Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Thiết kế tuyến vi ba số, chương 9 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.17 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 9: NGHIÊN CỨU DUNG LƯNG ĐÒI HỎI
Như đã đề cặp ở phần trước nghiên cứu dung lượng đòi hỏi là
một công việc rất quan trọng thiết kế tuyến truyền dẫn Viba số. Khi thiết
kế ta phải tìm đúng dung lượng cần thiết kế qúa lớn dẫn đến tình trạng
quá lãng phí và không kinh tế. Còn nếu dung lượng qúa nhỏ sẽ không
đáp ứng đủ yêu cầu của người sử dụng dẫn đến phải thay đo hệ thống
bằng một hệ thống lớn hơn.
Tuyến Viba số nối giữa hai trung tâm: trung tâm I vàtrung tâm II
của trường bưu chính viễn thông mà nhóm làm luận án tốt nghiệp thiết kế
phục vụ chủ yếu cho mục đích thực tập của các sinh viên theo học
nghành Viba ở hai trung tâm. Đây cũng là một cơ hội giúp nhóm thực
hiện tiếp cận khảo sát với các thiết bò Viba số.
Hiện nay theo tài liệu của trung tâm mỗi khóa học trường tiếp
nhận không qúa 40 sinh viên theo học nghành Viba, dự kiến trong tương
lai do sự phát triển mạnh mẽ của lónh vực bưu chính Viễn thông. Nói
chung yêu cầu đào tạo sinh viên của nghành Viba sẽ tăng mạnh. Số sinh
viên theo học nghành Viba sẽ tăng lên đến 100 sinh viên và được chia
thành hai hoặc ba lớp. Do đặc điểm của các lớp học như sau:
 Các lớp học của cùng một nghành trong một khóa học có một thời
khóa biểu riêng do đó khong có trùng lắp ở giờ thực tập nên mỗi buổi
thực tập chỉ có tối đa một lớp thực tập sử dụng tuyến thiết kế.
 Các khóa học khác nhau của cùng một nghành được sắp xếp chương
trình học thực hành và lí thuyết để không có sự trùng lập giữa các giờ
học và thực tập.
 Ngoài ra còn có đặc điểm riêng là phòng thực tập Viba của trung tâm
đã có sẵn các anten và máy móc của một tuyến Viba hoàn chỉnh chưa
được sử dụng. Thiết bò Viba có sẵn máy có thể truyền hai đường dữ
liệu 2Mbit/s hay dung lượng kênh thoại là 30 hoặc 60 kênh. Do các
đặc điểm trên của các bộ phận có liên quan đến tuyến thiết kế nhóm
thực hiện luận án tốt nghiệp chọn dung lượng cho tuyến thiết kế như
sau:


- Số kênh thoại làm việc tối đa 30 kênh.
- Một kênh giám sát.
- Một kênh cho các nghiệp vụ số.
Nếu trong tương lai dung lượng càng tăng lên có thể thành 60 kênh.
CHỌN BĂNG TẦN LÀM VIỆC
Sau khi đã tìm ra dung lượng cần thiết cho tuyến Viba cần thực hiện là 30
kênh làm việc. Ta dùng thông số này kết hợp với các yếu tố khác để
chọn băng tần làm việc cho hệ thống. Một số vấn đề có ảnh hưởng đến
việc chọn băng tần làm việc cho tuyến thiết kế được quan tâm như sau:
Hiện nay băng tần vô tuyến 1,5GHz chỉ được sử dụng ở một số tần
số trong vùng mà sóng của tuyến thiết kế sẽ truyền qua.
Theo cục quản lý tần số ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhóm thực
hiện được phép chọn hai khênh có tần số 1445 MHz và 1510 MHZ trong
băng tần 1,5 GHz.
Các hệ thống khác có thể song song hoặc nằm trong vùng của
tuyến đều có tần số rõ ràng trong băng tần 1,5 GHz nên không gây ra
hiện tượng giao thoa giữa các trạm đã được thiết kế so với trạm đònh thiết
kế. Do đó nhóm thực hiện được phép chọn băng tần 1,5GHz để thiết kế
hệ thống.
Băng tần 1,5GHz sẽ không gây giao thoa cho các trạm anten tiếp
nhận sóng vệ tinh của một số đơn vò, hộ dân nằm trong khu vực của
tuyến.
Dung lượng của tuyến thiết kế thấp chỉ có 30 kênh do đó không cần
băng thông rộng, vì thế băng tần 1,5GHz cũng đảm bảo cung cấp đủ băng
thông cho tuyến mà không cần các băng tần số lớn hơn.
Các thiết bò cần thiết dùng cho tuyến thiết kế như máy thu, máy
phát, anten đều đã có sẵn và nó là thiết bò RMD 1504 làm việc ở băng
tần số từ 1427MHz đến 1535MHZ.
Vì lí do trên nếu chọn băng tần số thấp 1,5GHz sẽ có rất nhiều
điểm thuận lợi. vì hệ thống sẽ không bò ảnh hưởng bởi các Fading nhưng

