Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Bai 8 Su chuyen dong cua Trai Dat quanh Mat Troi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.99 KB, 113 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6 Cả năm: 37 tuần (35 tiết) Học kì I: 19 tuần (18 tiết) Học kì II: 18 tuần (17 tiết) HỌC KỲ I Chương I. Trái đất Tiết 1 Tiết 2 Tiết 3 Tiết 4 Tiết 5 Tiết 6 Tiết 7 Tiết 8 Tiết 9 Tiết 10 Tiết 11 Tiết 12 Tiết 13. Tiết 14 Tiết 15 Tiết 16 Tiết 17 Tiết 18. Mở đầu Bài 1 Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất Bài 3 Tỉ lệ bản đồ Bài 4 Phương hướng trên bản . Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí Bài 4 Phương hướng trên bản . Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí Bài 5 Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ Ôn tập Kiểm tra 1 tiết Bài 7 Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Bài 8 Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Bài 9 Hiện tượng ngày dài , đêm ngắn theo mùa Bài 10 Cấu tạo bên trong của Trái Đất Bài 11 Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất Chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất Bài 12 Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất Bài 13 Địa hình bề mặt Trái Đất Bài 14 Địa hình bề mặt Trái Đất (Tiếp theo) Ôn tập học kì I Kiểm tra học kỳ I HỌC KỲ II. Tiết 19 Tiết 20 Tiết 21 Tiết 22 Tiết 23. Bài 15 Bài 16 Bài 17 Bài 18 Bài 19. Các mỏ khoáng sản Thực hành: Đọc bản đồ (lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn Lớp vỏ khí Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí Khí áp và gió.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 24 Tiết 25 Tiết 26 Tiết 27 Tiết 28 Tiết 29 Tiết 30 Tiết 31 Tiết 32 Tiết 33 Tiết 34 Tiết 35. Bài 20 Hơi nước trong không khí. Mưa Bài 21 Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Bài 22 Các đới khí hậu Ôn tập Kiểm tra 1 tiết Bài 23 Sông và hồ Bài 24 Biển và đại dương Bài 25 Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương Bài 26 Đất. Các nhân tố hình thành đất Ôn tập học kỳ II Kiểm tra học kỳ II Bài 27 Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÝ 6 NĂM HỌC: 2012 - 2013 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Thuận lợi: a. Giáo viên: Giảng dạy đúng chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy. Là giáo viên địa phương nên thuận lợi trong công tác giảng dạy. b. Học sinh: - Đa số học sinh có ý thức, động cơ học tập đúng đắn, chịu khó tìm tòi học hỏi, nghiên cứu môn học. - Gia đình có sự quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em mình. 2. Khó khăn : a. Giáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đồ dùng dạy học chưa đầy đủ, sách tham khảo chưa nhiều để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nâng cao kiến thức. b. Học sinh: - Địa bàn nông thôn đi lại khó khăn đặc biệt là mùa mưa lũ, làm ảnh hương đến chất lượng học tập của học sinh. - Dụng cụ học tập còn thiếu, thời gian đầu tư học tập ở nhà còn hạn chế. Một số phụ huynh gia đình khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức việc học tập của con em. 3. Chất lượng đầu năm: Lớp. SS. Giỏi SL. TL. Khá SL. TL. TB SL. TL. Yếu SL. TL. Kém SL. 6A 6B Khối 6 II. YÊU CẦU BỘ MÔN: 1. Kiến thức: - Có những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết cho môi trường sống của con người, các thành phần của môi trường và tác động qua lại giữa chúng về các hoạt động của con người quần cư, các hoạt sản xuất chính của con người trên Trái Đất. - Biết được một số đặc điểm của tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất, qua đó thấy được sự đa dạng của của tự nhiên giữa môi trường với con người thấy được sự cần thiết phải kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển môi trường bền vững. - Hiếu biết tương đối vững chắc các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trường của quê hương đất nước. 2. Kỹ năng: - Sử dụng tương đối thành thạo kỹ năng địa lý ( trước hết là kỹ năng quan sát nhận xét, phân tích các hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hội…), kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ và lập sơ đồ đơn giản để tìm hiểu địa lý địa phương và tự bổ sung kiến thức địa lý cho mình. - Sử dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lý thường xuyên xảy ra trong môi trường con người đang sống và vận dụng một số kiến thức kỹ năng địa lý vào cuộc sống sản xuất ở địa phương.. TL.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hình thành và rèn luyện khả năng thu thập xử lý tổng hợp và trình bày lại thông tin địa lý. 3. Thái độ: - Có tình yêu thiên nhiên và con người trong lao động, tình cảm đó được thể hiện qua việc tôn trọng tự nhiên và các thành quả kinh tế văn hoá Việt Nam của các nước trên thế giới. - Có niềm tin vào khoa học, có ý thức tìm hiểu cách giải quyết, giải thích khoa học về các hiện tượng, sự vật địa lý. - Tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước. III. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU: Lớp. SS. Giỏi SL. TL. Khá SL. TL. TB SL. TL. Yếu SL. TL. Kém SL. TL. 6B 6C K6 IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Giáo viên: - Chọn xác định kiến thức cơ bản của từng chương, từng bài. - Soạn thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới. - Sử dụng triệt để hiệu quả đồ dùng dạy học. - Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh khi đến lớp, kiểm tra bài cũ, vở soạn, tập bản đồ. - Phát huy tư duy của học sinh qua việc phân tích đánh giá các hiện tượng địa lý. - Sưu tầm các mẫu chuyện, tranh ảnh minh hoạ cho bài giảng. - Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, phụ đạo học sinh yếu. 2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, tập bản đồ. - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, học bài cũ, soạn bài mới, làm tập bản đồ, câu hỏi, sách giáo khoa, lược đồ, biểu đồ, vẽ lược đồ, biểu đồ. - Đầu tư thời gian học tập ở nhà hợp lý, học theo tổ, nhóm, đôi bạn học tập. V. KẾ HOẠCH CHI TIẾT Chủ đề I.TRÁI ĐẤT Kiến thức :. Mức độ cần đạt. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chủ đề 1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ. 2.Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả. Mức độ cần đạt - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ; hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. - Định nghĩa đơn giản về bản đồ và biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ : tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương hướng trên bản đồ ; lưới kinh, vĩ tuyến. Kĩ năng : - Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây trên bản đồ và trên quả Địa cầu. - Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại. - Xác định được phương hướng, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa cầu. - Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ. - Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực địa. - Biết cách vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học. Kiến thức : - Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất : hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động. - Trình bày được hệ quả các chuyển động của Trái Đất :. Ghi chú - Vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời ; hình khối cầu. - Xác định được phương hướng của lớp học và vẽ sơ đồ lớp học trên giấy : cửa ra vào, cửa sổ, bàn giáo viên, bàn học sinh.. - Tính chất : hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên quỹ đạo..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chủ đề. Mức độ cần đạt + Chuyển động tự quay : hiện tượng ngày và đêm kế tiếp, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. + Chuyển động quanh Mặt Trời : hiện tượng các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Kĩ năng : Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 3. Cấu tạo Kiến thức : của Trái Đất - Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp : lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất. - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. - Biết tỉ lệ lục địa, đại dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất.. Kĩ năng : - Quan sát và nhận xét các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất từ hình vẽ. - Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương và các mảng kiến tạo lớn trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. II.CÁC Kiến thức : THÀNH - Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và PHẦN TỰ biết được tác động của chúng đến địa hình NHIÊN CỦA trên bề mặt Trái Đất. TRÁI ĐẤT. 1. Địa hình. Ghi chú. - Đặc điểm : độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp. - Khoảng 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương. Đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam, lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc. - Các mảng kiến tạo : Âu-Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Thái Bình Dương.. - Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng - Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và phẳng, có nơi gồ ghề. tác hại của chúng. Biết khái niệm mác ma. - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của - Khoáng sản năng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chủ đề. Mức độ cần đạt Ghi chú bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi ; ý nghĩa lượng: than, dầu mỏ, khí của các dạng địa hình đối với sản xuất nông đốt; khoáng sản kim loại: nghiệp. sắt, mangan, đồng, chì, - Nêu được các khái niệm : khoáng sản, mỏ kẽm; khoáng sản phi kim khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể loại: muối mỏ, a-pa-tit, tên và nêu được công dụng của một số loại đá vôi. khoáng sản phổ biến. Kĩ năng : - Lưu ý đến loại khoáng - Nhận biết được 4 dạng địa hình qua tranh sản ở địa phương (nếu ảnh, mô hình. có). - Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. - Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu) : than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit. 2. Lớp vỏ Kiến thức : khí - Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí ; biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí. - Biết được các tầng của lớp vỏ khí : tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng. - Các nhân tố: vĩ độ địa - Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm lí, độ cao của địa hình, vị của các khối khí: nóng, lạnh; đại dương, lục trí gần hay xa biển. địa. - Biết nhiệt độ của không khí; nêu được các - Phạm vi hoạt động của nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt mỗi loại gió (từ vĩ độ nào độ không khí. đến vĩ độ nào); hướng - Nêu được khái niệm khí áp và trình bày gió thổi ở nửa cầu Bắc, được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp nửa cầu Nam. trên Trái Đất. - Nhiệt độ có ảnh hưởng - Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng đến khả năng chứa hơi của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái nước của không khí. Đất: Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông - 5 đới khí hậu chính : 1 cực. nhiệt đới, 2 ôn đới, 2 hàn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chủ đề. Mức độ cần đạt - Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm. - Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. - Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. Biết được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất ; trình bày được giới hạn và đặc điểm của từng đới. Kĩ năng : - Quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương : nhiệt độ, gió, mưa. - Tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. - Tính được lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm. - Đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa. - Đọc bản đồ Phân bố lượng mưa trên thế giới, - Nhận xét hình biểu diễn : + Các tầng của lớp vỏ khí. + Các đai khí áp và các loại gió chính. + 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất. + Biểu đồ các thành phần của không khí. 3. Lớp nước Kiến thức : - Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước ; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông. - Trình bày được khái niệm hồ ; phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước. - Biết được độ muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.. Ghi chú đới. Đặc điểm: nhiệt độ, lượng mưa và loại gió thổi thường xuyên. - Quan sát thực tế ở địa phương và nghe, đọc bản tin dự báo thời tiết của các khu vực trên cả nước.. - Biểu đồ hình tròn.. - Hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa ; hồ nước mặn, hồ nước ngọt..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Chủ đề. Mức độ cần đạt - Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là : sóng, thuỷ triều và dòng biển. Nêu được nguyên nhân hình thành sóng biển, thuỷ triều. - Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.. Kĩ năng : - Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông. - Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ, hiện tượng sóng biển và thuỷ triều qua tranh ảnh, hình vẽ. - Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng. 4. Lớp đất Kiến thức : và lớp vỏ - Trình bày được khái niệm lớp đất, 2 thành sinh vật phần chính của đất.. Ghi chú - Hướng chuyển động của các dòng biển : các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp về phía các vĩ độ cao. Ngược lại, các dòng biển lạnh thường chảy từ các vĩ độ cao về các vĩ độ thấp. - Hệ thống sông : sông chính, phụ lưu, chi lưu. - Dòng biển Gơn-xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Benghê-la.... - 2 thành phần chính là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ. - Trình bày được một số nhân tố hình thành - Các nhân tố : đá mẹ, đất. sinh vật, khí hậu. - Các nhân tố tự nhiên : - Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, khí hậu, địa hình, đất. ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất. - Cảnh quan : rừng mưa Kĩ năng : nhiệt đới, hoang mạc Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẫu diện nhiệt đới... đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT Tiết 2: Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. 2. Kĩ năng: - Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ. - Xác định được: Kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả địa cầu. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, khám phá tìm tòi cái mới II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tranh vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời - Quả Địa cầu - Các hình vẽ trong SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Em hãy cho biết nội dung của môn Địa lí 6 nghiên cứu những vấn đề gì? - Làm thế nào để học tốt môn Địa lí? 3. Bài mới: Trái Đất là nơi tồn tại, phát triển xã hội loài người. Con người có ý thức tìm hiểu về Trái Đất từ rất sớm. Tiết học này chúng ta lại cùng nhau trở về những câu hỏi cổ xưa nhất của loài người về Trái Đất: Trái Đất ở đâu? Hình dạng, kích thước của Trái Đất như thế nào? Ngoài ra, trong sách báo và thực tế, các em còn hay được nghe đến “kinh tuyến”, “vĩ tuyến”, vậy kinh tuyến, vĩ tuyến là gì? Các em sẽ tìm thấy lời giải cho các câu hỏi đó trong bài học hôm nay.. Hoạt động của GV – HS Hoạt động 1:(5’)Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần 1 kết hợp cho HS xem tranh vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời, trả lời câu hỏi: ? Thế nào là Mặt Trời, hệ Mặt Trời ? Hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời ? Trái Đất nằm ở vị thứ mấy trong 8 hành tinh theo thừ tự xa dần. - HS: TL - GV: Chuẩn kiến thức * Lưu ý : kể từ tháng 8/2006 chỉ có 8 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời - GV (mở rộng): Về hệ địa tâm (Pôtêlêmê: Xem Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Hệ nhật tâm (Côpécníc (1473-1543)): Lấy Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ. - GV phân biệt: Hành tinh, hệ Mặt Trời, hệ Ngân Hà Các hành tinh là các thiên thể nhỏ hơn và. Nội dung chính 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> không phát ra ánh sáng mà chỉ có khả năng phản xạ ánh sáng từ các sao và luôn chuyển động không ngừng. - GV: Trong Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh thì chỉ có duy nhất Trái Đất là có sự sống. Em có suy nghĩ gì về mối liên quan giữa vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời với điều đó không? (HS đọc bài đọc thêm). Hoạt động 2:(8’) Tìm hiểu hình dạng và kích thước của Trái Đất - GV: Theo em Trái Đất có dạng hình gì? - GV dùng quả địa cầu khẳng định rõ hình dạng của Trái Đất. + Hình tròn là hình trên mặt phẳng. + Hình cầu (hình khối ) là hình của Trái Đất. - HS dựa vào H2 trang 7: Hãy cho biết độ dài bán kính, đường xích đạo của Trái Đất? - GV cho HS xem quả Địa cầu (mô hình thu nhỏ của Trái Đất) kết hợp hình chụp trang 5. - GV cung cấp cho HS số liệu về diện tích Trái Đất. ? GV: Hình dạng, kích thước của Trái Đất có ý nghĩa lớn như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất? (HS về nhà suy nghĩ rồi trả lời). Hoạt động 3: (25’) Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến. - GV dùng quả Địa cầu minh họa cho lời giảng: Trái Đất tự quay quanh 1 trục tưởng tượng gọi là Địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở 2 điểm. Đó chính là 2 địa cực: cực Bắc và cực Nam. + Địa cực là nơi gặp nhau của các kinh tuyến + Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là 1 điểm 900). + Khi Trái Đất tự quay, địa cực không di. 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Hình dạng: Dạng hình cầu - Kích thước rất lớn: + Bán kính: 6370 km + Xích đạo dài: 40076km + Diện tích: 510 triệu km2. 3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến. - Kinh tuyến: Đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> chuyển vị trí. Do đó, 2 địa cực là điểm mốc để vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến. - GV: Các em hãy quan sát H3 cho biết: ? Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa cầu là những đường gì? Điểm chung của các kinh tuyến là gì? (Có độ dài bằng nhau). ? Nếu cách 10 ở tâm, thì có bao nhiêu đường kinh tuyến? (360 đường kinh tuyến). ? Những vòng tròn trên quả Địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? Chúng có đặc điểm gì? (song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực). ? Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa cầu từ cực Bắc đến cực Nam, có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến? (181 vĩ tuyến) - GV: Ngoài thực tế trên bề mặt Trái Đất không có đường kinh, vĩ tuyến. Đường kinh, vĩ tuyến chỉ được thể hiện trên bản đồ và quả Địa Cầu phục vụ cho nhiều mục đích cuộc sống, sản xuất… của con người. - GV: Hãy xác định trên quả Địa cầu đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc? Kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến bao nhiêu độ - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? (kinh tuyến 1800) - Tại sao phải chọn 1 kinh tuyến gốc, 1 vĩ tuyến gốc? (+ Để căn cứ tính số trị của các kinh, vĩ tuyến khác. + Để làm ranh giới bán cầu Đông, bán cầu Tây, nửa cầu Nam, nửa cầu Bắc.) - Xác định: + Kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây?. - Vĩ tuyến: Vòng tròn trên bề mặt Địa cầu vuông góc với kinh tuyến.. - Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh). - Vĩ tuyến gốc: Vĩ tuyến số 0 0 (xích đạo). - Kinh tuyến Đông: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam. - Nửa cầu Đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> +Vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, + Nửa cầu Đông, nửa cầu Tây Phi và Đại Dương. + Nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam? - Nửa cầu Tây: Nửa cầu nằm bên ? Việt Nam nằm trong nửa cầu nào? Bán cầu trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, Đông hay Tây? trên đó có toàn bộ châu Mĩ. - HS: TL: - Nửa cầu Bắc. - Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt địa cầu - Bán cầu Đông. tính từ xích đạo đến cực Bắc. ? Hệ thống các kinh, vĩ tuyến có ý nghĩa gì? - Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt Địa ( Dùng để xác định vị trí của mọi địa điểm Cầu tính từ xích đạo đến cực Nam. trên bề mặt Trái Đất) - GV: Giải thích: Ranh giới giữa 2 bán cầu Đông và Tây là kinh tuyến 0 0 và 1800 (trong thực tế là kinh tuyến 00 và kinh tuyến 200 Tây); ranh giới 2 nửa cầu Bắc và Nam là đường xích đạo. - GV: Yêu cầu 2-3 HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ: Các kinh tuyến Đông, Tây; các vĩ tuyến Bắc và Nam. 4. Đánh giá: (3’) 1. Hãy xác định trên quả địa cầu: Cực Bắc, Nam; kinh tuyến, vĩ tuyến gốc. - Bán cầu Đông, bán cầu Tây; Kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây. - Bán cầu Bắc, bán cầu Nam; Vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam 2. Điền vào chỗ trống những từ cho đúng: - Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số…độ, đó chính là đường…,ở phía Bắc đường xích đạo là bán cầu…,ở phía Nam đường xích đạo là bán cầu… - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số…độ, đối diện với nó là kinh tuyến số…độ, các đường kinh tuyến từ 1 đến 179 ở bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến… bán cầu. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và làm các bài tập cuối bài. - Chuẩn bị trước bài 2 theo các câu hỏi trong SGK 6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………….. Ngày soạn: 15/09/2012 Ngày dạy: 17/09/2012 Tiết 3: Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu bản đồ và tỉ lệ bản đồ là gì? - Nắm được ý nghĩa của 2 loại số tỷ lệ và thước tỷ lệ. 2. Kỹ năng: - Biết cách tính khoảng cách thực tế dựa vào số tỷ lệ và thước tỷ lệ. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Một số bản đồ có tỷ lệ khác nhau. - H8 (SGK), thước cuộn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - GV vẽ sơ đồ Trái đất lên bảng. - ? Điền các điểm cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, các kinh tuyến, vĩ tuyến. Bản đồ là gì? Để vẽ bản đồ người ta cần làm những công việc gì? - GV dựa vào nội dung câu hỏi bài cũ: Rút ngắn khoảng cách tỷ lệ → tỷ lệ bản đồ (vào bài mới). 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Bản đồ là gì?. Nội dung chính. * Khái niệm bản đồ: - Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái đất HÑ1: Tìm hiểu ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ trên một mặt phẳng - HS quan sát H8 và H9 (SGK) (cùng nội 1. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ: dung, tỷ lệ khác nhau), cho biết: - Tỉ lệ bản đồ là tỉ lệ giữa các khoảng cách trên bản đồ, so với các khoảng cách + Tỉ lệ bản đồ là gì? tương ứng trên thực địa..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Tỉ lệ bản đồ được thể hiện mấy dạng? Đó là dạng gì? + Thế nào là tỉ lệ số? Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2000000 bằng bao nhiêu km trên thực địa? - GV gợi ý HS trả lời: + Thế nào là tỉ lệ thước? - GV yêu cầu HS quan sát bản đồ ở H8, H9 và cho biết: + Mỗi cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu Km trên thực địa? + Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn? Bản đồ nào thể hiện đối tượng địa lý chi tiết hơn? - HS trả lời – nhận xét – bổ sung - GV chuẩn kiến thức - GV yêu cầu HS dựa vào SGK/12 cho biết: + Có mấy loại bản đồ?Ý nghĩa của mỗi loại?. - Có 2 dạng tỷ lệ. a) Tỷ lệ số: là một phân số có tỷ số là 1: VD: 1:200000 hay. 1 200000. trên bản. đồ là 1cm thì thực thế là 200000cm hay 20km. Tỷ lệ càng lớn, bản đồ càng chi tiết. b) Tỷ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã được tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo đã được tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Vd:. 75km 0 1cm=75km.. - Có 3 loại bản đồ: + Bản đồ tỉ lệ lớn: lớn hơn 1:200000 + Bản đồ tỉ lệ trung bình: từ 1:200000 -> 1: 1000000 + Bản đồ tỉ lệ thu nhỏ: nhỏ hơn 1: 1000000 *Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực HĐ2: Tìm hiểu cách đo khoảng cách địa. trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ 2. Đo tính các khoảng cách thực địa số dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số trên bản ● Thực hành/ thảo luận nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS thực hành đo tính đồ. a. Tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước: khoảng cách từ H8 + Nhóm 1-2: đo tính khoảng cách từ khách - Lưu ý: Đo theo đường chim bay. + B1: Đánh dấu 2 địa điểm cần đo vào sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn. + Nhóm 3-4: đo tính chiều dài của đường cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ. Phan Bội Châu ( đoạn từ đường Trần Quý + B2: Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Cáp đến đường Lý Tự Trọng). - HS thực hành - GV nhận xét. đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ. b. Đo khoảng cách dựa vào tỉ lệ số: ( Đo và tính toán tương tự khi đo bằng tỉ lệ thước). 4. Đánh giá: - HS quan sát 2 bản đồ treo tường. - ? Đọc tỷ lệ bản đồ, ý nghĩa. - 2 HS lên bảng tính khoảng cách thực tế của 2 điểm dựa vào tỷ lệ của 2 bản đồ đó. - ? Câu hỏi 3 SGK: Tính tỷ lệ bản đồ. 15 1 = 10500000 700000. 5. Dặn dò: - Học và trả lời câu hỏi, bài tập SGK, TBĐ. 6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… …… ……………………………………………………………………………………… …\ Ngày soạn : 22/09/2012 Ngày dạy : 24/09/2012 Tiết 4. Bài 4 PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐÔ ĐỊA LÝ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. KiÕn thøc - HS cần nắm đợc các quy định về phơng hớng trên bản đồ( 8 hớng chính) - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của 1 điểm . 2. Kü n¨ng Xác định phơng hớng , tọa độ địa lý của 1 điểm trên bản đồ và quả địa cÇu..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. Thái độ Yªu thÝch m«n häc II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Châu á, Bản đồ ĐNA. - Quả địa cầu. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. KiÓm tra bµi cò : ?Tỉ lệ bản đồ dùng để làm gì? Cho VD? §¸p ¸n: Dùng để tính khoảng cách trên bản đồ ứng với các khoảng cách trên thực tÕ. VD: 1 cm trên bản đồ sẽ = 100.000cm = 1km trên thực tế. (1:100.000) 3. Bµi míi: Khi sử dụng bản đồ, điều quan trọng là phải biết xác định phương hướng và địa điểm chính xác trên bản đồ. Để làm được điều đó, các em sẽ chú ý nội dung baøi soá 4.. Hoạt động của GV và HS HĐ1: Tìm hiểu cách xác định phương hướng trên bản đồ - GV: Treo 1 bản đồ bất kì. Lưu ý HS: phần chính giữa của bản đồ bao giờ cũng được quy ước là phaàn trung taâm. - GV: cho Hs dựa vào phần kênh chữ trong sgk nêu cách xác định hướng. - GV: chuẩn kiến thức - Tiếp đó: GV treo 1 bản đồ có hệ thống kinh tuyến là đường cong. - GV: hướng dẫn HS xác định hướng vaø yeâu caàu HS nhaän xeùt. - GV: Chuẩn kiến thức. Lưu ýù: HS cần phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. - GV yêu cầu HS nêu caùch xaùc ñònh phương hướng dựa vào kinh tuyến và vó tuyeán. - GV: Nhận xét và giới thiệu H10,. Noäi dung chính 1.Phương hướng trên bản đồ:. - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyeán.. * Quy ước: - Đầu trên của kinh tuyến là hướng bắc. - Đầu dưới của kinh tuyến là hướng nam..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> chuẩn kiến thức. - GV cho HS quan sát một bản đồ không có các đường kinh vĩ tuyến và hướng dẫn Hs xác định hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc. HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm và cách xác định kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí. - Gv yêu cầu Hs dựa vào kênh chữ sgk cho biết: + Muoán tìm vò trí cuûa moät ñòa ñieåm trên bản đồ hoặc trên quả địa cầu, người ta phải làm gì? - HS: trả lời-nhận xét-bổ sung. - GV: chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS tìm vị trí điểm C trên H11, cho biết đó là chổ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào? - GV: gợi ý cách tính kinh độ, vĩ độ dựa vào H11. - GV yêu caàu HS nêu khaùi nieäm kinh độ, vĩ độ. - HS: Trả lời – nhận xét - bổ sung. - GV: chuẩn kiến thức, cho Hs xác định toạ độ địa lí của điểm B trên H12, cho biết tọa đđộ địa là gì? - HS: trả lời. - GV: Chuẩn kiến thức. - GV: Lưu ý Hs khi viết toạ độ địa lí của 1 điểm (kinh độ của 1 điểm bao giờ cũng ghi trước và ghi ở trên). - GV bổ sung: vị trí của một đđiểm còn được xác định dựa vào độ cao (so với mực nước biển). 4. Củng cố Viết gọn tọa độ địa lý của các điểm sau:. - Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng đông. - Đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây. 2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí.. - Kinh độ của 1 điểm: là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyeán goác. - Vĩ độ của 1 điểm: là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).. - Kinh độ, vĩ độ của 1 điểm gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó. Vd: B 1100Ñ 100B.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> a. Điểm A nằm ở kinh tuyến số 18 0 bên phải kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 22 0, phía trên xích đạo. b. Điểm B nằm ở kinh tuyến số 20 0, bên trái kinh tuyến gốc và ở vĩ tuyến 12 0, phía dưới xích đạo 5. Dặn dò - Về nhà học bài cũ, làm bài tập - Chuẩn bị tiết sau luyện tập 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................ Ngày soạn: 29/09/2012 Ngày dạy: 01/12/2012 Tiết 5. Bài 4 PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐÔ ĐỊA LÝ (Tiết 2) I. MUÏC TIEÂU BAØI HOÏC Hoïc xong baøi naøy hoïc sinh cần: 1 . Kiến thức - Hiểu cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ đô, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu. - Nắm được cách xác định phơng hớng trên bản đồ 2 . Veà kó naêng - Có kĩ năng xác định hướng, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí trên hình vẽ, lược đồ, bản đồ. II. PHÖÔNG TIEÄN DAÏY HOÏC - Quả địa cầu. Bản đồ châu A Ù(ĐNÁ) - Sgk + h10, h11, h12, h13. III. TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC 1. Ổn định lớp 2. Kiêm tra bài cũ: ? Trình bày cách xác định phương hướng trên bản đồ 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung chính.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoạt đông 3 : Hướng dần hoc sinh phần bài tập - GV: Yêu cầu HS đọc ND bài tập a, b, c, d cho biÕt: HS: Chia thµnh 3 nhãm. + Nhãm 1: lµm phÇn a. + Nhãm 2: lµm phÇn b. + Nhãm 3: lµm phÇn c. - HS: Lµm bµi vµo phiÕu häc tËp. - GV: §a phiÕu th«ng tin ph¶n håi. - GV: ChuÈn kiÕn thøc. a) Híng bay tõ HN - Viªng Ch¨n: TN. - HN  Giac¸cta: N.. 3. Bµi tËp: a) Híng bay: - Hµ néi Viªng Ch¨n: híng T©y Nam - Hµ Néi  Giac¸cta: híng Bắc - Nam - Hµ Néi  Manila: híng Đ«ng Nam. - Cualal¨mp¬  B¨ng Cèc: híng Nam B¾c. - Cualal¨mp¬  Ma-ni-la: Đông – Bắc - Ma-ni-la -> Băng Cốc: Đông - Tây 1100§ b) A 130o§ B 10oB 100B. - HN  Manila: §N. - Cualal¨mp¬  B¨ng Cèc: B.. 1300§. 1400§. C. E 00. 00. 1000§ D 100B d) Tõ 0  A: híng B¾c + Tõ O  B: híng §«ng + Tõ O  C : híng Nam + Tõ O D : híng T©y. Hoạt động 2: Luyện tập. 4. Luyện tập Bài tập 1: Xác định tọa độ địa lý của các điểm A, B, C, D trong hình dưới đây:. - GV ra các bài tập, yêu cầu cả lớp làm. - Sau đó mời 3 em lên bảng trình bày và chấm điểm. 200. - GV chuẩn kiến thức. 100. C X. A. 200. 100. 00 100 200. Đ B.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> D KT gốc. ĐA: 300§. 300§. A. B 200B. 100N. 200T C. 100T D. 100B 200N Bài tập 2: Trên quả đia cầu, hãy tìm các điểm có tọa độ địa lý sau: 800Đ 600 T A B 300B 400 N ĐA: Điêm A thuộc khu vực của sống đất ngần Trung Ấn Độ Dương Điêm B thuộc khu vực đồng bằng Áchen-ti-na Bài tập 3: Trên đường xích đạo của quả địa cầu, vẽ 360 kinh tuyến. Hỏ mỗi kinh tuyến cách nhau bao nhiêu km? ĐA: Độ dài đường xích đạo: 40 076km => Khoảng cách giữa mỗi kinh tuyến là: 40 076 : 360 = 111km 4. Củng cố - Cách xác định phương hướng và tọa độ địa lý trên bản đồ 5. Dặn dò - Hoàn thành bài tập 1,2 /17 sgk. - Chuẩn bị trước bài mới 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tuần 6 Ngày soạn: 23/9/2015 Ngày dạy : 29/9/2015 Tiết 6 - Bài 5 KÝ HIỆU BẢN ĐỒ CÁCH BIỂU HIỆN CỦA ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS hiểu được kí hiệu bản đồ là gì? - Biết các đặc điểm và sự phân loại bản đồ, kí hiệu bản đồ. - Biết cách dựa vào bảng chú giải để đọc các kí hiệu trên bản đồ. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và đọc các kí hiệu trên bản đồ. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học II. Phương tiện dạy học III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ GV: Sử dụng bản đồ cho sẵn GV: Mời 1 học sinh lên bảng xác định tọa độ địa lý của một địa điểm bất kỳ trên bản đồ? 3. Bài mới: Bất kỳ bản đồ nào cũng dùng một loại ngôn ngữ đặc biệt. Đó là hệ thống các ký hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Vậy trên bản đồ thường sử dụng những loại ký hiệu nào để biểu hiện, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt * HĐ 1: Tìm hiểu Các loại ký hiệu bản 1. Các loại ký hiệu bản đồ:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> đồ ( 20’) - GV hướng dẫn HS quan sát 1 số kí hiệu ở bảng chú giải của 1 số bản đồ yêu cầu HS: ? Tại sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú giải. (bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu ) ? Có mấy loại kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. (Thường phân ra 3 loại : Điểm, đường, diện tích). ? Quan sát H.14 sgk, hãy kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện các loại kí hiệu điểm, đường, diện tích. - HS: Quan sát H15, H16 cho biết: ? Có mấy dạng kí hiệu trên bản đồ. - Ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu ? GV: Kết luận, chuyển ý. *HĐ 2: Tìm hiểu Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ ( 15’) GV: Yêu cầu HS quan sát H16 (SGK) cho biết: ? Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét? (Cách nhau 100 mét) ? Dựa vào đâu để ta biết được 2 sườn tây đông sườn nào dốc, sườn nào thoải? (Dựa vào khoảng cách đường đồng mức, nằm gần nhau hay cách xa nhau ta có thể thấy được sườn nào dốc, sườn nào thoải) - GV giới thiệu quy ước dùng thang màu biểu hiện độ cao và minh họa trên bản đồ. 4. Củng cố ( 3’). - Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước - Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu. - Thường phân ra 3 loại kí hiệu: + Điểm. + Đường. + Diện tích.. - Phân 3 dạng: + Ký hiệu hình học. + Ký hiệu chữ. + Ký hiệu tượng hình.. 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. - Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đồng mức. - Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam: + Từ 0m -200m màu xanh lá cây + Từ 200m - 500m màu vàng hay hồng nhạt. + Từ 500m - 1000m màu đỏ. + Từ 2000m trở lên màu nâu.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ? Em hãy vẽ lại ký hiệu địa lí của 1 số đối tượng như sau: Sân bay, Chợ, Câu lạc bộ, Khách sạn , Bệnh viện. (HS lên bảng vẽ, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung, GV đánh giá.) 5. Dặn dò ( 2’) - Làm các bài tập trong SGK - Ôn tập bài 1 đến bài 5. Tuần 7 Ngày soạn : 30/9/2015 Ngày dạy : 6/10/2015 Tiết 7 - ÔN TẬP I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS hiểu được: – Đặc điểm của Trái Đất – Bản đồ là gì? – Tỉ lệ bản đồ – Phương hướng trên bản đồ – Kí hiệu bản đồ 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ôn tập và vận dụng kiến thức vào làm bài tập 3. Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác làm bài tập II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ Đông Nam Á - Qủa địa cầu III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra vở bài tập và sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài ôn tập a. Hãy nối ý A và ý B sao cho đúng: Các khái niệm Đáp Nội dung khái niệm án 1. Kinh tuyến a. Vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> kinh tuyến. 2. Vĩ tuyến. b. Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.. 3. Kinh tuyến gốc 4. Kinh tuyến tây. c. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.. 5. Kinh tuyến đông 6. Vĩ tuyến gốc. e. Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.. 7. Vĩ tuyến Bắc 8. Vĩ tuyến Nam 9. Nửa cầu Đông. g. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. h. Vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) i. Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 20 0T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.. 10. Nửa cầu Tây. k. Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.. 11. Nửa cầu Bắc 12. Nửa cầu Nam. l. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.. d. Kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh). f. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.. m. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.. Nhóm 1: Nhóm Trái Đất: Đặc điểm của Trái Đất: a. Hoàn thành sơ đồ sau: Vị trí Trái Đất trong vũ trụ. Hình dạng, kích thước - Kinh tuyến: ……………………………………… ……………………………………… ……….. - Vĩ tuyến: ……………………………………….

