Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.37 KB, 13 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TỈ LỆ HỌC SINH ĐỌC YẾU, ĐỌC KÉM Ở LỚP 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển cho học sinh các kỷ năng: nghe, đọc, nói, viết; Trong đó khối lớp 2 chiếm nhiều thời lượng chương trình hơn so với các khối 3,4, 5. Cụ thể: Ở lớp 2 chiếm 39,1% (9/23 tiết/ tuần) tổng thời lượng chương trình… Điều đó nói lên tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đối với chương trình và đối với cuộc sống- nhu cầu giao tiếp (Vừa là công cụ của giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy). Ấy vậy mà trong thực tế của những năm vừa qua tình trạng học sinh đọc yếu, đọc kém (chưa biết đọc) ở trong các nhà trường, các đơn vị giáo dục Tiểu học,.. lại chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này đã làm toàn ngành đã phải đưa ra nhiều giải pháp, nhiều hành động mà tiêu biểu có cuộc vận động “hai không” do bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động và đặc biệt là quyết sách của Đảng và Nhà nước trong việc đưa chương trình CGD lớp 1 của giáo sư- tiến sĩ Hồ Ngọc Đại vào làm một trong những lựa chọn cho nội dung chương trình hiện hành. Để hưởng ứng tích cực cuộc vận động và thực hiện tốt nhất quyết sách của Đảng, của Nhà nước; để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học nói chung, đối với môn Tiếng việt nói riêng tại đơn vị; tôi đã bắt tay vào các biện pháp chỉ đạo chuyên môn, đưa ra Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc kém ở học sinh lớp 2 (lớp 1 hiện đang thực hiện chương trình CGD); đây là tình trạng nóng bỏng nhất trong thực tế . Với nhiệm vụ cụ thể là: điều tra, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp để giúp giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục; nhằm giảm thiểu tình trạng đọc yếu, đọc kém ở phân môn tập đọc (Tiếng việt) kể từ đầu năm học 2014- 2015 lại nay; trong phạm vị lớp 2, tại đơn vị..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Quá trình thực hiện kinh nghiệm này, bản thân đã sử dụng khá nhiều loại tài liệu như: Các tạp chí về chuyên đề giáo dục Tiểu học, báo Giáo dục thời đại, các loại sách giáo khoa lớp 1,2; sách Tiếng việt CGD lớp 1; các tài liệu tập huấn về CGD lớp 1; một số bài viết của GS- TS Hồ Ngọc Đại,…. ; Tham khảo nhiều ý kiến và nhiều bài viết về dạy đọc, phụ đạo học sinh yếu,… Thông qua các phương pháp : thảo luận, đàm thoại, thống kê, thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu… đặc biệt là học tập rút kinh nghiệm qua các lần hội thảo của ngành. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết, yêu cầu về tập đọc cần đạt đối với học sinh sau khi học xong lớp 2 là: Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn; bước đầu biết đọc thầm. Các em hiểu được ý chính của đoạn; thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa; Biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc. Tốc độ đọc cần đạt theo chuẩn kiến thức và kỹ năng ở mỗi giai đoạn cụ thể là: Đầu năm học lớp 2: khoảng 30 tiếng/ phút Cuối kỳ 1 của lớp 2: khoảng 40 tiếng / phút Cuối học kỳ 2 lớp 2: khoảng 50 tiếng/ phút Trong thực tế khảo sát tại đơn vị tôi đầu năm học: 2014- 2015, đối chiếu với yêu cầu chuẩn kiến thức kỷ năng nêu trên, có được kết quả như sau: Lớp 2. Số lượng 33. I.. Học sinh đọc yếu SL %. Học sinh đọc kém SL %. 6. 4. 18,2. 