Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.82 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TP HÀ NỘI. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12; NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: Lịch sử Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 08/10/2015 (Đề thi gồm 07 câu, 02 trang) ĐỀ. Câu 1. (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là không tất yếu, trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? (hãy sử dụng những kiến thức lịch sử cụ thể để luận giải cho quan điểm của em). Câu 2. (3,0 điểm) Hãy so sánh để thấy điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) theo bảng sau: Nội dung. Khởi nghĩa Yên Thế. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương. Mục đích Lãnh đạo Thời gian Phương thức đấu tranh Câu 3. (3,0 điểm) Tại sao nói: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1918 là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 4. (3,0 điểm) Tại sao mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai lại gay gắt hơn so với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn quan hệ quốc tế trong những năm gần đây chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? Câu 5. (3,0 điểm) Trình bày và phân tích những biến đổi về chính trị, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Thời cơ, thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 6. (2,0 điểm) Phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của “trật tự hai cực Ianta”. Câu 7. (3,0 điểm) Vì sao Liên hợp quốc đề cao nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình? Việt Nam vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các vấn đề trong khu vực hiện nay như thế nào? ------------------ HẾT ------------------. UBND TP HÀ NỘI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CHÍNH THỨC. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: Lịch sử (Bản hướng dẫn gồm 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM THI. I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. 2. Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 3. Điểm của bài thi là tổng điểm các câu trong bài thi, phần lẻ được tính đến 0,25 điểm theo thang 20 điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂ NỘI DUNG ĐIỂM U 1 Có ý kiến cho rằng: việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là không tất yếu, trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn. Em có đồng ý với (3,0) ý kiến đó không? Tại sao? (hãy sử dụng những kiến thức lịch sử cụ thể để luận giải cho quan điểm của em). a) Đồng ý, việc mất nước không phải là một tất yếu: 0,25 - Trong thực tế, đã có những quốc gia giành thắng lợi trong việc đương đầu 0,25.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> với cuộc xâm lược của CNTD phương Tây, giữ vững nền độc lập dân tộc (Nhật Bản, Xiêm đã tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để phát triển đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo; Ê-ti-ô-pi-a kháng chiến chống xâm lược giành thắng lợi…) - Thực tế trên chiến trường, nhiều lần quân dân ta có cơ hội đánh bại ý chí xâm lược của Pháp, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi (đầu năm 1860, 1873) b) Trách nhiệm để mất nước thuộc về nhà Nguyễn: - Trước họa xâm lăng, triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ chính sách bảo thủ, thậm chí phản động, không thực hiện cải cách duy tân, từ chối cả những đề nghị cải cách của những người có tâm huyết để tăng cường tiềm lực của đất nước. + Đối với Pháp: Ngay từ đầu, nhà vua và đa số quan lại triều đình đã có tư tưởng sợ Pháp, có ảo tưởng thông qua việc thương thuyết để giữ nền độc lập. + Đối với nhân dân, triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào dân, không phát động được cuộc chiến tranh nhân dân. - Triều đình không có đường lối, phương pháp kháng chiến đúng đắn: bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công, từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang đi theo con đường thương thuyết, cầu hòa, từng bước ký các hiệp ước đầu hàng. Như vậy, triều đình vừa sợ Pháp vừa sợ dân. Sợ dân nên triều đình chống lại nhân dân, bỏ rơi cuộc chiến đấu của nhân dân, ngăn cản nhân dân chống Pháp. Sợ Pháp thì dựa lại vào Pháp, cầu hòa với Pháp…Điều này thể hiện sai lầm của nhà Nguyễn: chống lại dân, từng bước đầu hàng Pháp. Vì vậy, họa mất nước có thể tránh được, tức là không tất yếu, nhưng với chính sách của nhà Nguyễn, mất nước trở thành tất yếu. 2. 0,25. 0,25 0,25 0,5. 0,25 0,5. Hãy so sánh để thấy điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (18841913) với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) (3,0) theo bảng sau: Nội dung Mục đích. Khởi nghĩa Yên Thế. Các cuộc khởi nghĩa trong phong phong trào Cần vương. Chống chính sách cướp Giúp vua cứu nước bóc, bình định của TD Pháp, bảo vệ cuộc sống của người dân.. 1,0. Lãnh đạo. Nông dân. Văn thân, sĩ phu yêu nước. 0,5. Thời gian. (1884 - 1913). (1885 - 1896). 0,5. Phương thức Khởi nghĩa vũ trang nhưng Khởi nghĩa vũ trang đấu tranh có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến. 3. 0,5. 1,0. Tại sao nói: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm (3,0).