Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Marketing trực tuyến: càng suy thoái, càng phát triển ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.15 KB, 7 trang )

Marketing trực tuyến: càng suy thoái, càng
phát triển
Kinh tế càng suy giảm, người ta càng cần đến internet để tìm kiếm
việc làm, cơ hội làm ăn hoặc chỉ để chia sẻ vui buồn với nhau…

Đây chính là nguyên nhân khiến tiếp thị trực tuyến ngày càng phát triển,
đặc biệt là khi tình trạng thất nghiệp gia tăng trong thời gian gần đây.

Tại hội thảo “Điển cứu mới của Harvard về chiến lược tiếp thị trong kỷ
nguyên số - Bài học cho các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam”, diễn ra
hôm nay (15/3), tại TP.HCM, do Báo VietNamNet phối hợp cùng Công ty
VietNam Report tổ chức, GS. John Quelch cho biết, để đạt lượng khách
hàng ở con số 150 triệu, điện thoại cần đến 89 năm, truyền hình cần đến
38 năm, điện thoại di động cần đến 14 năm… thì internet, cụ thể là mạng
xã hội Facebook chỉ cần có 5 năm.

Miếng bánh lớn, người “ăn” ít Điều đó cho thấy, tác dụng của công cụ tiếp
thị trực tuyến đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các
doanh nghiệp trên thế giới đều chưa nhận ra hoặc chưa muốn đầu tư cho
mảng tiếp thị trực tuyến vì lý do nào đó.

Theo GS. John Quelch, trong 10 công ty chi nhiều kinh phí nhất cho quảng
cáo trực tuyến, đứng đầu là Time Warner (một tập đoàn truyền thông hàng
đầu của Mỹ) cũng chỉ chiếm 7% tổng kinh phí tiếp thị của đơn vị này.

Trong khi đó, thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông của người
tiêu dùng và khoản chi cho quảng cáo được thống kê tại Mỹ vào năm 2008
có tỷ lệ khá vênh nhau, đặc biệt trong lĩnh vực internet và phát thanh. Theo
đó, internet chiếm 28% lượng người truy cập, nhưng khoản chi cho tiếp thị
của các doanh nghiệp chỉ chiếm 12%, phát thanh cũng tương tự với 21%
và 6%.



Lĩnh vực truyền hình với lượng người xem chiếm 37%, nhưng khoản chi
cho tiếp thị của các doanh nghiệp lại chiếm tới 42%. Tương tự, báo in có
lượng người đọc chiếm một tỷ lệ khiêm tốn – 8%, nhưng lại có được 15%
trong tổng kinh phí tiếp thị của doanh nghiệp.

Những khoản chi cho quảng cáo trên Internet trong năm 2009 chiếm
12,9% trong tổng khoản chi cho quảng cáo trên toàn cầu. Tỷ lệ này tăng
đáng kể so với những năm trước đó, tuy nhiên, theo GS. John Quelch, các
công ty vẫn chưa thực sự nhận ra tầm ảnh hưởng của internet đối với
thương hiệu của mình.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất được GS. John Quelch lý
giải là doanh nghiệp mạnh tay chi cho tiếp thị truyền thống nhằm mua
quyền lực hơn là quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, với quảng cáo trực tuyến,
đặc biệt là những mạng xã hội, doanh nghiệp khó kiểm soát được hiệu
quả…

Tuy nhiên, xu hướng lướt web để tìm kiến thông tin, giải trí, chia sẻ… ngày
càng lan nhanh. Với web 2.0, mọi người có thể trải nghiệm cảm xúc của
mình thay vì chỉ đơn thuần thu nhận thông tin như những kênh thông tin
truyền thống. Người tiêu dùng có thể tương tác với đơn vị tiếp thị để hai
bên hiểu nhau hơn.

Có thể nói, tiếp thị trực tuyến gần như không tốn phí, nhưng phản ứng
nhanh nhạy hơn, sự tương tác hiệu quả hơn, dẫn đến sự thành công
nhanh hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhận thức ra điều này.

Kinh tế suy thoái, internet càng phát triển


GS. John Quelch khuyến nghị, doanh nghiệp cần xác định ngay mục tiêu
cho tiếp thị trực tuyến, bởi kinh tế càng suy thoái, lĩnh vực này càng phát
triển. Khi tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều khách hàng thích ở nhà
hơn, dẫn đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội gia tăng.

Bên cạnh đó, những người bị khủng hoảng niềm tin thường nghe theo
những lời khuyên truyền miệng trên các mạng xã hội.GS. John Quelch cho
rằng, 90% dân Mỹ tin tưởng vào những thông tin truyền miệng trên các
mạng xã hội như Facebook, Myspace…, kế đến là những website – chiếm
70%, trong khi đó quảng cáo trên truyền hình chỉ chiếm 45%.

“Thông tin từ những mạng xã hội không bị kiểm duyệt và được trải nghiệm
từ thực tế, do đó mức độ tin cậy nhiều hơn so với những mẩu quảng cáo
trên truyền hình, vốn đã được cắt tỉa gọn gàng, sạch sẽ.”, GS. John Quelch
nói.Thực tế đó được GS. John Quelch chứng minh từ thành công của
những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Dove.

×