Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

BÀI GIẢNG THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------------

LƯ VĂN LIL

BÀI GIẢNG

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT
THỰC PHẨM

CẦN THƠ, 12/2019


LỜI NĨI ĐẦU
Trong lĩnh vực cơng nghiệp nói chung và ngành cơng nghiệp Thực phẩm nói riêng,
việc xây dựng một nhà máy thực phẩm cần trãi qua các bước tính tốn thiết kế vơ cùng
quan trọng. Từ việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy, tính hiện đại của các cơng nghệ
có thể áp dụng vào sản phẩm thực phẩm, vị trí xây dựng nhà máy,… sao cho đảm bảo
các yếu tố an toàn, tiết kiệm trong xây dựng và sản xuất sau này. Trên hết là đảm nhà
máy khi đưa vào hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất,
góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên của Quốc gia và trên toàn Thế giới.
Nhằm giúp các sinh viên ngành công nghệ thực phẩm nắm được các khái niệm và
qui trình về thiết kế một nhà máy thực phẩm – nhà máy sản xuất ở qui mô công nghiệp,
bài giảng này đề cập đến các khái niệm cơ bản về thiết kế, các trình tự thực hiện một dự
án liên quan đến thiết kế xây dựng mới (kể cả sửa chữa nâng cấp) một nhà máy thực
phẩm.
Trong quá trình nghiên cứu và học tập, các bạn sinh viên sẽ làm quen với các công
tác thiết kế như chọn địa điểm xây dựng nhà máy, lựa chọn công nghệ sao cho phù hợp
với qui mô sản xuất và đảm bảo không lạc hậu so với Thế giới,... Tính tốn cơng suất,
cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng, nguồn nhân lực để đảm bảo nhà máy hoạt động


và trên hết là tính hiệu quả kinh doanh trong sản xuất sau này.
Bài giảng này xây dựng trên cơ sở học phần tự chọn cho sinh viên chun ngành
cơng nghệ Hóa học – Thực phẩm – Sinh học. Có thể dùng làm tài liệu cho các mơn có
yếu tố thiết kế ở các lĩnh vực khác như Xây dựng và Quản lý Công nghiệp. Trong môn
học này có u cầu sinh viên kết hợp thực hiện tìm hiểu và tập đánh giá nhận xét các
công nghệ đang được các nhà máy thực phẩm áp dụng thông qua các buổi báo cáo
chuyên đề.
Mặc dù đã chọn lọc rất nhiều thông tin trước khi đưa vào bài giảng, song khó tránh
khỏi các sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên
cũng như phê bình đánh giá của bạn đọc.
Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: thầy Lư Văn Lil, Khoa CNTP & CNSH, Trường đại
học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ, 256 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều,
Tp.Cần Thơ, email:

1


MỤC LỤC
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾT KẾ ............................................................................................4
1.1.

VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ .....................................................4

1.2.

PHÂN LOẠI THIẾT KẾ .......................................................................................................5

1.3.

TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ ....................................................................................6


1.4.

CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ ..............................................................................................9

1.5.

CÁC TIÊU CHUẨN DÙNG TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ......................................13

Chương 2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY..................................................................26
2.1. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
NHÀ MÁY ........................................................................................................................................26
2.2.

CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY......................27

2.3.

TRÌNH TỰ CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY ................................................28

2.4.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VIỆC CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY
................................................................................................................................................31

Chương 3. THIẾT LẬP MẶT BẰNG NHÀ MÁY ............................................................................41
3.1.

PHÂN LOẠI MẶT BẰNG NHÀ MÁY ..............................................................................41


3.2.

CÁC CÔNG TRÌNH BÊN TRONG NHÀ MÁY ...............................................................41

3.3.

CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MẶT BẰNG NHÀ MÁY..........................................43

3.3.1.

Nguyên tắc hợp khối ....................................................................................................43

3.3.2.

Các nguyên tắc khác ....................................................................................................44

3.4.

MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY ............................................45

3.4.1.

Bố trí theo kiểu ơ cờ .....................................................................................................45

3.4.2.

Bố trí đơn nguyên .........................................................................................................46

3.4.3.


Bố trí theo kiểu chu vi ..................................................................................................47

3.4.4.

Bố trí tự do ....................................................................................................................47

3.5.

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỂ ĐÁNH GIÁ MẶT BẰNG NHÀ MÁY .....48

3.5.1.

Diện tích đất của nhà máy ...........................................................................................48

3.5.2.

Hệ số sử dụng đất trong nhà máy ...............................................................................48

Chương 4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ........................................................................49
4.1.

KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ .........................................................................................49

4.2.

THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ ...................................................................................................50

4.2.1.

Lựa chọn năng suất ......................................................................................................50


4.2.2.

Ngun liệu - Sản phẩm ...............................................................................................51

4.2.3.

Quy trình cơng nghệ .....................................................................................................51

4.3.

CÁC NGUYÊN TẮC TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT ....................................................54

4.3.1.

Sơ đồ quy trình cơng nghệ ...........................................................................................55

2


4.3.2.

Các thơng số tính tốn .................................................................................................55

4.3.3.

Tính ngun liệu - sản phẩm ở từng cơng đoạn sản xuất .........................................58

4.4.


TÍNH TỐN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ .........................................................................61

4.4.1.

Ngun tắc tính tốn và lựa chọn thiết bị...................................................................61

4.4.2.

Nguyên tắc bố trí thiết bị trong phân xưởng .............................................................62

Chương 5. TÍNH XÂY DỰNG, ĐIỆN - NƯỚC, KINH TẾ ..............................................................65
5.1.

NHỮNG TÍNH TỐN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ...........................................................65

5.1.1.

Xác định kích thước nhà ..............................................................................................65

5.1.2.

Chọn hình thức mái nhà: Có các loại .........................................................................65

5.1.3.

Chọn cửa .......................................................................................................................65

5.2.

TÍNH ĐIỆN NƯỚC..............................................................................................................66


5.2.1.

Tính lượng nước cấp cho nhà máy .............................................................................66

5.2.2.

Tính điện .......................................................................................................................69

5.2.3.

Tính tiêu thụ điện .........................................................................................................71

5.3.

TÍNH KINH TẾ....................................................................................................................73

5.3.1.

Sơ đồ hệ thống tổ chức bên trong nhà máy ................................................................73

5.3.2.

