Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC – LÊNIN VỀ TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.75 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HỌC MÁC – LÊNIN VỀ TIỀN TỆ

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2021
1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

Điểm: ……………………………..


KÝ TÊN

2


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................4
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................................................ 4
B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................6
PHẦN 1: NGUỒN GỐC , BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ....6
1.1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ............................................................6
1.2. Các loại hình thái biểu hiện......................................................................6
1.2.1. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị...................................6
1.2.2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị...........................................6
1.2.3. Hình thái chung của giá trị...................................................................7
1.2.4. Hình thái tiền......................................................................................... 8
1.3. Chức năng của tiền tệ............................................................................. 10
1.3.1. Thước đo giá trị...................................................................................10
1.3.2 Phương tiện lưu thông........................................................................ 11
1.3.3. Phương tiện cất trữ............................................................................. 12
1.3.4. Phương tiện thanh toán...................................................................... 12
1.3.5. Tiền tệ thế giới..................................................................................... 13
PHẦN 2 : LIÊN HỆ VỚI CÁC CHỨC NĂNG TIỀN TỆ TRONG NỀN SẢN
XUẤT HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM...................................................................15
2.1. Thước đo giá trị....................................................................................... 15
2.2. Phương tiện lưu thông............................................................................ 16
2.3. Phương tiện cất trữ................................................................................. 18
2.4. Phương tiện thanh toán..........................................................................19

2.5. Tiền tệ thế giới......................................................................................... 20
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 23


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên con đường đổi mới và phát triển Đất Nước, có một lối đi mà nhà
nước ta luôn lấy làm trọng tâm. Đó là tập trung cải thiện, nâng cao và tiến tới
hồn thiện nền kinh tế thị trường. Có nhiều chính sách được đưa ra, từng
bước đổi mới và hiện thực hóa.Và chính sách kinh tế vĩ mơ- chính sách về
tiền tệ được xem là công cụ hữu hiệu để quản lý và phát triển nền kinh tế từ
trước đến nay
Dựa theo những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin. Chính sách về
tiền tệ trở thành “cứu tinh” cho nền kinh tế còn nhiều lỗ hổng của Việt Nam.
Giúp nước ta đạt được các mục tiêu lớn: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công
ăn việc làm, đồng thời tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chính sách về tiền tệ
cũng cịn nhiều hạn chế. Cách điều hành, áp dụng như thế nào cho hiệu quả,
chủ động, linh hoạt vẫn luôn là câu hỏi khó khăn cho thế giới nói chung và
Việt Nam ta nói riêng
Vì vậy việc tìm hiểu về tiền tệ là một trong những nội dung cần thiết
mà triết học Mác- Lênin hướng đến để tìm hiểu, phân tích và làm rõ. Từ đó
giúp các quốc gia đạt được mục tiêu đổi mới, phát triển đất nước, ngày càng
hoàn thiện hơn
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ lâu, tiền tệ đã có vai trị đặc biệt quan trọng và đến bây giờ vẫn
không thay đổi. Tiền tệ trở thành món “hàng hóa”lưu thơng khơng thể thiếu
trong cuộc sống, biểu hiện giá trị của sản phẩm. Giống như P. Smuelson đã
từng nói: “Tiền chính là thứ dâu bơi trơn trong các guồng máy luân chuyển



hàng hóa từ nơi sản xuất để đi đến nơi tiêu dùng”. Chính vì thấy được tầm
quan trọng của tiền tệ như trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài thuyết trình
là: “Lý luận của kinh tế chính trị học Mác - Lênin về tiền tệ. Liên hệ thực
tiễn”. Bài viết này, sẽ nhằm mục đích hệ thống, phân tích lại một cách rõ
ràng, khách quan về tiền tệ ở các phương diện: nguồn gốc, bản chất, chức
năng cũng như sự ảnh hưởng của tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt
Nam để chúng ta hiểu sâu hơn về vấn đề cốt lõi này, nhanh chóng thích ứng
với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay


B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: NGUỒN GỐC , BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1.1.

Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

- Nguồn gốc và bản chất của tiền thể hiện ở quá trình phát triển của hình thái
giá trị trao đổi, hay nói cách khác, các hình thái biểu hiện của giá trị.
1.2.

Các loại hình thái biểu hiện

- Có bốn hình thái biểu hiện của giá trị
1.2.1. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị
Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, và “chỉ thường
gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi, khi mà các sản phấm lao
động chỉ biến thành hàng hóa trong những hành vi đơn nhất và ngẫu
nhiên”.
Ví dụ : 20 vng vải = 1 cái áo

Ở đây, giá trị của hàng hóa này (20 vng vải) chỉ biểu hiện đơn nhất
ở một hàng hóa khác (1 cái áo) và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu
nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi cũng ngẫu nhiên được hình
thành. Hàng hóa thứ hai (cái áo) đóng vai trị vật ngang giá, là hình thái
phơi thai của tiền tệ.
Mặc dù, lúc đầu quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, nhưng
dần dần nó trở thành quá trình xã hội đều đặn, thường xuyên thúc đẩy sản
xuất hàng hóa ra đời và phát triển. Khi đó, xuất hiện hình thái thứ hai
1.2.2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi mà một sản phẩm lao động
nào đó, như 20 vng vải chẳng hạn, được trao đổi với nhiều hàng hóa khác
một cách thơng thường, phổ biến.
Ví dụ: 20 vng vải = 1 cái áo


=

10 đấu chè

=

40 đấu cà phê

=

0, 2 gam vàng

Ở đây, giá trị của một hàng hóa (20 vng vải) được biểu hiện ở
nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trị làm vật ngang giá. Đồng thời tỷ lệ
trao đổi không cịn mangtính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động

quy định, bởi vì ngay từ đầu người ta đã sản xuất ra những vật phẩm trên với
mục đích là để mang trao đổi. Dođó, trong trao đổi họ phải tính tốn đến
mức lao động đã hao phí.
Tuy nhiên, hình thái này cũng có những nhược điểm của nó như: giá
trị hàng hóa được biểu hiện cịn chưa hồn tất, thống nhất mà bằng một chuỗi
vô tận của các hàng hóa khác; đồng thời vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy
hàng, do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa khơng phù
hợp sẽ làm cho trao đổi không thực hiện được. Chẳng hạn, người có vải
cầnđổi lấy áo, nhưng người có áo lại khơng cần vải mà cần chè. Do đó,khi
sảnxuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn địi hỏi phải có một vật
ngang giá chung, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba
1.2.3. Hình thái chung của giá trị

Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai
trị làm vật ngang giá chung, “vật ngang giá phổ biến” – 20 vuông vải. Tức, các


hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới mang đổi lấy
hàng hóa cần dùng, do đó khắc phục được nhược điểm của hình thái trao đổi trực
tiếp hàng lấy hàng và vật ngang giá chung trở thành môi giới, thành phương tiện
trong trao đổi hàng hóa.
Tuy nhiên, ở hình thái này vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hóa
nào cả, khi thì là hàng hóa này, khi thì là hàng hóa khác, và “bất kỳ hàng hóa nào
cũng có thể có được hình thái đó”, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá
chung.
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi
nó được mở rộng giữa các vùng địi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống
nhất, thì vật ngang giá chung được “gắn một cách vững chắc với một số loại hàng
hóa đặc thù, khi đó xuất hiện hình thái thứ tư
1.2.4. Hình thái tiền


Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa
đóng vai trị tiền tệ.
Lúc đầu, có nhiều loại hàng hóa đóng vai trị tiền tệ như lơng cừu, vỏsị…
và “những dân du mục là những người đầu tiên phát triển hình tháitiền”.
Nhưng dần dần vai trị tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý (tiền kim loại)
như đồng rồi bạc và cuối cùng là ở vàng.


