Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Bài tiểu luận về hệ thống báo cháy tàu PTSC Hạ Long môn hệ thống tàu thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN
TẢI TP. HCM
KHOA: VIỆN HÀNG HẢI

BÀI TIỂU LUẬN HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG 2
TÊN ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA

CHÁY TÀU PTSC HẠ LONG

Giảng viên hướng dẫn: Trần Ngọc Nhân
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Duy Quốc Thái
MSSV: 1651030064

Lớp: DT16

Chuyên ngành: Điện-tự động tàu thủy

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/ 2020


[i]

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Hệ thống báo cháy theo khu vực
Hình 1.2: hệ thống báo cháy theo địa chỉ
Hình 1.3: Cấu trúc chung của hệ thống báo cháy và chữa cháy trên tàu
Hình 1.4: Khu vực bố trí cảm biến
Hình 1.5: Đầu báo khói và đầu báo nhiệt
Hình 1.6: Đèn báo cháy và chng báo cháy


Hình 2.1: 32 vùng báo cháy của hệ thống
Hình 2.2: Cấu trúc của hệ thống báo cháy và chữa cháy tàu PTSC Hạ Long
Hình 2.3: Khối xử lý trung tâm báo cháy
Hình 2.4: Đèn quay đỏ và chng báo cháy khu vực
Hình 2.5: Cịi điện
Hình 2.6: Các bảo vệ chữa cháy khi xảy ra cháy của hệ thống
Hình 2.7: Bảng phân cấp các phụ tải trên MSB
Hình 2.8: Sơ đồ đấu nối nguồn cấp cho hệ thống báo cháy
Hình 2.9: Một số kênh báo cháy trên tàu PTSC Hạ Long
Hình 2.10: Bố trí các cảm biến báo cháy và hệ thống chống cháy trên tầng 2 boong tàu
Hình 2.11: Sơ đồ kết nối ngõ vào của hệ thống
Hình 2.12: Sơ đồ kết nối ngõ vào của hệ thống( tt)
Hình 2.13: Sơ đồ đấu nối các cảm biến của hệ thống
Hình 2.14: Đầu dị nhiệt SWM-1IK
Hình 2.15: Đầu dị khói quang học DOS3
Hình 2.16: Đầu dị khói theo ngun tắc ion hóa phóng xạ NS-DUV
Hình 2.17: Đầu dị lửa tia cực tím UV NS – DUV
Hình 2.18: NS – Insolator
Hình 2.19: Hiển thị khu vực cháy trên màn hình
Hình 2.20: Các lỗi hiển thị trên màn hình
Hình 2.21: Nguyên tắc phòng cháy cơ bản

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


[ii]

Hình 2.22. Các bình khí CO2 và bọt Foam

Hình 2.23. Tủ điều khiển xả khí CO2
Hình 2.24: Bộ tạo nhiệt
Hình 2.25: Bộ tạo khói (Smoke Tester)
Hình 2.26: Panel vận hành hệ thống
Hình 2.27: Các bước thao tác trên màn hình khi có sự cố trên màn hình
Hình 2.28: Các thao tác để ngắt kết nối trên màn hình
Hình 2.29: Các nút điều hướng trên màn hình

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


[iii]

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY DƯỚI TÀU THỦY .....................................................................................2
1.1. Các quy định của đăng kiểm .......................................................................... 2
1.1.1

Solas ( ấn phẩm hợp nhất, 2004 – đăng kiểm Việt Nam biên dịch) ..... 2

1.1.2

Đăng kiểm, chính quyền hành chính tàu treo cờ, PSC ......................... 2

1.2. Chức năng của hệ thống ................................................................................. 2
1.3. Cấu trúc hệ thống ............................................................................................ 4

1.4. Yêu cầu của hệ thống ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: ĐI SÂU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
TÀU PTSC HẠ LONG ...........................................................................................9
2.1. Giới thiệu về hệ thống báo cháy và chữa cháy tàu PTSC Hạ Long............ 9
2.2.

Cấu trúc của hệ thống:................................................................................. 10

2.3. Sơ đồ đấu nối của hệ thống ........................................................................... 18
2.4. Các chức năng của hệ thống ......................................................................... 23
2.5.

