Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng và kính xây dựng ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 12 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ KÍNH XÂY
DỰNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 1
TS. Đồn Xn Hậu – PGS.TS. Lê Trung Thành – TS. Nguyễn Thị Phương Linh2
NCS. ThS. Nguyễn Quỳnh Trang3
Tóm tắt: Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh là những chủ đề nhận được sự quan tâm không
chỉ của nhà nghiên cứu khoa học mà còn là các mục tiêu quan trọng đối với các nhà quản trị
doanh nghiệp. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao năng suất, chất lượng và
tạo lợi thế cạnh tranh bền vững là hướng đi cần thiết đối với các doanh nghiệp (trong đó có
doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng) ở Việt Nam. Vì vậy, thơng qua kết quả khảo sát
các lãnh đạo, nhà quản trị của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam,
bài viết sẽ hướng đến trình bày thực trạng và đưa ra một số ý kiến nhằm năng suất, chất lượng
và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam.
Từ khóa: Năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh, sản xuất xi măng, kính xây dựng, cách mạng công
nghiệp 4.0.

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
Trong những năm vừa qua, năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh là chủ đề không chỉ nhận
được quan tâm của lãnh đạo và các nhà quản trị tại các doanh nghiệp, mà còn là chủ đề được nhiều nhà
khoa học ở trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu:
Thứ nhất, năng suất là một thuật ngữ thường được sử dụng trong cả các cuộc thảo luận học thuật
và thực tế. Tuy nhiên, các định nghĩa về năng suất dường như phụ thuộc vào quan điểm của người đánh
giá và bối cảnh sử dụng nó. Nhìn chung, năng suất được định nghĩa một cách phổ biến là việc sử dụng
hiệu quả các nguồn lực – lao động, vốn, đất đai, vật liệu, năng lượng, thông tin – trong sản xuất hàng
hóa và dịch vụ khác nhau. Ngồi ra, năng suất cũng có thể được định nghĩa là mối quan hệ giữa kết quả
và thời gian cần thiết để hoàn thành chúng. Thời gian thường là mẫu số tốt vì nó là một phép đo tổng
qt, và nó nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người. Càng ít thời gian để đạt được kết quả mong muốn,
hệ thống hoạt động càng hiệu quả. Hiện tại năng suất là một chỉ số về khả năng cạnh tranh của tính bền
vững của thị trường, là một công cụ đo lường xác định tính hiệu quả của một tổ chức về mặt tỷ lệ đầu
ra được sản xuất với đầu vào đã sử dụng. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải đánh giá thường xuyên về
tất cả các yếu tố để duy trì và cải thiện năng suất (Sherman và cộng sự, 2006). Năng suất và chất lượng


là một phần trọng yếu trong chiến lược hoạt động của tổ chức. Năng suất đóng một vai trị quan trọng
trong ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Ở cấp độ vi mô, các doanh nghiệp sử dụng năng suất như một thước
đo hiệu quả để so sánh với các công ty đứng đầu, từ đó xác định phương hướng hoạt động (Kiraci và
cộng sự, 2016).
1

Bài viết là sản phẩm của đề tài cấp Bộ xây dựng, mã số đề tài: RD 40-19.

2

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

3

Học viện Ngân hàng.

789


Thứ hai, khái niệm chất lượng có nhiều cách hiểu khác nhau với từng góc độ tiếp cận khác nhau.
Như dưới góc nhìn của doanh nghiệp, chất lượng u cầu các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các
sản phẩm đáp ứng các yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận và có chất lượng
cao hơn của đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn hoặc có nhiều khác biệt về tính năng, cơng dụng
mà sản phẩm đem lại cho khách hàng.
Gần đây, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong TCVN ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa
sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Như vậy, chất lượng có những đặc điểm: (i)
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà khơng được nhu
cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm
đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính

sách, chiến lược kinh doanh của mình; (ii) Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu
cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện
sử dụng; (iii) Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối
tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách
hàng mà cịn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng
đồng xã hội; (iv) Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng
có những nhu cầu khơng thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ
phát hiện được trong chúng trong q trình sử dụng; (v) Chất lượng khơng phải chỉ là thuộc tính của
sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một q
trình và phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các chuyên gia đánh giá và kiểm sốt chất lượng.
Bên cạnh đó, theo Singh (2012) với đặc thù áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì chất lượng
của các quy trình, dịch vụ và sản phẩm sẽ quyết định đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động,
thị phần của doanh nghiệp. Vì thế, nâng cao chất lượng trở thành mục tiêu quan trọng trong trong quản
trị doanh nghiệp (Brüggemann, 2012) và nâng cao chất lượng trở thành mối quan tâm của doanh
nghiệp tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị của một doanh nghiệp và đặc biệt trong bối cảnh tồn
cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thông tin, thương mại điện tử và môi trường doanh
nghiệp ảo (Braccini và cộng sự, 2012).
Thứ ba, khái niệm lợi thế cạnh tranh cũng được nhiều tác giả đưa ra với những góc độ tiếp cận
khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về lợi thế cạnh tranh qua các góc độ sau: (i) theo cách tiếp
cận định hướng vào khách hàng, thì khái niệm lợi thế cạnh tranh lần đầu tiên được Porter (1980) định
nghĩa trong lĩnh vực quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Theo Porter (1980) “lợi thế cạnh tranh phát
sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này lớn hơn các chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra”. Đồng quan điểm đó, Barney (1991) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp là những giá trị nổi trội mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng và hơn hẳn so với đối thủ cạnh
tranh, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và trở thành nhà cung cấp được khách
hàng ưa thích. Hay như Kurt (2010) đưa ra định nghĩa sau: “lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà
doanh nghiệp có thể đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng (hoặc người sử dụng cuối cùng) mua sản
phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải của đối thủ cạnh tranh và ngăn cản việc bắt
chước của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong hiện tại và cả ở tương lai”; (ii) lợi thế cạnh tranh được
nhìn nhận ở kết quả hoạt động của doanh nghiệp, Lợi thế cạnh tranh có được khi một doanh nghiệp

phát triển hoặc có được một tập hợp các ưu thế cho phép doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ cạnh
790


tranh (Wang, 2014). Huff và cộng sự, (2009) cho rằng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được
nhìn nhận khi doanh nghiệp có kết quả hoạt động nổi trội hơn so với các doanh nghiệp trong cùng
ngành về thị phần, năng suất, chất lượng hoặc tiến bộ công nghệ. Điều này cấu thành các đặc điểm của
tính độc đáo và ngoại lệ đối với lợi thế cạnh tranh. Hay như, Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp “thể hiện một hoặc nhiều ưu thế của nó so với đối thủ cạnh tranh nhằm
đạt được thắng lợi trong cạnh tranh. Ưu thế này có thể dẫn đến chi phí thấp hơn hoặc sự khác biệt nhiều
hơn về sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh và được thể hiện thành tỷ suất lợi nhuận cao hơn
trung bình”. Đồng quan điểm đó, Lê Thế Giới và cộng sự (2007) cho rằng một công ty được xem là có
lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình qn trong ngành. Cơng ty có được lợi
thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài. Trong môi
trường kinh doanh phức tạp hiện đại và phát triển nhanh chóng, ngày càng khó khăn hơn để đạt được
điều này. Hay có thể khẳng định nếu doanh nghiệp phát triển thịnh vượng trong ngành thì phải tạo ra
lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ (Grant, 2010).
Bên cạnh đó, tiêu chí để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp thường bao gồm:
(1) Giá cả: Giá là một cơng cụ mà các cơng ty có thể sử dụng để cạnh tranh với các đối thủ bằng cách
áp dụng giá thấp. Li et al. (2006) cũng đề cập rằng các cơng ty có thể chống lại các đối thủ cạnh tranh
bằng cách đặt giá rẻ hơn hoặc giữ chi phí thấp; (2)Chất lượng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của
sản phẩm với nhu cầu của thị trường hoặc người tiêu dùng. Các công ty phải thực sự hiểu những gì
người tiêu dùng cần cho một sản phẩm được sản xuất (Deming & Edwards, 1982); (3) Giao hàng đúng
hẹn: giảm thời gian giao hàng đến khách hàng hoặc giảm thời gian giao dịch vụ của khách hàng;
(4) Đổi mới sản phẩm: suy nghĩ mới, ý tưởng mới và cung cấp các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ cải
tiến làm hài lòng khách hàng (Thompson, 1965 và Hurley & Hult, 1998); (5)Thời gian đưa SP/DV ra
thị trường: Thời gian đưa ra thị trường là thời gian cần thiết kể từ khi sản phẩm và dịch vụ được hình
thành lần đầu tiên, cho đến khi sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng được bán ra trên thị trường (Vesey, 1991)
Như vậy, lợi thế cạnh tranh có được khi một doanh nghiệp có một tập hợp các ưu thế cho phép
doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ cạnh và qua đó giúp doanh nghiệp đạt được kết quả hoạt động