Khi hai vật ngang giá, ví dụ, bạc và vàng, đồng thời làm chức năng vật
ngang giá thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ song bản vị. Khi chỉ còn một vật
ngang giá là vàng độc chiếm vai trị tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản
vị vàng.
Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng, lại có được vai trị tiền tệ như vậy?
 Thứ nhất, nó cũng là một hàng hóa, cũng có giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của vàng như dùng làm đồ trang sức, hàn răng thủng…
Giá trị của vàng cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra nó (để tìm kiếm, khai thác và chế tác vàng. Do đó nó có thể
mang trao đổi với các hàng hóa khác, và với tư cách là hàng hóa, vàng
cũng đã từng đóng vai trị vật ngang giá như các hàng hóa khác trong
hình thái thứ nhất và thứ hai.
 Thứ hai, nó có những ưu thế (từ thuộc tính tự nhiên) đặc biệt thích hợp
với vai trị tiền tệ như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, bền, dễ bảo quản, hơn
nữa với một lượng và thể tích nhỏ nhưng có giá trị cao (vì vàng là kim
loại hiếm phải tốn nhiều cơng sức mới có được). Do đó, nó có thể đo
lường giá trị của mọi loại hàng hóa. Chính vì vậy mà vàng được xã hội
trao cho một giá trị sử dụng xã hội đặc biệt: đóng vai trò là vật ngang
giá chung cho tất cả các hàng hóa khác.
 Như vậy, tiền ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của sản xuất và
trao đổi hàng hóa.

 Tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật
ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.


 Tiền là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời cũng biểu hiện quan hệ
sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
1.3.

Chức năng của tiền tệ

- Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng
1.3.1. Thước đo giá trị
Tiền tệ dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa. Mỗi hàng hóa đều có giá
trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ. Muốn đo được giá trị của
hàng hóa thì bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Do đó cần phải có tiền vàng thì
mới có thể làm được chức năng này. Để thực hiện chức năng đo lường giá trị ta
xem xét hao phí lao động của hàng hóa đó với hao phí lao động của vàng. Khi giá
trị của hàng hóa được biểu hiện bởi một lượng tiền nhất định thì ta gọi nó là giá cả
của hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả của hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng
tiền của giá trị
Ví dụ: Một con ngựa được đổi thành một lượng vàng. Tức là tiền vàng thực
hiện thước đo giá trị của con ngựa. Vì vàng cũng là hàng hóa nó cũng có giá trị và
hao phí để sản xuất một lượng vàng bằng với hao phí của ngựa
Như vậy, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả. Trong một số điều kiện không
đổi, giá trị của hàng hóa càng cao thì giá cả của nó càng cao và ngược lại. Giá cả
của hàng hố có thể thay đổi xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả vẫn bằng tổng
số giá trị.Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị không nhất thiết phải là tiền
mặt trên thực tế, gọi là tiền thật (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy…) mà chỉ
cần một lượng tiền tưởng tượng.
Giá trị của hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố:

 Giá trị hàng hóa.
 Giá trị của tiền.


 Quan hệ cung – cầu về hàng hóa
Để chức năng của tiền tệ là thước đo giá trị thì tiền tệ cũng phải được quy đổi
thành một đơn vị. Ở các nước khác nhau thì đơn vị tiền tệ có tên gọi khác nhau.
Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá khác với tác dụng khi làm thước đo
giá trị.Tiền tệ có thể đo lường giá trị của các hàng hoá khác và đo lường giá trị kim
loại dùng làm tiền tệ.
Ví dụ: Một đơi giày có giá trị bằng 5 xu (được làm từ nhôm). Một cuốn sách có
giá trị bằng 1 đồng (được đúc từ đồng). Với 1 đồng ta có thể đổi được 10 xu. Vì thế
có thể nói giá trị hàng hố tiền tệ thay đổi khơng ảnh hưởng gì đến “chức năng”
tiêu chuẩn giá cả của nó
1.3.2 Phương tiện lưu thơng
Cái chính của tiền tệ trong chức năng phương tiện lưu thông đó chính là trao
đổi. Khi tiền tệ được hình thành thì cũng là lúc q trình trao đổi hàng hóa bắt đầu
xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao đổi gián tiếp thông
qua trung giang của tiền tệ. Vận động theo mơ hình H-T-H. Người ta dùng hàng
hóa để đổi lấy tiền sau đó dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
Là phương tiện lưu thơng, dần dần tiền cũng đã trở thành kí hiệu của giá trị.
Lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới dạng vàng thỏi, bạc nén. Sau này được thay thế bằng
tiền đúc, trong q trình lưu thơng tiền dần trở nên mất đi giá trị nhưng nó vẫn
được xã hội chấp nhận tiền đúc vẫn đủ giá trị.
Khi thực hiện chức năng lưu thơng, tiền đơi khi khơng cần phải có đủ giá trị.
Qua đó các quốc gia trên thế giới công nhận và phát hành các loại tiền giấy khác
nhau. Thực hiện phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán và trao đổi
hàng hóa trở nên thuận lợi, đồng thời làm cho việc mua bán bị tách rời cả khơng
gian và thời gian, có thể dẫn đến khả năng khủng hoảng.



