Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Thay đổi chiến lược để tận dụng cơ hội sau suy thoái pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.85 KB, 11 trang )

Thay đổi chiến lược để tận dụng cơ hội
sau suy thoái
Đâu là thời điểm tốt nhất để đưa ra các quyết định mang tính
thay đổi có tính chiến lược đối với doanh nghiệp? Rất nhiều
Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc tài chính (CFO) của
các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới và Việt Nam
đều thống nhất: chính là “Thời kỳ khủng hoảng”.


Mặc dù năm 2008 được đánh giá là nền kinh tế gặp khó khăn
nhưng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) vẫn
thể hiện vai trò đầu tàu trong nền kinh tế quốc dân. Tổng doanh
thu của các DN VNR 500 trong bảng xếp hạng năm 2008 tăng
khoảng 37% so năm 2007.

Mức tăng trưởng này chưa phải là lớn nhưng xét trong bối cảnh
chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thể
hiện sự lớn mạnh và đứng vững trên thị trường trong nước và thế
giới.
Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng
VNR500 năm 2008 có sự giảm sút nhẹ do giá cả nguyên liệu đầu
vào tăng, các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị…
Tại thời điểm khủng hoảng dường như đã "chạm đáy" như hiện
nay, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đứng trước các
lựa chọn chiến lược quan trọng.
Thay đổi chiến lược kinh doanh để tận dụng cơ hội hậu
khủng hoảng
Trụ vững qua cơn bão khủng hoảng là chiến lược đầu tiên mà
hầu hết các CEO đều theo đuổi khi đối mặt với khủng hoảng tài
chính. Tuy nhiên các giám đốc thông minh nhất đều nhận ra rằng
thời kỳ bất ổn nhất, khi mà các điều kiện về kinh tế và tài chính


thay đổi thậm chí hàng đêm, có thể là thời kỳ lý tưởng để đưa ra
các quyết định chiến lược quan trọng.


Vậy các công ty đã thực hiện các chuyển mình như thế nào trong
thời kỳ suy thoái? Có thể thấy một quan điểm rõ nhất ở đây là
cùng với suy thoái, sự bất ổn và rủi ro luôn đưa lại cho doanh
nghiệp/công ty một mảnh đất mới để sản sinh ra các ý tưởng và
các chiến lược thay đổi triệt để và hiệu quả. Các giám đốc điều
hành sáng suốt sẽ nới lỏng những giả định của họ về các biên đối
với hoạt động kinh doanh của mình.

Trong trường hợp của Coca Cola, tập đoàn này biết rằng thái độ
của người tiêu dùng địa phương đối với hàng hóa nhập khẩu đã
thay đổi theo chiều hướng tích cực và các cơ hội mua lại sẽ trở
nên rất dễ dàng do khủng hoảng châu Á mang lại, nói một cách
ngắn gọn thì đây là thời kỳ lý tưởng để mở rộng thị phần.
Tập trung hoá để vượt qua khủng hoảng
Các tập đoàn lớn trên thế giới thường có xu hướng tập trung hóa
thương hiệu của mình. Sự mở rộng thương hiệu (mở rộng ngành
nghề) thường phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong một
chiến lược dài hạn.

Intel sau nhiều năm cũng không xa rời ngành sản xuất chip mũi
nhọn của mình, Toyota luôn cố gắng để dành vị trí dẫn đầu thế
giới trong ngành sản xuất xe hơi, Microsoft trở nên quyền năng
nhất thế giới trong ngành công nghệ nhưng vẫn không xa rời
những sản phẩm phần mềm thân thiện với người dùng, hãng quả
táo Apple tận dụng thế mạnh về sự sáng tạo để mở rộng thêm
nhiều thương hiệu như Ipod, Iphone, Macbook nhưng vẫn không

xa rời ngành công nghiệp truyền thống của mình.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi các tập đoàn của Việt nam mở rộng quá
nhiều lĩnh vực hoạt động? Liệu các ngân hàng khác như
Vietcombank, Sacombank, DongA Bank có hỗ trợ FPT khi chính
FPT lại có ngân hàng riêng của mình? Các tập đoàn càng phải
tập trung và tránh phân tán nguồn lực của mình.

Hãy tập trung toàn bộ năng lượng để tạo nên một tia laser nhỏ
có sức mạnh kinh khủng hơn là dàn trải năng lượng trên một diện
tích lớn. Vinamilk là một công ty theo đuổi chiến lược thương
hiệu tập trung và đã đạt được những thành công trong việc thực
thi chiến lược này.

×