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hệ thống kinh, vĩ tuyến. b. Nối ý A và B sao cho đúng: quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. Khái niệm 1. Kinh tuyến gốc. Đáp án. Nội dung a. Kinh tuyến số 0 , đi qua đài thiên văn Grinuýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) 2. Vĩ tuyến gốc b.Vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) 3. Kinh tuyến c. Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến Đông gốc 4. Kinh tuyến Tây d. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. 5. Vĩ tuyến Bắc e. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. 6. Vĩ tuyến Nam f. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. 7. Nửa cầu Bắc g. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. 8. Nửa cầu Nam h. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam 9. Nửa cầu Đông k. Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương. 10. Nửa cầu Tây l. Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. c. Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. Nhóm 2: Nhóm Tỉ lệ bản đồ 0.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> a. Hãy nối từng cặp ô chữ bên trái và ô chữ bên phải để thành một câu đúng: Tỉ lệ bản đồ. Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì. Mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao. Tỉ lệ bản đồ có liên quan đến. Mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế mặt đất. b. - Tỉ lệ bản đồ là gì? Có mấy loại tỉ lệ bản đồ? - Hai thành phố A và B cách nhau 85 km. Hỏi trên bản đồ tỉ lệ: 1: 1000.000 khoảng cách đó là bao nhiêu cm? c. Em hãy ghi tiếp chữ số các ô còn trống dưới bảng đây: Bản đồ tỉ lệ: 1: 300.000. Bản đồ tỉ lệ: 1: 1000.000. Khoảng 5 40 13 100 10 17 cách trên bản đồ (cm) Khoảng 1500 12000 3900 30000 1000 5000 cách 0 trên thực tế (m) Nhóm 3: Nhóm phương hướng trên bản đồ kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí a. Các hướng chính trên bản đồ được quy ước và thường dùng là những hướng nào? - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải làm gì? Trả lời:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> + Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính): vẽ H10 sgk. + Cách xác định phương hướng trên bản đồ: b. Điền các từ còn thiếu vào chỗ … sau đây:  Kinh độ: ………………………………………………………………………………  Vĩ độ: ………………………………………………………………………………  Toạ độ địa lí của một điểm: … … … … … … … … … … … … … … …  Cách viết toạ độ địa lí một điểm: … … … … … … … … … … … …….. c. Xác định tọa độ địa lý các địa điểm ở hình dưới 200 100 00 DACB 300. 100 200 A 200 100 00 (Xích đạo) 100 200 300 C. B. D -. Nhóm 4: Nhóm kí hiệu bản đồ. a. Kí hiệu bản đồ là gì? ì sao muốn hiểu kí hiệu bản đồ phải xem bảng chú giải? b. Quan sát bảng chú giải sau hãy: - Kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích? - Kể tên các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình?.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> c. Có mấy cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ? - Quan sát hình vẽ sau: cho biết độ cao các điểm A: … … … … … … … … … B: … … … … … … … … … C: … … … … … … … … … D: … … … … … … … … … E: … … … … … … … … … - Cho biết sườn phía Đông và phía Tây sườn nào dốc hơn? Tại sao em biết?. * Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2. Tỷ lệ bản đồ cho chúng ta biết gì ? Dựa vào số ghi tỷ lệ của bản đồ sau đây: 1: 250 000 và 1: 5 000 000 Cho biết 10cm trong bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế ? 3. Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên phải xem bảng chú giải ? 4. Các bài tập về xác định phương hướng, tọa độ địa lý trên bản đồ. 4. Củng cố GV hệ thống một cách sơ lược toàn bộ kt đã học 5. Dặn dò Hs học bài thật tốt, chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau KT 1 tiết.. Tuần 8 Ngày soạn: 7/10/2015 Ngày dạy: 13/10/2015 Tiết 8 - KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hệ thống lại các kiến thức đã học từ tuần 2 đến nay - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề - Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. II. PHẠM VI KIỂM TRA - Từ bài 1 đến bài 5 III. YÊU CẦU - Kiểm tra viết, hình thức trắc nghiệm và tự luận - Không trao đổi và không sử dụng tài liệu IV. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. A- Ma trận.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Mức độ Chủ đề Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái đất. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TNTL TN TNTL TN TNTL Câu Điểm hỏi 1. 3 (0,75đ). (1đ) 1. Cách vẽ bản đồ Tỉ lệ bản đồ, kí hiệu. 4 1. (4đ) 1. 1 (0,25đ). (1đ). Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ. Tổng cộng. 2 1 (3đ). 4. 2 ( 1đ). 2 ( 5đ). ( 4đ). 1 8. 1,75 4 1,25 3 (10đ). B- Đề bài: Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (3đ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý em cho là đúng trong các câu sau Câu 1 (0,25đ): Theo thứ tự xa dần mặt trời, trái đất nằm ở vị trí thứ mấy. A. Thứ 1 B. Thứ 2 C. Thứ 3 D. Thứ 4 Câu 2 (0,25đ) Trái đất có dạng hình gì. A. Hình bầu dục B. Hình tròn C. Hình cầu D. Hình vuông. Câu 3 (0,25đ) Đường xích đạo trái đất có độ dài bằng bao nhiêu A. Dài 40100km B. Dài 40076km C. Dài 40120km D. Dài 40200km Câu 4 (0,25đ) Kí hiệu bản đồ gồm các loại A. Điểm, đường, diện tích B. Điểm, đường C. Điểm, đường, hình học D. Điểm, đường, diện tích, hình học Câu 5 (2 đ) * Hãy chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được câu đúng Kinh- vĩ tuyến, mô hình thu nhỏ, khoảng cách trên thực địa, mức độ thu nhỏ, hình dạng. - Quả địa cầu là (a)…………của trái đất, trên quả địa cầu có hệ thống (b) ...................... - Tỉ lệ bản đồ chỉ từ (c)……………….của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với (d)................ Câu 6 (1đ)  Hãy nối các nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Cột A 1. Kí hiệu điểm 2. Kí hiệu đường 3. Kí hiệu diện tích 4. Dạng kí hiệu chữ. Cột B Nối Avới B a. Ranh giới quốc gia b. Vùng trồng lúa c. Hình tam giác, hình vuông d. Sân bay, cảng biển đ. Tên quặng khoáng sản. Phần II: Trắc nghiệm tự luận(6đ) Câu 1 (3đ): Hãy xác định tọa độ địa lý của điểm A, điểm B trong hình 1 rồi ghi vào bài làm. Câu 2 (3đ): Vẽ hình 2 vào bài và điền các hướng còn lại trong hình vẽ. 100. 00. 100. 20. 0 200. A. 100. xích đạo. 00 100. B. 200. Đông. Kinh tuyến gốc Hình 1 Hình 2. III - Đáp án - biểu điểm: * Phần 1 trắc nghiệm khách quan (4 đ) Câu 1 ý C. 2 C. 3 B. 4 D. 5 a. mô hình thu nhỏ, b. kvtuyến, c. mức độ thu nhỏ, d. thực tế trên mặt đất. * Phần II: trắc nghiệm tự luận (6 đ) Câu 1(3 đ) 100T A 100 B. 6 1-d, 2-a, 3-b, 4-đ. 100Đ B 200N. Câu 2 (3 đ) TB. B. ĐB.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> T. Đ. TN. N. ĐN. IV- Thu bài - nhận xét chung giờ kiểm tra V. Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu và nghiên cứu trước bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. Tuần 9 Ngày soạn: 14/10/2015 Ngày dạy: 20/10/2015 Tiết 9 - Bài 7 SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS nắm được: Sự chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng của Trái đất. Hướng chuyển động của nó từ Tây sang Đông. - Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái đất là 24 giờ hay 1 ngày đêm. - Trình bày được hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh trục. - Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái đất. - Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái đất đều có sự chênh lệch 2. Kỹ năng: - Quan sát và sử dụng quả Địa cầu. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về trái đất và say mê nghiên cứu khoa học.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> II. Phương tiện dạy học: - Quả địa cầu - Tranh hoặc mô hình về sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài và đánh giá chung về bài kiểm tra 1 tiết 3. Bài mới:. Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận động của Trái đất quanh trục ( 25’) - Yêu cầu HS Quan sát H 19 và kiến thức (SGK) cho biết: - Trái đất quay trên trục và nghiêng trên MP quỹ đạo bao nhiêu độ? GV: Chuẩn kiến thức.. Nội dung cần đạt 1. Vận động của Trái đất quanh trục. - Trái Đất tự quay quanh 1 trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng (66033) trên mặt phẳng quỹ đạo. - Trái đất quay quanh trục theo hướng - Hướng tự quay trái đất Từ Tây sang nào? Đông. - Vậy thời gian Trái đất tự quay quanh nó trong vòng 1 ngày đêm được qui ước là - Thời gian tự quay 1 vòng 24 giờ bao nhiêu? (24h) (1 ngày đêm). Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia ra 24 khu vực giờ. - Tính tốc độ góc tự quay quanh trục của trái đất là ? (3600: 26=150/h -> 60 phút: 150 = 4 phút /độ) - Cùng một lúc trên trái đất có bao nhiêu giờ khác nhau ? (24 giờ ) - GV: 24giờ khác nhau ->24 khu vực giờ (24 múi giờ ) - Vậy mỗi khu vực (mỗi múi giờ, chênh.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> nhau bao nhiêu giờ? Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu? Kinh tuyến ?(360:24=15kt) - Sự chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì ? - GV: Để tiện tính giờ trên toàn thế giới năm 1884 hội nghị quốc tế thống nhất lấy khu vực có kt gốc đi qua làm giờ gốc. Từ khu vực giờ gốc về phía đông là khu có thứ tự từ 1-12 - Yêu cầu HS quan sát H 20 cho biết: Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy?(7) - Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ?(19 giờ ) - Như vậy mỗi quốc gia có giờ quy định riêng Trái đất quay từ tây sang đông đi về phía tây qua 15 kinh độ chậm đi 1giờ (phía đông nhanh hơn 1giờ phía tây ) - GV để trách nhầm lẫn có quy ước đường đổi ngày quốc tế kt 1800 * Hoạt động 2 : Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất ( 15’) GV: Yêu cầu HS quan sát H 21 cho biết: - Trái đất có hình gì? - Em hãy giải thích cho hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất? (Chuyển ý) GV: Yêu cầu HS quan sát H 22 và cho biết: - Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động theo hướng nào? - Còn ở bán cầu Nam? GV: Chuẩn kiến thức. 2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất a. Hiện tượng ngày và đêm - Khắp mọi nơi Trái đất đều lần lượt có ngày đêm - Diện tích được mặt trời chiếu sáng gọi là ngày còn dt nằm trong bóng tối là đêm. b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng. + Bán cầu Bắc: 0 -> S (bên phải) + Bán cầu Nam: P -> N (bên trái) 4. Củng cố: + Bài tập: Khoanh tròn vào ý đúng - Trái đất có hình gì? a. Hình bầu dục c. Hình tròn b. Hình cầu d. Hình vuông 5. Dặn dò: - Học và ghi nhớ kết luận chữ đỏ trong sgk - Làm BT 2, 3 (SGK). - Đọc trước bài 8 (Giờ sau học).. Tuần 10 Ngày soạn: 21/10/2015 Ngày dạy: 27/10/2015 Tiết 10 - Bài 8 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - Thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động - Nhớ vị trí: Xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng Quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái đất. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Quả địa cầu - Tranh vẽ về sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài: - Trái đất nằm nghiêng trên MPQĐ là bao nhiêu? Trái đất chuyển động quanh trục theo hướng nào. (66033’ – Tây -> Đông) 3. Bài mới. Hoạt động của GV – HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời (15’) GV: Treo tranh vẽ H 23 (SGK) đã phóng to cho HS quan sát - Nhắc lại chuyển động tự quay quanh trục, hướng độ nghiêng của trục trái đất ở các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ? - Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục của trái đất thì trái đất cùng lúc tham gia mấy chuyển động? hướng các vận động trên? Sự chuyển động đó gọi là gì ? - GV dùng quả địa cầu lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của trái đất ở các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí .Yêu cầu học sinh lên bảng làm lại. - Thời gian Trái đất quay quanh trục của trái đất 1 vòng là bao nhiêu ?(24h) - Thời gian chuyển động quanh Mặt trời 1vòng của trái đất là bao nhiêu? (365 ngày 6h ). Nội dung cần đạt 1. Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo có hình elíp gần tròn. - Hướng chuyển động: Từ Tây sang Đông. - Thời gian TĐ chuyển động quanh mặt trời 1 vòng là 365 ngày và 6 giờ. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033 trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.. 2. Hiện tượng các mùa * Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng - Khi chuyển động trên quỹ đạo trục.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> các mùa ( 20’) GV: Yêu cầu HS quan sát H23 cho biết: Khi chuyển động trên quỹ đạo trục nghiêng và hướng tự quay của trái đất có thay đổi không? (có độ nghiêng không đổi, hướng về 1 phía ) - Ngày 22/6 (hạ chí ) nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? (Ngày 22/6 (hạ chí): Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn) - Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời? (Ngày 22/12 (đông chí): Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn) - GV: Khi nửa cầu nào ngả phía mặt trời nhận nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng và ngược lại nên ngày hạ chí 22/6 là mùa nóng ở bán cầu bắc, bán cầu nam là mùa lạnh. GV: Yêu cầu HS quan sát H 23 (SGK) cho biết: - Trái đất hướng cả 2 nửa cầu Bắc và Nam về Mặt trời như nhau vào các ngày nào? (Ngày 21/3 và ngày 23/9 (ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào đường xích đạo.). trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa: + Nửa cầu hướng về phía mặt trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng. + Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh. Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm. - Ngày 22/6 (hạ chí): Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn.. - Ngày 22/12 (đông chí): Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn.. - Ngày 21/3 và ngày 23/9 (ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào đường xích đạo.). - Vậy 1 năm có mấy mùa? (Xuân – Hạ - Một năm có 4 mùa: Xuân – Hạ Thu - Đông) Thu - Đông. 4. Củng cố: 3’ Bài tập 1: Đánh dấu (x) vào ô trống có ý đúng: (3 phút ) Mặt trời luôn chuyển động Trái đất đứng im X.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Trái đất luôn luôn chuyển động quay quanh Mặt trời Trái đất và Mặt trời đều chuyển động Bài tập 2: ? Tại sao có các mùa trên trái đất. 5. Dặn dò: 2’ - Học và ghi nhớ kết luận sgk - Làm BT 2 (SGK). - Đọc và nghiên cứu trước bài 9.. Tuần 11 Ngày soạn: 28/10/2015 Ngày dạy: 3/11/2015 . Tiết 11- Bài 9 HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS cần nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời. - Có khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. 2. Kĩ năng: - Biết cách dùng Quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thiên nhiên, khí hậu của mỗi nước. II. Phương tiện dạy học - Quả địa cầu - Mô hình: Trái đất quay quanh Mặt trời. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp:.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: - Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng nào? Khi chuyển động quanh Mặt trời, Trái đất có chuyển động quanh trục nữa không? ( từ tây –sang đông. Vẫn chuyển động quanh trục chuyển động tịnh tiến) 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất ( 25’) GV: Yêu cầu HS dựa vào H 24 (SGK) cho biết: - Tại sao đường biểu hiện trục Trái đất và đường phân chia sáng, tối không trùng nhau? (Đường biểu hiện trục nằm nghiêng trên MPTĐ 66033’, Đường phân chia sáng – tối vuông góc với MPT) - Vào ngày 22/6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?( 23027’ Bắc, Chí tuyến Bắc) - Vào ngày 22/ 12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là gì? (23027’ Nam, Chí tuyến Nam) GV: Yêu cầu HS quan sát H 25 cho biết: - Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và A’, B’ của nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12 ? - Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22/6 và ngày 22/12 ở điểm C nằm trên đường xích đạo?. Nội dung cần đạt 1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất: - Trong khi quay quanh mặt trời trái đất có lúa chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời.. - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục trái đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ. - Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> * Hoạt động 2: Tìm hiểu ở 2 miền cực 2. Ở 2 miền cực số ngày có ngày, đêm số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa: thay đổi theo mùa ( 10’) GV: Yêu cầu HS dựa vào H 25 (SGK) ( Bảng sgk mục 2) cho biết: - Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các đuểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào? - Vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường gì? 4. Củng cố: - Dựa vào H 24 (sgk): Em hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12? 5. Dặn dò: - Làm BT 2, 3 (SGK) - Đọc trước bài 10. PHỤ LỤC Ngày 22/6 22/12 21/3 - 23/9 23/9 -21/3 Kết luận. Vĩ độ 66033’ B 66033’ N 66033’ B 66033’ N Cực bắc Cực nam Cực bắc Cực nam Mùa hè 1- 6 tháng. Số ngày có ngày dài 24h 1. Số ngày có đêm dài 24h 1. 1. 1. 186 (6 tháng). 186 (6 tháng). 186 (6 tháng). 186 (6 tháng). Mùa đông 1- 6 tháng. Mùa Hạ Đông Đông Hạ Hạ Đông Đông Hạ.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Tuần 12 Ngày soạn: 4/11/2015 Ngày dạy: 10/11/2015 Tiết 12 - Bài 10 CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm: 3 lớp ( Vỏ, trung gian, lõi ) - Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng thái, tính chất; về nhiệt độ. - Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 mảng lớn và nhỏ. - Các địa mảng có thể di chuyển, tách xa nhau hoặc xô vào nhau - Tạo nên các hiện tượng động đất, núi lửa. 2. Kĩ năng: - Sử dụng quả địa cầu. Phân tích lược đồ. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế. II. Phương tiện dạy học - Quả địa cầu - Mô hình: Trái đất quay quanh Mặt trời. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Vào ngày nào thì hiện tượng ngày đêm diễn ra suốt 24h ở 2 cực? ( vào ngày 22/6 và 22/11 ở các vĩ tuyến 660B và 66oN.) 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Cấu tạo bên trong của 1. Cấu tạo bên trong của trái đất trái đất (20’) GV: Yêu cầu HS quan sát H26 và bảng thống kê (SGK) cho biết: - Hãy cho biết Trái Đất gồm mấy lớp ? (3 lớp ). Gồm 3 lớp: - Lớp vỏ.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Em hãy trình bày cấu tạo và đặc điểm của từng lớp? - Nêu vai trò của lớp vỏ đối với đời sống sản xuất của con người ? (lớp vỏ mỏng nhất, quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên, môi trường xã hội loài người) - Tâm động đất là lò mắc ma ở phần nào của trái đất? Lớp đó có trạng thái vật chất như thế nào? Nhiệt độ, lớp này có ảnh hưởng đến đời sống xã hội loài người trên bề mặt đất không ?. - Trung gian - Nhân a. Lớp vỏ: - Lớp vỏ mỏng nhất, quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên, môi trường xã hội loài người. b. Lớp trung gian: - Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất. c. Lớp nhân: - Ngoài lỏng, nhân trong rắn đặc. *Hoạt động 2: Cấu tạo của lớp vỏ trái đất (20’) GV: Sử dụng quả địa cầu - Vị trí các lục địa, đại dương trên quả cầu? - HS đọc SGK nêu được các vai trò lớp vỏ trái đất ? GV: Yêu cầu HS quan sát H27 (SGK) cho biết các mảng chính của lớp vỏ trái đất, đó là địa mảng nào. GV kết luận: Vỏ trái đất không phải là khối liên tục, do một số địa mảng kề nhau tạo thành. Các địa mảng có thể di chuyển với tốc độ chậm, các mảng có 3 cách tiếp xúc là tách xa nhau, xô vào nhau, trượt bậc nhau. Kết quả đó hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, đá bị ép nhô lên thành núi, xuất hiện động đất núi lửa.. 