, kể về người bạn( hình dáng, tính tình…). 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5. 0.75 1,0.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kỉ niệm sâu sắc nhất với người bạn tuổi thơ - Tình cảm của mình đối với người bạn của mình. 1,5. Lưu ý: Cốt truyện hợp lí, biết kết hợp đan xen tự sự, miêu tả và biểu cảm. 1,0. Cảm xúc suy nghĩ về tình bạn, người bạn tuổi thơ. 0,75. Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. + Cho điểm 4,25 điểm -5 điểm: Bài viết đúng phương pháp. Diễn đạt hàm súc, sắp xếp hợp lí + 3,25 Điểm – 4 điểm: Bài làm ở mức khá. Diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc. + 1,25 điểm – 3 điểm : Bài làm ở mức trung bình. Hiểu vấn đề, nắm được phương pháp làm bài song bài viết chưa chặt chẽ, có thể thiếu một vài yếu tố. + 0,25 điểm – 1 điểm: Bài làm yếu về phương pháp và sơ sài về nội dung. Diễn đạt còn vụng về, lủng củng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×