12,1. Ghi chú ¾ em chuyển đến là hs diện Kém. Đối tượng và nguyên nhân Sau quá trình điều tra và tìm hiểu, tôi đã phân nhóm đối tượng và tìm ra. các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh lớp 2 đọc yếu, đọc kém nêu trên như sau:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> *, Nhóm những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, học sinh có bố mẹ li hôn, học sinh có bố mẹ đi làm xa,… phải ở cùng ông bà, chú bác, cô, gì,… *, Nhóm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở, đồ dung học tập, thiếu thời gian và sức khoẻ dành cho việc học ( vì các em phải tham gia lao động như: chăn trâu, cắt cỏ, dự em, lấy củi,… *, Nhóm những em học sinh mất gốc từ lớp 1: nhóm này có 3 em vừa mới chuyển đến đầu năm ( do ở cùng bố mẹ - mà bố mẹ làm công ty không có điều kiện chăm sóc, không học được nay gửi về cho ông bà; có em do mong muống của cha mẹ quá lớn nên khi bày vẽ bố mẹ nổi nóng không đúng cách dẫn đến mất niềm tin- dẫn đến em tưởng mình dốt thật,.. ) *, Nhóm học sinh liên quan đến khuyết tật: Nhóm này có một em, là con không rõ cha; về tâm sinh lý thì phát triển không bình thường, hơi còi, ít nói, không ghi nhớ, có biểu hiện nặng của thiểu năng trí tuệ. *, Nhóm học sinh ương bướng: Gồm những học sinhkhông chịu nghe lời, chỉ làm theo ý thích, có lối sống tỳ tiện, hay làm việc riêng trong giờ học, hay trêu chọc bạn,… Nhóm này rơi vào trường hợp các gia đình con 1, nuông chiều con không đúng cách, gia đình thiếu kiến thức trong việc nuôi dạy,… * Các yếu tố và nguyên nhân khác: - Điều kiện địa hình cách trở đò giang,dân cư thưa thớt, một số ở rải rác ở các gò núi, sườn đồi; nhà ở xa trường, … điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thời gian cũng như giao tiếp của các em rất nhiều. - Điều kiện xã hội phát triển chậm: Là vùng ngõ cụt, thông thương gặp nhiều hạn chế, kinh tế thấp,…. Từ đó dẫn đến phong trào cũng như cách thức dạy giỗ, kèm cặp con em trong các gia đình là chưa đúng tinh thần, thậm chí còn chưa nghĩ đến..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> *, Các Nguyên nhân từ phía nhà trường: - Việc tiếp cận học sinh của một số giáo viên còn chưa đúng cách, thậm chí là chưa tiến hành như: Chưa trực tiếp điều tra về hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện địa hình, địa lý tự nhiên nơi em ở; Từ đó, giáo viên chưa đưa ra được các giải pháp phối hợp cùng gia đình; Một số giáo viên còn chưa thực sự tạo ra được môi trường học tập trong lớp và trong các nhóm bạn một cách có hiệu quả nhất. - Giáo viên chậm đổi mới phương pháp: Thâm nhập mô hình trường Tiểu học mới chưa kịp thời, còn muộn màng trong việc tiếp cận các phương pháp dạy dọc mới: Còn lơ mơ trong phương pháp việc làm, phương pháp mẫu ở Tiếng việt lớp 1; ứng dụng phương pháp nhóm, phương pháp bàn tay nặn bột còn chưa đúng tinh thần, chưa phát huy hết tác dụng,…. - Là năm đầu tiên thực hiện Thông tư 30 về đánh gia học sinh Tiểu học nên đa số giáo viên còn bỡ ngỡ, mất nhiều thời gian nghiên cứu, tiếp cận; chưa vận dụng linh hoạt hiệu quả, chưa phát huy được hết tác dụng của cách đánh giá mới,… - Về quản lý: Người quản lý còn nắm bắt chung chung, sơ bộ, thiếu tính cụ thể, chưa có cơ chế đủ mạnh để đánh giá tích cực và đồng bộ…; hiện tại mới dừng lại ở một số mặt như: có học sinh giỏi, đạt giáo viên giỏi,.. các gói kích hoạt chưa theo kịp các đơn vị bạn; và do vậy, nhiều giáo viên cũng bỏ qua những nội dung không ai ngó đến, tốn nhiều công sức: “Phụ đạo học sinh yếu kém”. Mặt khác vấn đề đạo đức nghề nghiệp: ý thức trách nhiệm với nghề,.. còn thiếu sự tác động đúng hướng , chưa thường xuyên và liên tục. Kế hoạch chỉ đạo còn chung chung, mơ hồ, thiếu tính thực tế nên việc tổ chức cho giáo viên và phụ huynh tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, phối hợp giáo dục,.. có hiệu quả mang lại chưa cao. Việc sắp xếp giáo viên đứng lớp, bố trí giáo viên triển khai các chuyên đề, hội thảo chưa đúng, chưa trúng và chồng chéo nên chưa mang lại hiệu quả….