Bản thân của tiền giấy khơng mang giá trị vì vậy việc in tiền giấy luôn theo quy
luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: "việc phát hành tiền giấy phải được giới
hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông
thực sự". Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá
khối lượng tiền cần cho việc lưu thơng, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình
trạng lạm phát sẽ xuất hiện.
1.3.3. Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất giữ tức là tiền được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Đó là một hình thức cất trữ của cải. Có thể cất trữ tiền dưới dạng tiền vàng, tiền
bạc, thẻ tín dụng. Cất trữ tiền khơng chỉ là cất trữ của cải mà nó cịn có vai trị dự
trự cho các hoạt động mua bán tiếp theo. Khi sản xuất hàng hóa càng nhiều, lượng
hàng hóa cũng trở nên nhiều hơn, tiền cất trữ sẽ được đưa vào lưu thông. Ngược
lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá trở nên ít đi thì một phần tiền sẽ bị rút khỏi
lưu thơng đi vào cất trữ.
1.3.4. Phương tiện thanh tốn
Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc
mua chịu bán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh tốn để trả nợ,
nộp thế, trả lãi,.. các hình thức thanh tốn có thể là tiền mặt, chuyển khoản. Tiền
làm phương tiện thanh tốn có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của cả người sản
xuất và người tiêu dùng khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền. Là phương tiện
thanh tốn một mặt sẽ có tác động tích cực cho chủ thể sản xuất hàng hóa cho việc
mua chịu, mua trả góp nhưng cũng sẽ có khả năng tiềm ẩn khi bị khủng hoảng khi
một khâu sản xuất bị khủng hoảng, phá sản khi khơng có khả năng trả nợ.Khi hệ
thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh tốn, khi có một khâu nào


đó trong hệ thống khơng thanh tốn được sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác làm phá
vỡ hệ thống, tăng khả năng khủng hoảng kinh tế.
Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, dần xuất hiện

nhiều các hình thức thanh tốn khác ngồi tiền vàng, bạc, đồng, tiền giấy… như:
Ký sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện tử, bitcoin,..
1.3.5. Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa được mở rộng ra các vùng quốc gia khác và hình thành
quan hệ bn bán giữa các nước thì chức năng tiền tệ thế giới cũng được hình
thành từ đó. Lúc này, tiền được dùng để mua bán, thanh toán quốc tế với nhau. Để
thanh tốn với vai trị tiền tệ thế giới thì các nước phải thống nhất, chấp thuận đồng
tiền của nhau theo mộ tỉ giá hối đoái nhất định.
Trong giai đoạn đầu trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế,
đồng tiền đóng vai trị là tiền thế giới phải là tiền thật (vàng, bạc). Sau
này, song song với chế độ thanh toán bằng tiền thật, tiền giấy được ấn định bằng
hàm lượng vàng, gọi là tiền giấy bản vị vàng, cũng được dùng làm phương tiện
thanh toán quốc tế.
Dần dần, do sự phát triển của quan hệ kinh tế – chính trị thế giới, chế độ tiền
giấy bản vị vàng bị bãi bỏ, nên một số đồng tiền quốc gia mạnh (như đô-la Mỹ,
euro, yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc) được công nhận là phương tiện thanh
toán, trao đổi quốc tế, mặc dù phạm vi và mức độ thơng dụng có khác nhau.
 Với 5 chức năng đã nêu trên đã giúp cho chúng ta nhận biết rõ hơn về giá trị
của tiền. Tiền tệ là một thứ rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng nó
mang một mối đe dọa đến nền kinh tế của các nước trên thế giới. Nếu việc
quản lý tiền tệ không đúng cách sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tinh tế và lạm
phát theo diện rộng. Ví dụ như là lạm phát tại Venezuela năm 2010 tạo nên


một cuộc khủng hoảng không chỉ riêng châu Mỹ mà đối với toàn quốc gia
trên thế giới


