Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Tổng quan về trang phục nam- Comple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.24 KB, 83 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.

.................................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................
3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................................
4

3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................
5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................
6

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................
6
6. Dự kiến đóng góp của Luận văn
6

7. Kết cấu của Luận văn ...........................................................................................
6

NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRANG PHỤC COM - LÊ NAM................................7
1.1 Khái niệm về trang phục Com-lê nam............................................7


1.1.1 Khái niệm định nghĩa......................................................................7
1.1.2 Các sản phẩm trong bộ Com-lê.......................................................9
1.2 Quá trình hình thành và phát triển Com-lê nam...........................16
1.2.1 Nguồn gốc trang phục Com-lê nam................................................16
1.2.2 Quá trình phát triển trang phục Com-lê nam...................................24


2
Tiểu kết chương 1..........................................................................................36
Chương 2
QUÁ TRÌNH DU NHẬP TRANG PHỤC COM-LÊ VÀO VIỆT NAM...37

2.1. Sự giao thoa văn hóa Việt Nam ............................................................................
37

2.1.1 Văn hóa Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945....................................................
37
2.1.2 Giao thoa và tiếp biến Văn hóa Việt Nam........................................40
2.2. Com-lê nam và mối quan hệ với trang phục bản địa.....................47
2.2.1 Trang phục nam bản địa...................................................................48
2.2.2 Trang phục nam cách tân..................................................................52
2.2.3 Sự du nhập trang phục com-lê nam..................................................54
2.3. Quá trình phát triển trang phục com-lê ở Việt Nam......................55
2.3.1 Giai đoạn 1858 – 1945....................................................................55
2.3.2 Giai đoạn 1945 – 1954....................................................................56
2.3.3Giai đoạn 1954 – 1975............................................................................57

- Ở Miền Bắc............................................................................................................
57


- Ở Miền Nam............................................................................................................
58

2.2.4 Giai đoạn 1975 đến nay.........................................................................................
59

Tiểu kết chương 2...........................................................................................................
64
Chương 3
ỨNG DỤNG CỦA TRANG PHỤC COM- LÊ NAM Ở VIỆT NAM


3
3.1 Những yếu tố hình thành giá trị thẩm mỹ Com-lê nam
3.1.1 Tạo hình
3.1.2 Gia cơng sản phẩm
3.2 Ứng dụng của trang phục Com-lê nam trong đời sống xã hội
3.2.1 Phong cách Com-lê
3.2.2 Dự báo xu hướng mốt Com-lê nam 2013
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Khi xã hội ngày càng phát triển thì các nhu cầu về sinh hoạt của con
người càng trở nên phong phú và đa dạng hơn, nhu cầu ăn mặc cũng khơng
nằm ngồi quy luật đó. Trang phục khơng chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà
nó cịn phản ánh đến yếu tố thẩm mỹ, lối sống, trình độ văn hóa của mỗi một
cá nhân, nhóm người hay cộng đồng. Một trong những đặc trưng cơ bản của
trang phục là quá trình bảo lưu tính truyền thống, kết hợp tiếp thu các yếu tố
hiện đại thông qua sự giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, với chiếu
dài lịch sử đầy biến động, trang phục của người Việt đã chịu ảnh hưởng của
nhiều nền văn hóa ngoại lai. Dưới thời kỳ Bắc thuộc và phong kiến, trang
phục ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa Trung Hoa. Khi Pháp đơ hộ, nền văn
hóa Phương Tây bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Từ đó đến nay q trình hội
nhập của Việt Nam với thế giới càng trở nên sâu rộng hơn,thời trang khơng
nằm ngồi qui luật đó, Âu phục đã trở thành trang phục phổ biến trong đời
sống xã hội, trong đó Com-lê nam mang nét điển hình của văn hóa mặc châu
Âu cũng đang được sử dụng rất rộng rãi ở Việt nam cũng như nhiều nước trên
thế giới.
Những năm gần đây nghành công nghiệp thời trang đã được nhà nước
chú trọng đầu tư phát triển, song để hội nhập với khu vực và thế giới, nghành
công nghiệp thời trang trong nước vẫn còn nhiều hạn chế. Sau một thời gian
dài ngành may Việt Nam chỉ làm gia công cho các hãng thời trang trên thế
giới, về cơ bản nghành công nghiệp thời trang đã tiếp thu được những công
nghệ gia công tiên tiến của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để đưa được
thương hiệu thời trang Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa và từng bước hội
nhập với thời trang quốc tế, công nghiệp cần phải làm chủ mọi công đoạn


5
trong quá trình hình thành sản phẩm, từ xây dựng thương hiệu, tạo mẫu, gia
công đến phân phối sản phẩm.v..v... Muốn làm được điều đó cần phải có

những nghiên cứu thấu đáo về từng loại trang phục .
Là một người được đào tạo về nghành thời trang, tôi nhận thấy, trang
phục Com-lê nam là một loại trang phục độc đáo, có sức hấp dẫn riêng, khơng
hồn tồn giống như các loại trang phục khác. Việc nghiên cứu chuyên sâu về
loại hình này sẽ góp thêm tư liệu cho những ai quan tâm tới nghàng công
nghiệp thời trang nước nhà. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc
tính, nguồn gốc, sự du nhập và diện mạo nghành công nghệ thời trang Việt
Nam. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn “Trang phục Nam – Com lê,
quá trình du nhập và ứng dụng ở Việt Nam ” cho đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Viết về thời trang, trang phục Com- lê có các cuốn sách như: Trang
phục Com-lê: Một phương pháp tiếp cận thời trang Nam

của tác giả

Antongiavanni Nicholas (Antongiavanni, Nicholas - 2006.The Suit: A
Machiavllian Approach to Men's), Hình ảnh của Nam: Thời trang nam giới ở
Anh 1300-1970, tác giả Bỷd, Penelope (Byrd, Penelope- 1979:The Male
Image: men's fashion in England1300-1970), Trang phục Nam : Làm chủ
nghệ thuật thời trang thường nhật, tác giả Flusser Alan (Flusser, Alan - 2001.
Dressing the Man: Mastering the Art of Permanent Fashion), Thời trang cho
nam giới, tác giả John Peacock (John Peacock -1996: La Mode Masculin : Le
Grand Livre de Reference, Nxb Celiv), Trang phục Com-lê: Một phong cách
thời trang nam tinh tế, tác giả Antongiavanni ( Nicholas – 2006 .The Suit: A
Machiavellian Approach to Men's Style), Các yếu tố của phong cách Trang
phục kinh doanh (Boyer, Bruce - 1990.Eminently Suitable: The Elements of
Style In Business Altire, The Haddon Craftsmen), Com- lê và trang phục nam
hiện đại: Anh, 1550-1850, David Kuchta (David Kuchta -1960,The Three-