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tất cả những nguyên nhân nêu trên dẫn đến sự yếu kém của chất lượng giáo dục nói chung và của phân môn tập đọc ở lớp 2 nói riêng. II, Giải pháp: Từ nghiên cứu lý luận, nhìn nhận thực tiễn và tìm hiểu các nguyên nhân nêu trên tôi đã tìm tòi và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc kém và chưa biết đọc như sau: 1. Lên kế hoạch: Bước 1: Vào cuối năm học 2013- 2014 nhà trường tung mục tiêu, kế hoạch sơ bộ của năm học 2014- 2015 trước khi mở hội thảo ở các tổ 1 tuần trong đó chú trọng nội dung: Khắc phục triệt để tình trạng ngồi nhầm lớp mà bước một là chấm dứt tình trạng đọc yếu, đọc kém ở lớp 2 . Bước 2: Tổ chức hội thảo ở các tổ và nhấn mạnh nội dung: “ tăng cường chất lượng lớp 1 ngay từ buổi học đầu tiên, xoá tình trạng đọc yếu, đọc kém ở các lớp và chú trọng đối với lớp 2 Bước 3: Tổ chức hội thảo chung toàn trường, tổng hợp ý kiến, nắm bắt nguyện vọng và khả năng đứng lớp, đảm nhiệm lớp2 của năm học tiếp theo (2014- 2015) từ giáo viên; Đồng thời yêu cầu giáo viên trình bày kế hoạch của mình nếu được phân công theo nguyện vọng ngay sau đó một tuần. Bước 4: Họp bộ tứ, thống nhất lên kế hoạch chỉ đạo chuyên môn chung và kế hoạch chỉ đạo chấm dứt tình trạng đọc yếu, đọc kém nêu trên. Lên kế hoạch chỉ đạo coi chấm thi định kỳ lần 4 năm học 2013- 2014, làm cơ sở cho việc bàn giao chất lượng năm học mới 2014- 2015: Khối 5, giáo viên mỹ thuật, âm nhạc coi thi; từ khối 1 đến khối 4 phân công 2 giáo viên coi thi / lớp (gồm 1 giáo viên chủ nhiệm lớp hiện tại và 1 giáo viên lớp chủ nhiệm cho năm học tới). Quá trình kiểm tra cần tập trung vào nhóm học sinh đọc yếu, đọc kém ở lớp 1 lên 2; yêu cầu giáo viên bàn giao và giáo viên nhận bàn giao phải rà soát kỹ từng học sinh đối chiếu theo chuẩn kiến thức và kỷ năng..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Tác động vào giáo viên: a, Về nhận thức: Bằng mọi cách để giáo viên tự trọng và nâng cao lòng tự trọng về nghề cao quý: “ Là người Thầy thì phải được nhân dân yêu quý, tin cậy”. Muốn vậy, họ phải nhận thức được, nhận thức sâu sắc rằng: Đối với giáo viên , ngoài những kiến thức sâu rộng, chắc chắn thì còn phải có lòng nhiệt tình, cái tâm sáng. Điều cốt lõi của thành công là lòng say mê và yêu nghề thực sự. Giáo viên phải chứng minh cho được bản lĩnh của người dẫn đường tin cậy trong việc hướng dẫn các em chiếm lĩnh tri thức mới và rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. b, Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ: -Nâng cao công tác tự học tự bồi dưỡng: Đây là việc làm thường xuyên và liên tục; có kế hoạch chặt chẽ và cụ thể của từng giáo viên. Chỉ có vững vàng về kiến thức thì mới có thể chủ động trong phương pháp. Phát huy tác dụng của góc chuyên môn: hằng ngày tổ chức cho anh em giải bài tập khó, tìm cách giải mới, lời giải mới,… mở các chuyên đề chuyên sâu vào từng lĩnh vực cụ thể; đối với từng học sinh, cá nhân học sinh. Ví dụ: Chuyên đề “ giáo dục học sinh cá biệt” ; “Đánh giá học sinh theo thông tư 30”; “ cách xây dựng niềm tin cho học sinh yếu, kém, học sinh khuyết tật”; … -Đổi mới phương pháp theo hướng: tập trung vào người học; Phương pháp việc làm; học sinh cần cái gì thì dạy học sinh cái đó… Ví dụ: - Nhóm đối tượng học sinh: Bước 1: Chia nhóm, sắp xếp chổ ngồi của các thành viên trong nhóm (sao cho tiện việc kiểm soát, có hiệu quả hoạt động tốt nhất) Bước 2: Phân công nhóm trưởng ( thay phiên nhau) Bước 3: Giao nhiệm vụ vừa sức cho cả nhóm, xác định thời gian hoạt động..