Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu 80 năm lịch sử Oscar - Những câu chuyện vui quanh giải Oscar (Phần II) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.74 KB, 16 trang )

80 năm lịch sử Oscar
Những câu chuyện vui quanh giải Oscar (Phần II)

Đổi tượng mới
Hội đồng nghệ thuật từng chấp nhận đổi tượng mới trong một số trường
hợp hi hữu. Một trong số đó là Gene Kelly với bức tượng ban đầu bị hỏng trong
một vụ cháy và người thứ hai là Jack Lemmon với lý do bức tượng bị gỉ!
Trong khi đó, Hattie McDaniel - nữ diễn viên Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch
sử được nhận giải Nữ diễn phụ xuất sắc nhất cho vai diễn Vú nuôi Mammy trong
bộ phim kinh điển "Cuốn theo chiều gió" (Gone with the Winds) năm 1939. Sau
khi bà mất, bức tượng đã được chuyển tới Đại học Howard (trường đại học chủ
yếu là học sinh da màu) theo đúng như di chúc để lại. Tuy nhiên, bức tượng đã
biến mất trong một vụ náo động trong trường xung quanh vấn đề sắc tộc vào
những năm 1960. Cho tới nay, hội đồng nghệ thuật vẫn khăng khăng từ chối cấp
lại bức tượng vàng cho trường đại học.
Năm 2000, 55 bức tượng vàng đã bị đánh cắp trên đường vận chuyển tới lễ
trao giải. 52 chiếc trong số đó đã được tìm thấy ở những khu vực xung quanh…
thùng rác! Và 1 chiếc khác thì được tìm thấy trong kho của một cửa hàng chuyên
bán tượng. Hai chiếc còn lại cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Willie Fulgear,
người đã phát hiện và trả lại 1 bức tượng đã được thưởng 50.000 đôla Mỹ và 2 tấm
vé đến dự lễ trao giải. Trớ trêu là kẻ trộm đã đột nhập vào nhà ông ngay sau đó và
đánh cắp toàn bộ số tiền thưởng!
Một số người giành giải Oscar như Whoopi Goldberg, William Hurt và
Orson Welles cũng đã bị kẻ trộm lấy mất tượng. Trong số đó phải kể đến nữ diễn
viên Margaret O’Brien đã tìm lại được bức tượng bị đánh cắp sau 20 năm thất lạc.
Kỳ cục Oscar
Tại lễ trao giải Oscar năm 1974, Robert Opel chạy ra từ phía cánh gà để
đóng giả. Khi người dẫn chương trình David Niven đang giới thiệu nữ diễn viên
Elizabeth Taylor thì không hiểu vì lý do gì, Opel bất ngờ chạy ra sân khấu trong
“trang phục của Adam” thậm chí không có một cái lá nho! Ngay lập tức ánh đèn
sân khấu dõi theo sự kiện “kỳ dị” này và khán giả thấy Opel giơ ngón tay làm dấu


hiệu “không có gì đâu”! Người dẫn chương trình nhanh trí lúc đó đã kịp có một
câu bình luận hóm hỉnh: “Không phải là điều thú vị sao khi nghĩ rằng người đàn
ông này muốn có được tiếng cười đúng nghĩa duy nhất trong đời bằng cách nuy và
chỉ cho người ta biết trên người anh ta có bao nhiêu khuyết điểm!”.
Một số “người hùng Oscar” nổi tiếng trong lịch sử
Nhà soạn kịch tài ba người Anh George Bernard Shaw là nhà văn đoạt giải
Nobel văn học (1925) duy nhất trong lịch sử cũng đoạt giải Oscar cho bộ phim
được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của ông Pygmalion (1913). Là nhà văn có
tư tưởng cải cách xã hội rất mới mẻ, ảnh hưởng khắp thế giới, ông viết tiểu thuyết,
kịch, luận văn... với bút pháp châm biếm khôi hài, cực kỳ sâu sắc. Tác phẩm
Pygmalion của ông đến nay vẫn được tái bản lại hàng năm.



Nhà soạn kịch George Bernard Shaw

Người hùng Oscar trẻ tuổi nhất trong lịch sử là Shirley Temple. Cô bé
Shirley nhận giải thưởng Đặc biệt vào năm 1934 khi mới 6 tuổi. Nhưng trong hạng
mục những giải thưởng quan trọng chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt giữa các
ngôi sao thì Tatum O’Neal lại được tính là người trẻ tuổi nhất trong hàng ngũ
những người chiến thắng. Giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất được trao
cho Tatum O’Neal vào năm 10 tuổi cho vai diễn trong phim "Paper Moon" (1974).
Cũng trong hạng mục này, người cao tuổi nhất là nữ diễn viên lão làng Jessica
Tandy với tượng vàng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong bộ phim “Driving
Miss Daisy” năm 1989 khi bà vừa bước sang tuổi 80.

Người hùng Oscar trẻ tuổi nhất Shirley Temple

Những vai diễn ngắn nhất được nhận giải Oscar thuộc về Anthony Quinn,
người đã nhận được giải thưởng Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn

Paul Gauguin trong bộ phim "Lust for Life" (1956), và Judi Dench, Nữ diễn viên
phụ xuất sắc nhất trong vai Nữ hoàng Elizabeth I trong "Shakespeare in Love"
(1999). Cả hai đều nổi tiếng với vai diễn mà tổng cộng thời gian xuất hiện trên
màn hình chỉ kéo dài trong 8 phút!