Vận hành hệ thống ....................................................................................... 29

2.6. Đánh giá hệ thống .......................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................31

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hỏa hoạn đã từng gây nhiều thảm họa cho lồi người. Việc phịng chống cháy
đã đặt ra các yêu cầu bắt buộc không chỉ cho các nhà máy xí nghiệp cơng nghiệp,
kho tàng và khu dân cư, mà cịn có những u cầu khắt khe hơn cho tàu thuỷ bởi
tính đặc thù riêng của nó, như: Hoạt động độc lập trên biển; Hiếm có khả năng

được ứng cứu khi bị cháy tàu…. Do vậy hệ thống tự động báo và chữa cháy có
vai trị vơ cùng quan trọng trên tàu thủy.
Theo quy định của Đăng kiểm, trên tàu không thể thiếu những thiết bị báo
cháy, đặc biệt khi mức độ tự động hoá ngày càng cao, số lượng thuyền viên ít,
cấu trúc tàu phức tạp. Hệ thống tự động báo cháy càng trở nên quan trọng đối với
những tàu mà khả năng cháy, nổ là không nhỏ như: tàu khách, tàu dầu, tàu chở
hàng dễ cháy, tàu làm việc trong vùng có dầu hoặc chất dễ cháy… Nhiệm vụ của
hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy là tự động báo cho người trực ca. Với
sự quan trọng và phổ biến của hệ thống báo cháy trên tàu, em đã chọn đề tài “Hệ
thống báo cháy và chữa cháy trên tàu PTSC Hạ Long” cho bài tiểu luận cuối
kỳ.
2. Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là tìm hiểu về cấu trúc, yêu cầu đăng
kiểm, các tính năng của hệ thống báo cháy tàu thủy, sơ đồ đấu nối, cách vận hành
cụ thể của hệ thống báo cháy và chữa cháy tàu PTSC Hạ Long.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nêu trên ta sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan
hệ báo cháy tự động tàu thủy; Tìm hiểu sâu về “Hệ thống báo cháy và chữa cháy
tàu PTSC Hạ Long ”, bằng cách phân tích, đọc hiểu tài liệu tàu PTSC Hạ Long
và tài liệu về hệ thống tự động tàu thủy 2, tổng kết những kiến thức hiểu biết về
hệ thống báo cháy tàu thủy kết hợp với các quy định đăng kiểm.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là “Hệ thống báo cháy và chữa cháy tàu PTSC Hạ Long”

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY DƯỚI TÀU THỦY
1.1.

Các quy định của đăng kiểm

1.1.1 Solas ( ấn phẩm hợp nhất, 2004 – đăng kiểm Việt Nam biên dịch)
Chương II 2: Chống cháy bằng kết cấu phát hiện cháy và chữa cháy.
Quy định 7: Phát hiện và báo động
Quy định 7.1.1 Hệ thống phát hiện và báo động cháy cố định phải phù
hợp với đặc tính tự nhiên của khơng gian, khả năng gia tăng cháy và khả
năng phát sinh khói và khí;
Quy định 7.1.2 Các điểm báo cháy bằng tay phải được bố trí hiệu quả,
đảm bảo dễ dàng tiếp cận nhanh chóng để thông báo cháy.
Quy định 7.4.2 Hệ thống phát hiện và báo cháy cố định yêu cầu ở mục
4.1.1 phải được bố trí sao cho nhanh chóng phát hiện sự bắt đầu của đám
cháy trong mọi phần của buồng máy và trong điều kiện làm việc bình
thường của máy và các chế độ thơng gió khác nhau tùy theo nhiệt độ mơi
trường. Hệ thống phát hiện cháy phải phát ra tín hiệu báo động bằng âm
thanh và ánh sáng cả hai đều phải khác với tín hiệu báo động khơng phải
là cháy. Khi buồng lái khơng có người trực ca thì tín hiệu báo động phải
được phát ra nơi thuyền viên có trách nhiệm đang trực( chế độ phát tín
hiệu sau 2 phút).
Quy định 7.5.1 Các cảm biến khói phải được lắp đặt trong tất cả các cầu
thang, hành lang và lối thoát sự cố trong khu vực như nêu ở các mục 5.2,
5.3, 5.4. Khơng ít hơn hai nguồn điện cung cấp cho hệ thống, khi nguồn
chính mất thì nguồn dự phòng sẽ tự động đưa vào làm việc.
1.1.2 Đăng kiểm, chính quyền hành chính tàu treo cờ, PSC
PSC sẽ bắt lỗi 30 ( bắt giữ tàu) khi kiểm tra và phát hiện hệ thống báo

cháy bị lỗi. Hệ thống phát hiện cháy được kiểm tra hằng năm, trung gian
và đặc biệt bởi đăng kiểm.
1.2.