Xác định số lượng công nhân trong nhà máy ............................................................74

5.3.3.

Xác định số cơng nhân gián tiếp..................................................................................74

5.3.4.


Tính tổng tiền lương .....................................................................................................74

5.3.5.

Tính tổng vốn đầu tư cố định ......................................................................................75

5.3.6.

Tính vốn lưu động ........................................................................................................76

5.3.7.

Tổng vốn đầu tư............................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................78

3


Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾT KẾ
1.1.

VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ

1.1.1. Thiết kế nhà máy
Việc bố trí các xí nghiệp, khu cơng nghiệp cũng như mối liên hệ qua lại của chúng
với các hệ thống khác của thành phố được xác định bởi nhiều yêu cầu khác nhau: vấn
đề chiếm đất của địa phương, của thành phố và những vấn đề khoa học công nghệ, kỹ
thuật, giao thơng vận tải, mơi trường, lịch sử, văn hóa xã hội....

Khi thực hiện cơng tác thiết kế thì sẽ lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng nhà
máy.
− Thiết kế nhà máy là khâu nối liền giữa những thành tựu khoa học và sáng tạo
vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhiệm vụ của thiết kế là
chuyển kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tế, cho sản phẩm ra đời và tồn tại
được.
− Thiết kế nhà máy mới hoặc cải tạo nâng cấp nhà máy cũ làm tăng năng suất của
nhà máy.
− Cơng nghiệp giữ vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế, qua sản xuất cơng
nghiệp sản phẩm sẽ có chất lượng và giá trị cao hơn nhiều so với sản phẩm thơ.
Ví dụ:
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học trong thiết kế như: trước đây thanh trùng,
tiệt trùng bằng phương pháp nhiệt (sử dụng hơi nước), hiện nay thanh trùng, tiệt
trùng bằng phương pháp chiếu xạ gần đây phương pháp áp suất cao để thanh trùng
là một phương pháp ít gây tác động đến mơi trường, đang được nghiên cứu áp dụng
rộng rãi.
+ Hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy được cải tiến nhằm tăng hiệu
quả quản lý giảm chi phí nhân sự.
+ Tận dụng phế liệu của nhà máy tạo ra các sản phẩm mới có giá trị góp phần
làm tăng hiệu quả kinh tế của nhà máy, giảm chi phí cho việc xử lý chất thải.
− Thiết kế địi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ để tránh gây những hậu quả nghiêm trọng
khi xây dựng nhà máy.
− Thiết kế phải tuân theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Cần cập nhật các tiêu
chuẩn mới nhất tránh hiện tượng nhà máy vừa thiết kế áp dụng các qui chuẩn
cũ đã lỗi thời.
1.1.2. Nhiệm vụ thiết kế
Cơng tác thiết kế có tác dụng quyết định chất lượng của cơng trình sau này, ảnh
hưởng đến các q trình thi cơng xây dựng, q trình phục vụ cơng trình, tuổi thọ cơng
trình, tác dụng và hiệu quả kinh tế của cơng trình.
Đối với nhà máy chế biến thực phẩm, cơng nghệ sinh học nó cịn ảnh hưởng đến

cả chất lượng thành phẩm.

4


Vì vậy người làm cơng tác thiết kế phải nắm vững những yêu cầu cơ bản và tổng
hợp về công tác thiết kế, kiến thức về công nghệ và hiểu biết về kỹ thuật xây dựng, thi
cơng, an tồn lao động, vệ sinh cơng nghiệp, tài chính dự án,… nhưng trước tiên phải
nắm vững và bám sát nhiệm vụ thiết kế.
Bất kỳ một bản thiết kế nào cũng phải có nhiệm vụ thiết kế.
Nhiệm vụ thiết kế là xuất phát điểm, là cơ sở để khi tiến hành thiết kế phải bám
sát, nó là kết quả yêu cầu thực tế, của việc điều tra nghiên cứu kỹ càng.
Tùy từng loại thiết kế mà nhiệm vụ thiết kế có phần khác nhau, nói chung nhiệm
vụ thiết kế xuất phát từ những đòi hỏi từ sự phát triển của nền kinh tế, có kế hoạch và
những cải tiến về kỹ thuật và công nghệ.
Trong nhiệm vụ thiết kế đề ra đầy đủ những dự kiến, những qui định cụ thể tới
nhiệm vụ, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Lý do hoặc cơ sở thiết kế.
+ Địa phương và địa điểm xây dựng nhà máy.
+ Năng suất và mặt hàng (kể cả chính và phụ) do nhà máy sản xuất.
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu, điện, nước và năng lượng.
+ Nội dung cụ thể phải thiết kế.
+ Thời gian và các giai đoạn thiết kế.
1.2.

PHÂN LOẠI THIẾT KẾ

1.2.1. Thiết kế sửa chữa, mở rộng phải cải tiến một phân xưởng sản xuất
Dựa trên mặt bằng của nhà máy cũ là loại thiết kế thường gặp.
Thiết kế đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị và máy, thiết kế mở rộng thêm phân

xưởng, nhà máy (khi thiết kế mới nhớ căn cứ yêu cầu phát triển để dự trữ đất mở rộng).
* Các bước thực hiện:
- Thu thập số liệu và các dữ liệu của nhà máy.
- Tận dụng cơ sở vật chất của nhà máy.
- Phân tích đánh giá số liệu, yêu cầu của khách hàng.
- Đưa ra phương án thực hiện.
1.2.2. Thiết kế mới
Thiết kế nhà máy tại địa điểm cố định do đơn vị nào đó đặt hàng với năng suất yêu
cầu hoặc tự lựa chọn địa điểm sao cho phù hợp.
* Lưu ý:
- Tận dụng phế liệu, thiết bị cũ của nhà máy cũ (nếu có).

5


- Vốn đầu tư.
- Theo yêu cầu của chủ nhà máy.
- Đưa ra phương án.
Thường đầu đề thiết kế gắn liền với tên cụ thể của địa phương, ví dụ: Nhà máy
chế biến trái cây xuất khẩu Cần Thơ, Nhà máy bia Hậu Giang,…
1.2.3. Thiết kế mẫu
Dựa trên những giả thuyết chung nhất về thiết kế nhà máy để thiết kế một nhà
máy mẫu (thiết kế nhà máy tại địa điểm bất kỳ để bán hoặc viện trợ).
Bản thiết kế được sử dụng nhiều lần, phần cơ bản vẫn được bảo toàn, chỉ thay
đổi những phần cần thiết cho phù hợp với địa điểm xây dựng như phần cấp thoát nước,
nguồn cung cấp điện, nhiên liệu,… đơi khi có thay đổi về phần kết cấu nền móng cho
phù hợp với tình hình địa chất, mạch nước ngầm và tải trọng gió,…
Đối với sinh viên khi thiết kế tốt nghiệp, do điều kiện và khả năng thu thập dữ
liệu, kiến thức tổng hợp, thời gian có hạn nên thường là thiết kế mẫu, ngồi ra có thể
tham gia thiết kế mới hay thiết kế sửa chữa.