kinh doanh nổi trội (Wang, 2014) và xây dựng, duy trì lợi thế cạnh tranh là điều kiện tiên quyết quyết
định sự thành công của một doanh nghiệp (Haffer, 2003).
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG
NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG, KÍNH XÂY DỰNG
“Cách mạng công nghiệp 4.0” được đề cập như một sáng kiến chiến lược quan trọng của kế
hoạch hành động Chiến lược cơng nghệ cao 2020 của Chính phủ liên bang Đức năm 2011
(Kagermann và cộng sự, 2013). Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thơng minh hóa q trình sản
xuất và quản trị trong ngành công nghiệp chế tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành một chủ đề
được thảo luận thường xuyên cho các doanh nghiệp, trường đại học và trung tâm nghiên cứu (Dais,
2014; Hermann, 2015). Cuộc cách mạng công nghiệp hứa hẹn tiềm năng kinh tế to lớn cũng như
mang đến những cơ hội mới và xã hội đầy hứa hẹn (Kagermann, 2014). Ngồi ra, cách mạng cơng
nghiệp 4.0 và các khái niệm hiện tại của nó (ví dụ nhà máy thông minh, hệ thống vật lý điện tử
(CPS), mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT) và Internet dịch vụ (IoS)) cũng gây ra sự thay đổi
mô hình trong tổ chức cơng việc (Hartmann, 2015), mơ hình kinh doanh (Kagermann và cộng sự
2013) và công nghệ sản xuất (Valdez và cộng sự, 2015). Không những thế, sự phát triển cách mạng
791


công nghiệp 4.0 đã dẫn tới nhu cầu lớn hơn về kỹ thuật số tích hợp theo định nghĩa của Oesterreich
và Teuteberg (2016), Weyer và cộng sự (2015) và Stock và Seliger (2016). Cơng nghiệp 4.0 bao
gồm các mơ hình, tích hợp ngang và dọc, tích hợp kỹ thuật số từ đầu tới cuối (Ivanov và cộng sự,
2016; Liao và cộng sự, 2017; Bechtsis và cộng sự, 2018).Cách mạng công nghiệp 4.0 đã giới thiệu
công nghệ sản xuất hàng loạt linh hoạt (Kagermann và cộng sự, 2013). Máy móc sẽ hoạt động độc
lập hoặc phối hợp với con người (Sung, 2017). Công nghiệp 4.0 là một cách tiếp cận để kiểm sốt
q trình sản xuất bằng cách đồng bộ hóa thời gian bởi việc tích hợp và điều chỉnh sản xuất
(Kohler & Weisz, 2016). Hơn nữa, theo Zesulka và cộng sự trong Yahya (2018), Công nghiệp 4.0
được sử dụng trên ba yếu tố liên quan đến nhau là: số hóa và tương tác kinh tế với các kỹ thuật đơn
giản đối với các mạng kinh tế với các kỹ thuật phức tạp, số hóa sản phẩm và dịch vụ, và mơ hình
kinh doanh, hình thành thị trường mới. Chính vì vậy, nhiều nỗ lực đã được bắt đầu trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp tập đoàn lớn. Chúng bao

gồm chức năng nổi bật, sản xuất tinh gọn và quá trình tối ưu (Quezada và cộng sự, 2017; Buer và
cộng sự, 2018; Moeuf và cộng sự, 2018) và hướng đến nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền
vững về kinh tế, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình của nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp là
rất quan trọng trong ngành công nghiệp ngày nay (M. Peris–Ortiz và cộng sự, 2015).
Một trong những khái niệm của nền công nghiệp 4.0 là nhà máy thông minh (Lasi, 2014; Lee,
2015), khái niệm nhà máy thông minh được hiểu là nhà máy được trang bị máy móc thiết bị và quy
trình tự động, chuỗi cung ứng nội bộ tự động, nhà máy tự động, phát triển sản phẩm, hệ thống quản lý
thơng tin tích hợp (Lasi, 2014). Lucke (2008) cũng cho rằng, nhà máy thông minh là nhà máy hỗ trợ
nhân viên và máy móc thiết bị thực hiện cơng việc trong một hệ thống có khả năng giao tiếp, kết nối và
tương tác giữa hệ thống thông tin, sản phẩm, mơi trường và tất cả máy móc thiết bị. Saldivar và cộng
sự (2015) đã tổng hợp, nhà máy thông minh là sự kết hợp của hệ thống thực ảo (cyberphysical systems)
giữa các đối tượng vật lý như máy móc, băng tải, sản phẩm với hệ thống thông tin như hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để thực hiện sản xuất linh hoạt và nhanh chóng.
Và với đặc thù các doanh nghiệp sản xuất (trong đó có các doanh nghiệp sản xuất xi măng và
kính xây dựng) thì việc sử dụng hệ thống máy móc thơng minh hơn trong sản xuất có thể làm tăng
hệ quả chất lượng sản phẩm trong việc điều chỉnh giới hạn sản xuất (Singh và cộng sự, 2012). Hệ
thống máy móc thơng minh có khả năng học hỏi, đưa ra quyết định, thao tác dữ liệu, tính di động
tuyệt vời và độ tin cậy để thực hiện cơng việc. Nó sẽ tăng hiệu quả, tốc độ, chất lượng và tính linh
hoạt cho sản phẩm. Tuy nhiên, thông thường, việc sản xuất cũng sẽ phải đối mặt với tính tốn sai
về nhu cầu và mức tồn kho khi có sự hình thành chi phí theo đơn đặt hàng tiếp theo và khả năng
tiếp cận dữ liệu thời gian thực có liên quan đến tồn bộ chuỗi cung ứng và nguyên liệu (Au, 2000).
Bên cạnh đó, có nhiều lý do như dễ hỏng, tạo ra và tiêu thụ tức thời, không thể nhận biết và không
đồng nhất khi giao một sản phẩm khác với dịch vụ (Morris và Johnston, 1987). So với các ngành
xây dựng và sản xuất, khơng có tiêu chuẩn nào về sản xuất sản phẩm hữu hình hoặc vơ hình, miễn
là chất lượng trơn tru tương thích với các điều kiện, đặc điểm kỹ thuật và nhu cầu của khách hàng
(Peukert và cộng sự, 2015).
Bên cạnh đó, Cơng nghiệp 4.0 có thể theo dõi q trình giải phóng carbon bằng cách sử dụng tập
trung vào dữ liệu và cũng giảm lượng khí thải nhà kính (Gabriel và Pessel, 2016). Để kiểm sốt tình
trạng ô nhiễm, việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng cần phải được quan tâm cẩn thận. Bên cạnh đó,
bằng cách tái chế tất cả các chất thải là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo ơ nhiễm. Do đó, quá trình hậu cần