Chức năng của hệ thống

Chức năng cơ bản của hệ thống tự động báo cháy gồm có:

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


3

-

Phát hiện kịp thời và đưa tin thơng báo chính xác khi có hỏa hoạn tại các
vùng xác định (có địa chỉ). Đây là chức năng quan trọng nhất của hệ thống
báo cháy. Tuy nhiên trước đây mới chỉ ra vùng (zone) có cháy, mà khơng
chỉ rõ địa chỉ cụ thể nào trong vùng đó như các hệ thống ngày nay.

-

Hệ thống báo cháy ln có mối quan hệ mật thiết với hệ thống chữa cháy
(bơm cứu hoả, ngắt bơm dầu, xả khí 𝐶𝑂2 …). Ngồi ra khi phát hiện có cháy,
nó cịn phải gửi tín hiệu để dừng các quạt thơng gió buồng máy và các buồng
ở, đóng kín một số cửa thông khoang và ngắt bơm dầu.

-


Hệ thống tự động báo cháy có tầm quan trọng đặc biệt trên tàu thuỷ, do vậy
nó ln phải ở trạng thái hoạt động bình thường (kể cả khi mất nguồn điện
lưới). Từ đó nảy sinh chức năng thứ 3 của hệ là có khả năng tự kiểm tra và
cảnh báo tình trạng kỹ thuật của chính mình (đứt hoặc chập cáp nối từ thiết
bị trung tâm báo cháy đến các cảm biến và nút ấn báo động, cũng như tình
trạng kỹ thuật của thiết bị trung tâm, của các cảm biến và của nguồn điện
lưới như mất nguồn chính).

Hình 1.1: Hệ thống báo cháy theo khu vực
Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


4

Hình 1.2: hệ thống báo cháy theo địa chỉ
1.3.

Cấu trúc hệ thống

Hình 1.3: Cấu trúc chung của hệ thống báo cháy và chữa cháy trên tàu
Các hệ thống phòng và chống cháy trên tàu thường được thiết kế riêng biệt, nhằm
tăng độ tin cậy tối đa và quản lý các khu vực hợp lý, cụ thể là:

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16



5

-

Khu vực hầm hàng, kho trên mũi tàu chủ yếu được bố trí các cảm biến
khói; Cịn chữa cháy nhờ hệ thống vòi rồng phun nước biển, hoặc hệ van
(điện hay cơ) xả khí CO2;

-

Trong khu vực buồng máy người ta trang bị hệ cảm biến khói và nhiệt;
Chữa cháy nhờ các hệ thống như khu vực hầm hàng và thêm hệ thống tự
động phun sương;

-

Trong các tầng sinh hoạt của các thuyền viên được trang bị hệ cảm biến
khói và nhiệt; Chữa cháy nhờ các hệ thống vòi rồng phun nước biển, hoặc
các bình bọt cầm tay.

-

Trong mỗi hệ thống báo cháy ln có các thiết bị sau: Trung tâm thu nhập
và xử lý các tín hiệu, mà chúng được cung cấp từ các cảm biến (detector)
hoặc nút ấn báo cháy (Callpoint); Cáp truyền tín hiệu; Thiết bị chỉ thị;
Thiết bị kết nối với phương tiện cứu hỏa (trước đây ít thấy ); Ngồi ra cịn
có chng cịi, đèn quay, khối nguồn chính và dự phịng. Các cảm biến tín
hiệu báo cháy là phần tử cơ bản của hệ, bởi vì các đặc trưng cơ bản của hệ
(Độ nhạy; Độ tin cậy; Tính tác động nhanh…) đều phụ thuộc vào chúng.

Việc bố trí các loại cảm biến ở các khu vực khác nhau được giới thiệu
trong bảng 1..

Hình 1.4: Khu vực bố trí cảm biến
-

Để thuận tiện và tăng độ tin cậy cho việc giám sát các khu vực trên tàu thủy
người ta thường chia ra ít nhất từ 5 vùng trở lên, mỗi vùng có 8 đến 10 nhánh
rẽ mạch (tia).

