Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.23 KB, 14 trang )

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH
DÂN SỰ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) nổ ra đã khiến cho Việt Nam phải
đối mặt với những thách thức về an ninh phi truyền thống. Tình hình tội phạm sử dụng
cơng nghệ cao gia tăng nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng.
Việc sử dụng mạng internet để thực hiện hành vi phạm tội, trong đó các hành vi liên quan
đến hoạt động cho vay lãi nặng cũng đã diễn ra dưới nhiều hình thức trá hình và biến
tướng ngày càng tinh vi. Mặc dù không phải là hành vi phạm tội mới nhưng việc diễn ra
công khai, dưới nhiều hình thức khác nhau với quy mơ lớn và gia tăng theo từng năm,
đặc biệt là dưới sự tác động của công nghệ cao, tội phạm cho vay lãi nặng đã gây ra
những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, đồng thời kéo theo những hệ lụy của nó. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu, nhận diện hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội cho vay nặng lãi
để từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa loại tội phạm này là điều cần thiết.
1.

Hành vi cho vay lãi nặng và pháp luật hình sự hiện hành quy định về

tội phạm cho vay lãi nặng
Cho vay lãi nặng là hành vi của cá nhân hay tổ chức cho người khác vay tiền với
lãi suất cao vượt quá mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định. Các
đối tượng phạm tội có thể núp bóng dưới danh nghĩa các cơ sở kinh doanh cầm đồ hay
các công ty tư vấn tài chính để thực hiện hoạt động cho vay với lãi suất rất cao. Hoạt
động cho vay lãi nặng cịn được hiểu là hoạt động tín dụng đen gồm những hoạt động cho
vay tín dụng khơng qua hệ thống ngân hàng và không chịu sự quản lý chính thức bởi cơ
quan Nhà nước. Trong tài liệu nước ngoài, một số nhà nghiên cứu cho rằng, cho vay lãi
nặng là những hành vi cho vay dưới chuẩn, khi người cho vay đưa ra mức lệ phí và lãi
suất lớn hơn gấp nhiều lần so với rủi ro từ người đi vay 1. Hành vi cho vay lãi nặng hay
1* Khoa Luật Hình sự- Trường Đại học Luật – Đại học Huế
** Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguyễn Vân Hà, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Lê Ngọc Sơn, Lưu Thanh Ly (2018), Bài học về quản lý tín dụng


đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 194, tr.66


cịn gọi là tín dụng đen được thực hiện khi người cho vay hoặc mơi giới có những hành vi
như: lợi dụng điểm yếu của người đi vay bằng cách tính phí rất cao nhưng khơng tương
xứng với rủi ro phải chịu; cho vay vốn ngay cả khi đã biết người đi vay sẽ khơng thể
hồn trả; hoặc thay đổi các điều khoản cho vay không báo trước, dẫn tới sự hiểu lầm giữa
hai bên2. Có hai khoản vay: đó là khoản vay chính thức và khoản vay dưới chuẩn, trong
đó người cho vay dưới chuẩn cho người khác vay bằng tín dụng với chi phí cao hơn các
khoản vay thế chấp thơng thường. Do đó, người đi vay có nguy cơ vỡ nợ cao hơn đối với
khoản vay của họ. Xét về lý thuyết, hoạt động cho vay này là hoàn toàn hợp đạo đức. Tuy
vậy, việc chuyển đổi từ việc cho vay dưới chuẩn sang cho vay ngắn hạn hay cịn gọi là tín
dụng đen xảy ra khi người cho vay sử dụng những chiến thuật phi đạo đức và/hoặc bất
hợp pháp nhằm đem đến những khoản vay dưới chuẩn cho những cá nhân ngay cả khi họ
có đủ điều kiện cho những khoản vay chính thức3.
Hành vi cho vay lãi nặng xâm phạm đến trật tự quản lý tín dụng của Nhà nước,
xâm hại đến chính sách quản lý Nhà nước về tiền tệ, gây thiệt hại cho lợi ích của người đi
vay4. Hành vi cho vay lãi nặng thường nhắm tới những đối tượng là những người nghèo,
người dễ bị tổn thương, người đang túng quẫn dẫn tới gây thiệt hại nặng nề cho người đi
vay khi họ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, nghèo đói và tịch thu tài sản.
Đối tượng cho vay lãi nặng ở đây có thể là cá nhân hay tổ chức, các tiệm cầm đồ
tổ chức hoạt động cho vay tín dụng phi chính thức mà khơng chịu sự kiểm sốt của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong khi đó, khách hàng đi vay là những khách hàng cá
nhân, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ hoặc những khách
hàng không đủ tài sản thế chấp để vay ngân hàng hay thủ tục vay quá rườm rà, quá lâu so
với nhu cầu cấp bách của họ.
Bộ luật Hình sự (BLHS) của Nhà nước Việt Nam cũng đã có quy định về tội phạm
liên quan đến việc cho vay lãi nặng. Trên cơ sở kế thừa Điều 163 của BLHS năm 1999
2 Yuliya Demyanyk (2006), Income Inequality: Time for Predatory Lending Laws?, The Regional Economist,
Federal Reserve Bank of St. Louis, issue Oct, p.10-11

