Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.79 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>LVPTTM Kể chuyện : “Chú dê đen” Lớp: Lớn C Giáo viên: Nguyễn Thị Ẩn LQVH: TRUYỆN “CHÚ DÊ ĐEN” 1.Mục đích: - Trẻ nhớ tên chuyện, nhớ các nhân vật trong chuyện và hiểu nội dung chuyện: biết giúp đỡ bạn, dũng cảm để chiến thắng cái ác. - Phát triển ngôn ngữ, vốn từ, khả năng quan sát, chú ý. - Giáo dục trẻ lòng can đảm, yêu quí con vật hiền lành. 2.Chuẩn bị: - Giáo án điện tử truyện “Chú dê đen”, que chỉ, xắc xô. - Nhạc trò chơi thi đua, 3 bảng, 3 bộ tranh truyện “Chú dê đen”, 3 bàn. - Khăn bịt mắt. 3.Tiến hành: Hoạt động 1: Trò chơi “Tìm từ còn thiếu cho bức tranh” * Cách chơi: Cô có 3 bức tranh Dê đen, Dê trắng, chó Sói.Phía dưới các bức tranh có các cụm từ “ Chú Dê đen, chú Dê trắng, con chó Sói” Hãy tìm, ghép những chữ cái còn thiếu trong các cụm từ trên. * Luật chơi: Bạn nào tìm, ghép đúng các chữ cái với cụm từ của cô là bạn đó thắng. Dẫn dắt giới thiệu tên truyện. Hoạt động 2* Keå chuyeän dieãn caûm “Dê đen dê trắng” - Cô kể diễn cảm lần 1, hỏi trẻ: Tên chuyện là gì? - Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa. * Đàm thoại về nội dung chuyện kết hợp giảng giải, đọc trích dẫn: - Truyện có những nhân vật nào? - Dê trắng vào rừng gặp ai? Sói nói gì? - Dê trắng trả lời như thế nào? Điều gì xảy ra với nó? - Thấy dê đen sói định làm gì? - Dê đen có run sợ không? - Khi nghe dê đen trả lời, sói như thế nào? - Vì sao dê trắng bị sói ăn thịt còn dê đen thì không? Cô khái quát và giáo dục trẻ: Con thích bạn dê đen hay dê trắng? Vì sao? Giống dê đen thì phải như thế nào? Hoạt động 3 : Bé chơi “Đội nào giỏi nhất”.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cô nói cách chơi: chia trẻ 3 đội đứng thành 3 hàng dọc, khi có hiệu lệnh thì bạn đầu tiên chạy lên chọn tranh gắn trên bảng, bạn tiếp theo chơi như thế cho đến khi hết tranh. + luật chơi: đội nào gắn hết tranh trước và đúng theo trình tự nội dung truyện là đội chiến thắng, mỗi lần chơi chỉ gắn 1 tranh. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quát trẻ, nhận xét sau mỗi lần chơi. Khen ngợi, cho trẻ thu dọn đồ dùng..
<span class='text_page_counter'>(3)</span>