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


6

-

Trên mỗi nhánh có thể đấu hỗn hợp các loại cảm biến (khói, nhiệt, ngọn lửa
và nút ấn) theo nguyên tắc đấu nối tiếp các tổ hợp song song gồm tiếp điểm
NC và điện trở, hoặc đấu song song các tổ hợp nối tiếp gồm tiếp điểm NO
và điện trở (Phương án này thường được sử dụng nhiều). Các điện trở này
thường có giá trị vài trăm Ω. Cuối mỗi nhánh được đấu tới một điện trở cuối
đường dây EOL (End-Of-Line) có giá trị từ 3 đến 7 KΩ tùy thuộc theo yêu
cầu của trung tâm xử lý.

-

Trong các hệ thống báo cháy người ta phân biệt trạng thái báo cháy, đứt

mạch chạm mạch và chập mạch trên đường cáp nối thiết bị trung tâm đến
các cảm biến thông qua sự thay đổi cường độ dòng điện trên đường cáp đó.

Hình 1.5: Đầu báo khói và đầu báo nhiệt

Hình 1.6: Đèn báo cháy và chuông báo cháy

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


7

Hình 1.7: Nút ấn báo cháy
1.4.
-

Yêu cầu của hệ thống

Hệ thống phải tự động báo hiệu một cách chính xác các sự cố xảy ra (Sự cố cháy,
sự cố hỏng hóc trong bản thân hệ thống).

-

Phải có thiết bị chỉ báo vị trí mà tại đó cảm biến hoạt động( đối với cảm biến khói
kiểu buồng ion phải có nguồn điện dự phịng sự cố).

-


Các cảm biến phải có độ nhạy cao.

-

Các phần tử của hệ thống phải hoạt động tin cậy, chính xác

-

Các cảm biến phải cơng tác lâu dài trong điều kiện môi trường nhiều hơi nước,
bụi bẩn, hơi dầu,..

-

Hệ thống báo khói phải hoạt động trong điều kiện mật độ khói chiếm 10% trong
một đơn vị thể tích

-

Hệ thống báo cháy kiểu nhiệt hoạt động trong khu vực khi nhiệt độ lớn hơn 70°C

-

Phải có thiết bị phụ trợ kèm theo sẵn sàng thay thế trong trường hợp có hỏng hóc
xảy ra.

-

Hệ thống phải có ít nhất hai nguồn cung cấp, AC và DC. Nguồn chính mất thì tự
động chuyển sang nguồn sự cố đồng thời có tín hiệu báo động bằng âm thanh và
ánh sáng.


-

Hệ thống phải có các nút nhấn bằng tay đặt tại những khu vực công cộng như
hành lang, cửa buồng máy, buồng lái,…

-

Các tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng phải đặc biệt để dễ phân biệt
với các tín hiệu báo động khác. Các chuông báo động và đèn phải được sơn màu
đỏ.

-

Khi có tín hiệu báo cháy thì hệ thống phải có tín hiệu cắt tất cả các bơm dầu, quạt
thơng gió hoặc phải có các trạm dừng sự cố tất cả các thiết bị này.

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


8

Để phòng cháy trên tàu thuỷ thường được trang bị các hệ thống cảm nhận
các nguyên nhân thường gây ra cháy, như: Phát hiện khói; Phát hiện nhiệt độ tăng
cao; Phát hiện ngọn lửa. Bên cạnh việc phát hiện tự động nhờ các cảm biến, thì
việc phát giác của thuyền viên trên tàu cũng đóng vai trị quan trọng thơng qua
sự tác động vào nút ấn báo cháy đặt ở khu vực thuận tiện.
Việc chữa cháy có thể do thuyền viên trực tiếp thực hiện nhờ các bình bọt

cầm tay (dùng ở nơi yêu cầu an toàn về điện), nhờ hệ thống vịi rồng dùng nước
biển (dùng ở nơi khơng yêu cầu an toàn về điện). Ngoài ra thuyền viên cũng có
thể điều khiển tại trạm cứu hoả để xả khí CO2 vào
các khu vực đang bị cháy (khi người đã thoát ra khỏi khu vực cháy và các cửa
cách ly đã được đóng cẩn thận). Để làm giảm nhiệt độ và dập tắt ngọn lửa (nếu
cháy) thì trên các tàu đóng mới hiện nay cịn được trang bị hệ thống tự động phun
sương.

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


9

CHƯƠNG 2: ĐI SÂU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY TÀU PTSC HẠ LONG
2.1.
-

Giới thiệu về hệ thống báo cháy và chữa cháy tàu PTSC Hạ Long
Hệ thống báo cháy tàu PTSC Hạ Long là hệ thống báo cháy theo vùng
(Zone), có tên là CS4000/C.