792


và vận chuyển đã giảm đi để tạo cơ hội tốt hơn bằng cách tập trung vào ngành sản xuất cốt lõi nổi tiếng
nhất trong Công nghiệp 4.0. (Au và cộng sự, 2000; Singh và cộng sự, 2012). Định hướng sinh thái chặt
chẽ hơn, để chiếm thị phần kinh tế chính xác và tương lai của doanh nghiệp sẽ được đo lường về chất
lượng quá trình, sản phẩm và dịch vụ trong khi duy trì hoạt động và khả năng cạnh tranh trong khu vực
(Brüggemann, 2012). Điều này sẽ dẫn đến quản trị chất lượng tốt hơn và cũng tăng khả năng quản trị
doanh nghiệp (Hirsch– Kreinsen, 2014). Việc giảm tác động môi trường là một cách tốt để đảm bảo
rằng cơng ty tn theo các quy tắc từ Chính phủ cho vấn đề ô nhiễm.
Như vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội trong việc nâng cao trình
độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu nếu nắm bắt và thay đổi kịp thời. Một
số công nghệ sản xuất được nghiên cứu, ứng dụng để phát triển các lĩnh vực vật liệu xây dựng dự báo
tăng trưởng nhanh trong thời gian tới gồm: vật liệu cho kết cấu tập trung theo hướng những loại vật liệu
bền, thiết kế mơ hình cấu kiện vật liệu, lắp ghép, thi công thuận tiện; vật liệu bao che nhẹ, cách âm,
cách nhiệt, chống thấm nước, thi công, lắp ghép nhanh; vật liệu trang trí, hồn thiện: hấp thụ tia UV
hoặc phản xạ tia UV cho ánh sáng trắng truyền quang… Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo
điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có cơ hội bứt phá bằng việc ứng dụng công
nghệ vào nghiên cứu và sản xuất để có thể tạo ra các loại vật liệu xây dựng mới có hiệu quả và thân
thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, trên thực tế lại cho thấy, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam chưa
có những sản phẩm mới mang tính đột phá và bắt kịp với xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0. Vì
vậy, đây chính là thời điểm để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội để bứt phá và vươn ra thế giới, sánh
bước cùng với các doanh nghiệp quốc tế. Để làm được điều này, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng cần đẩy mạnh việc áp dụng cơng nghệ số vào q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bởi việc
ứng dụng công nghệ số giúp giảm chi phí đồng bộ từ các khâu giao dịch, vận chuyển để hạ giá thành,
tăng năng suất và năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh mơ hình quản lý. Đây chính là tiền đề để hướng các
nghiên cứu khoa học vào tìm kiếm vật liệu xây dựng thơng minh gắn với xây dựng đô thị văn minh,
kiến trúc đô thị.
Bên cạnh đó, thách thức từ cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 lại đến từ việc đầu tư cho khoa

học công nghệ trong nghiên cứu; sản xuất vật liệu xây dựng chưa tương xứng, chưa có những sản
phẩm vật liệu xây dựng mới, mang tính đột phá, tiên phong bắt kịp xu hướng cách mạng công
nghiệp 4.0. Trong khi các cơng trình xây dựng hiện nay ngày càng được chú trọng đến độ bền chịu
lực, độ bền theo thời gian, tiết kiệm năng lượng, chi phí sản xuất, xây lắp, đặc biệt phải thích ứng
với khí hậu tại nơi xây dựng cơng trình. Đồng thời, nguồn vốn hàng năm đầu tư cho nghiên cứu
khoa học, áp dụng khoa học công nghệ tại doanh nghiệp và các viện nghiên cứu vật liệu xây dựng
còn thấp (chiếm tỷ lệ nhỏ so với giá trị hàng trăm nghìn tỷ đồng mà ngành vật liệu xây dựng đem
lại). Điều đó làm giảm năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng ở Việt Nam.
3. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG, KÍNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
Dựa trên kết quả tổng quan, nhóm nghiên cứu đã xây dựng phiếu khảo sát các doanh nghiệp sản
xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam về năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp trong năm 2020. Kết quả về năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như sau:
793