ảnh hưởng Fading do mưa, Fading do sương mù. Hơn nữa băng tần số
thấp sẽ ít bò suy hao hơn trong môi trường.
Vì các lí do trên băng tần số được chọn cho tuyến thiết kế là
1,5GHz băng thông của tuyến từ 1427MHz đến 1535MHz.
SỰ SẮP XẾP CÁC KÊNH RF
Đối với các hệ thống có các dung lượng lớn có qúa nhiều kênh làm việc
ta sử dụng nhiều sóng mang cao tần cho một hệ thống:
Ví dụ như một hệ thống Viba số sử dụng băng tần 2GHz sử dụng kỹ
thuật điều chế 16QAM. Nếu sử dụng một anten phát có thể truyền được
2400 kênh và sử dụng 6 cặp tần số vô tuyến. Nếu sử dụng hai anten phát
cho các sóng phân cực chéo có thể truyền 5280 kênh và cần 12 cặp tần số
vô tuyến. Khi đó phải có sự sắp xếp giữa 12 cặp tần số này để đảm bảo
12 cặp sóng vô tuyến này vẫn nằm trong băng thông cho phép và giao
thoa giữa các kênh trong hệ thống là nhỏ nhất.
Trong các tuyến đang thiết kế cho dung lượng của hệ thống thấp
chỉ có 32 kênh làm việc tương đương với một nguồn dữ liệu sóng 2Mbit/s
nên chỉ cần một sống mang vô tuyến có tần số trung tần nằm trong khoản
cho phép để bảo đảm băng thông của hệ thống nằm trong khoảng 1427
MHZ đến 1535 MHz mà không cần sắp xếp các kênh RF.
Theo các giới thiệu của CCIR ta chọn kế hoạch hai tần số dung
lượng kênh tối đa là 30 hoặc 60 kênh tần số trung tâm thích hợp 1480
MHz độ rộng của băng RF 100MHz
Một tần số f1 được dùng làm tần số trung tâm cho sóng phát đi từ
máy phát và một tần số f2 được dùng làm tần số thu cho máy thu đối với
thiết bò RMD 1504 các tần số trung tâm phát và thu có thể thay đổi được
bằng các công tắc vặn và xoay đặt trên đầu module kích ở đây ta chọn:
Tần số trung tâm máy phát 1510MHz
Tần số trung tâm máy thu 1455MHz
QUYẾT ĐỊNH TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN
Như đã đề cặp ở phần 2 tiêu chuẩn thực hiện có thể phân thành