3 Anna Beth Ferguson (2000), Predatory Lending: Practices, Remedies and Lack of Adequate Protection for Ohio
Consummers, Cleveland State Law Review, Volume 48, Issue 3, p.608-609
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm (quyển 1), NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.308.


sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS năm 1999), Điều 201 BLHS năm 2015 quy định về tội
cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: “1. Người nào trong giao dịch dân sự
mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ
luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm
đến 05 năm.”
Trước đây, BLHS năm 1999 quy định hành vi phạm tội cho vay nặng lãi với tên
tội danh là Tội cho vay lãi nặng tại Điều 163. Trong đó, điều luật quy định mức lãi suất
để bị coi là cấu thành tội phạm là gấp mười lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy
định và có tính chất chun bóc lột. Quy định này đã không xác định được phạm vi của
hoạt động cho vay lãi nặng là trong giao dịch dân sự nên đã dẫn tới có sự chồng lấn với
hoạt động cho vay lãi nặng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng mà cấu thành các tội
phạm tương ứng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Thực tế, hoạt động cho vay diễn ra
giữa các cá nhân với cá nhân hoặc với tổ chức, nên đây thực chất là một giao dịch dân sự.
Xác định được điều này, BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi về nội dung cũng như tên
gọi của tội phạm này, đó là:
Thứ nhất, xác định rõ hơn hoạt động cho vay lãi nặng là thuộc lĩnh vực giao dịch
dân sự nên đã đổi tên tội danh từ Tội cho vay lãi nặng thành Tội cho vay lãi nặng trong

giao dịch dân sự, xác định mức lãi suất cao nhất để làm căn cứ xác định hành vi phạm tội
là mức lãi suất được quy định trong Bộ luật Dân sự, bỏ đi dấu hiệu có tính chất chun
bóc lột và thay vào đó là bổ sung dấu hiệu thu lợi bất chính, là dấu hiệu hậu quả của tội
phạm. Đồng thời, điều luật cũng quy định cụ thể dấu hiệu định tội “thu lợi bất chính lớn
từ 30 triệu đến dưới 100 triệu” và dấu hiệu định khung tăng nặng “thu lợi bất chính từ


100 triệu trở lên”. Chúng tôi cho rằng, với việc định lượng hóa các dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là điều thực sự cần
thiết, cho thấy quan điểm của các nhà làm luật nước ta đã có sự thay đổi đáng kể. Thay vì
sử dụng những dấu hiệu mang tính định tính dẫn đến rất khó trong q trình áp dụng vào
thực tiễn như trước đây hoặc cần phải có những văn bản hướng dẫn dưới luật, thì nay các
nhà làm luật đã sử dụng những dấu hiệu mang tính định lượng, tạo điều kiện cho việc
thực thi trong thực tiễn. Quy định các dấu hiệu theo cách định lượng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nhận thức, áp dụng thống nhất pháp luật và góp phần hạn chế việc vận
dụng tùy tiện5. Bởi lẽ, khi quy định các dấu hiệu định lượng, chắc chắn các nhà làm luật
phải căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm trong tương lai6.
Thứ hai, quy định mức để được coi là phạm tội cho vay lãi nặng là gấp 5 lần thay
vì gấp 10 lần lãi suất pháp luật quy định như trước đây. Đồng thời, điều luật cũng bổ sung
trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà cịn vi phạm làm dấu hiệu cấu thành tội phạm. Với những quy định
này có thể thấy, BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi xử lý hình sự đối với hành vi cho
vay lãi nặng, hình sự hóa các hành vi mà trước đây không bị coi là tội phạm. Sự thay đổi
này, theo chúng tôi là phù hợp hơn với bối cảnh tình hình hiện tại, tạo hiệu ứng tích cực
hơn trong việc xử lý loại tội phạm này. Cũng với cách ấn định mức lãi suất như trong
điều luật, có thể tính tốn được như sau: Lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định mỗi
tháng là: 5 lần x 1,666%7= 8,33%. Do đó, nếu mức lãi cho vay hàng tháng mà cao hơn
con số này thì có thể sẽ bị truy tố về tội danh trên.
Thứ ba, về trách nhiệm hình sự, BLHS năm 2015 đã quy định chế tài nghiêm khắc