Hình 1: Hiệu quả hoạt động chung của các doanh nghiệp sản xuất xi măng,
kính xây dựng ở Việt Nam

Nguồn: kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng, 2020

Theo hình 1, kết quả khảo sát điều tra cho thấy: Doanh thu và sản lượng bán hàng, năng suất lao
động được các doanh nghiệp sản xuất xi măng và kính xây dựng đánh giá là tăng qua qua năm, tuy
nhiên tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận/ vốn đầu tư lại chỉ đạt mức điểm 3.2 điểm và 3.1
điểm cho thấy hiệu quả hoạt động tổng thể hầu như không tăng và do đó vị thế cạnh tranh tổng thể của
doanh nghiệp được đánh giá là không thay đổi và đạt mức điểm 3.4 điểm.
Trong khi đó, về chất lượng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính
xây dựng ở Việt Nam cho thấy, chất lượng sản phẩm và độ bền của sản phẩm, độ tin cậy của sản phẩm
được các doanh nghiệp đánh giá là có sự tăng lên qua các năm (đạt mức điểm từ 4,1 điểm/5 điểm), tuy

nhiên số dòng sản phẩm được ưa chuộng, tính mới mẻ của sản phẩm, số dịng sản phẩm được bán ra lại
được các doanh nghiệp đánh giá là giữ nguyên so với các năm trước đây và do đó sự phổ dụng về
thương hiệu và thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp giữ nguyên, không tăng lên nhiều so với các năm
trước (Xem hình 2).
Hình 2: Đánh giá về năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Nguồn: kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng, 2020

794


Bên cạnh đó, xét trên góc độ cạnh tranh về giá và chi phí của các doanh nghiệp sản xuất xi măng,
kính xây dựng ở Việt Nam được đánh giá như hình dưới đây:
Hình 3: Đánh giá về năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm xi măng,
kính xây dựng ở Việt Nam

Nguồn: kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng, 2020

Như vậy, theo đánh giá của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam chỉ ra
giá khơng phải là lợi thế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng trên thị trường. Kết
quả khảo sát cho thấy mặc dù giá của sản phẩm bù đắp được chi phí và giá của sản phẩm phù hợp với
chất lượng, tuy nhiên tiêu chí “giá các sản phẩm của doanh nghiệp là thấp trên thị trường” chỉ đạt 2,8
điểm/5 điểm và tiêu chí “Doanh nghiệp có thể bán với giá thấp hơn” chỉ đạt 2,3 điểm và tổng thể giá
của sản phẩm của doanh nghiệp chưa thực sự cạnh tranh và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp
sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam.
Hình 4: Đánh giá về hoạt động nghiên cứu, phát triển và chuỗi cung ứng, sự thích ứng của
các doanh nghiệp xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam

Nguồn: kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng, 2020


795


Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu, phát triển chưa được các doanh nghiệp quan tâm, đầu tư khi
mà “DN luôn đầu tư đủ cho R&D” và “doanh nghiệp luôn dẫn đầu về sản phẩm mới”, “Doanh nghiệp
luôn đi trước đối thủ cạnh tranh” chỉ đạt mức 3,4 điểm (Xem hình 4).
Trước bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 và sự thay đổi về nhu cầu, các doanh nghiệp xi măng,
kính xây dựng ở Việt Nam đều nhận thức rõ được các cơ hội, thách thức cũng như nhận thức được
điểm mạnh, điểm yếu của mình. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới và khó
khăn trong tái cấu trúc là những điểm yếu của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở
Việt Nam (Xem hình 4).
Về khía cạnh dịch vụ, phân phối và truyển thông của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây
dựng ở Việt Nam chỉ ra sản phẩm thường được giao đúng hạn và sản phẩm luôn sẵn sàng phục vụ
khách hàng là điểm mạnh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng website với đủ thơng tin và
được cập nhật thường xuyên đã được nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam
quan tâm và nhìn nhận là kênh truyền thơng quan trọng nhằm cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản
phẩm đến đối tác và khách hàng (Xem hình 5).
Hình 5: Đánh giá về hoạt dịch vụ, phân phối và truyển thơng của các
doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam
Internet được tận dụng tốt trong kinh doanh