-

Hệ thống này có 32 vùng (ZONE) từ 1 đến 32 tùy vào nhu cầu sử dụng
của mỗi tàu, số lượng hầm hàng, phòng ở,... để chọn số vùng phù hợp.

Hình 2.1: 32 vùng báo cháy của hệ thống


Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


10

-

Hệ thống thân thiện với người dùng và có hướng dẫn cho người dùng
biết sử dụng các chức năng của hệ thống.

-

Các vùng của hệ thống báo cháy được lắp trên tàu Hạ Long bao gồm các
khu vực như sau:
+ ZONE NO.1: Khu vực phòng la bàn (Compass bridge deck)
+ ZONE NO.2: Khu vực buồng lái (Navigation bridge deck)
+ ZONE NO.3: Khu vực cầu thang (Bridge deck)
+ ZONE NO.4: Khu vực phòng thuyền viên (Forecastle deck)
+ ZONE NO.5: Khu vực trên boong (Upper deck)
+ ZONE NO.7: Khu vực phía mũi tàu (Bow thruster room)
+ ZONE NO.6: Khu vực thủy thủ (Bos’n stone)
+ ZONE NO.8: Khu vực tầng dưới buồng máy (Engine room 2nd deck)
+ ZONE NO.9: Khu vực tầng trên buồng máy (Engine room tank deck)
+ ZONE NO.10: Khu vực chứa hàng của tàu (Bulk tank space)
+ ZONE NO.11: Khu vực buồng sau lái (AFT stern space)
+ ZONE NO.17: Khu vực máy chính số 1 ( NO.1 M/E : main engine)
+ ZONE NO.18: Khu vực máy chính số 2 ( NO.2 M/E)

+ ZONE NO.19: Khu vực máy phát số 1 ( NO.1 G/E: Generator engine)
+ ZONE NO.20: Khu vực máy phát số 2 ( NO.2 G/E: Generator engine)

2.2.

Cấu trúc của hệ thống:

Hình 2.2: Cấu trúc của hệ thống báo cháy và chữa cháy tàu PTSC Hạ Long

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


11

❖ Khu vực báo cháy:
-

Có 15 khu vực trên tàu được trang bị các cảm biến phát hiện cháy và
thiết bị báo động cháy: Từ Zone 1 đến Zone 11 và Zone 17,18,19,20
được trình bày rõ ở phần giới thiệu.

❖ Khối xử lý tín hiệu trung tâm:

Hình 2.3: Khối xử lý trung tâm báo cháy
- Trung tâm báo cháy có chức năng xử lý các tín hiệu vào để phát ra các tín
hiệu báo động bao gồm cả báo động khi có cháy và báo động lỗi hệ thống:
+ Báo khu vực cháy: khi có cháy trung tâm sẽ báo động bằng cịi con ve (cịi
báo cháy) và có đèn hiển thị khu vực có cháy.

+ Báo lỗi hệ thống: khi hệ thống bị lỗi (bao gồm lỗi đứt cáp, mất nguồn, mất
cảm biến, chạm chập), trung tâm sẽ báo động bằng còi con ve (còi báo lỗi hệ
thống) và đèn hiển thị lỗi.
- Bao gồm các đèn báo, nút nhấn như sau:
+ 1. Đèn báo cháy (Fire alarm indicator): Đèn này có màu đỏ và nó sẽ
sáng nhấp nháy khi khu vực nào đó cháy và nó sẽ chuyển sang sáng liên tục
khi khơng có khu vực nào cháy. Mục đích để chỉ thị có khu vực bị cháy.

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


12

+ 2. Đèn báo ngắt kết nối (Disconnection indicator): Đây là một chỉ số
chung cho thấy có ít nhất một chức năng ngắt kết nối trong hệ thống, ví dụ
như một vùng, bên ngoài điều khiển hoặc thiết bị báo động.
+ 3. Đèn báo lỗi (Fault indicator): đèn này có màu vàng và sáng nhấp nháy
để chỉ thị có lỗi trong hệ thống, khi khắc phục xong lỗi nó sẽ sáng liên tục.
+ 4. Đèn báo nguồn (Power indicator): đèn này sẽ sáng màu xanh khi có
nguồn vào hệ thống
+ 5. Đèn chỉ thị test (Test indicator): đèn này sẽ sáng màu vàng để chỉ thị
một khu vực nào đó đang hoạt động ở chế độ test
+ Đèn chỉ thị chuyển nguồn (Alarm Tranfer Indicator)
+ 6. Đèn báo thiết bị (Alarm device indicator): Chỉ báo với ánh sáng ổn
định màu vàng rằng đầu ra của thiết bị báo động (chuông vv) bị ngắt kết nối.
Đèn nhấp nháy cho biết có lỗi trên thiết bị báo động đầu ra.
+ 7. Đèn chỉ thị báo trễ (Alarm delay indicator): đèn này sẽ sáng màu
vàng để chỉ thị chức năng báo trễ bị ngắt kết nối.