hơn, nâng mức hình phạt cải tạo khơng giam giữ lên đến 03 năm, cao hơn so với BLHS
năm 1999, xác định cụ thể mức phạt tiền là từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng ở
5 Đặng Anh (2002), Bàn về định lượng trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 7, tr.28
6 Lê Thị Sơn (2005), Dấu hiệu định lượng trong Bộ luật Hình sự, Tạp chí Luật học số 1, tr.50
7Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa
thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật
khác có liên quan quy định khác…”. Điều này có nghĩa là, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% :
12 tháng = 1,666%/tháng


cấu thành tội phạm cơ bản và từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng ở cấu thành
tội phạm tăng nặng với tư cách là hình phạt chính.
Để kịp thời đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh xã hội, đồng thời,
khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tế áp dụng, để cho phù hợp với các quy
định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, Tịa
án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 4688/VKSTC-V14 hướng dẫn giải đáp
vướng mắc về Điều 201 BLHS. Cụ thể là, Công văn đã hướng dẫn về việc xử lý khoản
tiền gốc và khoản tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi
nặng. Trên cơ sở hướng dẫn của văn bản này, hoạt động áp dụng luật và xử lý tội phạm sẽ
dễ dàng hơn, hành vi cho vay lãi nặng để bị truy cứu trách nhiệm hình sự có những căn
cứ pháp lý đầy đủ hơn. Tuy nhiên, mặc dù hành lang pháp lý đầy đủ và có tính kịp thời,
đáp ứng tình hình xử lý tội phạm cho vay lãi nặng trong thời điểm hiện tại, nhưng thực
tiễn phát hiện và xử lý tội phạm này vẫn còn tồn tại khiến cho việc đấu tranh phòng,
chống tội phạm chưa đạt hiệu quả mong muốn, đặc biệt là đối với hành vi sử dụng công
nghệ cao để thực hiện phạm tội.
2.

Thực trạng và nguyên nhân phát sinh tội phạm cho vay lãi nặng trong

giao dịch dân sự

Thời gian qua, hoạt động cho vay lãi nặng của các nhóm tội phạm có nhiều diễn
biến phức tạp. Số vụ án được phát hiện ngày càng có quy mơ lớn, diễn ra trên phạm vi
rộng với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhiều nhóm đối tượng thành lập các “cơng ty tài
chính” trá hình, thậm chí ứng dụng internet, mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin
để quảng bá và lôi kéo “khách hàng”. Kèm theo những hoạt động cho vay lãi nặng là
những hoạt động tội phạm khác nhằm mục đích thu hồi nợ của người vay như hành hung,
gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, thậm chí giết người nếu
người vay khơng trả được nợ... Các hoạt động cho vay lãi nặng đang là vấn nạn nhức
nhối cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an tồn cơng cộng của người dân.
Trước đây, hoạt động cho vay lãi nặng chủ yếu diễn ra dưới hình thức truyền
thống, đó là thơng qua các hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, tư vấn, hỗ trợ tài chính,
mua bán, trao đổi, cho th xe máy, ơ tơ… (gọi chung là hình thức kinh doanh tài chính),


