Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.22 KB, 5 trang )
Quy Luật Hoạt Động học
thuyết ngũ hành
1. Tương sinh:
Tương sinh là quan hệ hỗ trợ để sinh trưởng, thúc đẩy nhau cùng phát triển
: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổs, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,
cứ như vậy mà tái diễn. Mỗi hành đều có 2 mặt tương quan về hành sinh ra nó
và hành nó sinh ra. Thí dụ : Đối với hành Mộc, thì Hỏa là hành nó sinh ra và thủy
là hành sinh ra nó
Thủy --- Mộc --- Hỏa
(Sinh nó) (Nó sinh)
Suy rộng ra thì : Đối với Mộc, Thủy sinh Mộc, vậy Thủy là Mẹ (Mẫu) còn
Mộc là con (tử). Mộc sinh Hỏa thì Mộc là mẹ và Hỏa là con. Cần nhớ quy luật này
để áp dụng các nguyên tắc chữa trị : "Hư bổ mẫu và thực tả tử", là 2 nguyên tắc
thường được dùng.
2. Tương khắc
Quan hệ hạn chế sự thái quá : Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc
Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Mỗi hành cũng có 2 mặt tương quan về hành khắc được nó và hành nó khắc
được.
Cụ thể là, gọi Mộc là Ta thì, Kim khắc Mộc, Kim là cái khắc Ta, Mộc khắc
Thổ, Thổ là cái Ta khắc.
3. Phản sinh, Phản khắc
Từ trước, khi nói đến Sinh Khắc, hầu như người ta chỉ nói đến sinh
khắc 1 chiều : Mộc sinh Hỏa, Kim khắc Mộc. Tuy nhiên đào sâu vào từng hoạt
động của Ngũ hành ta thấy : Mộc vượng (á ) làm không Thổ suy (â ) không sinh
được Kim và không khắc được thủy. Vậy Mộc vượng (á ) làm Kim suy (â ) và
Thủy vượng (á ). Nói cách khác, Mộc phản khắc Kim (thay vì Kim khắc Mộc) và
Mộc phản sinh Thủy (thay vì Thủy sinh Mộc).