3.8

Website thường được cập nhật

4.1

Website đủ thông tin

4.2


Các hoạt động khuyến mãi đem lại kết quả tốt

3.2

Các thông điệp truyền thơng dễ nhớ

3.3

Thương hiệu được nhắc nhớ thường xun

3.9

DN có kênh giao tiếp hiệu quả với khách hàng

3.3

Trung gian muốn bán sản phẩm của DN

3.4

DN có mối quan hệ tốt với trung gian

3.7

Sản phẩm luôn sẵn sàng phục vụ

4.1

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng hoàn hảo


3.4

Sản phẩm được giao nhanh chóng

3.8

Dịch vụ giao hàng đáng tin cậy

4.3

Sản phẩm được giao luôn đúng hạn

4.1
0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5


4

4.5

5

Nguồn: kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng, 2020

Tuy nhiên, với các công cụ truyền thông chưa phong phú và phương pháp thực hiện các hoạt động
truyền thông chưa thực sự chuyên nghiệp dẫn đến các thông điệp truyền thông của các doanh nghiệp
sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam chưa gây ấn tượng với khách hàng (đạt 3,3/5 điểm), các
chương trình khuyến mại chưa thực sự đem lại kết quả đúng như kỳ vọng. Không những thế, doanh
nghiệp thiếu kênh giao tiếp hiệu quả với khách hàng, có mối quan hệ tốt với các tổ chức trung gian,
dịch vụ hỗ trợ khách hàng chưa thực sự hoàn hảo là những điểm yếu của các doanh nghiệp sản xuất xi
măng, kính xây dựng ở Việt Nam.
796


4. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ KÍNH XÂY
DỰNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng luôn đi đôi với
nhau, ứng với cặp phạm trù "nguyên nhân – kết quả". Nếu doanh nghiệp có các yếu tố năng suất, chất
lượng tốt thì sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh và nếu khơng thì ngược lại. Năng suất, chất lượng và lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, không gian, sự phát triển của khoa học công
nghệ, nhu cầu của thị trường,…
Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng (xi măng, kính xây dựng) có vai trị quan trọng đóng góp
vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp và của ngành xây dựng, tạo động lực phát triển kinh tế
– xã hội. Trong những năm vừa qua, sản xuất xi măng, kính xây dựng đã được thực hiện theo quy
hoạch cả về chủng loại, số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ

tầng, phát triển đô thị và nhà ở. Tuy nhiên, để thích ứng tốt với bối cảnh CMCN 4.0 thì việc nâng cao
năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh là hướng phát triển thiết yếu đối với các doanh nghiệp sản
xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp sản xuất xi
măng, kính xây dựng ở Việt Nam nên tập trung:
– Thứ nhất, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học & công nghệ trong hoạt động
quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh đổi mới công nghệ sản xuất để hướng đến nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.
– Thứ hai, cần xây dựng hoặc áp dụng các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng, phần mềm quản trị
mối quan hệ khách hàng để ln có những thơng tin, dữ liệu cập nhật để nâng cao chất lượng công tác
lập kế hoạch và điều độ sản xuất, giảm thiểu chí phí dự trữ qua đó giúp nâng cao năng suất, giảm giá
thành sản phẩm và qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, cần xây dựng hệ
thống thông tin thông suốt với các thành viên kênh phân phối, với khách hàng để nâng cao chất lượng
dịch vụ hỗ trợ đối với các thành viên thuộc kênh phân phối và khách hàng qua đó tạo mối quan hệ đối
tác bền chặt giữa doanh nghiệp với thành viên kênh phân phối, khách hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.
– Thứ ba, mặc dù chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng
được các doanh nghiệp đánh giá đạt chất lượng và đạt độ tin cậy của khách hàng. Tuy nhiên, để hướng
đến mở rộng thị trường, nâng cao doanh thu thì các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng nên
bổ sung nên đa dạng hóa về chủng loại sản phẩm thông qua việc tạo ra các sản phẩm theo cơng năng,
mục đích sử dụng cụ thể, và theo trọng lượng (với xi măng), kích thước (kính xây dựng) với từng mục
đích sử dụng của từng nhóm đối tượng khách hàng.
– Thứ tư, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cách thức truyền và nhận thông tin giữa
doanh nghiệp với nhà cung cấp, thành viên kênh phân phối và khách hàng có nhiều thay đổi. Vì vậy,
các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam cần đa dạng hóa các kênh trao đổi
thông tin giữa DN và nhà cung cấp, thành viên kênh phân phối, khách hàng mà khơng chỉ có website,
doanh nghiệp cần tạo ra các phần mềm hoặc app để thông tin được thông suốt, được cập nhật thường
xuyên để qua đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
– Thứ năm, hoạt động truyền thông đã được các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở
Việt Nam quan tâm, tuy nhiên trong thời gian tới các doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược, kịch
bản truyền thông khoa học và bài bản hơn, cần đưa các thông điệp truyền thông ngắn gọn và tạo sự ghi

nhớ trong khách hàng, đối tác về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.
797


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

AM. Braccini, Nunzio Casalino, A D Atri. (2012); A Quality Management Training System
Concerning ISO Standards for sustainable Organisational Change in SMEs, International journal of
productivity and quality management (IJPQM)”, vol. 9, no. 1, 2012.

2.