6
Piece Suit and Modern Masculinity, England, 1550 – 1850), Phương pháp cắt
may cho nam giới - Hiện đại hóa hệ thống của Ladevèze và Darroux của hai
tác giả Francois Ladevèze và Alfred Darroux (Francois Ladeveze và Alfred
Darroux -1967 - Methode de coupe pour hommes), May đo; Phong cách
Nam giới của Savile Row, tác giả James Sherwoo (James Sherwoo-2010Bespoke: The Men's Style of Savile Row).
Nghiên cứu về lịch sử trang phục Việt Nam có nhưng cuốn sách như:
Trang phục Việt nam tác giả Đồn Thị Tình (2007, Nxb Mỹ thuật); Trang
phục Thăng Long, tác giả Đồn Thị Tình(2009, Nxb Hà Nội); Trang phục
Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, tác giả Nguyễn Thu Phương ,(2005,
Nxb Lao Động).
Trong cuốn Trang phục Việt nam, tác giả Đồn Thị Tình đã sưu tầm và
tởng kết q trình tiến hóa trang phục Việt Nam một cách có hệ thống và khá
đầy đủ. Nội dung cuốn sách giúp chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn về nền văn
hóa phong phú,độc đáo, lâu đời thơng qua cách phục trang của các dân tộc
Việt Nam. Cuốn sách Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, tác
giả Nguyễn Thu Phương một lần nữa khẳng định sự gìn giữ bản sắc văn hóa
Việt qua việc kế thừa và tiếp thu có chọn lọc của trang phục Việt Nam.Song
khi đề cập đếntrang phục com-lê nam chưa có một cuốn sách chuyên khảo
hoặc những bài viết giới thiệu về loại hình thời trang này.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Tiếp cận trang phục Com-lê dưới cái nhìn của mỹ thuật học
- Tìm ra nguồn gốc và sự du nhập của trang phục Com- lê ở Việt Nam
- Qua đó, làm sáng tỏ giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ của trang phục
Com- lê.
- Đưa ra các giải pháp và ứng dụng của trang phục Com- lê trong thực
tiễn sản suất, trong nghiên cứu và giảng dạy thiết kế thời trang.



7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng; Trang phục Com-lê nam
- Phạm vi: Trang phục Com-lê nam và một số trang phục khác.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương
pháp phân tích thống kê tài liệu, nghiên cứu điều tra thực tế, phân tích phản
ứng của khách hàng, so sánh, tổng hơp…
6. Đóng góp của luận văn.
- Làm sáng tỏ nguồn gốc, quá trình du nhập Com- lê vào Việt Nam
- Làm rõ nét riêng của trang phục Com- lê nam, giá trị thẩm mỹ và tính
ứng dụng.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
các độc giả yêu thích thời trang, làm tài liệu giảng dạy…
7. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn gồm….. trang, bao gồm phần Mở đầu (….trang), Kết luận
(…..trang), nội dung chính được chia làm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về trang phục Com-lê nam
Chương 2:Quá trình du nhập và phát triển trang phục Com-lê vào Việt Nam
Chương 3:Ứng dụng của trang phục Com-lê ở Việt Nam


8
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRANG PHỤC COM-LÊ NAM
1.1 Khái niệm về trang phục com-lê nam
1.1.1 Khái niệm
Cũng như các loại trang phục khác, Com-lê thuộc khái niệm chung của
trang phục và cũng là đối tượng sáng tạo của các nhà tạo mẫu. Trang phục

Com-lê ra đời từ sự phát triển của xã hội, ngoài chức năng bảo vệ cơ thể,
Com-lê cịn có chức năng thẩm mỹ, thể hiện thị hiếu của người sử dụng cũng
như địa vị xã hội của họ. Tùy theo mỗi nước mà có cách hiểu và mô tả khác
nhau, nhưng tựu chung các khái niệm, định nghĩa về trang phục Com-lê vẫn
tương đồng với ngữ nghĩa của nơi mà nó ra đời : vương quốc Anh.
Com-lê theo từ điển Pháp Việt tân từ điển minh họa là “Complet”
khi là tính từ có nghĩa là trọn vẹn, đầy đủ và đồng nhất, khi là danh từ giống
đực có nghĩa là bộ trang phục của nam giới gồm ba sản phẩm áo vét-tông,
quần Âu, áo Gi-lê.
Theo Từ điển tiếng Anh của Đại học Oxford từ “Suit” với nghĩa là “làm
cho phù hợp” khi là ngoại động từ. Khi là danh từ trong lĩnh vực trang phục
“Suit” có nghĩa là một bộ lễ phục cho nam giới, có hai hoặc ba sản phẩm
thường làm cùng một loại vải, được mặc cùng nhau. Áo Vét-tơng là sản phẩm
chính trong bộ Com-lê, nếu mặc với quần Âu gọi là bộ Com-lê hai mảnh
“Suit two piece ”(Hình 1.1 ), nếu mặc thêm áo Gi-lê thì gọi là bộ Com-lê ba
mảnh “Suit three piece”.(Hình1.2)
Theo từ điển tiếng Việt Com-lê là bộ trang phục giành cho nam giới,
gồm ba sản phẩm áo Cét-tông, quần Âu, áo Gi-lê. Theo lối mặc thoải mái ít
trang trọng hơn sẽ khơng mặc cùng áo Gi-lê thì gọi là bộ Vét-tông.


9
Căn cứ vào sự ra đời trước đó của các sản phẩm trong bộ Com-lê, có
thể thấy thuật ngữ Com-lê xuất hiện muộn hơn, nó có nghĩa như là một cách
phối hợp các thành phần khác nhau của bộ trang phục, để tạo nên sự đồng
nhất trong cách phục trang, với ý nghĩa ban đầu, tạo nên sự nghiêm trang thể
hiện uy quyền của các quan tòa Anh quốc thế kỷ XVII.
Đến nay, Com-lê đã phổ biến rộng rãi hầu khắp các nước trên thể giới,
được coi là bộ lễ phục sử dụng trong nghi lễ chính thức ở các nước phương
Tây và những nước mặc Âu phục. Tùy theo công việc, cũng như các hoạt

động xã hội khác như : lễ hội , cưới hỏi, giao tiếp làm ăn, mà người sử dụng
có thể lựa chọn cho mình cách mặc Com-lê phù hợp;theo như cách mặc Comlê truyền thống gồm đầy đủ áo vét-tông, quần Âu, áo Gi-lê với các phụ trang
khác như Sơ-mi, Cà-vạt ; Hoặc có thể khơng mặc cùng áo Gi-lê để giảm bớt
sự gị bó, khuôn mẫu. Đến giữa thế kỷ thứ XX Com-lê đã được nữ giới sử
dụng như là một sự khẳng định cho bình đẳng giới.
Cũng như các trang phục khác, ban đầu Com-lê được làm thủ cơng, q
trình đo, cắt, thử sửa đã đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng. Do
vậy sau khi gia cơng Com-lê ln có được chất lượng hòan hảo, tạo được
phong cách riêng cho khách hàng. Tuy nhiên, giá thành rất cao so với thu
nhập của đa số người lao động. Khi cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX
bùng nổ, hầu hết các mặt hàng may mặc được sản xuất hàng loạt, Com-lê
được may sẵn theo nhiều kích cỡ và bán ra với giá rẻ hơn rất nhiều. Bộ Comlê được làm bằng nhiều chất liệu vải khác nhau, chất liệu thích hợp nhất cho
một bộ comple là hàng len, loại vải này giúp cho việc điều hòa thân nhiệt con
người, vải len mỏng có độ rủ đẹp, thống khí và ln phẳng do tính đàn hồi tự
nhiên của sợi vải, mọi vết nhàu do cử động đều biến mất khi quần áo được
treo lên mắc, điều mà các chất liệu vải khác khơng có được. Loại sợi chính
để dệt vải len là lông cừu (worsteds) được chải và xe kỹ .Tất cả các loại vải
này có độ dày mỏng và trọng lượng khác nhau tùy thuộc vào tính chất sử