hoạt động có hoặc khơng có đăng ký kinh doanh… để cho vay tiền hoặc cầm cố tài sản
với lãi suất cao, thủ tục đơn giản, không đúng với quy định của Nhà nước (có trường hợp
khơng cần bất cứ điều kiện bảo đảm nào vẫn có thể vay được tiền…). Các đối tượng kinh
doanh dưới hình thức này thường thành lập các công ty, cửa hàng kinh doanh để hợp
pháp hóa, cá biệt một số khơng có cơ sở, địa điểm cụ thể mà biến tướng theo dạng câu
kết với nhau ở nhiều địa bàn trong và ngoài tỉnh…
Để có thể thiết lập được giao dịch dân sự giữa bên cho vay và bên đi vay, qua mắt
được cơ quan pháp luật và tránh bị xử lý hình sự, các đối tượng cho vay dùng nhiều thủ
đoạn phạm tội khác nhau như: giao dịch cho vay thường là thỏa thuận ngầm, việc vay nợ
thường được chuyển hóa bằng cách viết giấy nhận tiền để xin việc làm vào các cơ quan
Nhà nước, thế chấp tài sản có giá trị cao (nhà, đất, ơ tơ...) với giá thấp có cơng chứng
hoặc buộc người vay tiền phải làm thủ tục bán tài sản cho đối tượng, sau đó thuê lại tài
sản... Ngồi ra, các đối tượng cịn tìm cách móc nối với một số cán bộ ngân hàng để “cị”,
“mơi giới” cho vay nặng lãi. Các đối tượng có thể tìm cách làm trung gian, bỏ vốn phục
vụ việc “đáo nợ” cho những người vay ngân hàng đến hạn, hưởng lãi suất cao từ phía
người vay. Cá biệt, một số đối tượng có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”, lập dự án để

vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp, dùng tiền vay được kinh doanh tài chính lấy lãi suất
cao... Đến hạn, các chủ nợ bắt người vay nợ phải trả tiền hoặc viết giấy vay nợ tiếp (với
số tiền vay nợ lần sau là cộng cả số tiền gốc và lãi của lần vay nợ lần trước, sau đó trừ
ln số tiền lãi ít nhất của một tháng liền kề tiếp theo...). Các khách hàng khi trả tiền gốc
lẫn lãi đều khơng có giấy biên nhận trả tiền một cách công khai. Cứ như vậy, hoạt động
vay và trả nợ cứ diễn ra cho đến khi khách hàng lâm vào tình trạng khơng thể trả nợ được
nữa. Đến lúc này, nếu khách hàng không tiếp tục trả nợ thì các đối tượng sẽ tìm mọi cách
để uy hiếp, thúc ép, thậm chí tra tấn, khủng bố về tinh thần để khiến cho khách hàng sợ
hãi phải tìm cách xoay tiền để trả.
Về sau, cùng với sự ra đời của mạng internet, các thiết bị số, các phần mềm và các
thiết bị công nghệ cao, hoạt động cho vay lãi nặng ngày càng biến tướng với quy mô lớn,
thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hơn dẫn đến các cơ quan chức năng rất khó kiểm sốt, phát
hiện và xử lý. Một điều không thể phủ nhận rằng, công nghệ thông tin và mạng internet


với nhiều tiện ích và tính năng tuyệt vời của nó đã đem lại cho người dân nhiều lợi ích
khi họ tiếp cận được nhiều nguồn thông tin cùng lúc một cách nhanh chóng nhất, đỡ mất
thời gian, đỡ tốn kém sức người, sức của. Thế giới phẳng đã khiến con người có cơ hội
xích lại gần nhau hơn và dễ dàng hơn khi chỉ cần thông qua một cú nhấp chuột. Đây cũng
chính là mảnh đất màu mỡ để bọn tội phạm lợi dụng mạng internet, len lỏi vào các trang
web, phát tán các phần mềm gây nguy hại cho những người sử dụng hoặc đưa các thông
tin gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Chính vì vậy, hiện nay, một số cá nhân hoặc nhóm cá nhân đã trực tiếp thực hiện
hoạt động cho vay thông qua các thiết bị số hoặc các trang web ảo. Khách hàng chỉ cần
tiếp cận trang web đó, ngay lập tức các thông tin về khách hàng sẽ được bọn tội phạm
nắm bắt, sau đó, bằng nhiều cách thức khác nhau, các đối tượng tìm cách liên hệ và đưa
ra những mời chào vô cùng hấp dẫn, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng để có thể có
tiền trong thời gian sớm nhất. Nguy hiểm hơn, các trang web trên cịn tìm cách tấn cơng
vào các thơng tin tài khoản cá nhân để chiếm đoạt tài sản nếu khách hàng không thực
hiện đúng nghĩa vụ trả nợ như thỏa thuận ban đầu. Bên cạnh đó, các đối tượng cất giấu