Amit, R., Zott, C. (2012). Creating value through business model innovation. MIT Sloan Manag.
Rev., 53, 41–49.

3.

Au, A.K.M., Enderwick, P. (2000). A cognitive model on attitude towards technology adoption. J.
Manag. Psychol. 15, 266–282

4.

ASQ, Quality Resources. Retrieved May 10, 2018, from />
5.

Barney J (1991), Firm resources and sustained competitive advantage, Journal of Management, 17(1),
99–120.

6.


Bechtsis, D., Tsolakis, N., Vlachos, D., Srai, J.S., 2018. Intelligent Autonomous Vehicles in digital
supply chains: a framework for integrating innovations towards sustainable value networks. J. Clean.
Prod. 181, 60–71.

7.

Bilal Balci, Alicia Hoiman, Christopher Rosenkranz, (2011) Service Productivity: A literature review
and agenda, Conference paper, pp. 1–14.

8.

Buer, S.V., Strandhagen, J.O., Chan, F.T., 2018. The link between Industry 4.0 and lean
manufacturing: mapping current research and establishing a research agenda. Int. J. Prod. Res., 1–17.

9.

Brüggemann, H., Bremer, P.: Grundlagen Qualitätsmanagement. Springer Vieweg, Wiesbaden (2012).

10.

Cegliński, P. (2016a), “The use of strategic marketing management tools in contemporary
enterprises”, Marketing i Zarządzanie, No. 5 (46), pp. 9–16.

11.

D. A. Garvin. (1984). What Does 'Product Quality' Really Mean? MIT Sloan Management Review,
26, pp. 25–48.

12.


Dais, S.: Industrie 4.0 - Anstoß, Vision, Vorgehen. In: Bauernhansl, T., ten Hompel, M., VogelHeuser, B. (eds.) Industrie 4.0 in Produktion, Automatisierung und Logistik, pp. 625-634. Springer
Vieweg, Wiesbaden (2014).

13.

Gabriel, M.; Pessel, E. (2016). Industry 4.0 and sustainability impacts: Critical discussion of
sustainability aspects with a special focus on future of work and ecological consequences. Int. J. Eng.
1, 131–136.

14.

Grant, R. M. (2010), Contemporary Strategy Analysis, John Wiley & Sons Ltd., New York.

15.

Haffer, R. (2003), Systemy zarządzania jakością w budowaniu przewag konkurencyjnych
przedsiębiorstw, Wydawnictwo Uniwersytetu Mikołaja Kopernika, Toruń.

16.

Hartmann, E.A.: Arbeitsgestaltung für Industrie 4.0: Alte Wahrheiten, neue Herausforderungen. In:
Botthof, A., Hartmann, E.A. (eds.) Zukunft der Arbeit in Industrie 4.0, pp. 9–20. Springer Vieweg,
Berlin (2015)

17.

Henry Chesbrough, and Jim Spohrer, (2006); A Research Manifesto for Services Science,
Communications of the ACM, vol. 49, no. 7, pp. 34–40.


18.

Henson, E., Sandberg, W., 2017. Mergers & Acquisitions: Managing GxP Compliance Through
Integration and Organizational Change. A Roadmap to Gmp Compliance Part 3, (12).

19.

Hermann, M., Pentek, T., Otto, B.: Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios: A Literature
Review. Working Paper No. 01/2015, Technische Universität Dortmund – Fakultät Maschinenbau,
Audi Stiftungslehrstuhl Supply Net Order Management (2015).

20.

Hirsch-Kreinsen, H. (2014). Smart production systems. A new type of industrial process innovation.
In Proceedings of the 2014 DRUID Society Conference, Copenhagen, Denmark.

798


21.

Huff, A. S., Floyd, S. W., Sherman, H. D., Terjesen, S. (2009), Strategic Management. Logic and
Action, John Wiley & Sons, New York.

22.

ISO: Quality management systems. (2005). Fundamentals and vocabulary, (ISO 9000:2005).

23.


Ivanov, D., Dolgui, A., Sokolov, B., Werner, F., Ivanova, M., 2016. A dynamic model and an
algorithm for short-term supply chain scheduling in the smart factory industry 4.0. Int. J. Prod. Res.
54 (2), 386–402.

24.

Kagermann, H.: Chancen von Industrie 4.0 nutzen. In: Bauernhansl, T., ten Hompel, M., VogelHeuser, B. (eds.) Industrie 4.0 in Produktion, Automatisierung und Logistik, pp. 603–614. Springer
Vieweg, Wiesbaden (2014)

25.

Kagermann, H., Wahlster, W., Helbig, J.: Recommendations for implementing the strategic initiative
INDUSTRIE 4.0 - Final report of the Industrie 4.0 Working Group. (2013)

26.

Kiraci, Ercihan, Turley, G. A., Attridge, Alex, Olifent, Alan and Williams, M. A. (2016); Evaluating
the Capability of Laser Scanning to Measure an Automotive Artefact: A Comparison study of Touch
Trigger Probe and Laser-Scanning, International Journal of Productivity and Quality Management,
vol. 18, iss. 4, pp. 440-450.