1.3.

TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ

Đây là một cơng việc phức tạp có nhiều người tham gia, cần có một người chủ
trì đủ trình độ chun mơn, biết tổ chức làm việc theo nhóm, phân cơng hợp lý, tiết kiệm
thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng.
1.3.1. Xây dựng kế hoạch thời gian

Để hồn thành cơng tác thiết kế một nhà máy thực phẩm, đặc biệt là thiết kế mới
cần có một khoảng thời gian nhất định từ thống nhất nội dung kế hoạch, tổ chức nhóm
và phân cơng nhiệm cụ cho từng thành viên trong đội thiết kế cho đến nghiệm thu thiết
kế. Thời gian này thường được tính với đơn vị là tuần, trung bình từ 10 đến 15 tuần.
Bảng 1. 1 Xây dựng kế hoạch thời gian mẫu
STT

Nội dung công tác thiết kế

1

Thống nhất nội dung, kế hoạch

2

Tìm, phân tích tài liệu

3

Chọn địa điểm xây dựng


4

Hồn thành, thơng qua sơ bộ

5

Thiết kế cơng nghệ

6

Thiết kế mặt bằng phân xưởng

Thời gian (tuần)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

6


STT

Nội dung công tác thiết kế

7

Thiết kế mặt bằng nhà máy

8

Thiết kế điện


9

Thiết kế phần cấp thoát nước

Thời gian (tuần)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

10 Vẽ các bản vẽ
11 Dự kiến tổ chức nhân sự
12 Các tính tốn về kinh tế
13 Bổ sung, hoàn chỉnh bản vẽ
14

Đánh máy, hoàn thành bản
thuyết minh

15 Nghiệm thu thiết kế
1

Thống nhất nội dung, kế hoạch: Tuần 1: tên gọi (sao cho thể hiện được tính đặc
trưng của nhà máy) nhà máy qui mô nhỏ một dây chuyền sản xuất có thể gán tên
của sản phẩm, nhà máy có nhiều sản sản phẩm thì gán với tên chuyên ngành như:
đồ hộp, thủy sản, nước giải khác, thực phẩm,… có thể sử dụng các từ tiếng Anh
phổ biến để đặt tên: Sugar, Cookies, Can Food, Beverage,… cần thiết có thể gắn
liền với tên riêng mà chủ sở hữu nhà máy muốn đặt. Mục đích của nhà máy: mặt
hàng hay sản phẩm (một hay nhiều) nhà máy sản xuất trong tương lai.

2

Tìm, phân tích tài liệu: Tuần 1, 2, 3: các tài liệu liên quan địa điểm xây dựng,

nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, nhu cầu kinh tế xã hội, xu hướng phát
triển sản phẩm, công nghệ hiện tại và tương lai,…

3

Chọn địa điểm xây dựng: Tuần 2, 3: sử dụng các phương pháp đánh giá địa điểm
để chọn ra địa điểm tối ưu, tùy vào quy mô sản xuất, khả năng mở rộng và đội
ngũ thiết kế để chọn phương pháp đánh giá địa điểm xây dựng phù hợp nhất.

4

Hồn thành, thơng qua sơ bộ: Tuần 4: sau khi chọn được địa điểm xây dựng, hoàn
thành các bước 1, 2, 3 thì thơng qua sơ bộ tính khả thi của nhà máy đang được
thiết kế làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

5

Thiết kế công nghệ: Tuần 2 đến 9: Quan trọng nhất, quyết định đến việc tồn tại
và phát triển hợp lý của nhà máy. Công nghệ phải phù hợp với sản phẩm, tránh
sử dụng công nghệ cũ bị đào thải từ các nhà máy khác (trong quá khứ đã có một
7


số nhà máy mới xây dựng nhập thiết bị đào thải từ nước ngoài về sử dụng, hậu
quả của việc áp dụng cơng nghệ lỗi thời làm chi phí sản xuất gia tăng, có nhiều
sản phẩm lỗi). Cơng nghệ phải có tính cập nhật, hiện đại và có thể cải tiến trong
tương lai.
6

Thiết kế mặt bằng phân xưởng: Tuần 7 đến 10: bố trí thiết bị trong phân xưởng,

chỉ rõ quan hệ giữa các nhóm thiết bị trong phân xưởng. Xác định diện tích kích
thước của từng nhóm phân xưởng, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến bố trí và thiết
kế mặt bằng tổng thể của nhà máy.

7

Thiết kế mặt bằng nhà máy: Tuần 10, 11: Bao gồm cả những cơng trình phụ trợ
như nhà xe, nhà hành chính, căn tin,… Có thể sử dụng nguyên tắc hợp khối để
tiết kiệm diện tích xây dựng. Trong bố trí mặt bằng chung của nhà máy, phải đảm
bảo về mặt thẩm mỹ, giao thơng nội bộ thuận lợi, an tồn cháy nổ,… tiết kiệm
diện tích và có thể mở rộng trong tương lai.

8

Thiết kế điện: Tuần 11, 12: Tính tốn cân bằng năng lượng điện trong nhà máy,
bao gồm cả sản xuất và cả trong sinh hoạt, hoạt động của tất cả các phòng ban
trong nhà máy. Xác định nguồn cấp điện, tính tốn hiệu suất sử dụng trên cơ sở
các thiết bị chính trong sản xuất (tính tốn chọn tụ bù cos phi nếu cần thiết).

9

Thiết kế phần cấp thoát nước: Tuần 9 đến 12: Nhà máy sản xuất thực phẩm luôn
gắn liền với nhu cầu sử dụng nước, cần xác định nguồn nước cấp (nước ngầm
hay nước thủy cục hoặc tỉ lệ sử dụng của mỗi loại theo nhu cầu cũng như địa
điểm xây dựng của nhà máy). Thiết kế khu xử lý nước cấp và nước thải riêng
biệt, tuy nhiên xu hướng hiện đại là khuyến khích xử lý nước thải đến mức có thể
tái sử dụng.