nhiều loại và có thể giống hoặc khác nhau nhưng chúng có quan hệ với
nhau.
Tiêu chuẩn cho băng tần RF của tuyến thiết kế được nhóm thực
hiện dựa vào giới thiệu của CCIR trong luật vô tuyến (Radio regulation).
Băng tần sử dụng cho tuyến thiết kế là 1427 MHz- 1535MHz.
Không ảnh hưởng gì đến băng tần cấm sử dụng do CCIR qui đònh
(5800
- 6425MHZ)
Băng tần sử dụng không gây giao thoa cho các trạm lân cận và
ngược lại cũng không ảnh hưởng của các trạm khác.
Xét về độ tin cậy và chất lượng của đường truyền thì hệ thống có
khả năng đáp ứng tốt nên hệ thống có khả năng thực thi.
Về hệ thống dự phòng cho hệ thống
Đối với hệ thống có nhu cầu đòi hỏi chất lượng truyền dẫn cao và
đòi hỏi độ tin cậy cao thì thì hệ thống dự phòng thì không thể thiếu nhưng
bù lại kinh phí hệ thống sẽ cao hơn. Do hệ thống thiết kế do nhu cầu
không đòi hỏi cao chỉ dành cho việc thực tập của sinh viên nên tuyến
thiết kế không có hệ thống dự phòng do đó kinh phí lắp đặc cho tuyến
cũng ít tốn kém hơn.
Dung lượng cho tuyến thiết kế là 30 hoặc 60 kênh
Tốc độ truyền dẫn là 2Mbit/s
Tóm lại tiêu chuẩn của tuyến thiết kế đều thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn
của CCIR đề ra, dựa trên nhu cầu về kinh tế, chất lượng truyền dẫn và độ tin cậy của
hệ thống.
KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN ĐƯỜNG TRUYỀN DẪN
I.KHẢO SÁT TUYẾN TRUYỀN DẪN VIBA SỐ.
1.Xác nhận vò trí của hai trạm của tuyến trên bản đồ.
- Sử dụng bản đồ thành phố loại mới có tỉ lệ 1:40000 và xác đònh hai
điểm đặt trạm của tuyến trên bản đồ.
- Trạm A: Trung tâm I (Điểm A).

- Đòa chỉ: Đường Nguyễn Thò Nhỏ- Quận 9- Thành Phố Hồ Chí Minh
- Trạm B: Trung tâm II (Điểm B).
- Đòa chỉ: số 7 đường Nguyễn Đình Chiểu -Quận 3-Thành Phố Hồ Chí
Minh
2. Một số đo đạc tuyến truyền dẫn trên bản đồ.
Sau khi xác hai điểm đầu cuối trên bản đồ Thành Phố Hồ Chí Minh có
tỷ lệ 1:40000 ta tiến hành một số tín toán đo đạc như sau:
- Dùng bút chì vẽ đường thẳng nố hai điểm giữa A đến điểm B.
- Dùng thước đo có độ chính xác cao đo chiều dài đoạn AB ta được
AB=296mm. Vậy độ dài của tuyến thực tế là:
d =296*40000=11840000mm
d=11,84 Km
Chú ý: giá trò đo đạt củ tuyến truyền dẫn chỉ có độ chính xác tương đối
vì các lí do sau đây:
 Tỉ lệ bản đồ quá lớn 1:40000 do đó việc xây dựng chính xác vò trí đặt
anten ở hai đầu của tuyến là rất khó thực hiện.
 Giá trò d này chưa tính đến độ nghiêng của đường truyền do độ cao
của hai anten là khác nhau.
3. Các đặc điểm về đòa hình của tuyến.
Sau khi vẽ đøng thẳng gỉa đònh dường truyền của tuyến nối hai vò trí
trung tâm I và trung tâm II . Ta tiến hành khảo sát thực tế tuyến truyền
dẫn và kết hợp số liệu này với một số số liệu khác của sở đo đạc đòa
chính Thành Phố Hồ Chí Minh, số 12 đường Phan Đăng Lưu, Quận Bình
Thạnh. Ta thấy dòa hình của tuyến có đặc điểm như sau:
a. Tại trạm B: Trung Tâm II
- Độ cao so với mặt nước biển tại trạm I là 10m.
- Dãy phòng học chính của trung tâm có 3 tầng chiều cao của 3 tòa nhà
này là 13m so với mặt bằng của trung tâm.
- Nóc của phòng học chính đổ bằng bê tông
- Hiện nay trên nóc của dãy phòng này có đặt một tháp anten dây néo

và một tháp anten giá đỡ chiều cao của anten này là khoảng 30m và
không sử dụng cho một hệ thống thông tin liên lạc nào.
b. Tại Trạm A: Trung Tâm I
- Độ cao so với mặt nước biển là 14m (số liệu này hoàn toàn chính xác
do nó dựa trên một số độ cao khác so với mặt nước biển của một số
điểm gần vò trí của trạm 2).
- Dãy phòng học chính của trung I, nơi có thể đặt tháp anten có hai tầng
chiều cao của tòa nhà này khoảng 9m so với mặt bằng của trung tâm.

×