Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chữ “Tín” trong kinh doanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.01 KB, 5 trang )

Chữ “Tín” trong kinh doanh
Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết. Giữa hai người đã hứa hẹn với nhau, cho
dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã hứa. Vậy là ta đã có chữ Tín
với bạn. Giữa các doanh nghiệp thì cam kết chính là Hợp đồng kinh tế. Nó bao
gồm nhiều điều khoản mà quan trọng nhất (với doanh nghiệp thực hiện) là giá cả,
số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng. (Xin chỉ bàn về những gì phải làm để
có được chữ Tín).






Trong cơ chế thị trường, mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết giá nhưng giá cả thì
biến động. Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ giá cả,
nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân công và
các loại chi phí... mà không chỉ ở trong nước. Từ đây mới xây dựng được cơ cấu
giá thành sản phẩm và đưa ra được đơn giá ký kết (giá bán) trong Hợp đồng. Để
đảm bảo số lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng thì bộ phận kế hoạch phải nắm
vững năng lực sản xuất của doanh nghiệp (nhân công và tay nghề, trang thiết bị,
nhà xưởng...) cùng các điều kiện khách quan (điện, nước, nhiên liệu, nguồn cung
cấp... ). Từ đây sẽ lên được tiến độ thực hiện. Nếu giao hàng đúng tiến độ, đủ số
lượng, đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp đã xây dựng được những chữ Tín đầu
tiên với khách hàng.

Với các doanh nghiệp thương mại còn có phương thức kinh doanh hậu mãi. Nghĩa
là hàng hóa do khách hàng mua được chăm sóc định kỳ sau khi bán. Đúng hẹn (dù
trời nắng hay mưa) và làm không vụ lợi, nhân viên của doanh nghiệp đến bảo
hành, bão dưỡng hàng hóa của khách như chăm sóc cho chính mình. Vậy là anh ta
đã gây được Chữ Tín của doanh nghiệp trong lòng bạn hàng.


Tất cả những gì đã nói mới chỉ là lý thuyết còn thực tế thì sao? Kinh tế thị trường
gắn liền với lợi nhuận. Để tích lũy lợi nhuận có nhiều cách, chẳng hạn thực hiện
tốt nhiều đơn hàng để dần tích tiểu thành đại. Cách làm này phải có thời gian và
phải kiên trì. Có doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu thị trường và tìm ra nhiều "mặt
hàng độc" tạo ngay ra lợi nhuận cao...








Và trong thực tế, có doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao trong thời gian ngắn thông
qua việc giảm giá thành sản phẩm một cách không chính đáng. Việc giảm chi phí
nhân công, chí phí quản lý, tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm giá thành sản
phẩm là khó nên nhiều doanh nghiệp đã chọn mua nguyên, phụ liệu với giá thấp.
Vì nguyên, phụ liệu chiếm tỷ trọng đến 70% giá trị sản phẩm nên việc làm này đã
tạo chênh lệch đáng kể giữa giá bán và giá thành sản phẩm.

Có doanh nghiệp lại tìm cách giảm định mức nguyên, phụ liệu để hạ giá thành sản
phẩm. Chẳng hạn trong công nghiệp ôtô chỉ cần giảm một vài “zem” độ đầy tôn
làm vỏ xe thì đã giảm đáng kể giá thành mà người tiêu dùng lại không hề có cảm
giác. Có doanh nghiệp đã giảm tiêu chuẩn của thép làm khung hoặc bỏ đi một vài
thiết bị an toàn (với lý giải ở Việt Nam chưa cần thiết)...

Như vậy đã tạo ra lợi nhuận thật cho doanh nghiệp nhưng tạo ra chất lượng xấu
cho hàng hóa, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Nhớ lại gần hai chục năm trước, nhiều xưởng may ở Cổ Nhuế đã xuất hàng vạn

chiếc áo gió ba lớp vời mẫu mã đẹp sang thị trường Nga và Đông Âu nhưng bên
trong lại lót bèo tây phơi khô(!). Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng điều
khoản về chất lượng sản phẩm trong Hợp đồng. Ngày xưa thì ù xọe được vì ta
chưa hội nhập, còn ngày nay, nhất là khi Việt Nam vào WTO, thì việc tiêu chuẩn
hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm quá dễ dàng. Mọi tranh chấp không giải
quyết được sẽ bị đưa ra Toà án nên sẽ không có chốn nương thân cho việc lừa đối
trong kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào cố tình lừa dối thì khó mà làm được đến
lần thứ hai. Nguy hiểm hơn chính họ đã làm mất đi chữ Tín của mình.

Nói đến chữ Tín làm tôi nhớ ngay đến một thói quen của người Việt ta. Chuyện là
doanh nghiệp tôi đặt báo thông qua một doanh nghiệp dịch vụ. Lúc ban đầu, họ
giao báo rất tốt, nhưng được dăm ba tháng thì thấy thiếu báo hoặc giao trễ. Khi hỏi
thì được trả lới: "Bác thông cảm vì bác đặt nhiều loại báo độc quá", hay "Vì chúng
em mới thay nhân viên đưa báo nên gây thất thoát. Mong bác thông cảm”!. Ở ta
lâu nay quen sử đụng hai từ thông cảm để biện minh cho việc mình thực hiện
không đúng cam kết. Tại sao lại thông cảm khi việc làm sai của ông đang gây thiệt
hại cho tôi?

Việc tuân thủ nghiêm chỉnh những cam kết không chỉ giời hạn trong trách nhiệm
của ban Giám đốc, Nhà quản lý mà còn là trách nhiệm của từng cán bộ, công nhân
viên. Hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa doanh nghiệp và khách hàng phải được coi
là pháp lệnh mà mọi người phải thực hiện. Mọi kế hoạch lập ra vẫn chỉ là lý thuyết
vì thực tế luôn phát sinh những trục trặc làm ảnh hưởng tời tiến độ giao hàng. Vì
vậy, việc giãn ca, làm thêm giờ trong các xí nghiệp may xuất khẩu là “chuyện
thường ngày". Dĩ nhiên sẽ kèm theo việc tăng chi phí cho người lao động (thậm
chí lương trong ngày nghỉ phải tính với hệ số 2), tăng chi phí quản lý, chi phí điện,
nước cho sản xuất. Như vậy sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận nhưng doanh nghiệp
vẫn phải làm.









Một ví dụ khác trong kinh doanh luôn có rủi ro mà Giám đốc doanh nghiệp phải
tính đến. Với ngành may, vào mùa khô phải lường đến việc bị cắt điện đột xuất.
Nếu không có phương án dự phòng thì sẽ không có đủ sản phẩm để giao hàng. Và
nếu giao hàng không đúng tiến độ thì sẽ bị trả lại, bị phạt hợp đồng. (Chứ không
cười xuê xoa "Mong bác thông cảm vì bên em mùa khô thường mất điện”! Vì vậy
nhiều doanh nghiệp phải trang bị thêm hoặc phải thuê máy phát đề chạy điện sản
xuất, dù cho chi phí này làm đội giá thành sản phẩm, thậm chí lô hàng bị lỗ.

Chỉ vì một cam kết mà sống chết phải thực hiện. Như vậy là doanh nghiệp biết
trọng chữ Tín. Nói xa hơn làm được như vậy chính doanh nghiệp đã tạo cho mình
một thương hiệu trên thị trường.

Doanh nghiệp chỉ tồn tại khi giữ được chữ Tín. Còn chỉ một lần mất tin thì... sẽ là
vạn lần bất tín.

×