PHẦN 2 : LIÊN HỆ VỚI CÁC CHỨC NĂNG TIỀN TỆ TRONG NỀN SẢN
XUẤT HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM

Sau khi đã đề cập đến chức năng của tiền tệ ở phần 1, ta thấy tiền tệ có 5 chức
năng đó là: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương
tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. Và nước Việt Nam đã vận dụng các chức năng đó
vào nền sản xuất hàng hố
2.1.

Thước đo giá trị

Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, tất cả hàng hoá đều được quy đổi ra tiền tệ.
Để có thể đổi ra được như vậy tiền tệ phải có khả năng biểu hiện giá trị của các
hàng hoá khác. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá được gọi là giá cả hàng
hố.
Nhờ có chức năng này, mọi hình thức giá trị dù tồn tại dưới dạng nào đi nữa
cũng có thể dùng tiền tệ để định lượng một cách cụ thể. Chẳng hạn để tính tổng giá
trị tài sản của một cá nhân, ta phải cộng giá trị của cái nhà anh ta đang ở, giá trị các
trong thiết bị trong nhà, các đồ vật q v.v... Sẽ khơng thể có được kết quả nếu
khơng có sự tham gia của tiền tệ vì khơng có cách nào để cộng giá trị của các tài
sản đó (có bản chất tự nhiên khác nhau) với nhau được. Nhưng một khi qui tất cả
các giá trị đó ra tiền tệ thì cơng việc thật đơn giản. Chính vì vậy mà ngày nay việc
định lượng và đánh giá, từ GDP, thu nhập, thuế khố, chi phí sản xuất, vay nợ, trả
nợ, giá trị hàng hố, dịch vụ cho đến sở hữu... đều có thể thực hiện được dễ dàng.
Chức năng này nhấn mạnh vai trò thước đo giá trị của tiền tệ trong các hợp
đồng kinh tế. Chẳng hạn, trong các hợp đồng ngoại thương, khi sử dụng một đồng
tiền làm đơn vị tính giá, điều cần quan tâm là phải phịng ngừa nguy cơ do sự mất
giá của đồng tiền đó, khiến cho vai trị thước đo giá trị của nó bị giảm sút. Một
cách cụ thể hơn, nếu các hợp đồng ngoại thương được định giá bằng đồng ngoại tệ


thì sự biến động của tỷ giá hối đối sẽ tạo rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng. Để
phịng ngừa chỉ có hai cách: một là định giá bằng đồng nội tệ hoặc cố định tỷ giá.