10 Vẽ các bản vẽ: Tuần 8 đến 12: bản vẽ mặt bằng địa điểm, bản vẽ mặt bằng thi
công, bản vẽ mặt bằng nhà máy. Thể hiện các cơng trình chính, cơng trình phụ,

giao thơng, trên bản vẽ có ‘Hoa gió’ nằm trên góc phải, phía trên của bản vẽ thể
hiện hướng gió chính hàng năm thổi vào nhà máy.
11 Dự kiến tổ chức nhân sự: Tuần 12, 13: bao gồm cả nhân sự trong sản xuất đến
các nhân viên và cán bộ quản lý điều hành của tất cả các phòng ban trong nhà
máy (chủ yếu dự kiện về mặt số lượng con người).
12 Các tính tốn về kinh tế: Tuần 11 đến 13: vốn đầu tư, lương công nhân, giá sản
phẩm. Giá sản phẩm dựa trên tất cả các chi phí và thời gian hịa vốn mong muốn.
Cơng nghệ hiện đại sử dụng ít cơng nhân, tiết kiệm năng lượng và chi phí vận
hành là yếu tố quyết định lợi nhuận về kinh tế cho nhà máy.
13 Bổ sung, hoàn chỉnh bản vẽ: Tuần 11 đến 14: xem và kiểm tra các bản vẽ mặt
bằng nhà máy, địa điểm, qui trình cơng nghệ sản xuất, cấu tạo một số thiết bị
chính trong nhà máy để cho ra các bản vẽ hoàn chỉnh nhất.
14 Đánh máy, hoàn thành bản thuyết minh: Tuần 12 đến 15: chuyển các kết quả phân
tích, tính tốn về dạng văn bản thành bản thuyết minh hồn chỉnh của nhóm thiết
kế để được nghiệm thu.

8


15 Nghiệm thu thiết kế: Tuần 15: Các nhân sự có thẩm quyền sẽ nghiệm thu tính khả
thi của thiết kế, phê duyệt kế kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy. Hoặc có thể u
cầu tính tốn thiết kế lại, thậm chí có thể hủy bản thiết kế.
1.3.2. Xây dựng nhân lực thiết kế
Để thực hiện công tác thiết kế cần phải thành lập một nhóm người có chuyên môn
để thực hiện nhiệm vụ thiết kế. Các yêu cầu của tổ thiết kế bao gồm: có chun mơn
ngành nghề về loại nhà máy thực phẩm sắp được thiết kế (nhà máy nước giải khát, nhà
máy đồ hộp, nhà máy thủy sản,…) mỗi loại nhà máy thực phẩm có yêu cầu đặc thù
riêng; chuyên môn về thu thập thông tin số liệu hoặc ít nhất có khả năng nhận hỗ trợ từ
các cơ quan chức năng (nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, nhân cơng tại địa
phương,…); có khả năng thiết lập và thực hiện các bản vẽ, có kiến thức nhất định về

tính tốn kinh tế.
Chuẩn bị thiết kế, nhóm thiết kế cần phải xây dựng:

1.4.

-

Giản đồ Gant, bố trí phân chia các nội dung cơng việc theo thời gian như bảng
1.1, tùy theo mảng công việc trong giản đồ sẽ giao cho một, một vài hay tất cả
thành viên trong nhóm thực hiện.

-

Ước lượng chi phí thiết kế, thời gian thực hiện thiết kế cũng chính là thời gian
làm việc của nhóm thiết kế. Ngồi các chi phí trang thiết bị cịn phải tính đến
thù lao cho nhân sự của nhóm thiết kế, tùy theo độ khó của công việc và trách
nhiệm của các thành viên mà chi phí này có thể khác nhau. Bên cạnh đó cũng
phải tính đến các chi phí phát sinh khi các cơng việc trong q trình thiết kế có
liên quan đến các cơ quan đơn vị bên ngoài.

-

Với các nhân sự được giao, đánh giá chung khả năng hoàn thành nhiệm vụ của
nhóm từ đó có thể đề suất với nhà đầu tư bổ sung các nhân sự có chun mơn
cần thiết cho nhóm.
CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

1.4.1. Thiết kế sơ bộ
Cụ thể hoá các nội dung nêu lên trong bảng nhiệm vụ thiết kế.
Làm rõ những khái niệm, những điều kiện hợp lý của địa điểm xây dựng nhà máy

được lựa chọn.
Thiết kế phần mềm công nghệ gồm : nguyên liệu (rắn, lỏng hay khí để xây dựng
kho chứa nguyên liệu cho hợp lý), thiết kế sản phẩm (phương pháp kiểm tra, bảo quản
(phương pháp, thời gian)), nguyên liệu và sản phẩm.
Thiết kế công nghệ là lựa chọn, thiết lập qui trình cơng nghệ cho nhà máy, thuyết
minh mục đích, nhiệm vụ của từng q trình, tính tốn cân bằng (vật chất) cho từng quá
trình, xác định nguồn cung cấp nguyên liệu.
Cơ sở hạ tầng : xác định nguồn cung cấp ngun liệu, điện, nước, giao thơng, chủ
trương, chính sách nhà nước đối với đầu tư.
An toàn vệ sinh lao động:
9


● Bố trí phân xưởng có hợp lý khơng: ước tính kích thước và diện tích xây
dựng của các loại cơng trình.
Đưa ra giải pháp kết cấu kiến trúc cơng trình. Tính tốn số lượng xây cất, xác
định vốn đầu tư. Đề ra khả năng điều kiện thi công nhà máy. Thời hạn xây dựng
và thời hạn đưa cơng trình vào hoạt động.
● Sử dụng hệ thống kiểm tra an toàn vệ sinh, chất lượng nào.
* Nội dung và tài liệu của thiết kế sơ bộ gồm: bản thuyết minh, các bản vẽ.
Bản thuyết minh:
Xúc tích, gọn, đúng văn phạm, các số liệu tính tốn đưa về bản, sơ đồ, đồ thị. Bản
thuyết minh gồm các phần sau:
Phần tổng quát: giới thiệu tóm tắt phần thiết kế sơ bộ thơng qua nội dung thiết
kế.
- Trình bày, lý giải, lập luận các nội dung đưa ra.
- Trình bày một số phương án lựa chọn. Lý do chọn phương án tối ưu. Trong
quá trình lựa chọn phải quan tâm đến: khoa học, kinh tế, thực tế.
- Trình bày lý giải việc lựa chọn địa điểm, lập luận kinh tế kỹ thuật và cơ sở
để nhà máy ra đời.