+ 8. Đèn chỉ thị vùng/đơn vị( Zone/Unit indicator): Đèn này có màu
vàng và sang nhấp nháy khi có một vùng bị lỗi hoặc bị ngắt kết nối và nó sẽ
tắt khi khắc phục xong.
+ 9. Đèn báo lỗi hệ thống (System fault indicator): Đèn có màu vàng và
sáng lên khi có lỗi hệ thống.
+ 10. Ba phím tùy chỉnh( Soft keys and indicators): Ba phím tùy chỉnh
với các chỉ báo màu vàng cho phép kích hoạt các chức năng hoặc hiển thị
các menu cụ thể. Trên mỗi nút có 1 cái đèn màu vàng chỉ báo.
+ 11. Chức năng của ba phím( Fields for text): Chức năng của mỗi phím
mềm được mơ tả trong các trường văn bản này.
+ 12. Nút tắt tiếng kêu (Mute button): nút này có chức năng tắt cịi báo
khi sảy ra cháy (chấp nhận sự cố).
+ 13. Đèn báo số đầu báo cháy( More alarms): Đèn có màu đỏ và nó sẽ
sáng lên khi có nhiều hơn một đầu báo cháy trong hệ thống.

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


13

+ 14. Nút nhấn chuyển qua báo động khác( Next button): Nhấn nút Next
để cuộn qua các báo động cháy khác nhau. Sau 30 giây nếu khơng có nút
nào được nhấn thì hệ thống sẽ quay trở lại báo động báo cháy đầu tiên.
+ 15. Nút nhấn truy cập các chức năng (Menu): Nút này cho phép truy
cập trực tiếp vào menu chính, nơi tất cả các các chức năng của hệ thống
CS4000 / C có thể được truy cập.
+ 16. Nút Home: Nút này cho phép truy cập trực tiếp vào chế độ xem ban
đầu.

+ 17. Nút tắt kết nối( Disconnections shortcut button): Nút này cho phép
truy cập trực tiếp vào menu ngắt kết nối.
+ 18. Màn hình hiển thị số và chữ ( Alphanumerical display)
+ 19. Bàn phím số( Numerical keypad): Bàn phím số được sử dụng để nhập
thông tin vào hệ thống.

+ 20. Nút nhấn OK: Các nút OK được sử dụng để chọn menu thay thế hoặc
chấp nhận chức năng. Các nút OK cũng được sử dụng để hiển thị chi tiết
cho mục nhập danh sách đã chọn.
+ 21. Phím mũi tên (Arrow keys)
+ 22. Nút reset: hồn ngun hệ thống
❖ Báo động chung, chng, cịi hú, đèn quay:
- Tín hiệu báo động khi có cháy thường đặt tại những nơi đơng người, ví dụ
như buồng lái, buồng máy, hành lang,…
- Tín hiệu báo động gồm đèn và chng, có loại đèn và chng như sau:
+ Đèn và chuông báo cháy ở các khu vực: đèn quay, chuông đều được sơn
màu đỏ.
+ Đèn và chuông báo cháy ở trung tâm: đèn led, còi con ve
+ Đèn và chuông báo lỗi hệ thống ở trung tâm: đèn led, cịi con ve
+ Đèn và chng báo động chung tồn tàu: cịi hú, đèn quay, chng.