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất - Vỏ Trái đất được tạo thành do một số địa mảng nằm kề nhau. - Lớp vỏ trái đất chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loại người.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> ? Vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với xã hội loài người và các động thực vật trên Trái Đất? 4. Củng cố: 3’ Hãy vẽ sơ đồ vào vở ghi: Cấu tạo của Trái Đất gồm các bộ phận sau: Vỏ, Lớp trung gian, nhân? 5. Dặn dò: 1’ - Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK) - Làm BT 3(SGK) - Đọc trước bài 11.. Tuần 13 Ngày soạn : 11/11/2015 Ngày dạy : 17/11/2015 Tiết 13 - Bài 11 THỰC HÀNH: SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS nắm được: Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở 2 nửa cầu Bắc và Nam. - Biết được tên và vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. 2. Kĩ năng: - Phân tích tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện day học Quả địa cầu.bản đồ tự nhiên thế giới III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 5’.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Trình bày cấu tạo của lớp Vỏ Trái Đất? + Vỏ: dày từ 5km -> 7 km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao. + Trung gian: Dày từ gần 3000 km, từ từ quánh dẻo đến lỏng, t o 1500oC -> 4700oC. + Lõi: Dày trên 3000 km, lỏng ở ngoài rắn ở trong, to cao 5000oC. 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Bài 1 (5’) 1. Bài 1: - Yêu cầu HS quan sát H28 (SGK) cho biết: + Nửa cầu Bắc: - Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa - Diện tích lục địa: 39,4% cầu Bắc ? (diện tích lục địa: 39,4%, diện - Diện tích đại dương: 60,6 % tích đại dương: 60,6 %) - Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa + Nửa cầu Nam: cầu Nam? ( diện tích lục địa: 19,0%, diện - Diện tích lục địa: 19,0% tích đại dương: 81%) - Diện tích đại dương: 81,0% - HS xác định trên bản đồ các lục địa và đại dương ? * Hoạt động 2: Bài 2 (10’) - Quan sát bản đồ thế giới HS quan sát bảng (SGK) tr34 cho biết Có bao nhiêu lục địa trên thế giới? (6 lục địa ) ? Lục địa có diện tích nhỏ nhất? Lục địa có diện tích lớn nhất ? (Lục địa Ôxtrâylia. Á - Âu (Cầu Bắc). - Các lục địa nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam? ( Lục địa Phi). 2. Bài 2: + Có 6 lục địa trên Thế giới. - Lục địa á - Âu - Lục địa Phi - Lục địa Bắc Mĩ - Lục địa Nam Mĩ - Lục địa Nam Cực - Lục địa Ôxtrâylia. + Lục địa có S nhỏ nhất: Lục địa Ôxtrâylia (cầu nam) + Lục địa có S lớn nhất: á - Âu (Cầu Bắc). - Lục địa nằm ở cầu Bắc: á - Âu, Bắc Mĩ. - Lục địa nằm cả cầu Bắc và Nam: Lục địa Phi. - Lục địa nằm ở cầu Nam: Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Nam Cực..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> * Hoạt động 3: Bài 3 (10’) 3. Bài 3: GV: Yêu cầu HS quan sát bảng (SGK) tr35 nêu diện tích bề mặt trái đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu % tức là bao nhiêu km vuông? (Chiếm 71% bề mặt trái đất tức là 361 triệu km2) - Có mấy đại dương lớn trên thế giới? + Có 4 đại dương: đại dương nào nào có diện tích nhỏ nhất? - Thái Bình Dương Đại dương nào có diện tích lớn nhất? - Đại Tây Dương + Có 4 đại dương: - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương - Đại Tây Dương - Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ - Ấn Độ Dương nhất: 13,1 triệu km2 - Bắc Băng Dương - Thái Bình Dương có diện tích lớn - Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất: nhất: 179,6 tr km 13,1 triệu km2 - Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất: 179,6 tr km *Hoạt động 4: Bài 4 (5’) 4. Bài 4: GV: Yêu cầu HS quan sát H 29 (SGK) - Thềm lục địa: 100m cho biết: - Sườn lục địa: - 200m - Rìa lục địa gồm những bộ phận nào? Nêu độ sâu? 4. Củng cố: 2’ Học sinh nhắc lại kiến thức của bài học. 5. Dặn dò: 1’ Đọc bài đọc thêm ; Đọc trước bài 12. Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày dạy: 27/11/2012 Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Tiết 14. Bài 12.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực. - Hai lực này có luôn có tác động đối lập nhau. - Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa và động đất. - Cấu tạo của ngọn núi lửa. 2. Kĩ năng - Quan sát tranh ảnh. 3. Thái độ - Giúp các em hiểu biết thêm về lực Từ II. Phương tiện dạy học - Tranh núi lửa III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Thu vở một số học sinh chấm lấy điểm 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của 1. Tác dụng của nội lực và ngoại lực. nội lực và ngoại lực + Nội lực. GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức (SGK) - Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất cho biết: - Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt + Ngoại lực. của địa hình bề mặt trái đất ?(Nội lực, - Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái ngoại lực) Đất. -Thế nào là nội lực? (Là lực sinh ra ở + Tác động của nội lưc và ngoại lực: bên trong Trái Đất, có tác động ném ép - Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở hình bề mặt Trái Đất. dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện - Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt tượng núi lửa hoặc động đất. ) Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực - Ngoại lực la gi`? (Là lực sinh ra từ lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ - Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại bề mặt Trái Đất có nơi cao, thấp, có nơi bằng đá và xâm thực (Nước chảy, gió). phẳng, có nơi gồ ghề..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 2. Núi lửa và động đất. * Hoạt động 2: Tìm hiểu Núi lửa và động đất. GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết và Hình 31,32,33(SGK). - Núi lửa là gì. (Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất) - Thế nào là núi lửa đang phun trào và núi lửa đã tắt? (Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động. Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.) ? Động đất là thế nào? (Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội) - Những thiệt hại do động đất gây ra? (Người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, Công trình xây dựng, của cải.). + Núi lửa. - Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. - Mác ma: Là nhứng vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 10000C. + Động đất. - Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển . + Tác hại của động đất và núi lửa: - Người. - Nhà cửa. - Đường sá. - Cầu cống. - Công trình xây dựng. - Của cải.. - Người ta làm gì để đo được những trấn động của động đất?. 4. Củng cố - Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối lực nhau? - Con người đã làm gì dể giảm các thiệt hại do động đất gây nên? 5. Dặn dò - Học và trả lời câu hỏi ở SGK. - Đọc trước Bài 13, đọc bài đọc thêm. (SGK). 6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………….

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Ngày soạn: /12/2012 Ngày dạy: /12/2012 Tiết 15. Bài 13 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - HS phân biệt được: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình. - Biết khác niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao - Hiểu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. - Hiểu được thế nào là địa hình Caxtơ. 2. Kĩ năng. - Phân tích tranh ảnh. 3. Thái độ.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Bản đồ địa hình Việt Nam III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Phân biệt sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực ? Ví dụ? - Nội lực: là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất. (Núi lửa, động đất, tạo núi). - Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài bề mặt đất. ( Nước chảy chỗ trũng, gió thổi bào nùm đá, nước lấn bờ). 3. Bài mới. Hoạt động của GV – HS Nội dung chính *Hoạt đông 1: Tìm hiểu Núi và độ cao của 1. Núi và độ cao của núi. núi. + Núi: là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt GV: Yêu cầu HS quan sát kiên thức và bảng trên mặt đất. thống kê, Hình 34 (SGK) cho biết: + Núi gồm các bộ phận: - Núi là gì? (Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ - Đỉnh . rệt trên mặt đất.) - Sườn . - Đặc điểm của núi là? - Chân núi. + Đỉnh (nhọn). + Độ cao của núi thường trên 500m so + Sườn (dốc). với mực nước biển ( Độ cao tuyệt đối) + Chân núi. (Chỗ tiếp giáp mặt đất). - Phân loại núi? ( Núi thấp: Dưới 1000 m. Núi cao: Từ 2000 m trở lên.Núi trung bình: Từ 1000 m -> 2000 m.) -Treo BĐ địa hình VN cho HS chỉ ngọn núi cao nhất nước ta ? - QS H34 cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác cách tính độ cao tương đối như 2. Núi già, núi trẻ. thế nào? (Độ cao tương đối: Đo từ điểm thấp a) Núi già. nhất đến đỉnh núi. Độ cao tuyệt đối: Đo từ - Được hình thành cách đây hàng trăm mực nước biển lên đỉnh núi.) triệu năm. *Hoạt động 2: Tìm hiểu núi già, núi trẻ - Trải qua các quá trình bào mòn mạnh. + Hoạt động nhóm :4 nhóm - Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng - B1: giao nhiệm vụ cho các nhóm rộng. - Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK và quan sát b) Núi trẻ. H35 phân loại núi già và núi trẻ - Được hình thành cách đây vài chục - B2: thảo luận thống nhất ghi vào phiếu triệu năm..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> -B3: thảo luận trước toàn lớp Treo phiếu học tập –GV đưa đáp án-cácnhóm nhận xét * Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình cactơ - Yêucầu HS QS H37cho biết: - Địa hình cacxtơ là thế nào? (địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.) - Đặc điểm của địa hình? (Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn. Nước mưa có thể thấm vào khe và kẻ đá, tạo thành hang động rộng và sâu) -Yêu cầu HS quan sát H37, H38 (SGK) cho biết: - Nêu đặc điểm của hang động?. - Có đỉnh nhọn, sườn dốc,thung lũng sâu. 3. Địa hình cacxtơ. - Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. - Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn. + Hang động: - Là những cảnh đẹp tự nhiên. - Hấp dẫn khách du lịch. - Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc VD: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (Quảng Bình ). 4. Củng cố . - Núi và cách tính độ cao của núi ? - Phân biệt núi già và núi trẻ ? - Địa hình cacxtơ và hang động ? 5. Dặn dò - Đọc bài đọc thêm. - Trả lời câu: 1,2,3,4 (SGK). 6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Ngày soạn:09/12/2012 Ngày dạy: 11/12/2012 Tiết 16. Bài 14. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - HS nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình (Đồng bằng, cao nguyên, đồi). 2. Kĩ năng: - Quan sát tranh ảnh, lược đồ. Phân biệt 3 dạng địa hình 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Bản đồ TN Việt Nam và Thế giới III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? So sánh điểm giống và khác nhau giữa núi già và núi trẻ? ? Nêu đặc điểm địa hình Caxtơ 3. Bài mới.. Hoạt động của GV – HS * Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm bình nguyên và cao nguyên GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK). Nội dung chính 1. Bình nguyên (Đồng bằng): - Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở các sông lớn gọi là.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> + Hoạt động nhóm : - Bước 1: Chia làm 3 nhóm N1: nghiên cứu cao nguyên N2: nghiên cứu đồi N3: nghiên cứu bình nguyên HS: Kẻ bảng trên vở viết HS: Thảo luận vào phiếu HT GV: Yêu cầu HS nêu vào phiếu - Bước 2: thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5phút ) - Bước 3: thảo luận trước toàn lớp Treo phiếu học tập, GV đưa đáp án các nhóm nhận xét.. Đặc điểm. Cao nguyên. châu thổ. 2. Cao nguyên: - Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc; độ cao tuyệt đối trên 500m 3. Đồi: - Là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn sườn thoải, độ cao tương đối không quá 200m.. Bình nguyên (đồng bằng). - Độ cao tuyệt đối - Độ cao tuyệt đối (200 -> 500m) trên 500 m. Đặc - Bề mặt tương đối - Hai loại đồng bằng: điểm bằng phẳng hoặc gợn + Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng hình thái sóng, sườn dốc. + Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng - Cao nguyên Tây - Đồng bằng bào mòn: Châu Âu, Canada. Khu vực Tạng (Trung Quốc). - Đồng bằng bồi tụ: Hoàng Hà, sông Hồng, Sông nổi tiếng - Cao nguyên Lâm Cửu Long. (Việt Nam) Viên (Việt Nam) - Trồng cây công - Trồng cây Nông nghiệp, lương thực thực phẩm,..... nghiệp, chăn nuôi gia - Dân cư đông đúc. Thành phố lớn Giá trị súc lớn theo vùng. kinh tế - Chuyên canh cây công nghiệp trên qui mô lớn. 4. Củng cố - Giáo viên đưa bảng phụ - Nhận xét khái quát về các dạng địa hình 5. Dặn dò - Học bài cũ, trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 (SGK). - Ôn tập lại các bài: Từ bài 1 -> 14. Giờ sau ôn tập học kì I. Độ cao.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………. Ngày soạn: 16/12/2012 Ngày dạy: 18/12/2012 Tiết 17. ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Nhằm củng cố thêm phần kiến thức cơ bản cho HS. - Hướng HS vào những phân kiến thức trọng tâm của chương trình để cho HS có kiến thức vững chắc để bước vào kì thi HKI. 2. Kĩ năng. - Đọc biều đồ, lược đồ, tranh ảnh. - Sử dụng mô hình Trái Đất (Quả địa cầu). 3. Thái độ - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên thế giới III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy phân biệt sự khác nhau bình nguyên và cao nguyên? 3. Bài mới:. Hoạt động của GV - HS *Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức phần Trái Đất. Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất. ?Trình bày đặc điểm, kích thước, hình dạng của Trái đất.. Nội dung chính I. Trái đất - Trái Đất có dạng hình cầu. - Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời. - 360 kinh tuyến. - 181 vĩ tuyến. - Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. ?Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ là gì? Có mấy loại tỉ lệ bản đồ? Bài 4: Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý. ?Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ? Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. ?Có bao nhiêu loại kí hiệu?Nêu đặc điểm mỗi loại?. cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy. - Có nhiều phương pháp chiếu đồ. - Tỉ lệ thước: 1cm = 10 km - Tỉ lệ số: 1:100 000 = 100.000 cm = 1km - Đo khoảng cách. - Phương hướng: Tây, Bắc, Đông, Nam 20o T 10o B - Phân loại kí hiệu: A: Kí hiệu điểm. B: Kí hiệu đường. C: Kí hiệu diện tích. - Các dụng kí hiệu: a. Kí hiệu hình học. b. Kí hiệu chữ c. Kí hiệu tượng hình.. Bài 6: Thực hành. - Chuyển động tự quay quanh trục của Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục Trái Đất của Trái Đất và các hệ quả. - Trái đất quay quanh một trục tưởng ?Nêu đặc điểm vận động tự quay tượng nối liền 2 cực và nghiêng trên mặt 0 / quanh trục của Trái đất? phẳng quỹ đạo 66 33 . - Hướng tự quay: từ Tây sang Đông . - Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h (một ngày đêm). - Chia bề mặt Trái Đất ra 24 giờ khu vực. - Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc (GMT), giờ phía đông sớm hơn phía tây. - Hệ quả hiện tượng tự quay quanh trục Trái đất + Hiện tượng ngày đêm + Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> quanh mặt trời. - Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt ?Nêu đặc điểm vận động quay quanh Trời: Mặt Trời của Trái đất? + Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn + Hướng tự quay: từ Tây sang Đông + Thời gian Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ + Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn nghiêng và hướng nghiêng theo mùa. - Hệ quả hiện tượng quay quanh Mặt Trời của Trái đất + Hiện tượng các mùa trên Trái Đất Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái + Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo Đất. mùa, theo vĩ độ ?Trái đất cấu tạo gồm bao nhiêu bộ - Cấu tạo của Trái Đất phận?Nêu đặc điểm từng bộ phận? + Vỏ + Trung Gian + Lõi Bài 11: Thực hành. - Các lục địa. ?Nêu tên các lục địa, các châu lục và - Các châu lục. các đại dương trên Trái Đất? - Các đại dương. *Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức phần Các thành phần tự nhiên của Trái Đất Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. ?Thế nào là nội lực, ngoại lực?Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất? Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất. ?Thế nào là núi?So sánh núi gì và núi. - Nội lực: Là những lực sinh ra từ bên trong. - Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài. - Núi lửa: Nội lực. - Động đất: Nội lực.. * Núi: - Núi già: + Đỉnh tròn..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> trẻ?. + Sườn thoải. + Thung lũng nông. - Núi trẻ: + Đỉnh nhọn. + Sườn dốc + thung lũng sâu. ?Bình nguyên, cao nguyên, đồi là gì? * Bình nguyên, cao nguyên, đồi So sánh cao nguyên và bình nguyên? 4.Củng cố : - Giáo viên hệ thống lại kiên thức bài ôn tập 5. Dặn dò - Về nhà ôn tập. - Giờ sau thi học kì I. 6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………. Ngày soạn: Ngày dạy:. 12/2012 12/2012.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KỲ I 1. Mục tiêu kiểm tra: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung trong chương trình học kỳ I 2. Hình thức kiểm tra: - Tự luận 3. Ma trận đề kiểm tra: - Trên cơ sở phân phối số tiết, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: I. MA TRẬN ĐỀ. Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức Sự vận động tự quay quanh trục và các hệ quả Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Cấu tạo bên trong Trái Đất Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Địa hình bề mặt Trái Đất. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Tổng số. ĐỀ 1. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng cấp độ thấp. - Trình bày được đặc điểm và hệ quả của sự vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. 1 3,0 30% - Biết được cấu tạo bên trong của Trái đất gồm 3 lớp - Trình bày được cấu tạo của mỗi lớp. 1 3,0 30%. Vận dụng cấp độ cao. Tổng. 1 3,0 30%. 1 3,0 30% So sánh được sự khác nhau giữa hai lực là nội lực và ngoại lực. 1 4,0 40%. 1 4,0 40%.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Số câu: 2 1 3 Số điểm: 6,0 4,0 10,0 Tỉ lệ: 60% 40% 100% II. ĐỀ RA Câu 1: (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm và hệ quả vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất? Câu 2. (3,0 điểm): Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm mấy lớp? Nêu độ dày và trạng thái của từng lớp. Câu 3: (4,0 điểm): So sánh sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực? III. HƯỚNG DẪN CHẤM. ĐÁP ÁN. THANG ĐIỂM 2,0 điểm. Câu 1 - Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: (3 điểm) + Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo 0,5 đ có hình elip gần tròn + Hướng tự quay: từ Tây sang Đông 0,5 đ + Thời gian Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ 0,5 đ + Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất lúc nào cũng 0,5 đ giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng - Hệ quả hiện tượng quay quanh Mặt Trời của Trái đất 1,0 điểm + Hiện tượng các mùa trên Trái Đất 0,5đ 0,5đ + Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ Câu 2 * Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ, trung gian, lõi 3 điểm (3 điểm) - Lớp vỏ: dày 5km đến 70 km, trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu 1,0đ nhiệt độ càng cao nhưng tối đa 10000 C. - Lớp trung gian: dày gần 3000km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, 1,0đ nhiệt độ từ 15000 C đến 47000C. - Lõi: dày trên 3000km, trạng thái lỏng ở ngoài rắn ở trong, nhiệt độ 1,0đ khoảng 50000C. Câu 3 *So sánh nội lực và ngoại lực: 4 điểm (4 điểm) - Nội lực : + Là những lực sinh ra ở bên trong của Trái Đất 0,75đ + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ gề 0,75đ - Ngoại lực : + Là những lực sinh ra bên ngoài trên bề mặt Trái Đất 0,75đ + Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt bị san bằng, hạ thấp địa.