1
dụng của bộ trang phục, một số loại vải có ký hiệu chữ S (hay Super S) mô tả
độ mịn của sợi, vải len truyền thống khá dày dùng để may các loại áo khốc
như Măng-tơ, Va-rơi mặc khi thời tiết lạnh giá. Với những tiến bộ khoa học,
nghành dệt đã sản xuất được những loại vải len mỏng, nhẹ và có độ đàn hồi
tốt hơn, phù hợp với các bộ Com-lê mặc trong lúc thời tiết ấm áp hơn. Đối với
thời tiết nóng, sợi lanh, sợi bơng và sợi tơ tằm kết hợp với sợi len để tạo ra
những loại vải thống mát. Vật liệu tởng hợp có nguồn gốc từ dầu lửa như
polyeste cũng được kết hợp với sợi len cho loại vải giá rẻ hơn, dùng cho giới
bình dân.

1.1.2 Các sản phẩm trong bộ Com-lê
1.1.2.1 Áo Vét-tơng
Áo Vét-tơng có nguồn gốc từ một loại áo khốc dài, dùng cho cả nam và nữ.
Áo có tay dài, nẹp mở phía trước với vật liệu liên kết khuy, dây khóa hay móc
hoặc có thể sử dụng đai thắt ngang eo để giữ, loại áo này được du nhập vào
châu Âu từ người Ba tư nay là Iran từ thời trung cở, đến nửa sau thế kỷ XVII
nó đã biến đởi để trở thành sản phẩm chính trong bộ Com-lê với tên gọi
“justacorps”, trước khi được gọi là áo Vét-tông “Suit Jacket” vào thế kỷ XIX.
Vét-tơng là áo khốc ngồi, sản phẩm chính trong bộ Com-lê, bởi thiếu nó sẽ
khơng cấu thành bộ Com-lê. Áo Vét-tơng có nhiều đặc trưng về kiểu dáng, tỉ
lệ, chất liệu và đặc biệt là q trình gia cơng sản phẩm theo phương thức may
đo thủ cơng.
- Đặc điểm chính của áo Vét-tơng (Hình 1.3 )
-Ve và cở áo thường là loại cở có đường bẻ ve kéo từ đầu cổ xuống khuy áo
thứ nhất, cở này có nhiều loại hình khác nhau như cở chữ V, cở ve sếch, cở
Sam hay cịn gọi là cở khăn qng ...ngồi ra cở tàu đơi khi cũng được sử
dụng.
- Nẹp áo được ngt trịn phần gót nẹp khi áo có 1 hàng khuy, nẹp
vng nếu áo có 2 hàng khuy. Số khuy áo biến động từ 1 đến 4 khuy, nếu là


11
vạt áo giao nhau “vạt quài” sẽ có 2 hàng khuy mỗi hàng có từ 2 đến 4 chiếc.
- Tà áo có rất nhiều kiểu tà áo phù hợp với t̉i tác và cá tính người sử
dụng. Tà áo xẻ 2 bên đẹp và hiện đại nhưng khi cho tay vào túi quần, phần
mông sẽ bị lộ, trông không lịch sự. Với kiểu xẻ sau, 2 tà áo sẽ chuyển động
theo bước đi người mặc, tạo dáng thanh thoát, lịch lãm. Kiểu tà áo này cũng
không cho tay túi quần được, trừ khi khuy áo khơng cài.
-Túi áo có 3 đến 4 chiếc được thiết kế trên thân trước, là loại túi bổ
trong gồm: 1 túi trên ngực bên trái có hình bình hành gọi là túi cơi, hai túi

viền có nắp nằm cân đối hai bên thân trước tại ngang hơng, những áo theo
phong cách cở điển cịn có thêm 1 túi hai viền có nắp bên thân bên phải tại
ngang eo nhưng nhỏ hơn túi viền bên dưới.
- Tay áo là loại tay hai mang “2 miếng”, có sống tay và bụng tay được
thiết kế theo đúng dáng tay của người mặc. Phần gấu có xẻ đoạn cửa tay theo
đường sống tay, có thể thùy khuyết và đính khuy hoặc xẻ giả. Thường xẻ cửa
tay được đính 3 đến 5 khuy.
- Độn vai “ken vai” mặc dù ở bên, độ dày mỏng của độn vai nhưng có
ảnh hưởng đến phom dáng chung của áo Vest-tông. Độn vai thường có cả hai
loại: Độn mỏng và loại dày. Loại độn vai mỏng mặc thoải mái hơn, đẹp hơn vì
giúp vải áo có độ rủ tự nhiên nhưng chỉ phù hợp với ai độ xi vai ít hoặc
trung bình. Loại độn vai dày rất phù hợp với những người vai xuôi, độn vai
làm đứng áo và tạo cảm giác đẹp về hình thể nam tính.
Kỹ thuật gia cơng áo Vét-tơng, là một trong những kỹ thuậtc phức tạp
nhất của nghành may. Cho đến nay, khi tiến bộ kỹ thuật đã tạo điều kiện để
con người có thể làm ra mọi thứ rất tinh xảo, nhưng để có được một chiếc áo
Vét-tơng hoàn hảo, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như thẩm mỹ, vẫn
chưa có cơng nghệ nào thay thế được bàn tay của những nghệ nhân. Công
nghệ may áo Vét-tơng có 2 loại: Cơng nghệ may dựng canh, công nghệ may
dựng dán.


1
Chiếc áo Vét-tơng làm theo cơng nghệ dựng canh có 3 lớp, lớp vải
ngồi, lớp vải lót và lớp dựng canh tóc ở giữa tại phần ngực và trải suốt hết
phần gót nẹp thân trước. Khác biệt chính là ở chỗ, thân áo không sử dụng
dựng dán nên mặt vải giữ được tính đàn hồi, mền mại và có thể bai, dãn tùy
theo yêu cầu nên, có thể điều chỉnh cho thân áo ôm sát cơ thể hay tạo dáng
cho áo. Phần dựng được dệt bằng sợi đay hoặc sợi bông, sợi ngang theo chiều
rộng khổ vải được xe thêm tóc hoặc lơng ngựa nhằm tăng thêm độ dàn hồi,