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bước4 : Học sinh hoạt động, trình bày ( đọc) trong nhóm, trước lớp. Giáo viên lập bảng thống kê sự tiến bộ của từng em trong nhóm và lên kế hoạch uốn nắn, sửa chữa. +,Nhóm 2 tương đương ( khi dạy các bài tập đọc): Cứ 2 em có mức độ đọc tương đương, tương đối đồng đều nhau thì thành lập một nhóm 2 tương đương. Làm như vậy thì sẽ tạo ra sự ganh đua lẫn nhau: cứ em ngồi bên phải chỉ và theo dõi thì em ngồi bên trái đọc sau đó đổi lại. cứ thế, các em thực hiện lần 1, lần 2, …và các em ghi kết quả vào giấy nháp sau đó cộng lại để mỗi em tự thấy được mình đã tiến bộ chưa; cùng bạn thảo luận về kết quả tự đánh giá của mình . +,Nhóm bạn cùng tiến: Phân công bạn giỏi kèm cặp bạn yếu, ở trong các buổi học, trong giời chơi, trong sinh hoạt 15’ đầu giờ, ra chơi, trong hoạt động ngoại khoá,… Nhóm bạn gần nhà giúp nhau, theo đơn vị bài học của nội dung bài ngày hôm đó, hoặc trước đó một ngày. - Rèn kỷ năng ứng xử sư phạm: Đây là lĩnh vực rộng, trong đó kỷ năng giao tiếp với học sinh, với phụ huynh, kỷ năng khen, chê trong đánh giá học sinh, … Kỷ năng giải quyết các tình huống sư phạm; vì thế trường chúng tôi đã chọn cách sinh hoạt chuyên môn ở các tổ, sinh hoạt chuyên môn trường, tổ chức chuyên đề, .. đều được tổ chức dưới hình thức thảo luận cụ thể các vấn đề như: “ Dạy các em học sinh bằng cách của người thầy, giỗ các em bằng cách của người mẹ” ; hay là chuyên đề: “Rèn kỷ năng đánh giá học sinh” ; khen về sự tiến bộ của học sinh kịp thời, đúng cách; khen cái có thật: Ví dụ: “ Con phát âm các vần khó đã có nhiều tiến bộ, nhất là vần ong/ ông; nếu con mở hình miệng: tròn, nhỏ, hơi nhọn môi thì con sẽ phát âm vần ông tốt hơn” C, Gắn trách nhiệm cụ thể: Giáo viên phụ trách là người quyết định kết quả giáo dục, quyết định sự tồn tại hay không tồn tại tình trạng học sinh đọc yếu, đọc kém ở các lớp và đặc biệt chú ý là đối với lớp 2..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Căn cứ vào kết quả kiểm tra cuối kì 2 năm học 2013- 2014 (như đã nói ở phần 1) kết quả mà do chính bản thân họ tham gia đánh giá. Bàn giao cụ thể số lượng mỗi loại; cụ thể hơn ở các em đọc yếu, đọc kém; kèm theo nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình và những trăn trở của giáo viên về các trường hợp này. Việc bàn giao này là cơ sở cho việc đánh giá thi đua cuối năm; tạo động lực phát triển kỷ năng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Tổ chức bàn giao kết hợp gặp gỡ đồng thời cả phụ huynh và học sinh trước khai giảng 1 tuần; để giáo viên điều tra, khảo sát tình hình chuẩn bị về: dụng cụ, đồ dùng học tập và nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như đề xuất những yêu cầu, phối hợp giáo dục với phụ huynh; Chú trọng và làm triệt để những em có hoàn cảnh đặc biệt (như đã nêu ở trên); Quyết tâm chấm dứt hiện tượng đọc yếu, đọc kém ở học sinh lớp 2 khi kết thúc năm học 2014- 2015. d, Tác động bằng các cơ chế kích thích khác: Tăng cường nói nhỏ: Gần guỷ, lăng nghe, tạo điều kiện để họ (GV lớp 2) nói, lắng nghe họ nói về dự định về kế hoạch và cách nghĩ của họ,… tìm cơ hội để trao đổi riêng những vấn đề cần điều chỉnh, cần uốn nắn. Nói tốt: Tìm nội dung xác đáng, chọn thời cơ thích hợp để nói tốt về từng giáo viên lớp 2. Tích cực nói về cái tốt, say sưa nói về các hay mà các giáo viên đã làm được trong các cuộc họp, trong các buổi sinh hoạt tập thể. Ví dụ: Lớp 2A có em học sinh thuộc diện khuyết tật, thường chạy khắp lớp; Hôm nay em chịu ngồi im một chổ thì BGH pải tuyên dương ngay sau đó và trong giờ chào cờ đầu tuần; Trong các giờ giải lao, nếu có cơ hội thì BGH phải tiếp cận GV và hỏi: “ Không biết chị đã làm cách nào mà em Tuấn chịu ngồi yên trong giờ học- đúng là một kỳ tích.” (nên nói khi có 1 hoặc nhiều hơn 1 người khác cùng nghe)..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Qua kết quả kiểm tra GK1, em Phan Huy Khánh được 3 điểm phần đọc, so với đầu năm em chưa biết đọc; BGH nhận xét: “ Đây là một quá trình lao tâm khổ tứ và dày công rất lớn của GV.”… 3, Tác động trực tiếp vào học sinh: Làm tốt công tác quản lý học sinh , nhất là các đối tượng học sinh đọc yếu, đọc kém của lớp 2: Lập danh sách riêng treo ngay tại phòng làm việc của BGH, đính vào trước sổ CN của GV CN lớp để theo giỏi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Làm tốt công tác thi đua: Nhận xét tỉ mỉ, khen đúng, kịp thời và cụ thể; Phát huy tối đa tác dụng của các tổ chức trong và ngoài nhà trường như: tổ chức Đội, Đoàn, hội Khuyến học, tổ chức Mặt trận ở các thôn xóm,… Phải làm cho các tổ chức này nói được, động viên được cho các em, cho cha mẹ các em trong các kỳ học , trong những lần trò chuyện; tạo tự tin cho các em. Gần guỷ các em: Động viên và kích lệ mọi người lớn trong và ngoài nhà trường, kể cả hiệu trưởng cho đến cha mẹ, anh chị,.. đều phải dành cho các em những cử chỉ thân thiện, thương yêu, tạo điều kiện và lắng nghe các em nói, các em đọc,… 4.Tác động vào phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp gặp mặt gia đình, trao đổi và mạnh dạn chỉ ra nguyên nhân cụ thể của từng em. Ví dụ: Em Phan Huy Khánh có một tâm lý hoang mang và em nghĩ rằng : “Mình dốt thật”. Vì ở nhà mỗi khi bố, mẹ, ông bà, … bày cho Khánh học, một lúc sau đều nói: “ Ngu chi ngu rứa Khánh hè.” … Gv cần trao đổi: Gia đình đừng bao giờ nhắc đến từ dốt, đổ lại cần cho Khánh một niềm tin: “Khánh không dốt, Khánh học được”,… Họp phụ huynh nhóm đối tượng nói trên: Để tiến hành họp phụ huynh có hiệu quả cần coi trọng công tác chuẩn bị nội dung, phương thức tổ chức cuộc họp. Có thể tiến hành tổ chức cuộc họp theo các bước sau:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bước 1: Chuẩn bị nội dung theo lớp, theo trường, với định hướng là nói cái phụ huynh quan tâm, kết hợp với dự thể diện cho phụ huynh; nói cụ thể những điểm mà họ đã và có thể nhìn thấy, theo dõi uốn nắn được, kèm theo giả thiết: “Nếu…. thì chắc chắn…..”