Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.48 KB, 4 trang )
Cuộc chiến PR
PR (Public Relations) đã từng là công việc rất “hot”. Thoáng nghe qua
thì công việc trên quả là hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Nhưng sự thực
thế nào thì chỉ những người làm PR mới biết...
Thực tế tại VN, trong khi có nhiều DN đã sớm coi PR là một bộ phận không
thể thiếu của DN mình thì cũng có không ít DN còn chưa quan tâm và hiểu
đúng về nghề PR. Vậy nên mới có tình trạng người phụ trách công việc
này phải làm đủ các việc khi đơn vị không có bộ phận chức năng chuyên
về công việc PR. Một điều dễ nhận thấy, hiệu quả từ PR - nhất là khi mở
các đợt quảng cáo, tuyên truyền trên báo chí chưa thể mang lại hiệu quả
tức thời về doanh số như bộ phận kinh doanh. Vì thế, nếu một DN chỉ lấy
tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế ngắn hạn đo đếm hiệu quả PR thì việc sắp xếp
bộ phận PR sẽ bị đánh giá thấp.
Trà Linh - nhân viên của một Cty PR cho biết: Khó khăn lớn nhất trong
nghề PR hiện nay có hai nguyên nhân do khách quan và chủ quan. Nói
riêng ở VN, nhiều DN vẫn chưa đánh giá đúng về PR, đặc biệt là thị trường
miền Bắc. Ở đây, họ vẫn nghĩ làm PR là một khoản chi phí chứ chưa nghĩ
được đó là một khoản đầu tư. Họ nghĩ rằng bỏ ra một khoản kinh phí vào
PR thì phải thấy ngay được kết quả như doanh số tăng lên chẳng hạn.
Quan điểm đó chưa đúng.
Có thể thấy điều này ngay tại các Cty, tập đoàn lớn của nước ngoài có mặt
tại VN như LG, Samsung, Panasonic, Honda, IDG...; kể cả các đơn vị
trong nước như FPT, Viettel... khi họ đã xây dựng hẳn một bộ phận PR
độc lập, thuộc quyền quản lý của Ban giám đốc. Với họ, thông tin là tiền
nên bộ phận PR rất được quan tâm và có hẳn một chiến lược rõ ràng. PR
được tham gia các buổi họp của ban lãnh đạo để nắm được chiến lược