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> hình - Đây là hai lực đối nghịch nhau nhưng xãy ra đồng thời và tạo nên bề mặt địa hình Trái Đất I. MA TRẬN ĐỀ. ĐỀ II Chủ đề (nội dung)/mức Nhận biết Thông hiểu độ nhận thức Sự vận - Trình bày được động tự đặc điểm và hệ quả quay quanh của sự vận động tự trục và các quay quanh trục của hệ quả Trái Đất. Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% - Biết được cấu tạo Cấu tạo bên trong của Trái bên trong đất gồm 3 lớp. Trái Đất - Trình bày được cấu tạo và vai trò lớp vỏ Trái đất. Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% Địa hình bề mặt Trái Đất.. Vận dụng cấp độ thấp. Vận dụng cấp độ cao. 0,75đ 1,0đ. Tổng. 1 3,0 30%. 1 3,0 30% So sánh được sự khác nhau giữa núi trẻ và núi già. Lấy được ví dụ núi trẻ, núi già. 1 4,0 40%. Số câu: 1 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% Tổng số Số câu: 2 1 3 Số điểm: 6,0 4,0 10,0 Tỉ lệ: 60% 40% 100% II. ĐỀ RA Câu 1: (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm và hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Câu 2. (3,0 điểm): Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái đất. Câu 3: (4,0 điểm): So sánh sự khác nhau về hình thái và thời gian hình thành giữa núi trẻ và núi già? Lấy ví dụ núi trẻ và núi già. III. HƯỚNG DẪN CHẤM. ĐÁP ÁN Câu 1 - Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (3 điểm) - Trái đất quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 0. /. trên mặt phẳng quỹ đạo 66 33 . - Hướng tự quay: từ Tây sang Đông . - Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h (một ngày đêm). - Chia bề mặt Trái Đất ra 24 giờ khu vực. - Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc (GMT), giờ phía đông sớm hơn phía tây. - Hệ quả hiện tượng tự quay quanh trục Trái đất + Hiện tượng ngày đêm + Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể Câu 2 * Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ, trung gian, lõi (3 điểm) * Đặc điểm cấu tạo lớp vỏ Trái đất: + Vỏ Trái đất đựơc do một số địa mảng nằm kề nhau. + Lớp vỏ trái đất chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng của Trái Đất. + Dày 5km đến 70 km, trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa 10000 C. * Vai trò của lớp vỏ Trái đất: + Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác. + Là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loại người. Câu 3 * Sự khác nhau giữa núi trẻ và núi già: Núi Trẻ Núi già (4 điểm) 1. Hình thái - Độ cao lớn, đỉnh - Độ cao nhỏ, đỉnh nhọn, sườn dốc, tròn, sườn thoải, thung lũng sâu thung lũng rộng 2. Thời gian - Cách đây hàng trục - Cách đây trăm hình thành triệu năm triệu năm 3. Ví dụ - An-pơ, Himalaya Xcan-đi-na-vi,. THANG ĐIỂM 2,0 điểm 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 1,0 điểm 0,5đ 0,5đ 0,5 điểm 1,5 điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0 điểm 0,5đ 0,5đ 4 điểm. 1,5đ 1,5đ 1,0đ.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Apalat. IV. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................ HỌC KỲ II Ngày soạn:. 31/12/2014 Tiết 19. Bài 15 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS hiểu: KN khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản. - Biết phân loại các khoáng sản theo công dụng. - Hiểu biết về khai thác và bảo vệ hợp lí nguồn TN khoáng sản. 2. Kĩ năng:.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Phân loại các khoáng sản. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Bản đồ khoáng sản Việt Nam, Mẫu khoáng sản III.Hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra học kỳ 3. Bài mới:. Hoạt động của GV - HS * Hoạt động 1: Các loại khoáng sản GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết: Khoáng sản là gì? (Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng). (Là nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác) GV: HS đọc bảng công dụng các loại khoáng sản - Em hãy phân loại khoáng sản trong tự nhiên? (3 loại khoáng sản: + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) + Khoáng sản kim loại + Khoáng sản phi kim loại) - Xác định trên bản đồ việt nam 3 nhóm khoáng sản trên ?. Nội dung chính 1. Các loại khoáng sản:. a. Khoáng sản: - Là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng. - Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.. b. Các loại khoáng sản phổ biến: + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt. + Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm... + Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi... * Hoạt động 2: Các mỏ khoáng sản nội 2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh và ngoại sinh: sinh: GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết: a. Mỏ khoáng sản nội sinh: - Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình Là các mỏ hình thành do nội lực thành như thế nào? (Là khoáng sản được VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc....

<span class='text_page_counter'>(66)</span> hình thành do mắcma. Được đưa lên gần mặt đất). VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc... ?Qúa trình hình thành các mỏ khoáng sản b. Mỏ khoáng sản ngoại sinh: ngoại sinh? Là các mỏ hình thành do quá trình ngoại lực - Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng (thung lũng). - Được hình thành trong quá trình hàng vạn, hàng triệu năm. Cần khai thác và sử dụng hợp lí.) GV: Một số khoáng sản có 2 nguồn gốc nội, ngoại sinh (quặng sắt) - Dựa vào bản đồ Việt Nam đọc tên và chỉ một số khoáng sản chính? GV: Thời gian hình thành các mỏ khoáng sản là 90% mỏ quặng sắt được hình thành cách đây 500 – 600 triệu năm: + Than hình thành cách đây 230 – 280 triệu năm. + Dầu mỏ từ xác sinh vật chuyển thành dầu mỏ cách đây 2-5 triệu năm. GV kết luận: Các mỏ khoáng sản được hình thành trong thời gian rất lâu, chúng rất quý không phải vô tận do dó vấn đề khai thác và sử dụng, bảo vệ phải được coi trọng. 4. Củng cố: - Khoáng sản là gì? - Khoáng sản được phân thành mấy loại ? 5. Dặn dò: - Học bài cũ và trả lời câu: 1, 2, 3 (SGK) - Đọc trước bài 16..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Ngày soạn: 07/01/2015 Tiết 20. Bài 16. THỰC HÀNH. ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN I Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được: Khái niệm đường đồng mức. - Có khả năng tính độ cao và khoảng cách thực tế dựa vào bản đồ - Biết đọc đường đồng mức. 2. Kĩ năng: - Biết đọc các lược đồ, bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Bản đồ địa hình Việt Nam III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản ?.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. - Là những nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác. 3. Bài mới. Để biết được địa hình của một khu vực cao hay thấp, dốc hay thoải người ta dựa vào các đường đồng mức. Vậy đường đồng mức là gì? Cách đo đường đồng mức ra sao? Để hiểu rõ hơn, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính *Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của I. Yêu cầu bài thực hành. *Hoạt động 2: Nội dung thực hành II. Thực hành Bài 1. 1. Bài 1. GV: Yêu cầu HS đọc bảng tra cứu thuật a) Đường đồng mức. ngữ (SGK-85) cho biết: - Là đường đồng nối những điểm có cùng độ - Thế nào là đường đồng mức? (Là cao so với mực biển lại với nhau. đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau) ?Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình? (do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc, hướng nghiêng). b) Hình dạng địa hình được biết là do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc, hướng nghiêng.. *Hoạt động 3: Bài 2. GV: Yêu cầu Hs dựa vào Hình 44 (SGK) cho biết : Hướng của đỉnh núi A1-> A2 là hướng nào? (Từ tây sang Đông). 2. Bài 2. a) - Từ A1 -> A2 - Từ tây sang Đông. - Sự chênh lệch độ cao của các đường đồng mức là bao nhiêu? (100 m) *Hoạt động nhóm : B1: GV chia lớp thành 4 nhóm B2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Xác định có độ cao của A1, A2, B1, B2, B3? B3: thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5phút). b) - Là 100 m. c) - A1 = 900 m - A2 = 700 m - B1 = 500 m - B2 = 600 m - B3 = 500 m.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> -B4: thảo luận trước toàn lớp Treo phiếu học tập – GV đưa đáp án, các nhóm nhận xét - A1 = 900 m - A2 = 700 m - B1 = 500 m - B2 = 600 m - B3 = 500m - Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng d.Tính khoảng cách đường chim bay từ đỉnh cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 -> A1 -> A2 = 7500m A2? (gợi ý Đo khoảng cách giữa A1 - A2 trên lược đồ H44 đo được 7,5cm. Tính khoảng cách thực tế mà tỉ lệ lược đồ 1:100000. Vậy: 7,5 .100000 = 750000cm = 7500m e) ? Quan sát sườn Đông và Tây của núi A1 - Sườn Tây dốc. xem sườn bên nào dốc hơn? (Sườn Tây - Sườn Đông thoải hơn dốc. Sườn Đông thoải hơn) . 4. Củng cố: - GV nhận xét và đánh giá lại các bài tập thực hành. 5. Dặn dò - Hoàn thành vở bài tập bản đồ - Đọc trước bài 17..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Ngày soạn: 21/01/2015 Tiết 21. Bài 17. LỚP VỎ KHÍ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS nắm được Thành phần của lớp vỏ khí - Biết vị trí của của các tầng trong lớp vỏ khí, vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu. - Giải thích nguyên nhân và tích chất của các khối khí. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng các kênh hình để trình bày kiến thức của bài. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Tranh thành phần của các tầng khí quyển. III.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Thu vở thực hành một số em chấm 3. Bài mới.. Hoạt động của GV - HS Hoạt động 1: Tìm hiểu Thành phần của không khí GV: Yêu cầu HS quan sát H45 (SGK) cho biết: Các thành phần của không khí? Tỉ lệ? (Thành phần của không khí gồm: + Khí Nitơ: 78% + Khí Ôxi: 21%. Nội dung chính 1. Thành phần của không khí. - Thành phần của không khí gồm: + Khí Nitơ: 78% + Khí Ôxi: 21%.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> + Hơi nước và các khí khác: 1%) Gv nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng là mây, mưa, sương mù ) * Chuyển ý: Xung quanh trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây, mưa điều hoà cácbonníc và ôxi trên trái đất. Con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào, đặc đIểm ra sao? *Hoạt động 2: Tìm hiểu Cấu tạo của lớp vỏ khí - HS quan sát H 46 (SGk) tranh cho biết : Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? (Các tầng khí quyển: A: Tầng đối lưu: 0-> 16km B: Tầng bình lưu: 16 -> 80km C: Các tầng cao của khí quyển: 80 km) - Vai trò của từng tầng? (Tầng đối lưu: là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,.... - Nhiệt độ của tầng này cú lên cao 100m lại giảm 0,6oC. + Tầng bình lưu: Có lớp ôzôn giúp ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.). + Hơi nước và các khí khác: 1% - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa.... 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) *Các tầng khí quyển: - Tầng đối lưu: 0-> 16km nằm sát mặt đất, tập trung 90% không khí + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao ( TB cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng - Tầng bình lưu: Nằm trên tầng đối lưu từ 16 -> 80km. + Có lớp ô dôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người - Tầng cao của khí quyển: Các tầng cao năm trên tâng đối lưu và bình lưu, không khí của tầng này cực loãng. *Hoạt động 3: Tìm hiểu Các khối khí 3. Các khối khí. GV: yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức trong (SGK) cho biết: ?Nguyên nhân hình thành các khối khí?.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> (Do vị trí lục địa hay đại dương ) + Khối khí nóng: Hình thành trên các - HS đọc bảng các khối khí cho biết: vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối Khối khí nóng, khối khí lạnh được hình cao. thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại? + Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ (+ Khối khí nóng: Hình thành trên các độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. + Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ + Khối khí đại dương hình thành trên các độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.) biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Khối khí đại dương, khối khí lục địa + Khối khí lục địa: Hình thành trên các được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. mỗi loại? (Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. + Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.) => Kết luận: Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng là nóng, lạnh, khô, ẩm. - Tại sao có từng đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa đông? (Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết) 4. Củng cố: - Nêu thành phần của không khí ? - Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? - Dựa vào đâu người ta chia ra thành 4 khối khí khác nhau? 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Đọc trước bài 18..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Ngày soạn: 28/01/2015 Tiết 22. Bài 18. THỜI TIẾT KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I. Muc tiêu 1. Kiến thức: - Phân tích và trình bày khái niệm : Thời tiết và khí hậu. - Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này. - Biết đo nhiệt độ TB ngày, tháng, năm. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng các kênh hình để trình bày kiến thức của bài. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Nhiệt kế III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thành phần của không khí? Khí Nitơ 78 %., Khí Ô xi 21 %, Hơi nước và các khí khác 1%. ? Trình bày cấu tạo của lớp vỏ khí? 3. Bài mới Hằng ngày, chúng ta đều được nghe bản tin dự báo thời tiết của các tỉnh. Vậy thời tiết là gì ? Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào ? Và làm cách nào để người ta dự báo thời tiết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. Hoạt động của GV – HS Nội dung chính *Hoạt động 1 : Tìm hiểu khí hậu và 1. Khí hậu và Thời tiết thời tiết. GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) và cho biết: - Theo các em chương trình dự báo thời a) Thời tiết. tiết trên phương, Khu vực địa phương - Là sự biểu hiện tượng khí tượng ở một địa nhất định thông báo những điều gì? phương trong một thời gian ngắn nhất định. - Thời tiết là gì ? (là sự biểu hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.) - Khí tượng là gì ? (như gió, mây, mưa ).

<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Đặc điểm chung của thời tiết là gì? (Thời tiết luôn thay đổi. Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần) - Vậy khí hậu là gì? ( Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật - Thời tiết khác khí hậu như thế nào? (Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn, khí hậu tình trạng khí quyển trong thời gian dài ) *Hoạt động 2: Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết: Nhiệt độ không khí là gì? (Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó. Không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.) - Làm thế nào để tính được nhiệt độ trung bình ngày? (Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m - to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h. VD: ( 20 + 23 + 21 ) :3) -Tính to TB tháng, năm thì làm thế nào? *Hoạt động 3: Tìm hiểu Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát các hình 47, 48,49 (SGK). - Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương ? ( Do sự tăng giảm to của đất và nước khác. b) Khí hậu. - Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. a) Nhiệt độ không khí. - Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.. b. Cách tính to TB : Để nhiệt kế trong bóng râm ,cách mặt đất 2m - to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h. VD: (20 + 23 + 21 ):3 - to TB tháng: to các ngày chia số ngày - to TB năm: to các thángchia 12 tháng 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí: a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> nhau) - Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: cao? - Trong tâng đối lưu, Càng lên vao to không ( Càng lên vao to không khí càng giảm. khí càng giảm. o o - Cứ lên cao 100 m t lại giảm 0,6 t C.) - Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 đỉêm c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. ở hình 48 (SGK)? Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao. - Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ? (Hình 48) 4. Củng cố: - Nhiệt độ và khí hậu? - Cách tính to TB: Ngày tháng năm ? - Sự thay đổi của nhiệt độ không khí? 5. Dặn dò - Học bài cũ: Trả lời câu 1,2 (SGK) - Làm bài tập 3,4 (SGK) - Đọc trước bài 19.. Ngày soạn: 04/02/2015 Tiết 23. Bài 19. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 1. Kiến thức: - HS nắm được: Khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp. - Các đai khí áp trên Trái Đất. - Gió và các hoàn lưu khí quyển Trái Đất. 2. Kĩ năng: - HS phân tích các hình và tranh ảnh. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II .Phương tiện dạy học - Tranh: các đai khí áp và gió trên Trái Đất III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. -Thế nào là thời tiết? Khí hậu? Phân biệt thời tiết và khí hậu? - Nêu cách đo nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ trung bình năm? Cho ví dụ? 3. Bài mới.. Hoạt động của thầy và trò *Hoạt động 1: Tìm hiểu Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất - Nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu ?(60000km)độ cao 16km sát mặt đất không khí tập trung là 90%, không khí tạo thành sức ép lớn. không khí tuy nhẹ song bề dày khí quyển như vậy tạo ra 1 sức ép lớn đối với mặt đất gọi là khí áp GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết: - Khí áp là gì ? (1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.) Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì ? (Khí áp kế ) GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát H50 (SGK) cho biết: - Có bao nhiêu đại áp phân bố trên bề mặt Trái Đất ? (3 đai áp thấp là XĐ, ở vĩ. Nội dung 1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất a) Khí áp:. - Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. - Đơn vị đo: mm thủy ngân. b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất. - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực + Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ 0 0 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam + Các đai khí áp cao nằm khoảng vĩ độ 300 và khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam ( Cực Bắc và cực Nam).