Nhờ có chức năng này mà nền sản xuất hàng hoá của nước ta hiện nay trở nên
vô cùng dễ dàng không còn phải quy đổi một các phức tạp và cầu kỳ như ngày xưa
chẳng như: hãy thử tưởng tượng một nền kinh tế khi khơng có tiền sẽ như thế nào.
Khi đó nếu trong nền kinh tế này chỉ có 3 mặt hàng cần trao đổi là gạo, vải và thịt
thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để trao đổi mặt hàng này để lấy mặt hàng khác: giá
của gạo tính bằng vải, giá của gạo tính bằng thịt và giá của thịt tính bằng vải. Song
nếu có 10 mặt hàng cần trao đổi thì thay vì chỉ có 3 giá như trên thì chúng ta sẽ cần
biết đến 45 giá để trao đổi một thứ hàng này với một thứ hàng khác; như vậy với
100 mặt hàng, chúng ta sẽ cần tới 4950 giá; và với 1000 mặt hàng cần 499.500 giá
(cơng thức tính là N (N -1) ). Sẽ thật khó khăn cho bạn gái nào khi đi chợ mua đồ,
vì khi đó để quyết định gà hay cá rẻ hơn là một điều rất khó khăn vì trong khi 1 kg
gà được định bằng 0,8 kg chả, 1 kg cá chép được định bằng 6 kg đỗ. Để có thể chắc
chắn rằng bạn gái này có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng trong phiên chợ
(giả sử chợ có 50 mặt hàng), bảng giá của mỗi mặt hàng sẽ phải kê ra tới 49 giá
khác nhau và thật sự sẽ rất khó khăn để đọc và ghi nhớ được hết tất cả chúng.
Nhưng khi đưa tiền vào để sử dụng, thì chúng ta có thể định giá các mặt hàng bằng
đơn vị tiền. Giờ thì với 10 mặt hàng chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng thì cần
100 giá,... và tại siêu thị có 1000 mặt hàng nay chúng ta chỉ cần 1000 giá để xem
chứ khơng cịn như trước kia phải ghi nhớ đến 499.500 giá nữa. Chính vì thế ở Việt
Nam tiền tệ ra đời là một bước tiến vĩ đại, nó giúp cho mọi việc trong q trình sản
xuất và lưu thơng hàng hố trở nên dễ dàng và đơn giản và tiện dụng.
2.2.

Phương tiện lưu thông

Cũng như các chức năng trên, nhà nước ta cũng đã vận dụng chức năng này vào
nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam. Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã


giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao

đổi hàng hoá trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi
giữa những người có nhu cầu phù hợp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải
diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng
một địa điểm). Bằng việc đưa tiền vào lưu thông, con người đã tránh được những
chi phí về thời gian và cơng sức dành cho việc trao đổi hàng hố (chúng ta chỉ cần
bán hàng hố của mình lấy tiền rồi sau đó có thể mua những hàng hố mà mình
muốn bất cứ lúc nào và ở đâu mà mình muốn). Họ đã tạo ra các sản phẩm rồi đưa
các sản phẩm đó ra thị trường để bán lấy tiền rồi dùng khoảng tiền đó để mua
những sản phẩm cũng như vật dụng cần thiết khác. Ví dụ: cơng ty A tạo ra sản
phẩm là dầu ăn, thì họ sẽ đem bán lấy tiền rồi dùng khoảng tiền đó để mua các sản
phẩm khác ( bán 10 chai dầu được 500 nghìn đồng rồi lấy tiền đó để mua gạo, cá,
rau,…). Nhờ đó, việc lưu thơng hàng hố có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng
được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Với chức
năng này, tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất
và lưu thơng hàng hố hoạt động trơn tru, dễ dàng.
Chính nhờ vào lý do trên mà quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ
dàng và thuận lợi, nó khơng cịn gây ra nhiều khó khăn trong q trình trao đổi như
lúc chưa có tiền tệ nữa. Do đó, tiền tạo điều kiện cho thương mại của đất nước ta,
bằng cách hoạt động như một phương tiện trao đổi
Rõ ràng, đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá
trị trao đổi, nhưng xét trên phương diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ khơng có giá
trị gì cả. Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số sản phẩm mà nó
sản xuất ra chứ khơng phải là số tiền tệ mà nó nắm giữ. Lý do là vì, xét trên
phương diện đó, tiền tệ chỉ xuất hiện trong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi
giới, giúp cho trao đổi dễ dàng hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào cho


xã hội. Nó đóng vai trị bơi trơn cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố
đầu vào của guồng máy đó.
2.3.


