Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Ngành thuỷ sản cần chú ý điều gì khi đầu tư? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.98 KB, 4 trang )

Ngành thuỷ sản cần chú ý điều gì khi đầu tư?
Ngành thuỷ sản bao gồm các công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản.
Mô hình kinh doanh chung cho các công ty này là: nuôi trồng hoặc thu mua thuỷ
sản từ các hộ gia đình nuôi thuỷ sản về để sản xuất và chế biến bởi các dây chuyền
chế biến hiện đại được họ nhập từ nước ngoài, sau đó phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu.
Tuy nhiên, để đầu tư thành công vào ngành thuỷ sản thì nhà đầu tư cần chú ý các
đặc điểm sau:
Nguồn nguyên liệu đầu vào
Là các mặt hàng thuỷ sản như: tôm, cá tra, basa, cá ngừ, cua, nghêu,…Trong
ngành này, nguồn nguyên liệu đầu vào rất quan trong để có tăng doanh thu và vị
thế của công ty. Nếu công ty nào có khu nuôi trồng riêng của mình với quy mô lớn
thì sẽ đảm bảo đủ khối lượng đáp ứng khi có nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản, không phụ
thuộc vào nguồn cung từ các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản như thế sẽ hạn chế
rủi ro khi các hộ gia đình này không nuôi trong thuỷ sản nữa. Những mặt hàng
thuỷ sản này thường nuôi trồng trong khoảng 3 đến 4 tháng, sau đó chuyển đến
nhà máy để chế biến và sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Có những doanh nghiệp nguồn cung đầu vào từ thuỷ sản đánh bắt xa bờ chứ
không phải từ nuôi trồng (TS4) nên cùng có lợi thế riêng về thuỷ sản đối với
những nước thích nguồn thuỷ sản từ tự nhiên
Theo chu kỳ thời tiết, mùa mưa ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long thường
diễn ra từ tháng 5 đến tháng khoảng 10 dương lịch như thế sẽ tác động đến nguồn
cung nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình, do đó
vào thời gian này ngành thuỷ sản không phải là vụ mùa chính. Thường thì cá tra,
basa nuôi khoảng 3-4 tháng thì sẽ đạt trọng lượng là 1kg, do đó quý IV và quý I
năm sau sẽ là vụ mùa chính cho ngành thuỷ sản, với lại nhu cầu cuối năm thị
trường tiêu thụ trong và ngoài nước tăng lên, vì vậy doanh thu và lợi nhuận ngành
này tập trung chủ yếu vào quý này.
Tóm lại, nhà đầu tư nên đánh giá, phân tích một vài ý về nguồn cung thuỷ sản của
doanh nghiệp mình định đầu tư để hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận
Vị thế cạnh tranh trong ngành và thị trường


Công ty có thương hiệu trên thị trường có lợi cho công ty trong việc dành được
các đơn hàng xuất khẩu thuỷ sản, có thể mở rộng ra các thị trường khác. Chẳng
hạn: công ty CP thuỷ sản Minh Phú, công ty lớn nhất về chế biến tôm xuất khẩu,
ACL là công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, ABT là công ty xuất khẩu
nghêu hàng đầu Việt Nam,…
Kế đó, phải biết thị phần của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước
ngoài, chiếm bao nhiêu % trên thị trường, như Minh Phú xuất khẩu tôm qua thị
trường Mỹ chiếm thị phần rất lớn, chủ yếu là cho các nhà hàng cao cấp ở
Mỹ,..AGF xuất khẩu cá da trơn chính là thị trường Nga, Đông Âu, phục vụ nhu
cầu bình dân….
Biết được vị thế và thị trường chính đối với ngành thuỷ sản sẽ giúp nhà đầu tư
nhận ra chu kỳ tiêu thụ ở thị trường chính, có những hạn ngạch gì về thuỷ sản ở
nước xuất khẩu,…như thế sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ nguồn doanh thu từ quý này
so với quý khác để đánh giá chúng hợp lý hơn với kỳ vọng của mình.
Khả năng tiếp cận vốn vay và lợi nhuận gộp
Đặc thù của ngành thuỷ sản là bán hàng trả chậm làm cho các doanh nghiệp không
thu hồi vốn nhanh để phục vụ sản xuất tiếp, nên các doanh nghiệp này đa số huy
động vốn lưu động từ các ngân hàng, chính vì thế nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ
lớn trong nguồn vốn.
Chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sau giá
vốn hàng bán, ví dụ như CTCP Minh Phú Quý 3, 4 năm 2008 chi phí lãi vay 58,4
tỷ đồng và 48,9 tỷ đồng, trong khi Quý 1, 2 năm 2009 chỉ là 18,5 tỷ đồng và 26,7
tỷ đồng là do được hưởng lợi từ vay ưu đãi từ gói kích cầu.
Khoản mục giá vốn hàng bán thường lớn nhất vào vụ mùa, tức là quý 3, 4. Minh
Phú Quý 3, 4 năm 2008 giá vốn hàng bán lần lượt 792,6 tỷ đồng, 770 tỷ đồng
trong khi quý 1,2 năm 2009 giảm xuống 398,8 tỷ đồng và 538,3 tỷ đồng. Do đó
cuối năm nay khoản mục này cũng đạt giá trị lớn hơn so với 2 quý đầu năm
2009.
Cần chú ý chỉ tiêu lợi nhuận gộp/doanh thu qua các quý để đánh giá doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp bằng doanh thu trừ giá vốn hàng bán. Theo phân tích của người

viết, lợi nhuận gộp tăng mạnh vào các quý 3, 4 là do các doanh nghiệp thuỷ sản
vừa tăng sản lượng và giá bán lên để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong
những tháng cuối năm khi đơn đặt hàng nhiều. Do đó giúp nhà đầu tư đánh gia
chất lượng thu nhập của doanh nghiệp tốt hay không?
Khoản phải thu và hàng tồn kho
Trong ngành thuỷ sản, tỷ trọng các khoản phải thu trên tài sản chiếm tỷ lệ lớn
nhất. NDT nên xem xét các biện pháp của doanh nghiệp thực hiện khi tiến hành
thu nợ, nếu doanh nghiệp nào có khoản phải thu giảm qua các quý, năm thì đánh
giá uy tín bán hàng, khả năng thu hồi vốn tốt, để bổ sung vốn cho hoạt động kinh
doanh.
Hàng tồn kho chủ yếu là tồn kho thành phẩm do việc tiêu thụ sụt giảm từ các quý,
năm trước là do thị trường tiêu thu giảm hay để dự phòng cho các quý tiếp theo.
Nhìn chung, để đầu tu thành công trên thị trường chứng khoán thì NDT nên có cái
nhìn theo chu kỳ của ngành, những điểm “cốt lõi” của ngành, như thế sẽ giúp
NDT tối đa hoá lợi nhuận.

×