Phần cơng nghệ: trình bày về các nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, phụ gia,
nêu lên những đặc điểm, tính chất của nguyên liệu. Các phương pháp xử lý sơ bộ, bảo
quản nguyên liệu và trình bày phương án lựa chọn qui trình cơng nghệ hợp lý.
- Mơ tả cơng nghệ, tính cân bằng vật chất (nguyên liệu và sản phẩm của qui
trình). Nêu các phương pháp kiểm tra nguyên liệu, sản phẩm và kiểm tra theo dõi
sản xuất.
- Nêu rõ mức độ cơ giới hố, tự động hố, nếu có thể thì so sánh với các
nhà máy hiện đại trong nước và ngoài nước.
Phần xây dựng:
- Tính tốn diện tích và kích thước các loại cơng trình, dự kiến kiến trúc,
kết cấu các loại cơng trình đó.
- Trình bày phương án giải phóng mặt bằng của nhà máy, phương án thiết
kế mặt bằng, cấp thốt nước.
- Ngồi ra cịn có phần an tồn vệ sinh cơng nghiệp: biện pháp an tồn đối
với thiết bị, con người, các giải pháp vệ sinh công nghiệp: hút ẩm, hút bụi, thơng
gió.
Phần kinh tế:
- Trình bày hệ thống tổ chức và nhân sự của nhà máy
- Tiền lương.
10


- Nêu số liệu vốn đầu tư xây dựng, đất đai cơ sở hạ tầng, thuế, chi phí nguyên
liệu, nhiên liệu, nhân cơng,... Tính giá thành sản phẩm, thời gian hồn vốn.
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án.
Các bản vẽ:






Bản đồ khu vực và địa điểm xây dựng của nhà máy.
Bản vẽ mặt cắt về địa chất, thuỷ văn (nếu có). Các biện pháp san lấp nền.
Bản vẽ qui trình cơng nghệ (theo thiết bị hoặc theo sơ đồ khối).
Bản vẽ bố trí nhà máy và thiết bị trong phân xưởng (bản vẽ mặt cắt bằng, mặt
cắt dọc, mặt cắt ngang).

Bản vẽ hệ thống điện, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống hơi nước, hút bụi, thơng
gió (nếu có).
Vậy: Thiết kế sơ bộ bao gồm các bản vẽ sau:





Bản vẽ các qui trình cơng nghệ.
Bản vẽ bố trí thiết bị trong phân xưởng (cắt bằng, dọc, ngang).
Bản vẽ mặt bằng nhà máy
Ngồi ra, sinh viên có thể tự chọn vẽ sơ đồ các đường ống, sơ đồ cấp thốt
nước.

Ví dụ: Bản vẽ bố trí sơ bộ một phịng thí nghiệm hình 1.1.
1.4.2. Thiết kế kỹ thuật (nếu thiết kế sơ bộ chính xác có thể bỏ qua thiết kế kỹ thuật)
Được tiến hành sau khi thiết kế sơ bộ đã được duyệt.
Thiết kế kỹ thuật có nhiệm vụ:
- Kiểm tra lại, bổ sung cho thiết kế sơ bộ.
- Phân tích, bổ sung thêm những phần thiết kế sơ bộ chưa chính xác.
- Hoặc tính tốn lại những phần trong thiết kế sơ bộ chưa tính hoặc tính
chưa chính xác do khơng có thời gian, điều kiện.
Trọng tâm là bổ sung, kiểm tra phần công nghệ.

Xác định quan hệ các cơng trình mặt bằng nhà máy để đảm bảo có khoảng cách
kỹ thuật, làm giảm thời gian vận chuyển, đảm bảo khoảng cách thích hợp đồng thời tiết
kiệm vật tư xây dựng.
Tính tốn kiểm tra lại phần thi cơng.
Xác định hệ thống giao thông vận chuyển đến nhà máy, trong nhà máy.
Tính chính xác hệ thống điện, thơng gió, hút bụi và các biện pháp an toàn khác.
Bổ sung các bản vẽ chính cịn thiếu trong thiết kế sơ bộ.
Nếu thiết kế sơ bộ chính xác thì có thể bỏ qua thiết kế kỹ thuật.

11


Hình 1. 1 Sơ đồ bố trí phịng thí nghiệm

12


1.4.3. Thiết kế thi công
Bắt đầu sau khi thiết kế sơ bộ được duyệt (nếu 2 giai đoạn) hoặc bắt đầu sau khi
thiết kế kỹ thuật được duyệt (nếu 3 giai đoạn).
Nội dung: Lập chính xác các bản vẽ đã được vẽ trong thiết kế sơ bộ về: kích
thước, hệ thống đường giao thơng, hệ thống cấp thốt nước, điện,...
Các bản vẽ chi tiết: kích thước, vật liệu, yêu cầu thiết kế nền móng để tiến hành
thi cơng. Các nhà xưởng phải có đầy đủ các bản vẽ xây dựng (do bộ phận xây dựng thiết
kế), kết hợp với các bộ phận khác: điện, nước,...
Trong các bản vẽ ghi đầy đủ vật liệu, hướng dẫn trình tự thi cơng, an tồn thi
cơng.
Phải có bản vẽ mặt bằng thi cơng, mặt bằng này được xố sau khi thi cơng.
1.5.