Phương tiện cất trữ

Một bất lợi chính của việc sử dụng hàng hóa - chẳng hạn như lúa mì, muối, các
lồi động vật như gà, vịt, cừu, ngựa làm vật trung gian trao đổi thì sau một khoảng
thời gian chúng sẽ bị hư hại, xấu đi và thậm chí là mất giá trị kinh tế. Do đó, chúng
hồn tồn khơng thỏa mãn như một phương tiện cất giữ của cải.
Như vậy khi nhà sản xuất muốn cất trữ lượng hàng hố để có thể sử dụng trong
tương lai là một điều rất khó. Vì sẽ có những loại hành hố rất khó để có thể lưu trữ
như: những loại sản phẩm có hạn sử dụng có hạn sử dụng hay những loại thức ăn,
nông phẩm, chúng ta rất dễ bị hư hỏng, khó để có thể bảo quản chúng một cách lâu
dài, và đối với những sản phẩm có kích thức lớn khi dự trữ sẽ rất tốn diện tích và
chi phí. Chính vì thế bằng cách sử dụng tiền để cất trữ, những vấn đề như vậy có
thể được khắc phục và mọi người có thể tiết kiệm cho tương lai. Hình thức tiền
hiện đại (chẳng hạn như tiền xu, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng) nó cho phép mọi
người tiết kiệm khoảng thu nhập thặng dư của họ.
Vì vậy, tiền tệ được sử dụng như một kho lưu trữ giá trị. Nó có thể được giữ
trong một khoảng thời gian và được sử dụng để chi trả cho các khoản thanh toán
trong tương lai. Đặc biệt hơn nữa, khi mọi người tiết kiệm tiền họ nhận được sự
đảm bảo rằng số tiền tiết kiệm được của họ sẽ có giá trị khi họ muốn chi tiêu nó
trong tương lai. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp khơng có lạm phát
nghiêm trọng trong nước.
Tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kỳ khác như cổ
phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quí cũng đều là phương tiện cất trữ giá
trị. Nhiều thứ trong số những tài sản đó chúng ta có thể xét thấy nó sẽ có lợi hơn so


với tiền về mặt chứa giá trị khi chúng ta cất trữ nó, chúng có thể đem lại cho người
chủ sở hữu một khoản lãi suất hoặc thu nhập (cổ phiếu, trái phiếu) hoặc một giá trị
sử dụng khác (chẳng hạn nhà cửa). Trong khi đó, tiền mặt có thể sẽ trở thành nơi

cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hàng hoá tăng nhanh, đồng tiền theo thời gian cũng sẽ
dần bị mất giá. Nhất là tiền giấy ngày nay, khơng có một sự đảm bảo chắc chắn về
sự nguyên vẹn giá trị từ khi nhận cho đến khi đem ra sử dụng nên tiền sẽ không
phải là cách lựa chọn tốt nhất khi muốn dự trữ giá trị trong thời gian dài.
2.4.

Phương tiện thanh toán

Tiền tệ là một phạm trù lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với tiến trình
ra đời, phát triển của q trình sản xuất và lưu thơng hàng hố. Ngồi những chức
năng cơ bản như thước đo giá trị, phương tiện lưu thơng, phương tiện cất trữ,
phương tiện thanh tốn thì tiền tệ cịn là một phương tiện để thực hiện các hoạt
động khác như tín dụng và đầu tư,… Trong giai đoạn hiện nay, tiền tệ có sự thay
đổi cả về vai trị và vị trí. Tiền tệ là một trong những công cụ để nhà nước điều
hành và quản lý các hoạt động kinh tế theo một chính sách nhất định của mình, nó
liên quan mật thiết với thị trường và thể hiện sự tổng hợp thông tin về các thị
trường đó.
Nhờ chức năng phương tiện thanh tốn mà thúc đẩy việc sản xuất và mua bán
hàng hoá, vì có thể mua chịu, mua trả góp. Các cơng ty có thể thanh tốn cho các
khoản chi tiêu cũng như nhận về doanh thu một cách dễ dàng nhờ các hình thức
thanh tốn mới khơng dùng tiền mặt
Chức năng thanh tốn của ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay. Với chức năng này, các NHTM đóng một vai trị trung gian
trong việc thực hiện các yêu cầu của khách hàng nhằm thoả mãn mục đích của họ
thơng qua các hình thức thanh tốn, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền,… bằng cách trích


chuyển trên sổ sách ghi chép, luân chuyển thông tin từ quyền sở hữu của người này
sang cho người khác, từ nơi này sang nơi khác mà không cần sử dụng đến tiền mặt.
Việc tiến hành thanh toán theo nguyên tắc trên được gọi chung là thanh tốn khơng