nên được gọi là dựng “Canh tóc”. Lớp dựng Canh tóc được trải lên phần ngực
và nẹp thân trước bằng các đường khâu lược để lớp vải ngồi ln bám sát
vào mặt dựng. Tính đàn hồi và uyển chuyển của Canh tóc ln giữ cho mặt
vải ngồi phẳng khó bị nhàu nát, mà vẫn giữ được sự mền mại tự nhiên vốn
có của chất liệu vải len.
Trong cơng nghệ may áo Vét-tơng dựng dán, thay vì dùng cach tóc,
người ta sử dụng một loại Mex có keo, dùng nhiệt và lực nén để dán lên lớp
vải ngoài thân trước. Với mục đích làm cho mặt vải ởn định tạo thuận lợi cho
q trình gia cơng, phù hợp cho dây truyền sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên
nhược điểm của công nghệ dựng dán , làm cho mặt vải khô cứng mất đi
những đặc điểm cơ bản của vải, làm cho sản phẩm mất đi sự mềm mại, giảm
giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.
1.1.2.2 Quần Âu
Quần Âu là một loại trang phục mặc trên phần thân người bên dưới từ
eo đến mắt cá chân (Hình 1.4). Từ “quần Âu” được sử dụng được ở Anh và
Ireland, nhưng một số nước nói tiếng Anh khác như Canada, Nam Phi, và Hoa
Kỳ. Quần Âu đã được mặc từ thời cổ đại và trong suốt thời kỳ Trung cở và nó
đã trở thành trang phục phổ biến cho nam giới, từ đầu thế kỷ 20, quần Âu đã
được nữ giới sử dụng. Quần Com-lê luôn được làm bằng chất liệu như áo Véttông, từ những năm 1910 đến những năm 1920, mặc một chiếc áo Vét-tơng với
q̀n Âu đã được nhìn nhận như là một thay thế cho một bộ Com-lê đầy đủ.


1
Q̀n Âu đã thay đởi đáng kể về hình dáng trong suốt nhiều thế kỷ. Từ quần
ống túm thời Phục Hưng đến quần dài thế kỷ XX kiểu dáng quần thay đổi liên
tục. Trong những năm 1920, quần rất rộng, vịng ống có chu vi lên tới 50 cm.
Sau năm 1935, quần bắt đầu gọn dần ở phần ống nhưng vẫn cịn rộng ở phía
trên, vào những năm 1950 và 1960, q̀n đã có dáng gọn trở nên phở biến.
Trong những năm 1970, các nhà sản xuất com-lê cung cấp một loạt các phong
cách quần dài, bao gồm ống loe, ống vẩy ...Trong những năm 1980 đến nay

quần Com-lê chủ yếu là quần ống đứng.
- Đặc điểm chi tiết của quần Âu:

-

Ly quần là nếp gấp dưới cạp quần phần thân quần trước, nếu được xếp về phía
cửa quần tiêu biểu cho phong cách quần dài phù hợp với bộ Com-lê. Có thể có
một, hai, ba, hoặc khơng có ly, ly có thể được xếp về hai hướng phía, nếu xếp
về phía cửa q̀n gọi là xếp ly xi, xếp về phía dọc quần là xếp ly lật.
- Gấu quần là phần cuối của ống quần gấp vào trong, được khâu hoặc may tạo
nên sự chắc chắn cho ống quần. Có hai loại gấu thẳng và gấu gấp lên gọi là
gấu lơ-vê.

-

Cửa quần là phần trên phía trước thân quần, được gắn với dây khóa, khóa dán
hoặc cài bằng khuy. Điều này giúp cho việc mặc quần trở nên dễ dàng. -

Cạp

quần là phần đai phía trên của quần khi mặc ngang với thắt lưng. Đây là
phong cách truyền thống của quần tây thông thường hay quần trong bộ Comlê.
- Túi q̀n là chi tiết có tính năng chứa đựng đồ vật và trang trí. Thơng
thường q̀n tây có hai loại túi, túi phía trước được may theo dọc quần thân
trước sát với chân cạp và túi sau được may ở thân sau quần, song song và
cách chân cạp 6 cm đến 8 cm.
1.1.2.3 Áo Gi-lê
Ban đầu áo Gi-lê cũng một loại áo khoác, chỉ từ khi xuất hiện cách mặc
đồng bộ, thì Gi-lê trở thành áo mặc trong áo Vét-tơng, là thành phần chính



1
trong bộ Com-lê. Áo Gi-lê loại trang phục mặc ôm sát cơ thể, khơng có tay áo
mặc ra ngồi Sơ-mi, vải áo Gi-lê cùng loại với áo Vét-tông và quần Âu để tạo
nên bộ Com-lê mang phong cách cổ điển, được sử dụng làm trang phục nghi
thức trong xã hội phương Tây.(Hình 1.5)
Áo Gi-lê có cở chữ V, vạt áo vng hoặc vát góc, thường có một hàng
cúc từ 4 đến 6 chiếc, chạy dọc theo nẹp áo phía trước, Phần thân trước có 4
túi loại túi bở trong thường được gọi là “túi cơi”. Bên trong có lớp lót bằng
vải lụa, giữa hai lớp vải ngồi và lót có một lớp dựng bằng canh tóc hoặc
dựng dán nên phần thân trước áo luôn phẳng. Trước khi đồng hồ đeo tay trở
nên phổ biến, đồng hồ bỏ túi được để trong túi áo Gi-lê phía trước, với dây
xích móc đồng hồ với khuy áo. Phần thân sau áo Gi-lê thường được gắn thêm
dây đai ngang thắt lưng có khóa móc để điều chỉnh cho thân áo ôm sát cơ thể.
Từ thế kỷ 19 thân sau áo Gi-lê còn sử dụng vải lụa làm lớp vải ngoài khiến
cho việc sử dụng trở nên thoải mái trẻ trung và hiện đại hơn.(Hình 1.5)
Áo Gi-lê mặc cùng với áo Vét-tông và quần Âu đã tạo nên phong cách
mặc cổ điển, tuy nhiên áo Gi-lê có thể kết hợp với quần Âu cũng là phong
cách được nhiều người lựa chọn, lúc này áo Gi-lê thường được thiết kế thêm
lá cổ. Áo Gi-lê là loại trang phục có nguồn gốclịch sử, nó được bắt nguồn từ
áo khoác Ba Tư, và du nhập vào nước Anh mà người đầu tiên sử dụng là viên
Đại sứ Anh quốc ở Ba tư ơng Robert Shirley,sau đó vua Charles II của nước
Anh, Scotland và Ireland có qui định: áo Gi-lê như là một phần của trang
phục nghi lễ chính thức trong chế độ quân chủ Anh quốc.
Trong thế kỷ thứ XVII, XVIII, nam giới thường mặc áo Gi-lê sáng
màu, cho đến khi thời trang thay đổi trong thế kỷ thứ mười chín cách mặc này
hạn chế hơn, áo Gi-lê phổ biến hơn trong sự kết hợp với bộ Com-lê. Sau cuộc
cách mạng Pháp năm 1789, quý tộc ở Pháp bị phản đối vì lối ăn mặc cầu
kỳ,diên dúa, trang phục của giới quí tộc Pháp đã mất dần ảnh hưởng với trang
phục phương Tây và áo Gi-lê đã đơn giản hơn về hình thức. Từ năm 1810 áo