Judi Dench, vai Nữ hoàng Elizabeth I trong "Shakespeare in Love"

Một kỷ lục Oscar thú vị khác là nữ diễn viên Maggie Smith với danh hiệu
người đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Oscar nhận được giải thưởng Nữ diễn
viên phụ xuất sắc nhất nhờ vai diễn tái hiện lại một nữ diễn viên khác từng “trượt”
giải Oscar trong bộ phim "California Suite". Bộ phim "Midnight Cowboy" được
biết đến là bộ phim loại X duy nhất giành được giải thưởng Oscar cho hạng mục
hình ảnh đẹp nhất cho những cảnh sex nóng bỏng được thiết kế bằng đồ họa vi
tính!
Ngay sau khi nữ diễn viên Marisa Tomei nhận được tượng vàng Nữ diễn
viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn trong bộ phim hài "My Cousin Vinny" (1992),
có tin đồn rằng người dẫn chương trình Jack Palance đã gọi nhầm tên Marisa
Tomei, một sự nhầm lẫn nghiêm trọng khiến ông thậm chí không thể đính chính
lại ngay lúc đó. Nguyên nhân là bởi người dẫn chương trình thậm chí không thể
tưởng tượng được cái tên Marisa Tomei lại đánh bật những đối thủ nặng ký như
Vanessa Redgrave, Joan Plowright, Miranda Richardson và Judy Davis của thời
đó. Người ta cho rằng đây là một “cú ăn may” của Marisa bởi số phiếu bình chọn
bị xẻ nhỏ và chia đều cho những “ứng cử viên nặng ký”, khiến cho Tomei có được
cơ hội “ngư ông đắc lợi” thành công. Sự kiện này đã gây ngạc nhiên cho các nhà
chuyên môn đến mức người ta đã đặt cho nó một cái tên “Hội chứng Marisa
Tomei”.

Marisa Tomei

Những ứng cử viên “trượt” giải Oscar

Điều quan trọng là phải giữ được một cái đầu tỉnh táo khi mà điều mong
đợi không trở thành hiện thực. Đó là châm ngôn được đúc kết từ câu chuyện của
năm 1995 khi Samuel L. Jackson không phải là cái tên được xướng lên cho danh
hiệu Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong bộ phim "Pulp Fiction". Điều đáng
thất vọng là người ta đã nghe thấy câu chửi thề của ông ngay khi ống kính camera
chĩa vào.
Đạo diễn nổi tiếng Martin Scorsese đã có tới 6 lần được đề cử giải thưởng
Đạo diễn xuất sắc nhất cho tới kì Oscar 79 với "The Departed" thực sự đền đáp
cho những cống hiến của ông. Cùng chung một duyên nợ với giải thưởng như
Martin Scorsese, nhà kỹ thuật âm thanh Kevin O’Connell đã giành được 19 đề cử
cho các bộ phim nổi tiếng như "The Rock", "Pearl Harbor" (Cảng Ngọc trai) và
"Spider-Man" (Người Nhện) nhưng chưa một lần được nhận tượng vàng. Thậm
chí Kevin O’Connell còn được mệnh danh “kẻ bại trận vĩ đại nhất trong lịch sử
Oscar”.
Trích:

Một số kỷ lục Oscar khác:

Những phim đạt nhiều đề cử nhất
• 14 đề cử
- All about Eve, hãng phim 20th Century Fox, 1950 (đoạt 6 giải).
- Titanic, hãng phim 20th Century Fox và Paramount Pictures, 1997 (đoạt
11 giải).
• 13 đề cử
- Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió), hãng phim Metro-Goldwyn-
Mayer, 1939 (đoạt 8 giải, thêm 1 giải đặc biệt và 1 giải kỹ thuật).
- From here to Eternity, hãng phim Columbia Pictures, 1953 (đoạt 8 giải).
- Mary Poppins, hãng phim Buena Vista Distribution Company, 1964 (đoạt
5 giải).
- Who’s Afraid of Virginia Woof?, hãng phim Warner Bros, 1966 (đoạt 5

giải).
- Forrest Gump, hãng Paramount Pictures, 1994 (đoạt 6 giải) Shakespeare
in Love (Shakespeare đang yêu), hãng phim Miranax Films, 1998 (đoạt 7 giải).
- The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (Chúa tể của những
chiếc nhẫn), hãng phim New Line, 2001 (đoạt 4 giải).
- Chicago, hãng phim Miramax Films, 2002 (đoạt 6 giải).
• 12 đề cử
- Mrs. Miniver, hãng phim Metro-Goldwyn-Mayer, 1942 (đoạt 6 giải).
- The song of Bernadette, hãng phim 20th Century Fox, 1943 (đoạt 4 giải).
- Johnny Belinda, hãng phim Warner Bros, 1948 (đoạt 1 giải) A streetcar
named Desire (Chuyến tàu diện mang tên Khát vọng), hãng phim Warner Bros,

×