dùng tiền mặt. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng là cơ sở cơ bản để
luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế
Trên cơ sở các chức năng tiền tệ, tín dụng ngày một phát triển dựa trên cơ sở
thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng giữa các nước đã trở thành phổ biến
và đặc biệt là dựa trên nền tảng của phát triển công nghệ tin học, thơng tin với tốc
độ nhanh, một hình thức thanh tốn, một phương tiện thanh toán văn minh mới đã
ra đời, nhanh chóng được đời sống xã hội ở nhiều nước thừa nhận và phát triển:
hình thức thanh tốn thẻ. Hình thức thanh tốn thẻ là sự kết hợp các hình thức
thanh toán như thanh toán chứng từ, thanh toán điện tử; kết hợp các nghiệp vụ của
ngân hàng như tiền gửi, cho vay… dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ ngân hàng
phát triển. Thẻ ra đời là một tất yếu khách quan trong thời đại ngày nay.
2.5.

Tiền tệ thế giới

Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng
thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán và phương tiện cất
trữ ở phạm vi ngồi quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện
chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin
dùng và sử dụng như đồng tiền nước của họ. Đây là một trong những chức năng vô
cùng quan trọng của tiền tệ vì giúp cho nền kinh tế của quốc gia phát triển và hội
nhập với nền kinh tế nước ngoài, đưa đất nước phát triển văn minh và hiện đại.
Ngày nay rất nhiều các công ty, doanh nghiệp hướng đến việc đưa các sản phẩm
của mình ra nước ngồi, hay nền sản xuất hàng hoá của nước ta cần sự đầu tư của
vốn nước ngồi thì chúng ta cần sử dụng quy đổi và sử đồng tiền được công nhận là


phương tiện thanh toán, trao đổi quốc tế của một số quốc gia mạnh (như đô-la Mỹ,
euro, yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc)



C. PHẦN KẾT LUẬN
Tiền tệ chắc chắn sẽ không biến mất. Điều duy nhất có thể xảy ra đó chính là
chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào giá trị của đồng tiền. Bằng cách
này hoặc cách khác, “ Lý luận của kinh tế chính trị học Mác- Lênin về tiền tệ”
đã, đang và sẽ trở thành tinh hoa trí tuệ nhân loại, là cơng cụ đỉnh cao giúp ích
rất lớn cho việc đối chiếu, nhìn nhận, học hỏi và đưa ra những giải pháp quản lý
nhằm cải thiện và nâng cao nền kinh tế thị trường.
Bởi, suy cho cùng tiền tệ chính là kết quả cuối cùng, thể hiện cả một quá
trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Là
thứ hàng hóa đặc biệt chuyên dụng khi được đem ra làm vật ngang giá chung
cho tất cả các mặt hàng còn lại, sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời là sợi
dây liên kết bền bỉ giữa người sản xuất và hàng hóa. Với những chức năng đặc
biệt hữu dụng, riêng biệt mà khơng loại hàng hóa nào có thể sốn ngơi và thay
thế. Tiền tệ đã trở thành vũ khí lợi hại, cơng cụ lâu đời giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.
Với những chức năng lớn như vậy, nghiên cứu về tiền tệ và những chính
sách về tiền tệ là mục tiêu hàng đầu mà Triết học Mác Lênin hướng tới, là lối đi
mà nhà nước ta ưu tiên lấy làm trọng tâm. Và việc áp dụng chính sách này sao
cho thật hiệu quả, đạt được mục đích ổn định nền kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt được
lạm phát, ổn định thị trường,… Vẫn là câu hỏi mà các lãnh đạo nhà nước phái
không ngừng đào sâu và nghiên cứu. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid19 đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thị trường trong nước và
cả thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin,
NXB Giáo dục , Hà Nội
2. V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, 2005, tr.106 – 118
3. Viện Kinh tế chính trị học, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB

Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007
4. Phùng Thị Kim Dung , Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông của
tiền tệ , Truy cập tại , từ ngày 11/08/2020
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Loigiaihay.com, Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.
Truy xuất từ />


×