1
Gi-lê đã trở nên ngắn hơn và gọn sát hơn và trở thành bộ phận không thể thiếu
của bộ Com-lê. Thời trang loại này vẫn còn thịnh hành trong suốt thế kỷ XIX,
mặc dù khoảng năm 1850 thiết kế áo Gi-lê thay đổi từ mặc sát eo, sang cách
mặc rộng hơn. Vào cuối thế kỷ, áo Gi-lê có một vóc dáng lớn hơn được phổ
biến rộng rãi trong thời trang xã hội phương Tây.
Áo Gi-lê vẫn thịnh hành trong cách mặc của nam giới cho đến giữa thế
kỷ XX, nhưng sự khan hiếm vải do cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng
như sự phổ biến ngày càng tăng của áo len áo thun với cách sử dụng chung
quần áo giản dị của người đàn ơng tất cả góp phần tạo nên sự suy giảm của
nó. Tại Hoa Kỳ, áo Gi-lê bắt đầu suy giảm trong những năm 1940 khi áo Véttông trở nên phổ biến, và đến những năm 1960 áo Gi-lê ít được sử dụng.
Trong những năm 1970, áo Gi-lê một lần nữa trở thành phổ biến khi phối hợp
cùng Com-lê trong cách mặc của nhiều nhà doanh nghiệp và thanh niên.
Ngày nay hiếm khi nhìn thấy một bộ Com-lê của giới kinh doanh và
văn phòng mặc cùng với áo Gi-lê, mặc dù nó vẫn cịn là niềm đam mê với các
nhà doanh nghiệp có đầu óc bảo thủ và những người hồi cở .
1.1.2.4 Phụ trang
Bộ Com-lê trở thành trang phục thông dụng trong đời sống xã hội hiện
đại với nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên từ khi ra đời đến nay cách
mặc Com-lê cổ điển vẫn giữ nguyên giá trị làm nên sự khác biệt của loại trang
phục này. Để có được một bộ Com-lê với đúng ý nghĩa ban đầu của nó ngồi
các sản phẩm chính cịn có các phụ trang thích hợp.
- Sơ-mi (Hình 1.6) là loại trang phục mặc cho phần trên cơ thể, có thể
sử dụng độc lập hoặc kết hợp với bộ Com-lê. Sơ-mi có lịch sử lâu đời khi các
nhà khảo cở tìm được chiếc Sơ-mi vải lanh trong một ngơi mộ cở Ai Cập có
niên đại trên ba nghìn năm cho đến giai đoan cuối thời trung cở Sơ-mi vẫn
được coi là loại trang phục mặc lót hiếm khi để lộ ra ngoài khi mặc. Đến thế
kỷ XVII Sơ-mi đã được cho phép để lộ khá nhiều chi tiết và được thêu hoặc



1
dùng ren trang trí phần cở và Măng-sét. Sơ-mi được phở biến rộng rãi cho các
tầng lớp bình dân trong xã hội Tây âu từ đầu thế kỷ XIX. Phụ nữ Âu, Mỹ sử
dụng Sơ-mi từ năm 1986. Sang thế kỷ XX Sơ-mi đã được sử dụng trên hầu
khắp các nước trên thế giới và đã được tiêu chuẩn hóa.
Sơ -mi rất đa dạng về kiểu dáng cũng như chất liệu và màu sắc, nhưng
để là một thành phần của bộ Com-lê, Sơ-mi phải có tay dài với Măng-sét, cở
đứng có chân. Cở áo Sơ-mi có nhiều loại nhưng khi phối hợp với bộ com-lê
ngồi chân cở nhất thiết nó cần có lá cở để làm điểm tựa cho chiếc Cà-vạt
hoặc Nơ cở(Hình 1.6). Măng-sét có hai loại chính, loại cài khuy thì măng-sét
để 1 lớp, chiếc gài Măng-sét “Cuff link”(Hình 1.7) được sử dụng cho loại
Măng-sét gấp đơi. Khi mặc Măng-sét dài hơn cửa tay áo Vét-tông khoảng 2
cm là mặc đúng phong cách cở điển. (Hình 1.8)
Áo Sơ-mi thường được làm bằng vải dệt thoi. Các loại sợi tự nhiên
được sử dụng nhiều nhất là bông, gai, len hoặc lụa, sợi lanh được sử dụng lâu
đời nhất. Ngày nay, sợi nhân tạo như polyester kết hợp với sợi bơng, lanh
thường được sử dụng vì chi phí thấp và có độ bền cao phù hợp với đa số
người lao động. Các loại vải sợi có nguồn gốc tự nhiên như bông, lanh khi
mặc rất mát tuy nhiên lại rất dễ nhàu nát. Vải tơ tằm là loại vải cao cấp, sợi vải
có khả năng hút ẩm và thốt khí nhanh nên mặc rất thống, nhẹ và mát.
- Cà-vạt (Hình1.9) là một mảnh vải nằm dưới cổ áo Sơ-mi và thắt nút ở
họng cở trước với mục đích trang trí xung quanh cổ hoặc vai. Các biến thể
bao gồm Cà-vạt hiện đại, khăn cở, và nơ gắn trên cở có nguồn gốc từ Cà-vạt.
Nam giới hiện đại đeo Cà-vạt như là một phần của trang phục văn phòng hoặc
dùng trong dịp lễ. Cà vạt được làm chủ yếu bằng lụa tơ tằm, lụa nhân tạo với
nhiều kiểu hoa văn, cũng như màu sắc khác nhau để người mặc có thể lựa
chọn cho phù hợp với bộ trang phục.
Màu sắc Cà-vạt nên chọn đậm hơn so với áo sơ mi, lý tưởng nhất màu

trong chiếc Cà-vạt cũng có sắc phù hợp với màu sắc của bộ Com-lê. Nói


1
chung, các mẫu đơn giản, nhẹ nhàng được ưa thích cho phong cách cổ điển.
Cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Cà-vạt đã trở thành phổ biến,
cách dùng cũng khơng gị bó, có khi Cà-vạt kết hợp với bộ quần áo Sơ-mi,
màu Cà-vạt thậm chí nhẹ hơn với một chiếc áo Sơ-mi sẫm màu.
Một trong những nút thắt phở biến nhất là thắt đơn “FullWindsor”(Hình.10) hoặc thắt kép “Double-Windsor” (Hình 1.11). Sau khi
được thắt nút và sắp xếp, Cà-vạt có thể điều chỉnh cho phù hợp với vịng cổ,
độ dài Cà-vạt đến ngang thắt lưng là phù hợp với lối cổ điển, điều này cũng
không cần áp dụng khi phong cách mặc phóng khống hơn.
Theo phong cách cở điển, Nơ (Hình1.12)được coi là cách sử dụng sang
trọng hơn so với Cà-vạt, đặc biệt dùng trong các dịp lễ quan trọng. Tuy nhiên,
do sự phóng khống và thoải mái nên Cà-vạt được phổ biến rộng rãi hơn khi
phối hợp với Com-lê.Vải làm nơ về màu sắc và chất liệu cùng loại với Cà-vạt.
- Ngoài các loại phụ trang trên tùy theo lối phục trang mà người mặc có
thể lựa chọn thêm các loại phụ trang khác như giày, mũ, gài Măng-sét và khăn
cài túi ngực... (Hình1.13)
1.2. Quá trình hình thành và phát triển trang phục Com-lê nam
1.2.1 Nguồn gốc trang phục Com-lê nam
Mặc quần áo là một đặc tính của con người, ngay từ thời nguyên thủy
“trang phục” đã xuất hiện và gắn bó với đời sống của con người tuy cịn sơ
khai, song nó đã giúp con người thích nghi với mơi trường, bảo vệ cơ thể
trong điều kiện khí hậu khắc nhiệt. Khi đã xã hội phát triển, trang phục được
khốc lên mình với những ý nghĩa khác như: tính trang trí, tơn giáo hay thể
hiện quyền lực, cá tính của con người trong xã hội. Trang phục là một trong
những phát minh quan trọng của con người, nó phản ánh sự phát triển của xã
hội thơng qua vật liệu và công nghệ, các ý nghĩa xã hội cuả trang phục phản
ánh rõ đặc trưng văn hóa của xã hội tao ra nó.