hợp đồng ở những nơi kín đáo, sử dụng mạng xã hội để chốt hợp đồng, cho vay dưới
dạng chơi họ, hụi trong thời gian ngắn.
Thời gian qua, khơng ít nhóm tội phạm đã sử dụng cơng nghệ cao để thực hiện
hoạt động phạm tội. Chẳng hạn như, một nhóm tổ chức tội phạm cho vay lãi nặng đến từ
Hà Nội, chỉ trong 3 tháng để hành nghề đã có đến 145 người vay với lãi suất hơn
120%/năm được bị đưa ra xử lý mà hình thức hoạt động cho vay vơ cùng tinh vi và xảo
quyệt. Nhóm đối tượng này hoạt động khơng có trụ sở giao dịch cố định, thường xuyên
thay đổi chỗ ở, không đăng tải, in phát tờ rơi quảng cáo hay lưu trữ hồ sơ, sổ sách, giấy tờ
mà chỉ giữ lại ảnh chụp trên điện thoại. Tồn bộ q trình cho vay được quản lý bằng các
phần mềm và liên lạc, trao đổi, báo cáo tình hình cho vay, thu nợ diễn ra trên mạng thơng
qua Zalo, Telegram… Vì vậy, thủ tục cho vay tiền của nhóm này rất đơn giản, người vay
chỉ viết giấy vay tiền, chụp ảnh lại các thông tin, giữ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
khẩu, giấy phép lái xe. Để thuận lợi cho việc thu nợ và lãi, các đối tượng phân công nhau


phụ trách từng khu vực, hàng ngày có nhiệm vụ tìm người vay để thu tiền8. Hay, một
nhóm tội phạm mua trang web có tên miền nhất định dùng để đăng tin cho vay tiền với
lãi suất vay 5.000 đồng/triệu đồng/ngày, trong khi theo quy định, mức lãi suất cao nhất
được phép cho vay tối đa không quá 556 đồng/triệu/ngày, tức là khơng q
1,666%/tháng. Thậm chí, có nhóm đối tượng cho vay tín dụng đen với mức lãi suất lên
đến 110 - 146%/năm so với mức lãi suất pháp luật quy định9.
Để tránh bị xử lý theo pháp luật hiện hành hoặc qua mặt các cơ quan có thẩm
quyền, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách khác nhau như tách lãi suất ra thành nhiều
món khác nhau và ghi nhận là phí quản lý hay các loại phí khác, lập hợp đồng vay nhưng
không thể hiện lãi suất. Hoặc các đối tượng yêu cầu nạn nhân viết giấy nhận tiền với mục
đích nhờ mua hộ tài sản. Điều này sẽ giúp cho hành vi cho vay lãi nặng không bị xử lý
nếu chỉ có bằng chứng là giấy nhận tiền. Đối với trường hợp vay tiền trên mạng, thông
qua các app10 trên điện thoại di động, các đối tượng khơng thiết lập hợp đồng cho vay
cũng như khơng có thỏa thuận mức vay và lãi suất vay trên các ứng dụng. Khi vay, khách
hàng chỉ được nhận số tiền ít hơn khoản tiền muốn vay vì đã bị trừ đi các khoản mà đối

