Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Khả năng sáng tạo của doanh nghiệp-phần1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.57 KB, 6 trang )

Khả năng sáng tạo của doanh nghiệp: Khi
thế giới đảo ngược!-phần1
Từ lâu, thế giới vẫn tin rằng, thế mạnh của các nền kinh tế mới nổi chỉ
là lực lượng lao động giá rẻ. Tuy nhiên, một bài viết trên tờ
Economist cho rằng, trên thực tế, các nền kinh tế mới nổi đang dần
thay thế khu vực các nước phát triển ở vị trí đi đầu về khả năng sáng
tạo của các doanh nghiệp.

Vào năm 1980, lãnh đạo các hãng xe Mỹ cảm thấy sốc khi biết tin Nhật
Bản đã giành ngôi vị nước sản xuất ô tô số 1 thế giới của nước Mỹ và họ
ngay lập tức tìm đến đất nước mặt trời mọc để tìm hiểu xem điều gì đang
xảy ra. Làm thế nào mà xe Nhật vượt được xe Mỹ cả về mặt giá cả lẫn
chất lượng? Và làm thế nào mà nước Nhật có thể sản xuất được những
mẫu xe mới nhanh tới vậy?

Sau đó, người Mỹ phát hiện ra rằng, câu trả lời không nằm ở chính sách
sản xuất công nghiệp hay các khoản trợ giá của Chính phủ Nhật như họ
nghĩ tới trước đó, mà nằm ở khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Nhật.
Người Nhật đã phát minh ra một hệ thống sản xuất mới được biết đến với
cái tên “sản xuất tinh gọn”.

Bài viết trên tờ Economist cho những gì đang xảy ra ở các nền kinh tế mới
nổi lên cũng không khác là bao so với sáng kiến sản xuất tinh gọn trước
kia của Nhật Bản. Khu vực kinh tế này đang trở thành nơi mà sức sáng tạo
của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ giống như ở Nhật Bản thời những
năm 1950 và những thập niên sau đó.

Các nước đang phát triển đã tung ra được những sản phẩm và dịch vụ
mới với mức giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm tương tự của các nước
phương Tây: xe hơi giá 3.000 USD;, máy tính giá 300 USD, điện thoại 30
USD… Các quốc gia này cũng đang xây dựng lại hệ thống sản xuất và


phân phối, đồng thời thử nghiệm những mô hình kinh doanh hoàn toàn
mới. Mọi yếu tố của kinh doanh hiện đại, từ quản lý chuỗi cung cấp, tuyển
dụng và giữ chân nhân sự, đều đang được cải thiện hoặc cải tổ ở các nền
kinh tế mới nổi.

Vậy tại sao các quốc gia trước đây chỉ có thế mạnh ở nguồn nhân công rẻ
lại có thể đi đầu trong sức sáng tạo của doanh nghiệp như hiện nay?

Lý do dễ nhận thấy nhất là các công ty ở khu vực quốc gia này đang nuôi
những giấc mơ lớn. Với động lực là sự kết hợp giữa tham vọng vươn lên
chiếm lĩnh thị trường thế giới và e ngại những đối thủ cạnh tranh có giá rẻ
hơn, các nền kinh tế mới nổi đang không ngừng leo cao trên nấc thang giá
trị. Doanh nghiệp đến từ các thị trường mới nổi không chỉ chứng tỏ được
sức cạnh tranh cao ngay trên sân nhà mà còn đang vươn mạnh ra thị
trường thế giới.

Báo cáo Đầu tư Thế giới của Liên hiệp quốc ước tính, hiện có khoảng
21.500 công ty đa quốc gia có trụ sở ở các nền kinh tế mới nổi. Trong số
này, có nhiều gương mặt nổi trội và hoàn toàn có thể sánh ngang với các
doanh nghiệp phương Tây như công ty luyện đúc kim loại Bharat Forge
của Ấn Độ, công ty pin điện BYD của Trung Quốc, hay công ty máy bay
Embraer của Brazil…

Số công ty từ Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc góp mặt trong danh sách 500
công ty lớn nhất thế giới của tạp chí Financial Timess đã tăng hơn 4 lần
trong thời gian 2006-2008, từ 15 lên 62 công ty. Riêng trong năm 2006, 20
công ty đa quốc gia hàng đầu của Brazil đã gia tăng gấp đôi giá trị tài sản
ở nước ngoài.

Song song với sự phát triển của công ty đa quốc gia thuộc các nền kinh tế

mới nổi, các công ty phương Tây cũng đầu tư nhiều hơn vào những thị
trường mới nổi. Họ xem đây là nguồn tăng trưởng kinh tế và nhân lực chất
lượng cao - hai yếu tố mà họ đang rất cần tới.

Các công ty đa quốc gia kỳ vọng khu vực kinh tế mới nổi sẽ đóng góp 70%
vào tăng trưởng kinh tế thế giới trong vài năm tới, trong đó 40% đến từ
Trung Quốc và Ấn Độ. Các doanh nghiệp này cũng nhấn mạnh rằng, Trung
Quốc và Ấn Độ đã đầu tư lớn vào giáo dục trong vòng hai thập kỷ qua. Mỗi
năm, Trung Quốc có thêm 75.000 người hoàn tất các chương trình sau đại
học về kỹ thuật và công nghệ thông tin. Ở Ấn Độ, con số này là 60.000
người.

Các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới ngày càng thực hiện nhiều hơn
công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) ở các thị trường mới nổi. Các
công ty trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ - Fortune 500 -
có 98 cơ sở R&D tại Trung Quốc và 63 cơ sở R&D ở Ấn Độ. Một số công
ty không chỉ có một cơ sở R&D tại các nước này.

Bộ phận y tế của tập đoàn General Electrict (GE) của Mỹ đã chi 50 triệu
USD để xây dựng một trung tâm R&D lớn ở Bangalore, Ấn Độ. Tập đoàn
công nghệ Cisco đang chi trên 1 tỷ USD để xây dựng một trụ sở toàn cầu
thứ hai mang tên Cisco Eas ở Bangalore. Trung tâm R&D của Microsoft ở
Bắc Kinh là địa chỉ nghiên cứu và phát triển lớn nhất của hãng phần mềm
này ngoài trụ sở ở của tập đoàn ở Redmond, Mỹ.

Những doanh nghiệp có hàm lượng chất xám cao như các công ty công
nghệ thông tin và tư vấn đã đẩy mạnh việc thu nạp nhân tài từ các quốc
gia đang phát triển. Chẳng hạn, 1/4 số nhân viên của hãng công nghệ
thông tin Accenture là người Ấn Độ.


Doanh nghiệp từ cả các nước phương Tây và đang phát triển đều đã nhận
thức được rằng, họ cần nỗ lực nhiều hơn nếu muốn thành công ở các thị

×