1
Trang phục Com-lê nam loại lễ phục của các nước phương Tây, với lịch
sử hơn bốn thế kỷ đồng hành cùng với sự phát triển của các loại trang phục
khác, đã khẳng định được chỗ đứng của nó trong thế giới thời trang nam,
ngày càng phong phú và đa dạng. Tìm hiểu trang phục Com-lê nam trong sự
phát triển của các loại lễ phục dành cho nam giới của các thời kỳ trước đó sẽ
làm rõ hơn nguồn gốc cũng như sự tác động của văn hóa, xã hội tạo nên loại
trang phục này.
-Trang phục nam thế giới cổ đại
Thế giới cổ đại gắn liền với nền văn minh của một số quốc gia sớm
phát triển từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đến thế kỷ thứ V sau Cơng
ngun. Đó là các quốc gia Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, La Mã. Các quốc gia
này đều nằm trên lưu vực các con sông lớn màu mỡ, thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp và giao thương như: sông Nin (Ai Cập), sông Hằng (Ấn Độ),
sông Vị (Trung Quốc).
Ngay từ thời Cổ đại, người Ai Cập đã biết dùng sợi Lanh để dệt vải, do
thời tiết sa mạc rất nóng, nên vải Lanh mỏng là chất liệu được sử dụng phổ
biến. Trang phục nam giới thời kỳ Ai Cập cổ đại còn lưu lại trên các bức vẽ và
điêu khắc trong các kim tự tháp, đền đài Ai Cập, có thể thấy các loại trang
phục này có kết cấu đơn giản, nam giới mặc váy dài tới gối được giữ bởi thắt
lưng, sau có thêm áo chồng và áo lót. Khoảng từ năm 1425 đến 1405 trước
cơng ngun áo khốc dài nhẹ được sử dụng khá phổ biến, giai đoạn này vải
sợi len đã được biết đến nhưng bị coi là bẩn thỉu vì là lơng động vật, và chỉ có
thể được sử dụng cho áo khốc. Nếu mặc loại vải len sẽ bị cấm đến nhà thờ và
các khu vực linh thiêng. (Hình 1.14)
Hy lạp cở đại nởi tiếng với triết học, nghệ thuật, văn học, và chính trị,
theo đó phong cách cở điển Hy Lạp trong trang phục đã được hồi sinh, một
phong cách Hy Lạp trong trang phục trở thành thời thượng ở Pháp ngay sau

khi cách mạng Pháp (1789-1799) thắng lợi, bởi vì phong cách đó được cho là


1
thể hiện tư tưởng dân chủ mà cuộc cách mạng hướng tới.
Trang phục Hy Lạp cổ đại chủ yếu sử dụng lanh hoặc vải len, nam giới
mặc áo chẽn và khốc ra ngồi áo chồng dài, về cơ bản kết cấu vẫn đơn giản,
là các tấm vải len hoặc lanh quấn quanh cơ thể, được giữ lại tại vai bằng nút
buộc hay ghim, áo rộng thụng, khơng có tay. (Hình1.15)
Trang phục La Mã cổ đại, giống như của Hy Lạp cổ đại, nổi tiếng từ
văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên do có nền kinh tế xã hội phát triển hưng thịnh
nên nghệ thuật cũng có những bước tiến vượt bậc, với hai dòng nghệ thuật
Roman và Gothich kéo dài suốt từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XV sau cơng
ngun. Các tầng lớp q tộc ưa chuộng sự xa hoa, trang phục trở nên rất cầu
kỳ, được thêu và gắn thêm nhiều đá và kim loại q, có thể dễ dàng nhận thấy
quần áo thời kỳ này ngoài chức năng cơ bản cịn thể hiện quyền lực, sự giàu
có của giới thượng lưu, nhưng do hệ tư tưởng của con người bị bó hẹp theo
tơn giáo nên phục trang rất kín đáo từ vua chúa đến dân thường. Có lẽ trang
phục quan trọng nhất của La Mã cổ đại là “Togas” (Hình1.16), Togas là một
mảnh vải len được quấn quanh vai và xuống cơ thể, Togas có thể được bọc
bằng nhiều cách khác nhau, và họ trở nên lớn hơn và đồ sộ hơn qua nhiều thế
kỷ. Áo dài Togas được giới sử học ghi nhận đã phổ biến rộng rãi thời kỳ này
và đã được chuyển thể thành nhiều phong cách và là trang phục cơ bản của
người lớn ở La Mã cổ đại sau thế kỷ thứ 2 trước Cơng ngun, là hình ảnh
nhìn quen thuộc trong các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ này.
Mặc dù người Hy Lạp đã có trang phục riêng và các quan niệm về văn
hóa mặc của họ, nhưng họ vẫn tiếp thu những yếu tố ngoại lai. Đặc biệt, họ đã
tiếp thu loại trang phục của những tộc người mà họ coi là man rợ từ phía bắc,
bao gồm cả các nước Đức và Nam Tư cũ là chiếc quần dài, loại trang phục có
thể chống chọi với thời tiết lạnh giá .



