Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Điện ảnh Hoa Kỳ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.86 KB, 10 trang )

Điện ảnh Hoa Kỳ

Điện ảnh Hoa Kỳ hay điện ảnh Mỹ là nền văn hóa và công nghiệp điện
ảnh của Hoa Kỳ. Được ra đời ngay từ cuối thế kỉ 19, điện ảnh Hoa Kỳ đã nhanh
chóng trở thành một trong những nền điện ảnh hàng đầu thế giới cả về số lượng
phim và chất lượng nghệ thuật.
Đôi khi người ta thường gọi điện ảnh Hoa Kỳ đơn giản là Hollywood (gọi
theo địa danh Hollywood, nơi tập trung các hãng phim và trường quay lớn nhất
của Mỹ), tuy vậy cần chú ý rằng rất nhiều bộ phim của điện ảnh nước này được
sản xuất bởi các hãng phim độc lập nằm ngoài Hollywood.
Lịch sử
Kỹ thuật điện ảnh ra đời


Đọan phim Butterfly Dance năm 1895 trên Kinetoscope của Edison

Kinetoscope

Fred Ott's Sneeze, Edison Kinetoscopic Record, 1923
Những hình ảnh "chuyển động đầu tiên", tiền thân của kỹ thuật điện ảnh
Mỹ là loạt hình chụp ngựa đang phi nước đại của Eadweard Muybridge thực hiện
ở Palo Alto, California, ông này đã dùng một máy ảnh thường chụp liên tục để tạo
nên một chuỗi hình ảnh mô tả lại chuyển động của con ngựa. Phương pháp của
Muybridge đã nhanh chóng được các nhà phát minh Mỹ phát triển để cố gắng ghi
lại những hình ảnh chuyển động thực sự, trong đó phải kể tới phát minh
kinetoscope của Thomas Alva Edison, tuy vậy do không nhìn thấy được tầm quan
trọng của phát minh này mà Edison đã để rơi vị trí cha đẻ của điện ảnh thế giới
vào tay anh em Lumière người Pháp.
Sau khi điện ảnh ra đời ở châu Âu, việc trình chiếu các đoạn phim cũng
nhanh chóng đến với chương trình tạp kĩ trong các hội chợ ở Mỹ. Các nhà kinh
doanh Hoa Kỳ nổi tiếng nhanh nhậy bắt đầu tìm cách làm các bộ "phim" này trở


nên đặc sắc hơn bằng cách đưa vào các cảnh quay có kịch bản và diễn viên thay
cho những cảnh quay đời sống thường nhật. Thành công lớn nhất của xu hướng
này là bộ phim thực hiện năm 1903, The Great Train Robbery của đạo diễn Edwin
S. Porter.
Sự nổi lên của Hollywood


Biểu tượng của Hollywood
Đầu năm 1910, đạo diễn huyền thoại D.W. Griffith được công ty Biograph
Company cử đến bờ biển miền Tây nước Mỹ cùng với đội ngũ diễn viên nổi tiếng
của ông như Blanche Sweet, Lillian Gish, Mary Pickford và Lionel Barrymore với
nhiệm vụ xây dựng cơ sở điện ảnh mới ở đây. Họ bắt đầu thực hiện các bộ phim ở
một khu đất trống gần phố Georgia Street thuộc Los Angeles. Để mở rộng xưởng
phim, công ty đã quyết định chuyển về một làng nhỏ cách Los Angeles vài dặm về
phía Bắc, họ gọi khu đất mới này bằng cái tên "Hollywood". Cùng năm 1910, bộ
phim đầu tiên trong lịch sử Hollywood , In Old California, đã được đạo diễn
Griffith thực hiện. Đến năm 1913, sau khi được nghe về vùng đất mới tuyệt vời
này, rất nhiều nhà làm phim đã rời bờ biển phía Đông đến đây để tránh phải trả
khoản phí khổng lồ khi quay phim cho công ty của Edison, vốn nắm giữ hầu hết
các bằng phát minh quan trọng của kỹ thuật điện ảnh lúc này. Trước Thế chiến thứ
nhất, tuy cũng có một vài thành phố có các xưởng phim nhưng vùng phía nam
California đã nhanh chóng chiếm ưu thế với nhiều cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, nhiều
nắng quanh năm thuận lợi cho việc quay các ngoại cảnh và thay đổi bối cảnh phim.
Năm 1915, Hollywood bắt đầu khẳng định được vị trí đầu đàn của điện ảnh Mỹ
với bộ phim nổi tiếng Birth of a Nation của Griffith.
Sự hình thành và phát triển của Hollywood gắn liền với những nhà kinh
doanh và điện ảnh gốc Do Thái. Chính họ là những người nhận ra mối lợi to lớn từ
điện ảnh và đi tiên phong trong việc xây dựng các rạp chuyên dụng để chiếu phim,
các "nickelodeon" (lấy theo từ nickel - 5 xu, tiền vé thông dụng thời đó). Chính
những người gốc Do Thái này đã thành lập các hãng phim lớn đầu tiên của

Hollywood, đó là Samuel Goldwyn và Louis B. Mayer (hai đồng sáng lập của
hãng phim nổi tiếng Metro-Goldwyn-Mayer), Carl Laemmle (một trong những
người khai sinh hãng Universal Studios), Adolph Zukor (đồng sáng lập Paramount
Pictures), và Anh em Warner (Harry, Albert, Samuel và Jack, những người thành
lập hãng Warner Bros.). Cũng chính vì được thành lập bởi những người Do Thái,
trong đó có nhiều người là dân nhập cư, vì vậy ngay từ đầu Hollywood đã thể hiện
tính quốc tế hóa rất cao và thu hút nhiều tài năng điện ảnh nước ngoài như ngôi
sao điện ảnh người Thụy Điển Greta Garbo, đạo diễn gốc Hungary Michael Curtiz
ở thời kì đầu hay nữ diễn viên đoạt giải Oscar người Úc Nicole Kidman, đạo diễn
gốc Mexico Alfonso Cuarón ở thời điểm hiện tại. Đây chính là một trong các điểm
mạnh nhất của Hollywood khi tính quốc tế cao tạo cho các bộ phim nhiều phong

×