<span class='text_page_counter'>(77)</span> độ 60độ bắc, nam, 4 đai áp cao ở vĩ độ 30 độ bắc nam và 2 cực) *Hoạt động 2: Tìm hiểu Gió và các hoàn lưu khí quyển GV: Yêu cầu HS quan sát H51.1 (SGK) và kiến thức trong (SGK) cho biết: - Nguyên nhân sinh ra gió ? Gió là gì ? (Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên động của không khí sinh ra gió.). Quan sát H52 cho biết có mấy loại gió chính trên Trái Đất ? - Các loại gió chính: + Gió Đông cực. Gió Tây ôn đới .Gió tín phong). 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển . * Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. - Các loại gió chính: * Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất: + Gió tín phong: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo ( Đai áp thấp xích đạo) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam + Gió Tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam (Đai áp thấp ôn đới) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc + Gió Đông cực: Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam (Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam - Hoàn lưu khí quyển là gì ? - Hoàn lưu khí quyển. Trên bề mặt Trái Đất, Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động sự chuyển động của không khí giữa các đai của không khí giữa các đai khí áp cao và khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển. tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển. - Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển) 4. Củng cố - Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp? - Nguyên nhân nào sinh ra gió? 5. Dặn dò - Học bài và làm BT4 (SGK).

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Đọc trước Bài 20 . - Giờ sau học.. Ngày soạn: 0/02/2015 Tiết 24. Bài 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ - MƯA I. Mục tiêu . 1. Kiến thức: HS nắm được: - Khái niệm độ ẩm của không khí, độ bão hoà hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong không khí. - Biết tính lượng mưa trong ngày, tháng, lượng mưa TB năm. 2. Kĩ năng: - Đọc lược đồ phân bố lượng.Phân tích lược đồ. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II.Phương tiện dạy học - Tranh : mô tả hơi nước trong không khí.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Khí áp là gì? Người ta đo khí áp bằng? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1: Hơi nước và độ ẩm của 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí: không khí: a) Độ ẩm của không khí: GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết: Không khí Bao giờ cũng chứa một lượng - Trong thành phần không khí lượng hơI hơi nước nhất định lượng hơi nước đó làm nước chiếm bao % ?(1%) cho không khí có độ ẩm. - Nguồn cung cấp hơI nước trong không b) Mối quan hệ giữa nhiệtđộ không khí và khí ?( do hiện tượng bốc hơi của nước độ ẩm: trong các biển, hồ, ao, sông, suối..). - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa - Độ ẩm của không khí là gì?( Là do hơi hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí nước có trong không khí nên không khí có càng lên cao,lượng hơi nước chứa được độ ẩm.) càng nhiều (Độ ẩm càn cao) - Người ta đo độ ẩm của không khí bằng ẩm kế. - QS Bảng có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượnghơi nước đó trong không khí ?( nhiệt độ không khícàng cao càng chứa được nhiều hơi nước ) *Hoạt động 2: Mưa và sự phân bố 2- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất. lượng mưa trên trái đất. * Quá trình tạo thành Mây,Mưa: GV: Yêu cầu HS quan sát H52 và H53 cho - Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, biết: - Mưa được hình thành do đâu? (Khi tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, dần rồi rơi xuống đất thành mưa. tạo thành mây.Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta a) Tính lượng mưa trung bình của một địa phương. dần rồi rơi xuống đất thành mưa.) - Cách tính lượng mưa tháng ?( Cộng tất - Đo bằng dụng cụ: Thùng đo mưa (Vũ kế) - Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả cả lượng mưa các ngày trong tháng) -Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa các ngày trong tháng. - Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại. - Cách tính lượng mưa trung bình năm ? lượng mưa trong cả 12 tháng lại. (Tổng lượng mưa nhiều năm chia số năm) GV: Yêu cầu HS quan sát hình 54 (SGK) b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới. cho biết: - Sự phân bố lượng mưa trên thế giới? - Phân bố không đồng đều từ xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa (Phân bố không đồng đều..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Mưa nhiều ở vùng xích đạo - Mưa ít ở vùng cực và gần cực). ít nhất là 2 vùng cực Bắc và cực Nam. 4. Củng cố - Hơi nước và độ ẩm của không khí? - Mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới? 5. Dặn dò - Trả lời câu hỏi và bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGK) - Đọc trước bài 21. - Giờ sau học. 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................ Ngày soạn: 17/02/2013 Ngày dạy: 19/02/2013 Tiết 25. Bài 21. THỰC HÀNH. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách đọc và khai thác thông tin, rút ra nhận xét về thời gian và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được dạng biểu đồ.Phân tích và đọc biểu đồ. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa III- Tiến trình dạy học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm mưa là gì?.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> ( Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa) 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới.. Hoạt động của GV và HS *Hoạt động 1. Bài 1: GV: Yêu cầu học sinh quan sát H55 (SGK) cho biết: - Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ? -Yếu tố nào được biểu hiện theo đường, yếu tố nào được biểu hiện theo cột? - Trục bên nào biểu hiện nhiệt độ? Trục bên nào biểu hiện lượng mưa? - Đơn vị biểu hiện lượng mưa và nhiệt độ là gì? GV: Chuẩn kiến thức.. Nội dung I. Yêu cầu II. Thực hành 1.Bài 1: a. Nhiệt độ và lượng mưa - Nhiệt độ biểu hiện theo đường - Lượng mưa được biểu hiện theo hình cột. - Trục dọc bên phải (Nhiệt độ) - Trục dọc bên trái (Lượng mưa) - Đơn vị thể hiện nhiệt độ là:0C - Đơn vị thể hiện lượng mưa là: mm. + Hoạt động nhóm :4 nhóm HS: Dựa vào bảng trị số vừa hoàn thành và H55 (SGK) cho biết: Nhóm 1,2 Nhận xét về nhiệt độ Nhóm3,4 nhận xét lượng mưa của Hà Nội? - B2: thảo luận thống nhất ghi vào phiếu b.ghi kết quả vào bảng : (5phút ) Cao nhất Thấp nhất - B3: thảo luận trước toàn lớp Trị Trị Tháng Tháng Treo phiếu học tập – GV đưa đáp án số số các nhóm nhận xét 290C 7 160C 1 - Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4 Cao nhất Thấp nhất - Nhiệt độ: Cao ở các tháng 6, 7, 8, 9 Thấp ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 Thán Trị Thá Trị số g số ng 300m m. 8. 20m m. 12. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất 130C. Lượng mưa chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất 280mm.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> c. Nhận xét: + Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4 + Nhiệt độ: Cao ở các tháng 6, 7, 8, 9 Thấp ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 *Hoạt động 2: Bài 2: 2. BàI tập 2 GV: Yêu cầu học sinh quan sát H56 và 2. Biểu đồ A B H57 (SGK) cho biết: Tháng có nhiệt T4 T1 (200C) (310C) HS: Hoàn thành bảng thống kê (SGK) Bài tập độ 2 cao Tháng có nhiệt T1 T7 (100C) GV: Chuẩn kiến thức độ thấp (210C) HS: Từ bảng ở bài 2 cho biết: Tháng mưa nhiều T5-10 T10-3 - Biểu đồ nào của nửa cầu Bắc? -Biểu đồ nào là của nửa cầu Nam? - Biểu đồ A (ở nửa cầu Bắc) - Biểu đồ B (ở nửa cầu Nam) 4. Củng cố Giáo viên nhắc lại kiến thức của các bài tập. 5. Dặn dò Hoàn thành các bài tập Đọc trước bài 22 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Ngày soạn: 24/02/2013 Ngày dạy: 26/02/2013 Tiết 26. Bài 22. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được vị trí và ưu điểm của các chí tuyến và vùng cực trên bề mặt trái đất. - Trình bày được vị trí của các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt trái đất. 2. Kỹ năng: - Phân tích hình vẽ, lược đồ, tranh ảnh. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Tranh: Các đới khí hậu trên Trái đất III .Tiến trình dạy học: 1.Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Thu vơ thực hành của học sinh chấm lấy điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu Các chí tuyến 1. Các chí tuyến và các vòng cực trên trái và các vòng cực trên trái đất đất: Các chí tuyến và các vòng cực trên trái - Trên bề mặt trái đất có 2 đường chí tuyến. đất: + Chí tuyến Bắc - Nhắc lại những ngày mặt trời chiếu + Chí tuyến Nam thẳng góc vào đường XĐ và 2 đường - Có 2 vòng cực trên trái đất. chí tuyến B.N? (Hạ chí và đông chí ) + Vòng cực Bắc - Trên trái đất có mấy đường chí tuyến? + Vòng cực Nam. - Các vòng cực là giới hạn của khu vực Các vòng cực l và chí tuyến là gianh giới phân.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> có đặc điểm gì? (Có ngày và đêm dài 24h) - Trên trái đất có mấy vòng cực? *Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.. chia các vành đai nhiệt. 2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. - Có 5 vành đai nhiệt - Tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất. (1đới nóng, 2đới ôn hoà, 2đới lanh). Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. a) Đới nóng: (Nhiệt đới) - Dựa vào H58 cho biết có mấy vành đai - Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến nhiệt trên trái đất? (Có 5 vành đai nhiệt) Nam - Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau ít. +Hoạt động nhóm : 3 nhóm Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên - B1Gvgiao nhiệm vụ cho các nhóm quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên: Tín Xác định vị trí của đới khí hậu ở H58 phong. Lượng mưa TB: 1000mm – 2000mm (SGK) nêu đặc điểm của cácđới khí hậu ? Nhóm 1: N/C đặc điểm của đới nóng b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) Nhóm 2: N/Cđặc điểm của đới ôn hòa? - Giới hạn: từ chí tuyến Bắc, Nam đến vòng Nhóm3: N/Cđặc điểm của đới lạnh cực Bắc, Nam - B2: Thảo luận thống nhất ghi vào - Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được TB, các phiếu (5phút ) mùa thể hiện rõ rệt trong năm. Gió thổi thường - B3: Thảo luận trước toàn lớp xuyên: Tây ôn đới. Lượng mưa TB: 500 – Treo phiếu học tập – GV đưa đáp án 1000mm -các nhóm nhận xét a) Đới nóng: (Nhiệt đới) - Quanh năm nóng - Gió thổi thường xuyên: Tín phong c) Hai đới lạnh: (Hàn đới) - Lượng mưa TB: 1000mm – 2000mm - Giới hạn: từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) Bắc, Nam - Có nhiệt độ trung bình - Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết - Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới hầu như quanh năm. Gió đông cực thổi thường - Lượng mưa TB: 500 – 1000mm xuyên. Lượng mưa 500mm. c) Hai đới lạnh: (Hàn đới).

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Có nhiệt độ trung bình rất lạnh, băng tuyết quanh năm. - Gió đông cực thổi thường xuyên. Lượng mưa 500mm 4. Củng cố Vị trí các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu. 5. Dặn dò - Học bài theo câu hỏi SGK - Ôn tập các nội dung trong học kỳ 2. Chuẩn bị tiết sau ôn tập 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................ Ngày soạn: 03/3/2013 Ngày dạy: 05/03/2013 Tiết 27. ÔN TẬP.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> I. Mục tiêu . 1. Kiến thức. - Giúp HS khái quát hoá và hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 19 đến bài 26 qua đó củng cố các kiến thức đã học cho HS - Để chuẩn bị làm bài kiểm tra . 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Quả địa cầu, bản đồ thế giới III. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ - Có mấy kiểu đới khí hậu trên trái đất? Nêu đặc điểm mỗi đới? Có 5 đới khí hậu trên trái đất. + 1 đới nhiệt đới + 2 đới ôn đới + 2 đới lạnh. 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài mới.. Hoạt động của GV và trò *Hoạt động 1: Nhắc lại Các phần đã học + Các mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, thời tiết khí hậu, khí áp và gió trên trái đất. Nội dung. I. Lý thuyết 1- C¸c má kho¸ng s¶n : + Má néi sinh : + Má ngo¹i sinh : 2- Líp vá khÝ : - C¸c tÇng khÝ quyÓn : 3- Thêi tiÕt, khÝ hËu : - Sù kh¸c nhau gi÷a thêi tiÕt vµ khÝ hËu : 4- Cách tính nhiệt độ TB tháng, nhiệt độ trung bình 5- KhÝ ¸p vµ giã : - Khái niệm khí áp, sơ đồ về các vành đai khí áp trên t - Các loại gió chính trên trái đất, nguyên nhân hình thà thÝch. 6- Nhiệt độ không khí : -Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao, theo vĩ.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 7- C¸c đíi khÝ hËu : -Tơng ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất.(1đới nóng ,2đ a) Đới nóng: (Nhiệt đới) - Quanh n¨m nãng - Giã thæi thêng xuyªn: TÝn phong - Lîng ma TB: 1000mm – 2000mm b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) - Có nhiệt độ trung bình - Gió thổi thờng xuyên: Tây ôn đới - Lîng ma TB: 500 – 1000mm c) Hai đới lạnh: (Hàn đới) - Có nhiệt độ trung bình rất lạnh, băng tuyết quanh năm - Gió đông cực thổi thờng xuyên. Lợng ma 500mm. *Hoạt động 2 : Bài tập. II. Bài tập. 1. Dựa vào bảng sau : lượng mưa (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 TP.HCM 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8. a. Tính tổng lượng mưa trong năm của TP HCM. Nêu b. Ở Sơn Tây, người ta đo nhiệt độ lúc 5h được 220C 21h được 210C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngà Hãy nêu cách tính *Hoạt động 3: III .Hệ thống các câu hỏi GV: Đưa ra hệ thống các câu Câu 1: Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào? hỏi ôn tập cho HS. HS: Trả lời Câu 2: Cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ TB GV: Chuẩn kiến thức Câu 3 : Tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta lại đặ và cách mặt đất 2m Hoạt động 2(25phút )các Câu 4: Khí áp là gì? Nguyên nhân nào sinh ra khí áp? dạng câu hỏi Câu 5: Nhiệt độ là gì? GV: Đưa ra lược đồ phù hợp Câu 6: Khi nào sinh ra mưa? với từng câu hỏi và các hình Câu 7: Các đường chí tuyến? Các vòng cực? Các vành đa ảnh phù hợp cho HS quan sát Câu 8: Đặc điểm của 5 đới khí hậu trên trái đất? để trả lời. Câu 9: Gió được sinh ra từ đâu? Các vòng hoàn lưu khí q HS: Trả lời. khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp th GV: Chuẩn kiến thức không khí sinh ra gió. GV: Nhận xét từng câu trả - Các loại gió chính: lời. + Gió Đông cực..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> + Gió Tây ôn đới + Gió tín phong 4. Củng cố. - Giáo viên nhắc lại kiến thức của bài ôn tập. 5. Dặn dò Học bài. Giờ sau kiểm tra 45 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................ Ngày soạn: 10/03/2013 Ngày dạy: 12/03/2013 Tiết 28. KIỂM TRA MỘT TIẾT 2. Mục tiêu kiểm tra: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: cấu tạo lớp vỏ khí, thời tiết, khí hậu, khí áp và gió trên Trái đất, hơi nước trong không khí, các đới khí hậu trên trái đất, kỹ năng tính toán lượng mưa của một địa phương..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 2. Hình thức kiểm tra: - Tự luận 3. Ma trận đề kiểm tra: - Trên cơ sở phân phối số tiết (từ tiết 19 đến hết tiết 26), kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 6 Mã đề: 01. Cấp độ Tên chủ đề (nội dung, chương…) Chủ đề 1 Mỏ Khoáng sản. Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Chủ đề 2 Khí áp và gió trên Trái đất. Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Chủ đề 3 Hơi nước trong không khí - mưa. Vận dụng Nhận biết. Thông hiểu. Cấp độ thấp. - So sánh mỏ khoáng sản nội sinh và mỏ khoáng sản ngoại sinh Số câu: 1 Số điểm 3đ Tỉ lệ 30%. Cộng Cấp độ cao. Số câu: 1 Số điểm 2đ Tỉ lệ 20%. - Trình bày đặc điểm các loại gió trên Trái đất Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30%. Số câu: 1 Số điểm=3đ Tỉ lệ: 30% Dựa vào BSL, tính lượng mưa tb năm, xác định lượng mưa cao nhất, lượng mưa thấp.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Số câu: 1 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40% Tổng số câu: 03 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 %. Số câu: 01 Số điểm: 3đ 30%. Số câu: 01 Số điểm: 3đ 30%. nhất. Số câu: 1 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40% Số câu: 01 Số điểm: 4đ 40%. Số câu: 1 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40%. Số câu: 03 Số điểm: 10đ Tỉ lệ: 100. 4. Đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II- ĐỊA LÍ 6 Mã đề: 01 Câu 1 (3,0 điểm): So sánh mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh? Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm các loại gió trên Trái đất? Câu 3 (4,0 điểm): Lượng mưa ở thành phố Đồng Hới ( Quảng Bình) (mm) Thán I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII g Đồng 62, 43, 43, 56, 10 84, 86, 140, 444, 596, 366, 128, Hới 4 4 8 1 6 2 9 4 6 5 2 9 a. Tính lượng mưa trung bình năm ở Đồng Hới? Nêu cách tính? b. Xác định tháng có lượng mưa cao nhất? Lượng mưa có tháng thấp nhất ở Đồng Hới? 5. Hướng dẫn chấm và biểu điểm: đáp án và biểu điểm. C©u. §¸p ¸n * So sánh mỏ khoáng sản nội sinh, mỏ khoáng sản ngoại sinh + Gièng nhau: - Đều là những khoáng sản có ích, được con người khai thác và sử dụng C©u - Được hình thành trong một thời gian dài + Kh¸c nhau: 1 (3,0®) - Mỏ khoáng sản nội sinh: được hình thành do tác động của nội lực - VD: sắt, vàng, đồng, chì... - Mỏ khoáng sản ngoại sinh: được hình thành do tác động của các yếu tố ngoại lực: gió, mưa... - VD: than, quặng sắt.... §iÓm. 0,5® 0,5® 0,5® 0,5® 0,5® 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> * Đặc điểm của các loại gió trên Trái đất + Gió tín phong: Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 0 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo ( Đai áp thấp xích đạo) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam 0 C©u + Gió Tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam (Đai áp thấp ôn đới) 2 (3,0®) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc + Gió Đông cực: Thổi từ khoảng các vĩ độ 90 0 Bắc, Nam (Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam. 0,5® 0,5®. 0,5® 0,5® 0,5® 0,5® 1đ 1đ 1đ 1đ. a. Lượng mưa TB: 2159 mm C©u - Cách tính: Cộng lượng mưa của 12 tháng lại 3 b. Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng X: 596,5mm (4,0®) Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng II: 43,4mm Tæng ®iÓm. 10,0®. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 6 Mã đề: 02 Cấp độ Tên chủ đề (nội dung, chương…) Chủ đề 1 Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Chủ đề 2 Các đới khí hậu. Vận dụng Nhận biết. Thông hiểu. Cộng Cấp độ thấp. Cấp độ cao. So sánh sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu Số câu: 1 Số điểm 3đ Tỉ lệ : 30% Trình bày các đới khí. Số câu:01 Số điểm=3đ Tỉ lệ: 30% ..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> trên Trái đất Số câu: 2 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40% Chủ đề 3 Hơi nước trong không khí - mưa. hậu trên Trái đất Số câu: 01 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30%. Số câu: 1 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 4% Tổng số câu: 01 Số câu: 1 Tổng số điểm:10 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 100 % Tỉ lệ: 30%. Số câu:01 Số điểm=3đ Tỉ lệ: 30%. Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30%. Dựa vào BSL, tính lượng mưa tb năm, xác định lượng mưa cao nhất, lượng mưa thấp nhất. Số câu: 1 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 4% Số câu: 01 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40%. Số câu: 03 Số điểm: 10đ Tỉ lệ: 100%. 4. Đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II- ĐỊA LÍ 6 Mã đề: 02 Câu 1 (3,0 điểm): Phân biệt thời tiết và khí hậu? Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm các đới khí hậu trên Trái đất? Câu 3(4,0 điểm): Lượng mưa ở thành phố Đồng Hới ( Quảng Bình) (mm) Thán I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII g Đồng 62, 43, 43, 56, 10 84, 86, 140, 444, 596, 366, 128, Hới 4 4 8 1 6 2 9 4 6 5 2 9 a. Tính lượng mưa trung bình năm ở Đồng Hới? Nêu cách tính? b. Xác định tháng có lượng mưa cao nhất? Lượng mưa có tháng thấp nhất ở Đồng Hới? 4. Hướng dẫn chấm và biểu điểm:. Hướng dẫn chấm và biểu điểm: Câu. Đáp án. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> * So sánh thời tiết và khí hậu: - Giống nhau: + Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra trong tự nhiên - Khác nhau: Câu 1 + Thời tiết: Là sự biểu hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong (3đ) một thời gian ngắn nhất định. - Khí hậu. - Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật. Đới nóng: (Nhiệt đới) - Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam - Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên: Tín phong. Lượng mưa TB: 1000mm – 2000mm Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) Câu 2 - Giới hạn: từ chí tuyến Bắc, Nam đến vòng cực Bắc, Nam (3đ) - Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được TB, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm. Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới. Lượng mưa TB: 500 – 1000mm Hai đới lạnh: (Hàn đới) - Giới hạn: từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực Bắc, Nam - Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió đông cực thổi thường xuyên. Lượng mưa 500mm. a. Lượng mưa TB: 2159 mm - Cách tính: Cộng lượng mưa của 12 tháng lại Câu 3 b. Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng X: 596,5mm (4,0đ) Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng II: 43,4mm. Tổng cộng 4. Hoạt động kiểm tra - GV phát đề theo mã sô 1, 2. - Học sinh làm bài nghiêm túc - Hết giờ giáo viên thu bài theo mã đề. 1đ. 1đ. 1,0đ. 0,25đ. 0,75đ. 0,25đ 0,75đ. 0,25đ 0,75đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ. 10,0đ.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 5. Dặn dò - Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................... Ngày soạn : 17/ 03/2013 Ngày dạy : 19/ 03/2013 Tiết 29. Bài 23 SÔNG VÀ HỒ I./ Muïc tieâu : 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng nước, chế độ nước. - Trình baøy khaùi nieäm hoà, bieát nguyeân nhaân hình thaønh moät soá hoà. 2. Kỹ năng - Qua mô hình tranh ảnh, hình vẽ, mô tả được hệ thống sông, các loại hoà. II./ Phương tiện dạy học : - Mô hình hệ thống sông và lưu vực sông. - Tranh ảnh về các loại hồ. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III./ Hoạt động d¹y - häc : 1. Ổn định lớp: 2. Baøi cuõ : Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết 3. Bµi míi : Hoạt động của giáo viên và học sinh Noäi dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu Sơng và lượng nước 1. Sông và lượng nước của sông cuûa soâng. Queâ em coù doøng soâng naøo chaûy qua a. Soâng..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> khoâng ? Bằng hiểu biết thực tế, em hãy mô tả lại những dòng sông mà em đã từng gaëp ? Vaäy soâng laø gì ? Những nguồn nước nào cung cấp nước cho soâng ? Em hãy kể một số sông lớn ở Việt Nam maø em bieát ? (hoïc sinh leân chæ treân bản đồ). Giáo viên : Sông Hồng được cung cấp nước từ các vùng đất xung quanh. Các vùng đất ấy gọi là lưu vực sông. Lưu vực sông là gì ? Trên thế giới sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất ? (S«ng ¢mad«n) Quan saùt H 59 vaø moâ hình heä thoáng sông, hãy cho biết những bộ phận nào chaäp thaønh heä thoáng soâng? Heä thoáng soâng laø gì ?. - Là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên, tương đối ổn ñònh treân beà maët luïc ñòa. - Nguồn nước cung cấp cho sông là : Nước mưa, nước ngaàm, tuyeát tan.. - Sông chính cùng với phụ lưu và chi lưu hợp thành hệ thoáng soâng. b. Lưu lượng nước của sông : Là lượng nước chảy qua maët caét ngang loøng sông ở một địa điểm trong moät giaây.. Giáo viên : Lưu lượng hay lượng chảy của một con sông ở một địa điểm là lượng nước (tính bằng m3) chảy qua mặt cắt ngang của dòng sông ở một địa - Đặc điểm của một con điểm đó trong thời gian một giây. sông thể hiện qua lưu lượng Theo em lưu lượng của một con sông lớn và chế độ chảy của nó. hay nhoû phuï thuoäc vaøo ñieàu kieän naøo ? Mùa nào nước sông lên cao, chảy xiết ? Ngược lại. Giáo viên : Sự thay đổi lưu lượng trong năm gọi là chế độ nuớc của sông hay thuyû cheá. Vaäy thuyû cheá laø gì ? Thảo luận : Nhịp điệu thay đổi lưu lưọng nước của sông trong một năm..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Ñaëc ñieåm cuûa moät con soâng theå hieän 2. Hoà . qua caùc yeáu toá gì ? - Hồ là khoảng nước đọng Sông có lợi ích, tác hại gì ? tương đối rộng và sâu trong Làm thế nào hạn chế tác hại do sông đất liền. gaây ra ? *Hoạt động 2: Tìm hiểu về hồ - Hoà coù nhieàu nguoàn goác Hoà laø gì ? Keå teân moät soá hoà maø em hình thaønh. bieát ? + Hoà veát tích cuûa khuùc Hồ và sông khác nhau ở điểm nào ? soâng. Căn cứ vào đặc điểm gì để chia loại + Hồ miệng núi lửa. hoà ? + Hoà nhaân taïo. Thảo luận : - Nước mặn. - Nước ngọt. Nguoàn goác H thaønh hoà ?Xaùc ñònh treân bản đồ một số hồ nổi tiếng ? Tại sao trong lục địa lại có hồ nước maën ? Hoà nhaân taïo laø gì ? Keå teân caùc hoà nhân tạo ở nước ta? Xây dựng hồ nhân tạo có tác dụng gì ? Vì sao tuoåi thoï hoà khoâng daøi ? Sự bị lấp đầy của các hồ gây ra tác hại gì cho cuộc sống con người ? 4. Cuûng coá : - Hoà khaùc soâng nhö theá naøo ? - Thế nào là hệ thống sông ? Lưu vực sông ? - Có mấy loại hồ ? 5. Daën doø : - Hoïc baøi cuõ vaø laøm baøi taäp 1,2,3,4. - T×m hiểu muối ăn là gì ? Ở đâu ? Nước biển từ đâu đến ? 6. Rót kinh nghiÖm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………............ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………........ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………….........

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Ngày soạn: 24/03/2013 Ngày dạy: 26/03/2013 Tiết 30. Bài 24. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG I. Muïc tieâu : - Học sinh biết được độ muối của biển và nguyên nhân làm nước biển, đại dương có muối. - Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương và nguyên nhaân cuûa chuùng. II. Phương tiện daïy hoïc : - Bản đồ thế giới. - Bản đồ các dòng biển. - Tranh aûnh veà soùng, thuyû trieàu. III. Hoạt động lên lớp : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Baøi cuõ : - Sông là gì ? Lưu vực sông là gì ? Lợi ích và tác hại do sông mang lại ? - Hoà laø gì ? Nguyeân nhaân hình thaønh hoà ? 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Noäi dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu độ muối của biển 1. Độ muối của biển và và đại dương đại dương. Nước biển có vị gì ? Tại sao nước biển mặn ? Độ muối đó do đâu mà có ? - Các biển và đại dương đều.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Độ muối trong các biển và đại dương coù gioáng nhau khoâng ? Vì sao ? Tại sao nước biển ở các vùng chi tuyeán laïi maën hôn caùc vuøng khaùc ? ( HS xác định trên bản đồ biển Bantích, Hoàng Haûi). Vì sao bieån Hoàng Haûi maën hôn bieån Bantích ? Độ mặn ở biển nước ta là bao nhiêu ? Tại sao độ muối ở biển nước ta lại thấp hơn mức trung bình ? * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận động của nước biển và đại dương Khi ra biển em thấy mặt nước như thế naøo ? Nhận xét gì khi đứng trên bờ biển ? (quan sát H 61 mô tả hiện tượng sóng) Vaäy soùng laø gì ?. thông với nhau, độ mặn trung bình 350/00. - Nguyeân nhaân laø do soâng, suối hoà tan muối trong lục ñòa ñöa ra.. Nguyeân nhaân taïo ra soùng ? Nguyeân nhaân coù soùng thaàn ? Quan sát H 62 ,63 nhận xét sự thay đổi của lân nước ven bờ. Hiện tượng nước lên xuống đó gọi là gì ? Tại sao có hiện tượng đó ?. b. Thuyû trieàu : - Là hiện tượng nước biển leân xuoáng theo chu kì. - Nguyên nhân : Do sức hút cuûa maët traêng vaø moät phaàn mặt trời đối với lớp nước trên Trái Đất.. Thuỷ triều có mấy loại ? Ngày triều cường vào thời gian nào ? Nguyên nhân (ngược lại). Việc nghiên cứu và nắm vững quy luaät thuyû trieàu coù yù nghóa nhö theá naøo ? Doøng bieån laø gì ?. 2. Sự vận động của nước biển và đại dương. a. Soùng bieån : Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước theo những vòng tròn thẳng đứng. - Nguyeân nhaân : Do gioù.. c. Doøng bieån : Là sự chuyển động của nước biển với lưu lượng lớn, trên quãng đường dài. - Nguyên nhân : Do các loại gió thổi thường xuyên trên.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Trái Đất như gió tây ôn đới, gió tín phong.. Nguyeân nhaân ? Quan sát H 64, đọc tên dòng biển nóng, laïnh ? Nhaän xeùt ? Dựa vào đâu người ta chia ra dòng biển - Các dòng biển có ảnh noùng, laïnh ? hưởng rất lớn đến khí hậu Các dòng biển có ảnh hưởng như thế các vùng ven bờ mà chúng nào đến khí hậu lục địa nơi mà chúng đi qua. ñi qua ? Taïi sao ? Biển có vai trò gì đối với đời sống con người ? Vì sao phải bảo vệ biển ? 4. Cuûng coá : * Đối với học sinh khá – giỏi 1. Vì sao nước sông không mặn mà nước biển và đại dương lại mặn ? 2. Vì sao độ mặn của các biển và đại dương không giống nhau ? * Đối với học sinh yếu – trung bình 1. Độ muối của biển và đại dương là bao nhiêu? 2. Thế nào là sóng biển, thủy triều, dòng biển? 5. Daën doø : - ChuÈn bÞ bài 25 : + Keå teân moät soá doøng bieån chính. + Xác định hướng chảy. 6. Rót kinh nghiÖm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Ngày soạn: 31/03/2013 Ngày dạy: 02/04/2013 Tiết 31. Bài 25 THỰC HÀNH. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG I. Muïc tieâu : - Xác định vị trí, hướng chảy của dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ. - Rút ra nhận xét về hướng chảy của dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới. - Nêu được mối quan hệ giữa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. Kể tên những dòng biển chính. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ các dòng biển trong đại dương. - Hình 65 sách giáo khoa phóng nhiệt độ. III. Hoạt động lên lớp : 1. Ổn định lớp 2. Baøi cuõ : - Vì sao độ muối của biển và đại dương lại khác nhau ? - Nguyeân nhaân sinh ra soùng vaø caùc doøng bieån ? Nguyeân nhaân cuûa hieän tượng thuỉy triều trêb Trái Đất ? - Dựa vào đâu người ta chia ra dòng biển nóng, dòng biển biển lạnh ? Kể tên xác định vị trí, hướng chảy một vài dòng biển, nóng, dòng biển lạnh chính trên bản đồ dòng chảy. 3. Bài mới : - Giáo viên : Giới thiệu các hải lưu ở hai đại dương trên bản đồ. + Thaùi Bình Döông. + Đại Tây Dương. - Yeâu caàu hoïc sinh theo doõi vaø ñieàn boå sung teân caùc doøng bieån chöa coù trong hình veõ vaø caùc doøng bieån trong saùch giaùo khoa. Baøi taäp 1 : ( hoïc sinh hoïc taäp caù nhaân). - Trả lời các câu hỏi trong bài tập 1 , dựa vào các bản đồ các dòng bieån..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> - Các bước làm như sau. - Xác định các dòng biển nóng, lạnh trong hai đại dương : Thái Bình Dương , Đại Tây Dương (dòng nóng : màu đỏ, dòng lạnh : màu xanh). - Các dòng biển nóng, lạnh ở hai nửa cấu xuất phát từ đâu ?Hướng chaûy theá naøo ? - Ruùt ra nhaän xeùt chung. - Học sinh tự làm việc, rồi trình bày trên bản đồ. - Cả lớp theo dõi, góp ý bổ sung. - Gv nhận xét, chuẩn xác kiến thức bài tập 1.. Đại döông Thaùi Bình Döông. Đại Taây Döông. Haûi Baéc baùn caàu Vị trí - hướng löu Teân haûi löu chaûy Nón Cưrôsiô Từ xích đạo lên g Alaxca Ñoâng Baéc. Từ xích đạo lê Taây Baéc. Laïnh Cabi 400B chaûy veà xích Pdrinia đạo. OÂriasioâ Baéc Baêng Döông chảy về ôn đới Noùn Guyan Bắc xích đạo – g Gônxtrim 300B Từ chí tuyến Bắc – Baéc AÂu (Ñoâng Baéc Mó) Laïnh Labrañoâ Baéc – 400B Canari 400B - 300B. Nam baùn caàu Teân Vị trí - hướng chảy Ñoâng UÙc. Từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.. Peâru (Taây Nam Mó) Braxin. Từ phía Nam (600N) chảy lên xích đạo.. Xích đạo - Nam.. Benghila Phía Nam – xích đạo (Taây Nam Phi). Keát luaän : 1. Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp (khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao (khí hậu ôn đới). 2. Các dòng biển lạnh ở hai bàn cầu xuất phát từ vĩ độ cao (vùng cực) chảy về vĩ độ thấp (khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới). Bài tập 2 : Giáo viên hướng dẫn cả lớp trả lời câu hỏi dựa vào lược đồ H 65 theo dàn ý sau:.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> - Vị trí điểm đó nằm ở vĩ độ nào ?(600B). - Đánh dấu 4 địa điểm từ phải sang trái theo thứ tự 1 ,2 ,3 ,4. Địa điểm naøo gaàn doøng bieån noùng (teân), ñòa ñieåm naøo gaàn doøng bieån laïnh (teân doøng bieån). + Địa điểm nào gần dòng biển nóng (1 ,2) có nhiệt độ bao nhieâu ? + Địa điểm gần dòng lạnh (3 ,4) có nhiệt độ bao nhiêu ? - Rút ra kết luận về ảnh hưởng của của dòng biển nóng và lạnh đến khí haäu vuøng ven bieån chuùng ra qua. Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng cao hơn. Ví dụ : Dòng hải lưu nóng ở vịnh Mexicô làm thay đổi rất nhiều đặc tröng khí haäu cuûa Taây AÂu… Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ. + Nắm vũng quy luật của hải lưu có ý nghĩa rất lớn trong việc vận taûi bieån, phaùt trieån ngheà caù, cuûng coá quoác phoøng. + Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường hình thành những ngư trường nổi tiếng thế giới 4. Cuûng coá : - Nhận xét chung hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên thế giới ? - Mối quan hệ giữa các dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chuùng chaûy qua. 5. Daën doø : - Hoàn thiện bài tập bản đồ - Đọc trước bài 26 6. Rót kinh nghiÖm: …………........ ……………………………………………………………………………..... ……………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… ……….

