Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh đau nửa đầu trong cuộc sống hiện đại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.29 KB, 5 trang )

Bệnh đau nửa đầu trong
cuộc sống hiện đại

Đau nửa đầu (Mignaire) là bệnh thường gặp ở người lao động trí óc hoặc bị
sức ép lớn về công việc, tình cảm. Bệnh này đang “hành hạ” khoảng 10% dân số
và đặc biệt trầm trọng đối với phụ nữ (nhất là độ tuổi 20 đến 40) nhưng lại dễ bị
nhầm lẫn với những nguyên nhân gây bệnh thông thường khác.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của hiện tượng đau nửa đầu chủ yếu là do sự sụt giảm lượng
chất serotonin (một chất có chức năng truyền tải các tín hiệu thần kinh lên não)
trong thành phần của máu. Khi lượng chất này sụt giảm, mạch máu sẽ bị giãn ra và
gây nên hiện tượng đau nửa đầu rất khó chịu.
Thay đổi về tâm lý là nguyên nhân thường gặp nhất. Cuộc sống hiện đại,
tình trạng căng thẳng trong công việc cũng như các mối quan hệ tình cảm, quan hệ
xã hội là một trong những nguyên nhân khiến bệnh này gia tăng.
Thay đổi về nội tiết ở phái nữ cũng là nguyên nhân phổ biến. Rất nhiều
người bị đau nửa đầu khi đến tuổi dậy thì, đến kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn
kinh...
Có lẽ đây là yếu tố làm cho tỷ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ cao hơn nam giới.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như thực phẩm, môi trường thay đổi, hay
do dùng quá nhiều thuốc chống đau đầu...
Triệu chứng của bệnh
Theo PGS.TS. Lê Văn Thính - Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch
Mai thì việc chẩn đoán bệnh Migraine gặp nhiều khó khăn, và dễ bị nhầm lẫn với
một số bệnh đau đầu do các nguyên nhân khác như căng thẳng hay viêm xoang
quanh mũi...
Người ta chia Migraine thành hai thể chính:
Migraine không có dấu hiệu thần kinh báo trước: Thông thường khoảng vài
giờ trước khi đau đầu bệnh nhân cảm thấy người mệt mỏi, bứt rứt, dễ cáu gắt, hay
ngáp vặt…sau đó là cơn đau đầu thực sự.
Thoạt đầu là đau một bên đầu ở vùng trán hoặc trán - thái dương sau có thể


lan ra toàn bộ đầu và kết thúc ở bên đối diện nhưng không bao giờ đau lan ra vùng
mặt.
Migraine có dấu hiệu thần kinh báo trước hay là rối loạn chức năng tạm
thời của não xuất hiện trong ít phút báo hiệu cơn đau đầu sẽ đến ngay sau đó.
Những dấu hiệu này thường là rối loạn thị giác, cảm giác và rối loạn ngôn ngữ.
Trước tiên, bệnh nhân có cảm tưởng những vân sáng ngoằn ngoèo chạy
trước mắt, hoặc nhìn mọi vật xung quanh có màu sắc rực rỡ, hoặc có thể không
nhìn thấy gì trong vài phút.
Về cảm giác, người bệnh cảm thấy như có kiến bò hoặc tê cóng ở một bên
mồm, tay. Những rối loạn ngôn ngữ hay gặp là nói khó, không nói được hoặc
không hiểu lời người khác.
Trong cơn đau, sắc mặt bệnh nhân tái xanh, da lạnh, người bệnh có cảm
giác thái dương như giãn căng ra, mạch máu ở thái dương nảy đập theo nhịp tim,
nôn hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động mạnh, nhạy cảm với mùi lạ.
Tiến triển của cơn đau này khác nhau tùy từng bệnh nhân, có thể kéo dài từ
vài giờ đến vài ngày, một số bệnh nhân có chu kỳ dài, ít lặp lại, nhưng một số thì
lặp lại thường xuyên.
Phương pháp phòng ngừa và điều trị
Để phòng bệnh, mọi hoạt động thư giãn và tâm lý liệu pháp đều có lợi.
Những người có triệu chứng bệnh nên kiêng rượu và thuốc lá (tránh hít phải khói
thuốc), hạn chế bia, cà phê.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những cơn căng thẳng về thần kinh; đảm bảo
ngủ đủ (tối thiểu 7 giờ mỗi ngày), tập luyện thân thể đều đặn để giảm huyết áp và
tăng cường tuần hoàn máu.
Để điều trị bệnh này, theo PGS.TS Lê Văn Thính, trước tiên phải chẩn đoán
chính xác. Khi mắc bệnh, người bệnh nên ghi nhật ký nhức đầu nhằm tìm ra dấu
vết của các gai kích thích, tần số và cường độ nhức đầu và đáp ứng của điều trị.
Với những cơn đau nặng, dày, có thể dùng thuốc Naproxen hay Gynergen
theo chỉ dẫn của bác sỹ. Ngoài ra, cách chữa tri hiệu quả mà nhiều bệnh nhân đau
nửa đầu vẫn lựa chọn, đó là châm cứu.

Mục đích châm cứu chữa đau nửa đầu là hành khí hoạt huyết, thông kinh
hoạt lạc, giảm thống, điều hòa thăng bằng âm dương, giúp cơ thể người bệnh trở
về trạng thái sinh lý bình thường.
Để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, mỗi chúng ta đều phải đối diện với rất
nhiều áp lực. Tuy nhiên, cần phải có sự cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, thư
giãn. Cần sắp xếp thời gian và không gian sống một cách khoa học để duy trì sức
khỏe thì mới đạt được hiệu quả lâu dài trong công việc.



×