tượng mặc định là phí dịch vụ, phí làm hồ sơ. Gần đây, một dạng cho vay lãi nặng có sử
dụng cơng nghệ cao đã xảy ra, trong đó bọn tội phạm lợi dụng phần mềm Icloud trên điện
thoại Iphone (phần mềm cho phép người dùng lưu trữ gần như tồn bộ các thơng tin cá
nhân), thuyết phục hay dụ dỗ khách hàng sử dụng quyền riêng tư đối với Icloud này để
thế chấp cho các khoản vay. Chẳng hạn như, đối tượng yêu cầu khách hàng phải đăng
xuất Icloud để chúng đổi Icloud mới, yêu cầu bật tính năng Find my phone và đồng bộ
danh bạ sau đó mới làm hợp đồng. Từ đây, bọn chúng kiểm sốt và nắm được tồn bộ
thơng tin của khách hàng. Nếu khách hàng không trả nợ được sẽ bị khóa tài khoản Icloud,
vơ hiệu hóa điện thoại Iphone, tệ hơn là các thơng tin hình ảnh cá nhân sẽ bị bọn chúng
sử dụng với những mục đích trái pháp luật.
8 />truy cập ngày 4/11/2020
9 truy cập ngày
10/11/2020
10 App là viết tắt của từ tiếng anh Application nghĩa là ứng dụng trên các thiết bị công nghệ như trên điện thoại di
động hay trên máy tính bảng, máy vi tính.


Từ thực trạng trên, có thể thấy nguyên nhân làm phát sinh tội phạm đến từ những
yếu tố sau:
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn vốn trong nhân dân là rất lớn, tuy nhiên, tiếp
cận vốn vay từ hệ thống tín dụng hợp pháp cịn nhiều khó khăn về điều kiện, thủ tục pháp
lý, trong khi tín dụng đen đáp ứng “nhanh - gọn” vấn đề này. Công tác quản lý Nhà nước
về an ninh trật tự đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cịn chưa chặt chẽ
dẫn tới các đối tượng dễ dàng làm giấy phép đăng ký kinh doanh, tạo “vỏ bọc” để hoạt
động. Quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi cho vay lãi nặng còn nhiều bất
cập, chưa cụ thể, khó áp dụng trong thực tế nên các đối tượng đã lợi dụng để hoạt động.
Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch
dân sự về cơ bản cũng đã cụ thể, rõ ràng. Các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt
cũng đã tạo ra khung hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc xử lý tội phạm. Tuy nhiên, với
quy định tại Điều 201 BLHS, tội danh này chỉ được coi là tội ít nghiêm trọng, mức hình

phạt cao nhất cũng chỉ đến 3 năm tù. Chính vì vậy, các đối tượng phạm tội khơng tỏ ra lo
sợ nếu bị xử lý hình sự. Mức hình phạt đó có thể chưa đủ sức răn đe các đối tượng cũng
như ngăn ngừa hành vi phạm tội tiếp tục xảy ra.
Lực lượng, đội ngũ cán bộ điều tra, phát hiện tội phạm còn chưa đáp ứng được u
cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm có sử dụng cơng nghệ cao nói chung và tội cho vay
lãi nặng nói riêng như về trình độ, kiến thức chun mơn trong lĩnh vực công nghệ. Điều
này khiến cho hoạt động xử lý tội phạm chưa hiệu quả, dẫn đến đối tượng phạm tội tiếp
tục thơng qua các tiện ích, tính năng công nghệ để tiến hành các hoạt động cho vay lãi
nặng.
3.

Phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong bối cảnh hiện nay

Như một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho vay lãi nặng có thể được coi là hậu
quả của một số khiếm khuyết bên trong thị trường tín dụng hợp pháp khi mà hợp đồng
cho vay nặng lãi là hệ quả của tình trạng địi nợ thuê11. Việc người dân lựa chọn các tổ
chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động cho vay và chấp nhận vay với lãi suất cao ngất
11 Raffaella Barone and Donato Masciandaro (2017), Crime, money laundering, and credit markets: can usury exist
at the zero lower bound?, Working paper serie, Bocconi, N.61, p.4


ngưởng cũng chỉ là nhằm để giải quyết nhu cầu cá nhân trước mắt và có thể là lâu dài.
Chỉ có điều, họ khơng thể lường trước và tính tốn được những rủi ro quá lớn về việc mất
khả năng thanh toán là hệ quả và hệ lụy tất yếu phát sinh từ hành vi cho vay lãi nặng
mang lại.
Để phòng ngừa hoạt động cho vay lãi nặng cũng như tội phạm cho vay lãi nặng
trong giao dịch dân sự thì cần phải có chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng hợp
pháp có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, những người đang thiếu hụt nguồn vốn
để kinh doanh hoặc khơng có tiền để phục vụ cho những mục đích cá nhân. “Chống lại
sự cho vay nặng lãi có nghĩa là trước tiên phải đánh giá mức độ ô nhiễm tội phạm ở một