27.

Kohler, D, & Weisz, J.D. (2016). Industry 4.0: the challenges of the transforming manufacturing.
Germany: BPI France.

28.

Kurt Chiristensen (2010), Defining customer value as the driver of competitive advantage, Strategy &
Leadership, 38, 20-25.


29.

K. Zhou, T. Liu and L. Zhou. (2015). Industry 4.0: Towards future industrial opportunities and challenges
in Fuzzy Systems and Knowledge Discovery (FSKD), in 12th International Conference, China.

30.

Liao, Y., Deschamps, F., Loures, E.D.F.R., Ramos, L.F.P., 2017. Past, present and future of Industry
4.0-a systematic literature review and research agenda proposal. Int.J. Prod. Res. 55 (12), 3609–3629.

31.

Nguyễn Văn Sinh (2014). Nâng cao lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
thuộc Bộ xây dựng. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

32.

M. Peris-Ortiz, J. Álvarez-García and C. Rueda-Armengot. (2015). Achieving Competitive
Advantage through Quality Management, Springer, Cham.

33.

Moeuf, A., Pellerin, R., Lamouri, S., Tamayo-Giraldo, S., Barbaray, R., 2018. The industrial
management of SMEs in the era of Industry 4.0. Int. J. Prod. Res. 56 (3), 1118–1136.

34.

Morris, B. and Johnston, R. (1987). Dealing with inherent variability: the differences between
manufacturing and services. International Journal of Operations & Production ManagemenT. 7 (4):

13–23.

35.

Oesterreich, T., Teuteberg, F., 2016. Understanding the implications of digitization and automation in
the context of Industry 4.0: A triangulation approach and elements of a research agenda for the
construction industry. Comput. Ind. 83, 121–139.

36.

Peukert, B., Benecke, S., Clavell, J., Neugebauer, S., Nissen, N.F., Uhlmann, E., Lang, K.-D.,
Finkbeiner, M. (2015). Addressing Sustainability and Flexibility in Manufacturing via Smart Modular
Machine Tool Frames to Support Sustainable Value Creation. Procedia CIRP, 29, 514– 519.

37.

Porter M.E. (1980). Competitive strategy – Techniques for analyzing Industries and Competitors,
New York: The Free Press.

38.

Putnik, D.G., Varela, R.L., Carvalho, C., Alves, C., Shah, V., Castro, H., Ávila, P. (2015).Smart
objects embedded production and quality management functions. International Journal for Quality
Research 9, 151-166.

39.

Quezada, L.E., da Costa, S.E.G., Tan, K.H., 2017. Operational excellence towards sustainable
development goals through industry 4.0. Int. J. Prod. Econ. 190, 1–2.
799



40.

Sherman, A.J., 2018. Mergers and Acquisitions from A to Z. AMACOM Division American
Management Association.

41.

Sherman, H. David, Zhu, Joe, (2006); “Service Productivity Management; Improving Service
Performance Using Data Envelopment Analysis (DEA), Springer, pp. 1–274.

42.

Singh, M., Khan, I.A., Grover, S. (2012). Tools and Techniques for Quality Management in
Manufacturing Industries. In: National Conference on Trends and Advances in Mechanical
Engineering, pp. 853–859.

43.

Sung, T.K. (2017). Industri 4.0: a Korea perspective. Technological Forecasting and Social Change
Journal, 1–6.

44.

Stock, T., Seliger, G., 2016. Opportunities of sustainable manufacturing in industry 4.0. Procedia
CIRP 20, 536–541.

45.


Tjandrawinata, R.R. (2016). Industri 4.0: Revolusi industri abad ini dan pengaruhnya pada bidang
kesehatan dan bioteknologi. Jurnal Medicinus, Vol 29, Nomor 1, Edisi April.

46.

Valdez, A.C., Brauner, P., Schaar, A.K., Holzinger, A., Ziefle, M.(2015). Reducing Complexity with
Simplicity – Usability Methods for Industry 4.0. 19th Triennial Congress of the International
Ergonomics Association.

47.

Wang, H.-L. (2014), Theories for competitive advantage, in: Hasan, H. (Ed.), Being Practical with
Theory: A Window into Business Research, Wollongong, Australia: THEORI, Australia, pp. 33 – 43.

48.

Weyer, S., Schmitt, M., Ohmer, M., Gorecky, D., 2015. Towards Industry 4.0 −Standardization as the
crucial challenge for highly modular, multi-vendor production system. IFAC-PapersOnLine 48 (3),
579–584.

49.

Yahya, Muhammad. (2018). Era Industri 4.0: Tantangan Dan Peluang Perkembangan Pendidikan
Kejuruan Indonesia. Disampaikan pada Sidang Terbuka Luar Biasa Senat Universitas Negeri
Makassar Tanggal 14 Maret 2018.

800




×