CÁC TIÊU CHUẨN DÙNG TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ

1.5.1. Khổ giấy vẽ
Khổ giấy được thể hiện ở chiều dài và chiều rộng của tờ giấy, đơn vị tính là
milimet. Khổ giấy tiêu chuẩn đầu tiên là A0 chiều dài 1189mm và rộng 841mm, có diện
tích là 1m2, các khổ giấy tiêu chuẩn tiếp theo được hình thành bằng cách chia đơi tờ giấy
theo chiều song song với cạnh ngắn: cắt đôi cạnh dài tờ giấy A0 sẽ thu được 2 tờ A1 có
kích thước chiều dài là 841mm và rộng là 594mm. Như vậy con số phí sau chữ A là chỉ
số lần tờ giấy A0 bị chia đơi, kết quả ta có khổ giấy tiêu chuẩn như sau:
A0 (841x1189), A1 (594x841), A2 (420x594), A3 (297x420), A4 (210x297),…
Ngồi ra cịn có các kiểu khổ giấy B và C: B0 (1000x1414), C0 (917x1297).
Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh
là căn bậc hai của 2, xấp xỉ 1,414. Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước.
Trong một số chuyên ngành, do nhu cầu thể hiện các hình ảnh trên bảng vẽ khác
nhau mà có thể sử dụng các khổ giấy biến thể từ các khổ tiêu chuẩn (các khổ biến thể
thường chiều dài lớn hơn căn 2 của chiều rộng, có thể là 2; 2,5; 3;… lần so với chiều
rộng).
1.5.2. Khung tên
Trong mỗi bản vẽ, ở góc bên phải dưới cùng ln có 1 khung tên: tên đơn vị (chủ
đầu tư), tên cơng trình, tên bản vẽ, tên tác giả thực hiện bản vẽ và có vị trí cho người
phê duyệt bản vẽ xác nhận, ký tên,…
Các bản vẽ thực hiện tại Khoa Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Sinh học,
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ có 2 kiểu như sau:
• Các mơn học làm việc nhóm có nhiều sinh viên thực hiện.

13


Hình 1. 2 Khung tên mơn học
• Luận văn và các cơng trình khác


Hình 1. 3 Khung tên luận văn
* Một số chú ý khi vẽ khung tên:
- Khi khung tên vẽ trên bất kỳ khổ giấy nào, kích thước khung tên khi in
ra phải là kích thước thật – cạnh nằm ngang của khung tên là 180mm. Khi sinh
14


viên thực hiện một bản vẽ trên máy tính, do nhu cầu có thể in ra nhiều khổ giấy
khác nhau vì vậy các bạn phải điều chỉnh kích thước khung tên theo khổ giấy cần
in.
- Phần ghi tên cơng trình, đặc tính kỹ thuật, số lượng,… khơng nhất thiết
phải đặt ngay trên khung tên, mà có thể đặt bên cạnh nhằm chừa khơng gian giấy
để vẽ các hình tùy theo cách bố trí bản vẽ của tác giả.
1.5.3. Chữ viết
Chữ Và Chữ Số Trên Bản Vẽ Xây Dựng (TCVN 4608:2012)
Tiêu chuẩn này quy định và khổ (kích thước) của chữ, chữ số sử dụng trên bản
vẽ xây dựng.
Khổ các chữ và chữ số quy định theo chiều cao (h) của chữ và chữ số, đơn vị tính
bằng mm.
Tùy theo kích thước bản vẽ và tỷ lệ của hình vẽ cần thể hiện để chọn khổ chữ
thích hợp nhưng khơng được nhỏ hơn 2 mm.
CHÚ Ý: Trên cùng một bản vẽ không dùng quá 4 khổ chữ.
1.5.3.1Các kiểu chữ và chữ số
Cách đặt ký hiệu cho các bộ phận khác nhau của một đồ án cần được thể hiện
theo cùng một nguyên tắc. Các bản vẽ và các bộ phận bản vẽ cần được thể hiện sao cho
chỉ riêng bản vẽ cũng đủ để thể hiện đối tượng mà không cần ghi thêm chữ hoặc các chữ
viết tắt. Tuy nhiên, khi bản vẽ thể hiện một loại đối tượng tương tự (ví dụ mặt bằng ngơi
nhà có cửa sổ) nếu cần thiết có thể chỉ rõ riêng biệt từng cái một (ví dụ bằng số thứ tự).
Điều này cũng được áp dụng khi các loại đối tượng tương tự như các cửa sổ có thể lẫn

với các bộ phận khác có hình dạng tương tự như cửa ra vào, để phân biệt, phải áp dụng
những nguyên tắc của tiêu chuẩn này.
- Kiểu chữ in hoa và chữ số vuông, nét liền trình bày theo quy định trong
Hình 1.4

15


Hình 1. 4 Kiểu chữ in hoa và chữ số vuông, nét liền
- Kiểu chữ in hoa và chữ số khổ đứng, nét liền trình bày theo quy định trong
Hình 1.5

Hình 1. 5 Kiểu chữ in hoa và chữ số khổ đứng, nét liền
- Kiểu chữ in thường, nét liền trình bày theo quy định trong Hình 1.6

16


Hình 1. 6 Kiểu chữ in thường, nét liền
- Các kiểu chữ và chữ số trong tiêu chuẩn này có thể viết đứng hay nghiêng
tùy yêu cầu và tính chất của nội dung cần minh họa (Tên bản vẽ, tên hình vẽ, chú
thích trên hình vẽ, thuyết minh,…).
- Độ nghiêng (α) của chữ và chữ số không lớn hơn 30 so với phương thẳng
đứng của dịng viết.
CHÚ THÍCH: Góc nghiêng  tạo bởi nét đứng của chữ hoặc chữ số hợp với
phương thẳng đứng của dịng viết.
1.5.3.2Kích thước của chữ và chữ số
Độ đậm của nét và khoảng cách giữa hai chữ trong một từ, giữa hai chữ số trong
một số, giữa hai từ hay hai số kề nhau, giữa các dòng được quy định trong Bảng 1.2
(theo kiểu chữ khổ vuông) và trong Bảng 1.3 (cho kiểu chữ khổ đứng).

Bảng 1. 2 Kích thước kiểu chữ khổ vng
Kích thước quy định

Tỷ lệ giữa kích thước và chiều cao

1. Chiều cao chữ và chữ số

h

2. Chiều rộng của chữ và chữ số (trừ số 1 và
chữ l, chữ L)

h
Từ 1/10 h đến 1/8 h = 0,8 h

3. Chiều rộng của số 1 và chữ l, chữ L
4. Độ đậm (chiều rộng) của nét chữ và chữ số

Từ 1/10 h đến 1/8 h

5. Khoảng cách giữa hai chữ hoặc hai chữ số
kề nhau
6. Khoảng cách giữa hai từ hoặc hai con số kề
nhau

Từ 1/10 h đến 1/5 h
Khơng nhỏ hơn ½ h
Từ 0,5 h đến 1,2 h

7. Khoảng cách giữa các dòng

17


CHÚ Ý: Cho phép thu hẹp khoảng cách giữa các chữ TA, VA, WA, AY,… để từ
thể hiện được cân đối.
Bảng 1. 3 Kích thước kiểu chữ khổ đứng
Kích thước quy định