quốc gia, sau đó đầu tư vào việc phổ biến các thơng lệ tốt trong cơng dân nhằm tăng
cường lịng tin vào các tổ chức”12. Việc tạo ra lòng tin của người dân đối với hệ thống các
tổ chức tín dụng cũng chính là việc làm thay đổi tư tưởng đi vay các tổ chức bên ngồi
hoạt động tín dụng đen của người đi vay, qua đó làm giảm tội phạm cho vay lãi nặng.
Bên cạnh đó, thiết nghĩ việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay cũng như mức tiền
vay là yếu tố cần được xem xét. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, để hạn chế hoạt
động cho vay lãi nặng, Chính phủ đã áp dụng chính sách tự do hóa lãi suất. Điều này có
nghĩa là, Ngân hàng Nhà nước đã dỡ bỏ quy định về mức trần và mức sàn lãi suất với các
khoản tín dụng, nới lỏng quy định về lãi suất tham chiếu nhằm nâng cao tính cạnh tranh
của các ngân hàng và tăng quyền chọn cho khách hàng. Điều này làm tăng trưởng hoạt
động cho vay trong lĩnh vực ngân hàng và làm giảm một cách đáng kể hoạt động tín dụng
đen ở nước này13. Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức tín dụng các ngân hàng ngoài
quốc doanh cũng như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nơng thơn… cung cấp các gói sản phẩm vay ưu đãi hoặc gói vay đáp ứng nhu cầu
chính đáng của người dân. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những chủ trương đúng đắn,
hợp lý để những người nghèo nói riêng hay người dân nói chung tiếp cận dễ dàng nguồn
vốn vay, thủ tục vay đơn giản hơn, giá trị hợp đồng vay cao hơn so với trước đây. Điều
12 Raffaella Barone and Donato Masciandaro (2017), Crime, money laundering, and credit markets: can usury exist
at the zero lower bound?, Working paper serie, Bocconi, N.61, p.14
13 Nguyễn Vân Hà, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Lê Ngọc Sơn, Lưu Thanh Ly (2018), Bài học về quản lý tín dụng
đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 194, tr.67


này sẽ phần nào làm giảm vấn nạn tín dụng đen cũng như giảm tội phạm cho vay lãi
nặng.
Nhà nước cũng cần siết chặt hơn nữa các hoạt động cho vay lãi nặng, kiểm soát
chặt chẽ và liên tục các hoạt động, dịch vụ và đối tượng cho vay lãi nặng bằng các quy
định của pháp luật, bằng các chế tài có tính nghiêm khắc và tính răn đe cao. Cần phải
nhìn nhận rằng, hoạt động cho vay bên ngồi tổ chức tín dụng (phi tín dụng) cũng là một
hoạt động cần thiết và là nguồn cung tài chính cho các khách hàng khó có khả năng tiếp

cận các tổ chức tài chính chính thống. Nhưng vấn đề là cần phải kiểm sốt sao cho hoạt
động phạm tội khó xảy ra. Do đó, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần tăng
cường kiểm soát hoạt động của các tổ chức tài chính nhỏ như các tiệm cầm đồ, các quỹ tự
phát, các nhóm hụi để hạn chế những hiện tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách
hàng hoặc gây sức ép đối với khách hàng khi họ có nhu cầu khẩn cấp để đưa ra những
điều khoản có khả năng gây bất lợi, rủi ro cho khách hàng, từ đó tội phạm cho vay lãi
nặng có điều kiện để phát sinh.
Dưới góc độ quy định của pháp luật hình sự, dấu hiệu phạm tội có sử dụng các
thiết bị công nghệ, sử dụng các phần mềm công nghệ phục vụ cho hoạt động cho vay lãi
nặng cũng cần được xem xét là một dấu hiệu phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội, tăng nặng hơn so với những dấu hiệu thông thường. Điều này là bởi vì, nhờ
sử dụng các thiết bị cơng nghệ hay các phần mềm công nghệ mà đối tượng dễ dàng thực
hiện hành vi phạm tội hơn, các dấu vết, chứng cứ chứng minh tội phạm dễ bị xóa bỏ hơn
dẫn tới rất khó phát hiện để xử lý hoặc khi phát hiện, các đối tượng nhanh chóng hủy các
chứng cứ, dấu vết gây khó khăn trong q trình điều tra tội phạm. Hơn thế nữa, việc sử
dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội có thể dẫn tới hậu quả phá hủy hệ thống quản
lý của các ngân hàng đối với tài khoản của các cá nhân, tác động xấu đến lĩnh vực tài
chính của đất nước.
Trong bối cảnh tác động của CMCN 4.0, cần tăng cường đội ngũ những người có
kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin để giúp cho việc phát hiện
và xử lý tội phạm có sử dụng cơng nghệ cao hiệu quả hơn, cần trang bị các thiết bị công
nghệ cao phục vụ cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. Cùng với đó, Nhà nước tổ