2
Nhìn chung trang phục nam giới thời kỳ cở đại phương Tây có kết cấu
đơn giản, giai đoạn cuối đã được cắt và khâu để tạo dáng theo cơ thể. Sợi Len
là chất liệu đã được sử dụng phổ biến mà sau này trở thành nguyên liệu chính
và là tiền đề để phát triển áo khốc ngồi nói chung và trang phục Com-lê nối riêng.
-Trang phục nam thời trung cổ
Thời trung cổ kéo dài từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII. Chế độ nô lệ
nhường chỗ chế độ phong kiến tập quyền ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Thủ
công nghiệp phát triển, trong đó có nghề dệt, nghề cắt may xuất hiện kéo theo
sự phát triển nhanh chóng của các loại trang phục. Tuy vậy quần áo thời kỳ
này vẫn tiếp tục kiểu dáng rộng, thụng tương tự thời Cổ đại. Nhưng nếu thời
Cổ đại chủ yếu mặc bằng phương pháp quấn vải thì q̀n áo thời Trung cở đã
bắt đầu được cắt may, cái đẹp của quần áo được thể hiện trong đường cắt, tỉ lệ
cân đối.
Giai đoạn đầu thời Trung cổ, nhà thờ thống trị cả về đời sống vật chất
lẫn tinh thần. Quan điểm đạo đức nghiêm ngặt và khắt khe, việc để lộ cơ thể
bị coi là hành vi thiếu đạo đức. Vì thế quần áo thời kỳ này có khn hình
nặng nề, kín đáo làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể. Đến cuối thời Trung
cở, trang phục có bước tiến rõ nét về kỹ thuật cắt may. Giai đọan này thủ đô
của thời trang thế giới là Byzantium (nay là Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ) thuộc
Đế quốc Đông Roma. Các loại quần áo Phương đông như khăn xếp quần dài
và những món đồ trang sức tinh xảo đã hấp dẫn giới q tộc phương Tây
(Hình1.17). Vào khoảng thế kỷ XII, q̀n áo thông dụng gồm một áo dài thắt
ngang lưng, may sát cơ thể với vạt chéo tạo ra bề rộng của chân váy, trang
phục này được cả nam và nữ mặc. Nhưng nhìn chung với nam giới trang phục
thời kỳ này đã có xu hướng gọn và ngắn hơn .
Trong thế kỷ XIII, trong thời gian của Louis IX, thời trang Trung cổ
thay đổi đáng kể khi một loại áo khốc ngồi (surcoat) (1.18) đã được sử



2
dụng. Ban đầu, đó là trang phục của phụ nữ, nhưng nó đã sớm được sử dụng
bởi cả hai giới. “Surcoat” là áo khốc khơng tay mặc sát cơ thể, thường được
trang trí với lơng thú khi áo chồng được trang trí phong phú. Vào cuối thế
kỷ 13 trở thành loại trang phục sang trọng được sử dụng trong giới tịa án của
Pháp và Ý sau đó trở thành xu hướng thời trang thịnh hành trong giới tư sản
trên khắp châu Âu.
Giai đoạn cuối của thời trung cổ trang phục của nam giới và phụ nữ bắt
đầu phát triển theo hướng hoàn toàn khác nhau. Phụ nữ tiếp tục mặc áo
choàng dài và váy được xếp nhiều ly, nam mặc áo chẽn, lúc đầu dài đến mắt
cá chân sau đó ngắn dần, đến thế kỷ cuối thế kỷ XIII áo chẽn của nam giới chỉ
dài đến thắt lưng. Chiếc quần đã được định hình với hình dạng đơn giản nhất
trong giai đoạn đầu với hai ống, sau đó phát triển thành quần ống túm dài đến
đầugối.(Hình1.19)
Một trong những nguyên nhân chính, tạo nên sự thay đởi mạnh mẽ của
trang phục thời kỳ này, là sự xuất hiện của những người thợ may chuyên
nghiệp. Trong quá khứ, mọi người đều tự làm q̀n áo cho mình, hoặc nếu
giàu có, thì những người làm công trong nhà sẽ làm quần áo cho họ. Khi các
Vương quốc ở châu Âu phát triển, các thợ thủ công lành nghề đã bắt đầu tự tổ
chức thành phường hội để kinh doanh và làm các dịch vụ may mặc như: may
đo, sửa chữa, buôn bán các sản phẩm may mặc, những thợ may đã sớm phát
triển được kỹ năng của họ và người đàn ông dần thay thế phụ nữ trong công
việc may vá. Đến đầu thế kỷ XIII, đã có 700 thợ may làm việc tại Paris, Pháp.
Thợ may trên khắp châu Âu đã phát triển kỹ năng cắt và may, cho phép làm ra
quần áo phức tạp hơn, theo thiết kế riêng, phù hợp với hình thể con người.
Tác động của may chuyên nghiệp có thể được nhìn thấy trong q̀n áo của
cuối thời Trung cổ, nhưng chỉ thực sự phát triển từ thời Phục hưng trong thế
kỷ mười lăm.Thời Trung Cở, có lẽ là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử châu



2
Âu, khi quần áo chỉ là một vấn đề đơn giản cần thiết, hơn là thời trang xa hoa,
luôn cần sự thay đổi.
-Trang phục nam thế kỷ XIV
Các nhà sử học, văn hóa học và nghiên cứu trang phục cho rằng giữa
thế kỷ XIV đánh dấu sự xuất hiện các dấu hiệu của thời trang. Từ thế kỷ này
trở đi, trang phục phương Tây có sự thay đởi nhanh chóng, trong khi các nền
văn minh khác như Trung Quốc ,Nhật Bản và Đế Quốc Ottoman thì trang
phục có ít sự thay đổi trong nhiều thế kỷ.
Thế kỷ XIV, nước Pháp nổi lên như là một nước dẫn đầu Châu Âu về
chính trị và văn hóa. Những thiết kế của trang phục Pháp ảnh hưởng đến cách
mặc của cả châu Âu và thế giới. Những bộ trang phục của giới quí tộc Pháp
đã rất tinh xảo, trang trí cầu kỳ. Đàn ơng thường mặc hai áo. Áo trong gọi là
“Gippon”(Hình1.20) có ống tay bó sát và thẳng. Áo ngồi gọi là “Cotehardie”
(Hình1.21) thiết kế tương tự, nhưng rộng hơn, có thắt lưng bản to, cúc áo kèm
dây chằng và ống tay rộng. Khoảng từ năm 1380 đàn ông và đàn bà đều mặc
áo choàng dài đến mắt cá chân gọi là “Houppelande”, loại áo này có đặc điểm
phần trên ơm khít cơ thể, phần dưới xòe rộng thoải mái, ngang eo có thắt lưng
to bản, “Houppelande” được làm từ các chất liệu len dày, tay áo viền lông thú
tạo cảm giác ấm áp và sang trọng.
-Trang phục nam thời phục hưng
Sau thời gian dài dưới chế độ phong kiến hà khắc, Từ cuối thế kỷ XIV
đến thế kỷ XVI được coi là thời kỳ phục hưng của châu Âu. Con người được
tự do phát triển về mọi mặt, nhiều tư tưởng xã hội mới xuất hiện, nhiều phát
minh sáng chế được tạo ra cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của trang
phục.
Thế kỷ XV đã chứng kiến sự biến đởi trong bản chất của trang phục và
văn hóa, là chìa khóa cho sự hiểu biết của chúng ta về thời trang phương Tây.