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1911-1918 là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Từ 1911-1918 qua quá trình sống và hoạt động ở nhiều nước, nhận thức, tư tưởng của Người có những chuyển biến quan trọng: + Người hiểu rằng, khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của Cách mạng Pháp chỉ là hình thức mà giai cấp tư sản dựng lên để lừa bịp nhân dân. + Người nhận thức được rằng, ở đâu bọn thực dân, đế quốc cũng tàn ác như nhau; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. + Các cuộc cách mạng nổi tiếng trong lịch sử như Cách mạng Pháp, cách mạng Mĩ đều là “những cuộc cách mạng chưa đến nơi” vì chưa đem lại quyền lợi cho người lao động. Vì vậy cách mạng Việt Nam không thể noi gương cách mạng đó được. + Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạnh tháng Mười Nga, tư tưởng của người có nhiều chuyển biến, dần dần tiếp cận với chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tất cả những yếu tố trên là cơ sở quan trọng để năm 1920, Người xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 4. 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5. Tại sao mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai lại gay gắt hơn so với quan hệ quốc tế sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, còn quan (3,0) hệ quốc tế trong những năm gần đây chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ? a) Mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai gay gắt hơn so với quan hệ quốc tế sau chiến tranh Thế giới thứ nhất: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, quan hệ quốc tế là sự đối đầu giữa các nước đế quốc với nhau, song mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với đế quốc chỉ là mâu thuẫn giữa các nước trong khối đế quốc và vì quyền lợi kinh tế. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với chủ nghĩa xã hội, đây là sự đối đầu về hai phương thức sản xuất khác nhau, về hệ tư tưởng và hệ thống chính trị khác nhau cho nên gay gắt và quyết liệt hơn nhiều. b) Quan hệ quốc tế trong những năm gần đây chuyển dần sang đối thoại: - Đối đầu căng thẳng sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân, sẽ không có người chiến thắng. - Trong thời đại ngày nay nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu được đặt ra như: môi sinh, môi trường, bệnh tật, xung đột, chiến tranh…những vấn đề này không thể một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được, mà các quốc gia cần phải hợp tác để cùng nhau giải quyết. - Xu hướng hợp tác cùng có lợi phát triển, các quốc gia có những quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, xu hướng đối đầu giảm đi. Vì vậy mối quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần sang đối thoại và hợp tác. - Xu thế đối thoại hợp tác cùng tồn tại hòa bình đang dần dần trở thành xu thế chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế, tuy nhiên chưa phải đã chấm dứt tình trạng gay gắt, đối đầu và xung đột trong quan hệ quốc tế. - Sự nghiệp bảo vệ hòa bình, mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, đang ngày càng tiến triển, mặc dù nguy cơ chiến tranh chưa phải đã chấm. 0,5. 0,5. 0,5 0,5. 0,25 0,25 0,5.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> dứt, nhưng đã xuất hiện những khả năng hiện thực để ngăn chặn cuộc chiến tranh hủy diệt, bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh của nhân loại. 5. Trình bày và phân tích những biến đổi về chính trị, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai? (3,0) Thời cơ, thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? a) Những biến đổi về chính trị, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Trước chiến tranh, là những nước thuộc địa, lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản phương Tây, bị các nước tư bản phương Tây ra sức bóc lột tàn bạo. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tuy diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại… - Từ sau chiến tranh, các nước lần lượt giành độc lập với các chế độ chính trị phù hợp cho mỗi nước. - Sau khi giành độc lập dân tộc, các nước đều ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội, nhiều nước đã đạt được những thành tựu to lớn: các nước Đông Nam Á từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác kinh tế, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh. b) Thời cơ, thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN: - Thời cơ: Tiếp thu khoa học - kỹ thuật tiên tiến có điều kiện để rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực và thế giới, tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập quốc tế… - Thách thức: Bị cạnh tranh, nguy cơ tụt hậu…. 6. 0,75 0,5 0,75. 0,5 0,5. Phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của “trật tự (2,0) hai cực Ianta” -Do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh 0,75 thế gới thứ hai… - Sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản.. 0,5. - Những sai lầm, thiếu sót chậm sữa chữa, dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở 0,75 Đông Âu và nhà nước Liên Xô. 7. Vì sao Liên hợp quốc đề cao nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình? Việt Nam vận dụng nguyên tắc này để giải quyết (3,0) các vấn đề trong khu vực hiện nay như thế nào? a) Liên hợp quốc đề cao nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - Vì: + Mục tiêu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới…. 0,75. + Hòa bình là mong muốn, nguyện vọng chung của các dân tộc trên thế giới, chiến tranh gây đau thương, tổn thất, chỉ có hòa bình mới tạo điều kiện 0,75 phát triển mọi lĩnh vực..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> b) Việt nam vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các vấn đề trong khu vực hiện nay: - Đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao, bằng pháp lý, tranh thủ sự ủng hộ 0,75 của quốc tế… - Lên án, phản đối việc dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp… ----- HẾT -----. 0,75.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>