. Bước 2: Công khai kế hoạch và nội dung đối với các lớp 2 ( có học sinh trong diện kể trên. Bước 4: Tiến hành họp theo từng lớp khoảng 2/3 thời gian. Bước 5 họp chung toàn trường, bao gồm toàn thể phụ huynh này, giáo viên các lớp, BGH và đại diện địa phương, với nội dung chủ yếu là thống nhất những nội dung chưa kết luận hoăc chưa rõ tại phiên họp ở các lớp. Ỏ nhà cũng nên có cơ chế khen, khuyến khích. Động viên kịp thời như: bố mẹ hãy dành cho mỗi em khoảng 15’/ ngày để nghe con mình nói lại các hoạt động ở trường theo nguyên tắc : từ những hoạt động vui cho đến những nhiệm vụ phải làm. Làm như vậy, sẽ phát triển được nhiều kỷ năng cho học sinh (kỹ năng chú ý, nói, nghe, diễn đạt, sắp xếp tư duy lô- gic. 5, Phối hợp các lực lượng giáo giục khác: Song song với việc làm tốt các mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là việc tạo môi trường thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục như: Tặng quà cho những em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên (từ kém lên yếu, từ yếu lên trung bình,… Những biểu dương, ghi nhận kịp thời của gia đình, nhà trường và của cả xã hội sẽ là dày thêm niềm tin ở học sinh. Đáp ứng cơ sớ vật chất phụ vụ dạy và học của nhà trường theo tinh thần trường đạt chuẩn quốc gia cũng góp phần hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng học sinh đọc yếu, đọc kém. Cụ thể: Xây dựng nhà ăn bán trú để khắc phục tình trạng đi về của những em nhà xa trường, đò giang cách trở; đảm bảo chế độ ăn uống; tăng cường sức khoẻ; các em tập trung vào việc học. Hiện nay nhà trường đã thực hiện được ½ kế hoạch ăn bán trú bằng cách: vận động xã hội hoá.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> mua sắm cơ sở vật chất ban đầu; tiến hành tu sửa nhà nội trú thành nhà ăn bán trú; làm khuôn viên và đường đi lói lại.. III.. Kết quả:. Qua quá trình áp dụng các biện pháp nêu trên (từ đầu năm đến hết học kỳ 1 năm học 2014- 2015) tôi đã thu được kết quả khả quan, cụ thể: Qua kiểm tra trực tiếp của đoàn kiểm tra cấp huyện, được đoàn ghi nhận và đánh giá cao; Cuối hoạc kỳ 1 thu được kết quả cụ thể sau: Lớp. Số lượng. 2. 33. Học sinh đọc yếu SL % 2. Học sinh đọc kém SL %. 6,1. 1. 3,0. Ghi chú 1 em học kém là trường hợp khuyết tật. Kết quả trên mặc dù chưa triệt để (mới thực hiện được ½ thời gian của năm học) song nếu đem so sánh với mốc điều tra ban đầu thì thành tích quả là không nhỏ. Mặt khác, tâm lý của học sinh được cải thiện rất nhiều: Tự tin hơn, mạnh dạn hơn, thích đi học, yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè,. IV.. Bài học kinh nghiệm:. Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy: Muốn giảm thiểu tình trạng học sinh đọc yếu, đọc kém ở lớp 2, người quản lý giáo dục cần. - Có kế hoạch sớm, cụ thể, tác động đồng bộ và thường xuyên đến các lực lượng giáo dục; trong đó kích hoạt vào giáo viên là yếu tố tiên quyết. - Làm tốt, làm cậc nhật, làm đúng nơi, đúng lúc công tác đánh giá và nhận xét từng đối tượng học sinh và giáo viên có học sinh ở diện trên. - Cụ thể hoá công tác quản lý giáo dục. - Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Làm tốt nhất công tác xã hội hoá giáo dục, đồng bọ phối kết hợp gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh đặc biệt( đọc yếu, đọc kém).. V.. Kiến nghị và đề xuất: Mặc dù, phần sáng kiến kinh nghiệm này còn từng bước được hoàn thành.. Song, nếu được áp dụng linh hoạt vào thực tiễn hiện nay của huyện nhà thì chắc chắn sẽ hoàn thành tốt hơn mục tiêu của phân môn tập đọc nói chung và môn tập đọc ở lớp 2 nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy tốt cuộc vận động “hai không” mà ở đây là không để học sinh ngồi nhầm lớp. Với phạm vi bài viết này, chắc chắn còn nhiều vấn đề cần bàn. Bản thân mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, để phần kinh nghiệm ngày càng được hoàn thiện. Vũ Quang, ngày 3 tháng 3 năm 2015.
<span class='text_page_counter'>(13)</span>
<span class='text_page_counter'>(14)</span>