chức tuyên truyền, phổ biến về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho vay
nặng lãi, siết nợ, đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” cũng như hậu quả, tác động từ việc vay
nặng lãi đến kinh tế của cá nhân, gia đình, trật tự an tồn xã hội để người dân nâng cao
cảnh giác, chủ động phòng ngừa. Đồng thời, các cấp, các ngành tổ chức phát động phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn cơ sở nhằm vận động quần chúng
nhân dân tích cực phát hiện, tố giác tội phạm và phối hợp với lực lượng công an trong

đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho
vay nặng lãi.
Kết luận
Phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự chính là hoạt động
“phịng ngừa tội phạm nhằm mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính
chất nghiêm trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm xảy ra”14. Chính vì vậy, nới lỏng
hoạt động và chính sách cho vay tín dụng hợp pháp đồng nghĩa với việc làm giảm hoạt
động cho vay tín dụng bất hợp pháp, qua đó kìm chế được sự gia tăng tội phạm này trong
tương lai. Quan trọng hơn, ngăn ngừa được tội phạm cho vay lãi nặng cũng sẽ ngăn chặn
được các hành vi phạm tội khác có liên quan phát sinh.
Tài liệu tham khảo
1.

Đặng Anh (2002), Bàn về định lượng trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp

chí Tịa án nhân dân, số 7.
2.

Demyanyk Yuliya (2006), Income Inequality: Time for Predatory Lending

Laws?, The Regional Economist, Federal Reserve Bank of St. Louis, issue Oct.
3.

Ferguson, A. B (2000), Predatory Lending: Practices, Remedies and Lack

of Adequate Protection for Ohio Consummers.
4.

Nguyễn Vân Hà, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Lê Ngọc Sơn, Lưu Thanh


Ly (2018), Bài học về quản lý tín dụng đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung
Quốc, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 194.
5.

Quốc hội (2016), Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015,

sửa đổi, bổ sung năm 2017, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.190


6.

Quốc hội (2016), Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.
7.

Raffaella Barone and Donato Masciandaro (2017), Crime, money

laundering, and credit markets: can usury exist at the zero lower bound?, Working paper
serie, Bocconi, N.61.
8.

Lê Thị Sơn (2005), Dấu hiệu định lượng trong Bộ luật Hình sự, Tạp chí

Luật học số 1.
9.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Tội phạm học, NXB Cơng


an nhân dân, Hà Nội.
10.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các

tội phạm (quyển 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội.


PREVENTION OF CRIMINAL USURY IN CIVIL TRANSACTIONS IN
THE CONTEXT OF THE IMPACTS OF INDUSTRIAL NETWORK 4.0
Abstract
The outbreak of the Industrial Revolution 4.0 has caused Vietnam to face nontraditional security challenges. Crime situation using high technology increased rapidly,
especially in the fields of economy, finance and banking. The use of the internet to
commit criminal acts, in which acts related to heavy interest loans have also taken place
under various forms of disguise and increasingly sophisticated transformation. Although
it is not a new offense, but with a public place, in many different forms with a large scale
and increasing year by year, especially under the impact of high technology, crime for
Usury have caused serious property damage, and at the same time, has its consequences.
Therefore, it is also necessary to research and identify criminal acts and tricks for usury
crimes in order to come up with solutions to prevent this crime.
Key word: Usury, high-tech crime, criminal liability, criminal code



×