2
Cho đến thế kỷ thứ XV, cơ bản quần áo của hầu hết các nền văn hóa đã được
xác định bởi truyền thống, sự sẵn có của một số loại vải, và kỹ năng của
người thợ may. Nếu giai đoạn trước ở châu Âu, quần áo chỉ đơn giản dùng
một hay hai chi tiết ghép lại với nhau, thì đến thế kỷ XV đã được cắt may, tạo
dáng cầu kỳ phù hợp với hình dáng người mặc, mang tính thẩm mỹ cao.(Hình
1.22)
Trong cuối thời Trung Cở, chỉ các thành viên giàu có của một tịa án
hồng gia có đủ nguồn lực để thường xuyên thay đổi trang phục và phụ kiện
của họ. Burgundy, một vương quốc ở Pháp ngày nay, và tại các tiểu bang Ý
như Florence, số lượng lớn các thương nhân giàu có, quý tộc, và những người
khác cạnh tranh nhau để mặc những bộ quần áo nổi bật và thanh lịch nhất,
như vua Philip III (1396-1467), công tước của Burgundy, người trị vì từ 1419
đến 1467, đã đi tiên phong trong việc sử dụng các bộ trang phục có phong cách
mới mà nhiều người mong muốn. Các phong cách này đã được giới thiệu tại Ý
và Burgundy và bắt đầu lan rộng ở khắp châu Âu vào cuối thế kỷ.
Theo xu hướng này, quần của đàn ông có hai kiểu mặc chính: hoặc mặc
q̀n ống lửng, phồng trang trí nhiều màu, để chân trần từ ngang đùi trở
xuống, phía trên khốc chiếc áo chồng chỉ dài vừa đủ che hết chiếc quần
lửng, hoặc mặc chiếc quần bó sát, để lộ rõ đường nét của đùi và mông. Áo
khốc ngồi được trang trí cầu kỳ bằng ren, lụa, thắt lưng được đính những
ngơi sao, hoa. Dáng áo vẫn bó sát cơ thể nhưng đã ngắn lên ngang bắp chân.
(1.23)
Các xu hướng thời trang bắt đầu vào thế kỷ XV và thực sự trở thành
phổ biến rộng rãi trong thế kỷ XVI khi bắt đầu thời kỳ phục hưng ở Ý. Tại
đây quần áo giới quí tộc phát triển đến đỉnh điểm của sự xa hoa, lộng lẫy,
trang trí cầu kỳ mang phong cách Ba-rô-cô :
- Nhấn mạnh cái tôi



2
- Tôn sùng sự vĩ đại
- Ngưỡng mộ sự sang trọng, quí phái
Trang phục nam thời kỳ này; quần ống túm, áo bó sát cơ thể và đặc biệt
cở áo xếp nếp là đặc điểm thời trang nổi bật. Từ năm 1550 về trước, cổ áo ban
đầu chỉ với một diềm đăng ten nhỏ sau đó diềm trang trí trở nên rộng hơn và
xếp dày hơn (Hình 1.24). Sự phát triển của loại cổ áo này đến mức mọi người
đều học cách gấp đăng ten. Đến cuối thế kỷ XVI kiểu áo khoác mặc sát bằng
da xuất hiện, được vua Henrry VIII của Vương quốc Anh sử dụng đã trở
thành mốt thời thượng. (Hình1.25)
Trong suốt thời kỳ này trang phục châu Âu đã thể hiện sự cầu kỳ và đã
đạt tới mức tinh xảo với sự kết hợp của nhiều loại vật liệu đắt tiền như nhung,
lụa, sa tanh kết hợp với những kim loại quí để trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp
tráng lệ của một thời kỳ hào hoa, phong nhã. Tuy vậy sự cầu kỳ xa hoa quá
mức đã phần nào làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của con người.
-Trang phục nam thế kỷ XVII
So với thế ký trước, nửa đầu thế ký VXII quần áo khơng có nhiều sự
thay đởi. Trang phục đàn ơng vẫn là áo chẽn, quần ống túm … Đến giữa thế
kỷ này khi cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra đã là động lực cho sự phát triển kinh
tế mạnh mẽ ở nước này. Công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp dệt.
Thời trang nam trong giai đoạn 1650-1700 ở Tây Âu có sự thay đởi
nhanh chóng, dấu ấn của sự biến đổi này là sự xuất hiện bộ lễ phục nam gồm:
Áo khoác, áo ghi lê và quần ống túm, tiền thân của bộ Com-lê hiện đại sẽ là
trang phục thống trị thời trang nam Tây âu thế kỷ tới. Với mục đích tăng
cường tính nghiêm trang thể hiện quyền lực tối cao của tòa án, năm 1666,
Chaeles II của Vương quốc Anh, ra sắc lệnh rằng tại tồ án,các vị quan tịa
phải mặc bộ lễ phục gồm: áo khoác dài, Gi-lê, quần ống túm, Cà- vạt, đội bộ
tóc giả và một chiếc mũ để đội khi ra ngồi trời. (Hình 1.26)



2
Mặc dù đã có sự cắt giảm các chi tiết trang trí diêm dúa của trang thời
phục hưng, nhưng bộ Com-lê đầu tiên vẫn có kiếu cách khá cầu kỳ. Chiếc áo
khốc dài “justacorps”(Hình 1.28) được thêu hoa, cửa tay gấp cao đến khuỷu
tay để lộ phần cửa tay sơ mi xếp đăng ten khá đồ sộ. Chiếc Cà-vạt cũng bằng
ren xếp nếp có bản to. Phần thân áo phía trên ôm sát cơ thể, eo khá thấp, phần
dưới eo xòe rộng tạo thành nếp. Áo Gi-lê mặc trong gần như khơng lộ ra
ngồi. Chiếc áo Gi-lê mặc trong thường được làm bằng vải có màu sắc tương
phản với áo khốc là các loại vải lụa sa tanh có màu sắc bắt mắt và sang
trọng. Từ thế kỷ trước, quần ống túm phổ biến hầu khắp châu Âu, đây là loại
quần ống túm dài ngang đầu gối mặc vừa. Quần ống túm mặc sát đã được
mặc cùng với các loại tất chân cao hơn đầu gối. Sơ-mi trắng dài tay, với cửa
tay xếp bồng vẫn được duy trì trong cả thời gian sau đó, mặc dù độ bồng đã ít
hơn.
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XVII, trang phục giản đơn và thống
nhất này đã trở thành chuẩn mực cho bộ lễ phục (Hình 1.29). Kiểu dáng bộ
Com-lê có nhiều biến đổi vào các thế kỷ sau, khi mà bộ Com-lê đã phở biến
ra ngồi khơng cịn là trang phục riêng của tịa án.
1.2.2 Q trình phát triển trang phục Com-lê nam
Khi xuất hiện, Com-lê với mục đích là bộ trang phục của đàn ơng sử
dụng ở tịa án thời trang đã biến đổi bộ trang phục này trở thành bộ lễ phục
khi trong các buổi lễ nghi thức, tiếp khách, gặp gỡ trong giới kinh doanh, là
thời trang của giới trẻ hiện đại. Theo những qui ước ban đầu, bộ Com-lê gồm
những sản phẩm mà các chi tiết được thiết kế và may từ cùng một loại vải,
màu tối là tông màu chủ đạo và được cắt may theo phong cách lịch sự truyền
thống.
Phong cách của loại trang phục này đã tạo nên một cuộc cách mạng
trong nghành thời trang và đã kéo dài đến những năm đầu của thế kỷ XIX.

Cuộc cách mạng đó đã thay đởi hoàn toàn phong cách may mặc đương thời:


×