Tỷ lệ giữa kích thước và chiều cao
h

1. Chiều cao chữ và chữ số
2. Chiều rộng của chữ và chữ số (trừ các chữ
I, chữ M, chữ W và số 1)

3/10 h

3. Chiều rộng của chữ M

4/10 h

4. Chiều rộng chữ l và số 1

Từ 1/10 h đến 1/8 h

5. Độ đậm (nét chữ và chữ số)

Từ 1/10 h đến 1/8 h

6. Khoảng cách giữa hai chữ hoặc hai chữ số

kề nhau
7. Khoảng cách giữa hai từ hoặc hai con số kề
nhau

Từ 3/10 h đến h
Không nhỏ hơn h
Từ 0,5 h đến 1,2 h

8. Khoảng cách giữa các dòng

- Có thể dùng kết hợp 3 kiểu chữ trong một nội dung.
- Dấu của chữ phải đặt đúng vị trí, bảo đảm tính chính xác của ngơn ngữ
tiếng Việt, hình dạng và kích thước của dấu phải tỷ lệ với khổ và kiểu chữ.
- Cho phép dùng khuôn chữ để viết chữ và chữ số, nhưng phải tuân theo
quy định tại 1.3 và 2.7 của tiêu chuẩn này.
1.5.4. Cách ghi kích thước
1.5.6.1 Nét vẽ
Đường Nét Trong Bản Vẽ (TCVN 5570:2012)
Tiêu chuẩn này quy định ký hiệu đối với đường trục và các loại đường nét trên
các bản vẽ của hồ sơ thiết kế.
Đường nét trong bản vẽ phải đảm bảo đều, rõ ràng và chính xác với từng loại nét.
Các loại đường nét và chiều rộng của nét vẽ được quy định trong Bảng 1.4

18


Bảng 1. 4 Các đường nét trong bản vẽ
Loại nét

Nét vẽ


Chiều rộng

Phạm vi áp dụng

1. Nét liền rất đậm

d

Đường bao các mặt cắt

2. Nét liền đậm

d
2

Đường bao ở mặt bằng, mặt
đứng

3. Nét liền mảnh

d
4

Đường kích thước, đường
dóng, đường chú dẫn, ký hiệu
vật liệu

4. Nét dích dắc (nét
ngắt)


d
4

Đường ngắt đoạn một bộ
phận hình vẽ

5. Nét gạch dài chấm mảnh

d
4

Đường trục, đường tim trong
hình vẽ

6. Nét đứt mảnh

d
4

Đường bị khuất

CHÚ THÍCH:
- Chiều rộng d lấy theo quy định trong TCVN 8-20:2002. Trong bản vẽ,
các hình biểu diễn được vẽ bằng nhiều loại nét với hình dáng và ý nghĩa khác
nhau. Dưới đây là bảng quy định nét vẽ dùng trong vẽ kỹ thuật (trong đó b là bề
rộng nét vẽ, b = 0.3 ÷ 1.5, tuỳ thuộc vào khổ bản và vẽ tỷ lệ hình biểu diễn.
- Chiều rộng của nét vẽ trong Bảng 1 áp dụng cho hình vẽ có tỷ lệ 1:50 và
nhỏ hơn.
- Trường hợp hình vẽ có tỷ lệ lớn hơn 1:50 phải căn cứ tỷ lệ hình vẽ để

chọn chiều rộng của nét vẽ.
1.5.6.2 Ghi kích thước
Quy Tắc Ghi Kích Thước (TCVN 5705:1993)
Tiêu chuẩn này quy định quy tắc ghi kích thước dài, kích thước góc trên các bản
vẽ và tài liệu kỹ thuật của các ngành cơng nghiệp.
- Mỗi kích thước chỉ ghi một lần trên bản vẽ. Con số kích thước chỉ trị số
kích thước thật của vật thể, khơng phụ thuộc tỷ lệ hình vẽ.
- Đơn vị kích thước chỉ độ dài là mm. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị.
Nếu trên bản vẽ dùng đơn vị khác thì phải ghi chú.
- Khi ghi kích thước, đường dóng kích thước và đường kích thước được vẽ
bằng nét mảnh. Đường dóng vẽ vng góc với đoạn được ghi kích thước và vượt
quá đường ghi kích thước một đoạn 2 ÷ 3 mm.
19


- Đường kích thước vẽ song song với đoạn được ghi kích thước. Đường giới
hạn kích thước có 3 cách ghi:
Nét nghiêng đậm 45°

Dấu chấm tròn

Mũi tên

- Con số ghi kích thước ghi phía trên đường kích thước và song song với
đường kích thước. Khi khoảng cách q nhỏ khơng đủ chỗ ghi kích thước thì có
thể ghi con số kích thước ra phía ngồi.
- Khi ghi kích thước theo phương pháp đứng thì phải theo nguyên tắc xoay
mặt vẽ bên trái.
- Ghi độ dốc thì đánh mũi tên dốc xuống theo chiều nghiêng của độ dốc.
- Các đường dóng khơng được cắt qua đường kích thước, do đó đường kích

thước ngắn được đặt gần bản vẽ, đường dài đặt xa hình vẽ.
1.5.5. Các ký hiệu trong bản vẽ
1.5.6.1Ký hiệu đường nét
Các ký hiệu đường nét như loại nét (nét liền, nét đứt, chấm gạch,…) và màu sắc
được thể hiện trong bảng 1.5.
Bảng 1. 5 Ký hiệu đường nét

20


1.5.6.2Ký hiệu vật liệu
Các ký hiệu về tính chất của vật liệu được sử dụng trong thiết kế được qui định
như trong hình 1.7.