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


14

Hình 2.4: Đèn quay đỏ và chng báo cháy khu vực


Hình 2.5: Cịi điện

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


15

❖ Chữa cháy, ngắt bơm dầu, quạt gió:

Hình 2.6 : Các bảo vệ chữa cháy khi xảy ra cháy của hệ thống
- Khi có tín hiệu cháy lớn ở buồng máy, hoặc buồng ở hay hầm hàng trung tâm báo
cháy sẽ xuất tín hiệu ra ngắt các bơm dầu đốt (Fuel oil pump), bơm dầu bôi trơn (Lube
oil pump) và các quạt gió buồng máy và điều khiển đóng mở các van điện tử để xả khí
𝑐𝑜2 . Đồng thời, cịn có các mạch tắt các bơm dầu, quạt gió từ xa.
- Trên các bảng điện chính của tàu thủy, sẽ có bảng phân màu các phụ tải, từ đó ta nhìn
vào chú thích bảng phân màu thì ta biết được chính xác các phụ tải nào sẽ được ngắt
khi có cháy.

Hình 2.7: Bảng phân cấp các phụ tải trên MSB
Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


16

❖ Nguồn cấp:


Hình 2.8: Sơ đồ đấu nối nguồn cấp cho hệ thống báo cháy
Hệ thống có 2 nguồn như sau:
+ Nguồn xoay chiều: thông qua biến áp đưa vào mạch cầu chỉnh lưu chuyển
từ 230VAC thành 24VDC.
+ Nguồn một chiều: lấy từ ắc quy 24VDC.
- Bình thường, hệ thống lấy từ nguồn xoay chiều, nếu nguồn này bị mất sẽ
tự động chuyển sang nguồn khác, thông thời trung tâm báo cháy sẽ xuất ra
tín hiệu báo động mất nguồn chính bằng đèn led và cịi con ve.
- Khi nguồn một chiều bị mất, hệ thống cũng báo động mất nguồn sự cố.

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


17

❖ Các kênh báo cháy:

Hình 2.9: Một số kênh báo cháy trên tàu PTSC Hạ Long

Hình 2.10: Bố trí các cảm biến báo cháy và hệ thống chống cháy trên tầng 2
boong tàu.
-

Hệ thống có rất nhiều kênh báo cháy từ FFD01 đến FFD 40, FGA01 đến
FGA 23. Mỗi kênh trang bị rất nhiều cảm biến, nút nhấn.

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái


Lớp: DT16


18

2.3.

Sơ đồ đấu nối của hệ thống

❖ Sơ đồ đấu nối tồn hệ thống

Hình 2.11: Sơ đồ kết nối ngõ vào của hệ thống

Hình 2.12: Sơ đồ kết nối ngõ vào của hệ thống( tt)

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


19

❖ Sơ đồ đấu nối cảm biến

Hình 2.13: Sơ đồ đấu nối các cảm biến của hệ thống
- Các cảm biến cháy được đặt ở các kênh báo cháy, bao gồm 62 đầu báo
khói và 3 đầu báo nhiệt.
- Hệ thống báo cháy tàu PTSC Hạ Long sử dụng các cảm biến như sau để
phát hiện đám cháy:
+ Đầu dò nhiệt (heat detector):

• Điện áp hoạt động: 17 – 31VDC
• Điện áp bình thường: 24VDC
• Dịng điện báo động: lớn nhất 100mA ở 24VDC
• Nhiệt độ báo động: 57℃
• Chất liệu: nhựa Aluminium
• Khối lượng: 250g
• Cấp bảo vệ chống nước và bụi: IP65

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


20

Hình 2.14: Đầu dị nhiệt SWM-1IK
+ Đầu dị khói quang học (optical smoke detector):
• Ngun lí hoạt động: quang học thơng thường, loại tán xạ ánh sáng
hồng ngoại
• Điện áp hoạt động: 16 – 30VDC
• Phạm vi nhiệt độ hoạt động: -25℃ đến 75℃
• Cấp bảo vệ: IP65

Hình 2.15: Đầu dị khói quang học DOS3

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16



21

+ Đầu dị khói theo ngun tắc ion hóa chất phóng xạ (Izonation smoke
dectector):
• Điện áp kết nối: 24VDC
• Điện áp hoạt động: 16 – 30VDC
• Phạm vi nhiệt độ hoạt động:-25℃ đến 75℃
• Khối lượng: 0,4kg

Hình 2.16: Đầu dị khói theo nguyên tắc ion hóa phóng xạ NS-DUV
+ Đầu dị lửa tia cực tím UV:
• Điện áp định mức: 24VDC
• Phạm vi điện áp: 16-30VDC
• Cấp bảo vệ: IP55
• Phạm vi nhiệt độ: 30℃ đến 100℃
• Khối lượng: 0,4kg

Sinh viên: Nguyễn Duy Quốc Thái

Lớp: DT16


×