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Ngày soạn:08/04/2013 Ngày dạy: 10/04/2013 Tiết 32. Bài 26 ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT I. Muïc tieâu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được khái niệm về đất (hay thổ nhưỡng). - Biết được các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh 3. Thái độ - Hiểu tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức vai trò của con người trong việc làm độ phi của đất tăng hay giảm. II. Phương tiện daïy hoïc : - Tranh ảnh về mẫu đất. - Bản đồ thổ nhưỡng thế giới hoặc bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam. III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra baøi cuõ: Thu vở thực hành của 3 em chấm lấy điểm 3. Bài mới: Trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất xốp gọi là thổ nhưỡng quyền hay gọi là lớp đất. Do được sinh ra từ các sản phẩm phong hoá các lớp đá trên bề mặt Trái Đất nên các loại đất đều có những đạc điểm riêng. Điểm mấu chốt phân biệt giữa đất và đá là độ phì. Độ phì của đất càng cao, sự sinh trưởng và phát triển của thực vật càng thuận lợi.. Hoạt động của GV - HS *HĐ1: Tìm hiểu lớp đất trên bề mặt lục địa Giáo viên : Khái niệm đất (Thổ nhưỡng) - Giải thích : Thổ là đất Nhưỡng là loại đất mềm xoáp. - Phaân bieät : Đất trồng.. Noäi dung chính 1. Lớp đất trên bề mặt caùc luïc ñòa. - Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ treân beà maët caùc luïc ñòa (gọi là lớp đất hay là thổ nhưỡng)..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Đất (thổ nhưỡng) trong địa lí ? *HĐ 2: Tìm hiểu thành phần và đặc điểm của đất - Quan sát mẫu đất H 66. Nhận xét về mầu sắc và độ dày của các lớp đất khaùc nhau ? - Tầng A có giá trị đối với sinh trưởng của thực vật ? - Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa cho biết các thành phần của đất. Đặc điểm ? Vai trò của từng thành phần ? Thảo luận : Thành phần của đất. + Khoáng chất (90 – 95%) + Chất hữu cơ + Nước, không khí - Dựa vào kiến thức đã học, cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất. - Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất lại có vai trò lớn lao đối với thực vật ? - Cho biết nguồn gốc thành phần hữu cơ của đất ? - Taïi sao chaát muøn laïi laø thaønh phaàn quan trọng nhất của chất hữu cơ? Giáo viên : Nêu sự giống, khác nhau của đá và đất. Thảo luận : Đá vụn và đất giống nhau là : có tính chất chế độ nước, tính thấm khí, độ chua. + Điểm mấu chốt để phân biệt đá với đất là phì nhiêu, đó là đặc trưng cơ bản của đất. - Độ phì là gì ?. 2. Thaønh phaàn vaø ñaëc điểm của thổ nhưỡng. a. Thaønh phaàn cuûa thoå nhưỡng. - Thành phần khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng của đất. - Khoáng chất có nguồn gốc từ sản phẩm phong hoá đá gốc. - Thành phần chất hữu cơ. + Chieám tæ leä raát nhoû nhöng coù vaøi troø quan trọng đối với chất lượng đất. + Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật trong đất tạo thành chaát muøn. + Chaát muøn laø nguoàn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho thực vật nhiệt độàn tại và phaùt trieån. b./ Ñaëc ñieåm cuûa thoå nhưỡng. - Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất của đất vì : Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng vaø caùc yeáu toá khaùc ( nhö nhiệt độ, không khí v.v…) để thực vậy sinh trưởng vaø phaùt trieån..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> ? Con người đã làm nghèo đất như thế naøo ? ? Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất (làm đất nhiệt độát). ? Haõy trình baøy moät soá bieän phaùp laøm tăng độ phì mà em biết ? ? Con người cũng đã làm giảm độ phì trong khi sản xuất và đời sống sinh hoạt như thế nào ? (Phá rừng gây sói mòm đất, sử dụng không hợp lí phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, đất bị mặn, nhiễm phèn, bị hoang mạc hoá … ) ? Em bieát gì veà 10 veát thöông cuûa Traùi Đất ? Sự thoái hoá của đất đai là vết thương đầu tiên được nói đến. *HĐ 3: Tìm hiểu các nhân tố hình thành đất Giáo viên : Giới thiệu các nhân tố hình thành đất : + Đá mẹ + Sinh vaät Ba nhaân toá quan troïng nhaát hình + Khí haäu thành đất. + Ñòa hình + Thời gian và con người. - Tại sao đá mẹ là một trong những nhân tố quan trọng nhất ? (Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất). - Sinh vaät coù vai troø quan troïng nhö theá nào trong quá trình hình thành đất ? - Tại sao khí hậu là nhân tố tạo thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình hình thành đất ?. 3. Caùc nhaân toá hình thành đất - Caùc nhaân toá quan troïng trong hình thành các loại đất trên bề mặt Trái Đất là: Đá mẹ, sinh vật, và khí haäu.. 4. Cuûng coá : - Đất là gì ? Nêu các thành phần của đất ?. - Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> - Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất ? - Độ phì của đất là gì ? Vai trò của con người thể hiện như thế nào đối với việc tăng và giảm độ phì của đất ? 5. Daën doø : - Tìm hiểu cho biết : Đất có ảnh hưởng như thế nào đôí với sự phân bố thực động vật trên Trái Đất. - Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về các loài thực vật, động vật ở các đới khí hậu trên Trái Đất. 6. Rót kinh nghiÖm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………................. ...................... ……………………………………………………………………………………… …….... Ngày soạn: 15/4/2013 Ngày dạy: 17/04/2013 Tiết 33.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> ÔN TẬP HỌC KỲ II I. Mục tiêu . 1. Kiến thức. - Giúp HS khái quát hoá và hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 19 đến bài 26 qua đó củng cố các kiến thức đã học cho HS - Để chuẩn bị làm bài kiểm tra . 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Phương tiện dạy học - Quả địa cầu, bản đồ thế giới III. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày thành phẩn và đặc điểm của thổ nhưỡng? Đất được hình thành bởi những nhân tố nào? 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài mới.. Hoạt động của GV và trò *Hoạt động 1: Nhắc lại Các phần đã học + Các mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, thời tiết khí hậu, khí áp và gió trên trái đất, sông và hồ, biển và đại dương, đất – các nhân tố hình thành đất.. Nội dung. I. Lý thuyết 1- C¸c má kho¸ng s¶n : + Má néi sinh : + Má ngo¹i sinh : 2- Líp vá khÝ : - C¸c tÇng khÝ quyÓn : 3- Thêi tiÕt, khÝ hËu : - Sù kh¸c nhau gi÷a thêi tiÕt vµ khÝ hËu : 4- Cách tính nhiệt độ TB tháng, nhiệt độ trung bình 5- KhÝ ¸p vµ giã : - Khái niệm khí áp, sơ đồ về các vành đai khí áp trên t - Các loại gió chính trên trái đất, nguyên nhân hình thà thÝch. 6- Nhiệt độ không khí : -Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao, theo vĩ 7- C¸c đíi khÝ hËu : -Tơng ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất.(1đới nóng, 2 đ a) Đới nóng: (Nhiệt đới).

<span class='text_page_counter'>(108)</span> - Quanh n¨m nãng - Giã thæi thêng xuyªn: TÝn phong - Lîng ma TB: 1000mm – 2000mm b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) - Có nhiệt độ trung bình - Gió thổi thờng xuyên: Tây ôn đới - Lîng ma TB: 500 – 1000mm c) Hai đới lạnh: (Hàn đới) - Có nhiệt độ trung bình rất lạnh, băng tuyết quanh năm - Gió đông cực thổi thờng xuyên. Lợng ma 500mm. 8. Sông và hồ - Sơng Là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên, tư beà maët luïc ñòa. - Nguồn nước cung cấp cho sông là : Nước mưa, n - Hệ thống sông gồm sông chính, chi lưu và phụ lưu - Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trên bề m 9. Biển và đại dương - Độ muối của nước biển từ 33 – 35%0 - Nước biển có 3 hình thức vận động + Sóng + Thủy triều + Dòng biển 10. Đất – Các nhân tố hình thành đất * Thành phần của đất: - Thành phần khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng khoáng có màu sắc loang lỗ, kích thước to nhỏ khác nhau + Khoáng chất có nguồn gốc từ sản phẩm phong hóa đá g - Thành phần chất hữu cơ: + Chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối v + Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động thự vật bị biế trong đất tạo thành chất mùn + Chất mùn là nguồn thức khoaăn dồi dào, cung cấp nhữn vật tồn tại và phát triển * Các nhân tố hình thành đất: - Các nhân tố quan trọng hình thành đất là: đá mẹ, sinh v + Đá mẹ: là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng + Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ + Khí hậu xúc tiến quá trình phong hóa đất - Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> II. Bài tập. 1. Dựa vào bảng sau : lượng mưa (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 TP.HCM 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8. *Hoạt động 2 : Bài tập. *Hoạt động 3: GV: Đưa ra hệ thống các câu hỏi ôn tập cho HS. HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức Hoạt động 2 (25 phút) các dạng câu hỏi GV: Đưa ra lược đồ phù hợp với từng câu hỏi và các hình ảnh phù hợp cho HS quan sát để trả lời. HS: Trả lời. GV: Chuẩn kiến thức GV: Nhận xét từng câu trả lời.. c. Tính tổng lượng mưa trong năm của TP HCM. Nêu d. Ở Sơn Tây, người ta đo nhiệt độ lúc 5h được 220C 21h được 210C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngà Hãy nêu cách tính III .Hệ thống các câu hỏi Câu 1: Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào? Câu 2: Cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ TB Câu 3 : Tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta lại đặ và cách mặt đất 2m Câu 4: Khí áp là gì? Nguyên nhân nào sinh ra khí áp? Câu 5: Nhiệt độ là gì? Câu 6: Khi nào sinh ra mưa? Câu 7: Các đường chí tuyến? Các vòng cực? Các vành đa Câu 8: Đặc điểm của 5 đới khí hậu trên trái đất? Câu 9: Gió được sinh ra từ đâu? Các vòng hoàn lưu khí q khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp th không khí sinh ra gió. - Các loại gió chính: + Gió Đông cực. + Gió Tây ôn đới + Gió tín phong Câu 10 : Thế nào là sông và hồ ? Sông và hồ giống và kh Câu 11 : Nước biển có những hình thức vận động nào đặc điểm của các hình thức vận động đó ? Câu 12: Trình bày thành phần của đất? Câu 13 : Trình bày các nhân tố hình thành đất ?. 4. Củng cố. - Giáo viên nhắc lại kiến thức của bài ôn tập. 5. Dặn dò Về nhà soạn đề cương ôn tập. Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ 2 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(110)</span> ..................................................................................................................................... ........................................ Ngày soạn: Ngày dạy:. 05/2013 05/2013. Tiết 35. Bài 27 LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ, THỰ ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT I. Muïc tieâu : - Học sinh nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố đông thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng. - Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực vật và thấy sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật. II. Phương tiện dạy học : - Tranh ảnh, băng hình về các loại thực vật, động vật ở các miền khí haäu khaùc nhau và các cảnh quan thế giới. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Baøi cuõ : Nhận xét bài kiểm tra học kỳ 3. Bài mới : Hoạt động của GV - HS Noäi dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp vỏ sinh vật 1. Lớp vỏ sinh vật. Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc mục 1 - Các sinh vật sống trên có khái niệm về lớp vỏ sinh vật. bề mặt Trái Đất tạo - Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao thành lớp vỏ sinh vật. giờ ? - Sinh vaät xaâm nhaäp trong.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> ? Sinh vật nhiệt độàn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất ? Giáo viên : kết luận, đưa ra sơ đồ về vị trí của lớp vỏ sinh vật (sinh quyển). Hoạt động 2: Tìm hiểu Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phânbố thực vật, động vật. Giáo viên : Chuẩn bị 3 tranh, ảnh đại diện cho cảnh quan thực vật của 3 đới khí hậu trên Trái Đất. - Giới thiệu H 67 : Rừng mưa nhiệt đới. - Nằm trong đới khí hậu nào ? - Đặc điểm thực vật như thế nào ? - Thực vật ôn đới – Vành đai khí hậu ? - Thực vật hàn đới – Vành đai khí hậu ? - Em có nhận xét gì về sự khác biệt đặc điểm 3 cảnh quan thực vật trên ? Nguyên nhân của sự khác biệt đó ? ? Quan sát các H 67 ,68. Cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau nhö theá naøo ? Taïi sao nhö vaäy ? Yeáu tố nào của khí hậu quyết định sự phát triển của cảnh qua thực vật ? Giáo viên : Vẽ sơ đồ ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố thực vật.. lớp đất đá (thổ nhưỡng quyeån), khí quyeån vaø thuyû quyeån. 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phânbố thực vật, động vaät. a. Đối với thực vật.. - Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật. - Trong yeáu toá khí haäu thì lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phất triển của thực vật. - Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật : - Thực vật chân núi : Rừng lá rộng. - Thực vật sườn núi : Rừng hỗn hợp. - Thực vật sườn cao (gần đỉnh): Rừng lá kim.. ? Cho nhận xét sự thay đổi loại rừng theo từng độ cao ? Tại sao có sự thay đổi loại rừng như vậy ? (Càng lên cao nhiệt độ càng hạ, phân bố thực vật thay đổi …). ? Hãy cho ví dụ với mỗi đặc điểm loại đất trồng khác nhau có thực vật khác - Ảnh hưởng của đất tới nhau. sự phân bố thực vật. Vì ? Ñòa phöông em coù troàng ñaëc saûn gì ? các loại đều có các chất Ví duï : Nhaõn loàng, vaûi thieàu, oåi,…. Giáo viên giải thích : mỗi loại đất cung dinh dưỡng, độ ẩm khác cấp cho cây một số khoáng chất nhất nhau, nên thực vật mọc định, phù hợp với một vài loại cây nào trên đó khác nhau. đó. ? Quan sát H 69, 70 cho biết các loại động vật trong mỗi miền. Vì sao loại b./ Đôí với động vật. động vật giữa hai miền lại có sự khác - Khí hậu ảnh hưởng đến nhau ? (Khí hậu, địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> sự sinh trưởng và phát triển của giống bề mặt Trái Đất. loài …). ? Sự ảnh hưởng của khí hậu tác động - Sự ảnh hưởng của khí tới động vật khác thực vật như thế hậu hơn vì động vật có naøo ? theå di chuyeån theo ñòa H, Ví dụ : Em hãy kể tên một số loài theo mùa. động vật trốn rét bằng cách ngủ đông, di truù theo muøa (gaáu nguû ñoâng, chim thieân nga, chim eùn…). c./ Mối quan hệ giữa thực vật và động vật. - Sự phân bố các loại thực ? Hãy cho ví dụ về mối quan hệ chặt vật có ảnh hưởng sâu sắc chẽ giữa thực vật và động vật ? đến sự phân bố các loại Ví duï : động vật. + Rừng ôn đới : cây lá kim và cây hỗn hợp có động vật hay ăn quả của caây laù kim (höôu, nai, tuaàn loäc, soùc ….) + Rừng cây nhiệt đới : phát triển nhiều - Thành phần, mức độ tập tầng,, dây leo chằng chịt, dưới nền rừng trung của thực vật ảnh coù thaûm laù muïc. hưởng đến sự phân bố + Trên cây : Khỉ, vượn, sóc v.v … các koại động vật. + Nền rừng có hổ, báo, voi, gấu. + Dưới thảm cỏ mục : chỗ ở của các loại côn trùng, gặm nhấm. + Động vật sống trung gian các tầng rừng : các loại trăn, rắn v.v … + Dưới suối, sông : cá sấu, các loài caù. 3./ Ảnh hưởng của con + Vùng hoang mạc : thực vật rất nghèo, người đối với sự phân có cây chịu nhiệt như xương rồng v.v … bố thực vật, động vật có động vật chịu khát như lạc đà, thằn trên Trái Đất. laèn v.v … a./ Ảnh hưởng tích cực. Hoạt động 3: Tìm hiểu Ảnh hưởng của - Mang giống cây trồng vật con người đối với sự phân bố thực nuôi từ nơi khác nhau để vật, động vật trên Trái Đất. mở rộng sự phân bố. - Caûi taïo nhieàu gioáng caây, ? Tại sao nói con người có ảnh hưởng vật nuôi có hiệu quả kinh tích cực và tiêu cực tới sự phân bố thực tế và chất lượng cao. vật, động vật trên Trái Đất ? b./ Ảnh hưởng tiêu cực. - Sự ảnh hưởng tích cực ? Ví dụ - Phá rừng bừa bãi làm tiêu diệt thực vật, động vaät maát nôi cö truù sinh soáng. - Ô nhiễm môi trường do - Sự ảnh hưởng tiêu cực. phaùt trieån coâng nghieäp,.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Ví duï : - Phá rừng. - Ô nhiễm môi trường sống. - Sinh vaät quyù hieám coù nguy cô bò tieâu dieät.. phaùt trieån daân soá….thu hẹp môi trường sống của sinh vaät. - Đã đến lúc phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ vùng sinh sống của các loài động, thực vật trên Trái Đất.. ? Con người phải làm gì để bảo vệ động thực vật trên Trái Đất ? (Biện phaùp veä, duy trì sinh vaät quyù hieám : “Sách đỏ”, “Sách xanh” mỗi quốc gia). 3. Cuûng coá : - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất như thế naøo ? - Con người có ảnh tới sự phân bố động thực vật ra sao ? - Tại sao nói người bảo vệ và huỷ diệt các giống loài trên hành tinh xanh ? 4. Daën doø : - Làm các bài tập đầy đủ 5. Rót kinh nghiÖm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………….

<span class='text_page_counter'>(114)</span>

×