Hình 1. 7 Ký hiệu vật liệu

21


1.5.6.3Ký hiệu qui ước trên mặt bằng tổng thể
Qui ước về các chi tiết, cơng trình trên bản vẽ mặt bằng được trình bày trong
bảng 1.6.
Bảng 1. 6 Ký hiệu qui ước trên mặt bằng tổng thể

1.5.6. Mặt cắt – hình cắt
1.5.6.1 Hình cắt
Là hình biểu diễn phần cịn lại của một đối tượng cần cắt nào đó sau khi đã tưởng
tượng cắt bỏ một phần ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát. Hình cắt biểu diễn khơng
những phần thuộc mặt phẳng cắt mà cả các phần sau mặt phẳng cắt đó. Trong những
trường hợp cụ thể, phần sau của mặt phẳng cắt có thể khơng cần biểu diễn nếu thấy

không cần thiết.
22


Hình cắt: có hai kiểu phân loại.
Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt
- Hình cắt đứng.
- Hình cắt bằng (mặt bằng).
- Hình cắt cạnh.
Phân loại theo số lượng mặt phẳng cắt
- Dạng đơn giản : một mặt phẳng cắt.
- Dạng phức tạp : là hình cắt thu được khi ta dùng 2 – 3 mặt phẳng cắt qua
vật thể và diễn tả hình thu được ở một hình cắt. Loại này có: hình cắt bậc (ngoặt),
hình cắt xoay (gãy) và hình cắt riêng phần.
1.5.6.2 Mặt cắt
Mặt cắt là hình biểu diễn phần giao tuyến của mặt phẳng cắt với vật thể.
Trên hình biểu diễn người ta dùng nhiều loại nét để diễn tả vật thể. Đối với các
vật thể có cấu tạo bên trong, phức tạp thì số lượng nét vẽ nhiều, đôi khi làm rối bản vẽ,
người đọc khó hình dung và có thể nhầm lẫn. Vì vậy tuỳ theo mức độ phức tạp của vật
thể mà ta sử dụng loại mặt cắt hay hình cắt cho phù hợp. Cũng chính vì lý do này mà
hiện nay trong các bản vẽ kỹ thuật người ta ít phân biệt hình cắt hay mặt cắt mà đều gọi
chung là MẶT CẮT.
Mặt cắt: có hai loại:
- Mặt cắt rời: là mặt cắt vẽ ở ngồi hình chiếu cơ bản (có thể đặt tại vị trí
bất kỳ hoặc đặt tại chỗ cắt lìa giữa hai phần của cùng một hình chiếu).
- Mặt cắt chập: là mặt cắt vẽ ngay trên hình chiếu cơ bản tại vị trí của mặt
phẳng cắt.
1.5.6.3 Một số quy ước cho mặt cắt, hình cắt
Chọn mặt phẳng cắt thường ở vị trí vng góc với trục ngang hoặc trục dọc của
vật thể.

Trên đồ thức (mặt bằng hoặc mặt đứng) người ta ký hiệu vị trí dùng mặt phẳng
cắt bằng vết cắt được ký hiệu bằng hai đoạn thẳng nét đậm (độ dày nét cắt 1.5b). Bên
cạnh vết cắt phải vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn (hướng chiếu) và tên mặt phẳng cắt (thường
dùng các chữ số cái hoặc số, ví dụ : A, B, C hoặc 1, 2, 3...).
Mặt cắt, hình cắt thu được phải được đặt trùng tên với tên tại vị trí cắt.
Trên mỗi mặt cắt, hình cắt phải vẽ ký hiệu vật liệu ở phân tiết diện cắt để chỉ rõ
đó là vật liệu gì. Nếu chiều rộng của mặt quá nhỏ (< 2mm) thì có thể tơ đen.
Những đường gạch ký hiệu vật liệu trong phạm vi mặt cắt dùng nét liền mảnh và
đường nghiêng 45° nhưng không được song song với cạnh lớn của tiết diện cắt. Nếu

23


chiều rộng của mặt cắt quá lớn thì chỉ cần gạch theo đường viền xung quanh với độ sâu
nhỏ hơn 5 mm.
Trên mỗi mặt cắt, hình cắt phải ghi đầy đủ kích thước và những ghi chú cần thiết.
Nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng và nếu các hình biểu diễn có
liên quan cùng vẽ trên một tờ giấy thì khơng cần ghi ký hiệu.
1.5.6.4 Quy ước trên bản vẽ nhà
a)

Mặt bằng

Là hình chiếu phần cịn lại của ngơi nhà lên mặt phẳng hình chiếu bằng sau khi
đã tưởng tượng cắt bỏ đi phần trên (phần mái) bằng một mặt phẳng cắt song song với
mặt phẳng hình chiếu bằng.
Thông thường, để diễn tả được nhiều, người ta chọn vị trí cắt ở độ cao 1.5 m (so
với nền) là độ cao có các cửa đi và cửa sổ. Trường hợp trong một tầng nhà có nhiều cửa
ở những độ cao khác nhau thì người ta dùng phương pháp mặt cắt ngoặt để diễn tả.
Như vậy,bản chất của mặt bằng cũng là mặt cắt mà mặt phẳng cắt tưởng tượng

song song với mặt phẳng hình chiếu bằng. Tuỳ theo số tầng nhà và độ phức tạp hay đơn
giản của nó mà ta quy định số mặt bằng của mỗi cơng trình cho phù hợp. Mặt bằng là
hình quan trọng nhất trong các bản vẽ. Nó cho ta biết kích thước và cách bố trí các
phịng, giao thơng nội bộ, vị trí và kích thước (bề rộng) của cửa, bề dầy của tường,...
Ngồi ra có thể diễn tả trên mặt bằng các thiết bị, đồ dùng như thiết bị vệ sinh,
giường, tủ, bàn ghế,...
Mặt đứng: là hình chiếu thẳng góc các mặt ngồi của cơng trình lên các mặt phẳng
hình đứng P1 và P3.
b)

Mặt cắt

Khái niệm giống như với mặt bằng nhưng mặt phẳng cắt ở đây song song với mặt
phẳng hình chiếu đứng P1, P3.
Mặt cắt cho ta biết những bộ phận, kích thước cơ bản theo chiều đứng của ngôi
nhà như: nhà gồm mấy tầng, độ cao từng tầng, độ cao của nền nhà, các lớp cấu tạo
chính,...
Cũng giống như với mặt bằng, tuỳ theo từng cơng trình đơn giản hay phức tạp
mà xác định số mặt cắt để đủ diễn tả cơng trình đó.
c)

Mặt bằng tổng thể

Là hình chiếu bằng (khơng phải là mặt cắt) của một cơng trình hồn chỉnh (trong
đó bao gồm các hạng mục) như một nhà máy, một trường học, một cơ quan,...
Ví dụ : Mặt bằng tổng thể của một trường học bao gồm : cổng, tường, rào, nhà
học chính, khu làm việc, khu ở của học sinh.

24



×